Đặc điểm của sản phẩm Tôm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 42)

Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị cao nhất của Công ty, chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm của Công ty. Trong số các mặt hàng tôm thì tôm đông lạnh chiếm

phần lớn. Mặc dù Công ty còn xuất khẩu một số sản phẩm tôm giá trị gia tăng như Sushi tômVannamei; Nobashi Vannamei… nhưng mặt hàng tôm đông lạnh của Công ty vẫn có sự tăng trưởng liên tục. Chủng loại mặt hàng Tôm của Công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được đa dạng hoá và thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường theo hướng cá biệt hoá của khách hàng.

BẢNG 2.4: CÁC LOẠI SẢN PHẨM TÔM CỦA CÔNG TY

Nguồn: Phòng KD Thuỷ sản nội địa

TT Các mặt hàng Tôm cơ bản Các mặt hàng Tôm giá trị

gia tăng

1

Tôm sú:

* Nguyên con (HOSO): + IQF hoặc Block + Nhúng, luộc, hấp * Còn vỏ bỏ đầu (HLSO): + IQF hoặc Block + Luộc, hấp. * Bóc vỏ, rút ruột: * Bóc vỏ, để đuôi ( PTO) * Tẩm bột Sushi TômVannamei 2 Tôm thẻ

* Bóc vỏ và không rút ruột (PUD): + IQF và + Block

* Nguyên con (HOSO):

+ IQF hoặc Block + Nhúng, luộc hấp.. * Còn vỏ bỏ đầu (HLSO):

* Bóc vỏ, rút ruột (PD): * Bóc vỏ rút ruột (FPD): + Block

* Tẩm bột

3 Tôm chân trắng ( Vanamei) Tôm sú Nobashi

4

Tôm chì:

* Bóc vỏ, rút ruột (PD): Bóc vỏ và rút ruộ để đuôi: + IQF và + Block

* Bóc vỏ, không rút ruột (PUD): * Còn vỏ, bỏ đầu (HLSO): * PUD nhúng 5. Tôm sắt: * Bóc vỏ và không rút ruột(PUD): + IQF và + Block * Bóc vỏ, rút ruột (PD): * Bóc vỏ, rút ruột (FPD): + Block * Bóc vỏ, rút ruột, nhúng

Các dạng sản phẩm thuỷ sản chế biến được phân chia thành : + Sản phẩm sơ chế

+ Sản phẩm chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao

Trong thời gian gần đây, thị trường Nhật có khuynh hướng giảm tiêu dùng các mặt hàng chế biến đơn giản thay vào đó là nhu cầu về mặt hàng chế biến sẵn GTGT tăng mạnh. Do đó, Công ty đang tập trung vào chế biến những mặt hàng Tôm GTGT để đáp ứng nhu cầu của thị trường Nhật.

Năm 2007, tại Công ty nhu cầu tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tăng cao. Nguyên nhân là do nguồn cung cấp tôm chân trắng dồi dào, thêm nữa là do nhu cầu những sản phẩm chế biến từ nó như món shushi tăng mạnh. Đặc điểm của Tôm thẻ chân trắng là dễ nuôi, có năng suất cao gấp 2 lần so với tôm sú nên chi phí sản xuất, giá thành hạ (giá thấp hơn 25-30 % so với tôm sú), hơn nữa nguồn cung cấp ổn định, chất lượng cao. Do vậy, Tôm thẻ chân trắng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng mạnh sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật.

Nhưng trong thời gian vừa qua, xuất khẩu Tôm của Công ty sang thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm. Mặt hàng Tôm xuất khẩu từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất Cloramphenicol và dẫn xuất của Nitrofurans (AOZ, SEM) không được phép có trong thuỷ sản. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế và vấn đề dịch bệnh và các rào cản thương mại và vệ sinh thực phẩm.

2.3.4Tình hình đối thủ cạnh tranh

Các nước xuất khẩu Tôm dẫn đầu vào Nhật Bản là Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Do đó dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các nước. Thêm nữa, giá các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu liên tục giảm. Nguyên nhân là do các nước lân cận như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan… được mùa Tôm nên chào hàng giá rẻ ( thậm chí một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu Vannamei từ Indonesia về để sản xuất). Do đó, các khách hàng Nhật ( SOJITZ,HANWA ) thường xuyên ép giá và so sánh với những nguồn cung cấp giá rẻ này. Thêm một điều bất lợi nữa là kể từ tháng 10/2007, Thái Lan được hưởng thuế suất 5% là mức thấp hơn so với thuế suất của Việt Nam xuất khẩu tôm nói chung và Seaprodex Hà Nội nói riêng. Sản phẩm Tôm của Việt Nam nói chung và Seaprodex Hà Nội nói riêng muốn cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác trên thị trường Nhật Bản thì điều tất yếu là phải nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật.

2.3.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khẩu sang thị trường Nhật Bản

* Những quy định của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu

Thị trường Nhật Bản cần gì? Đây chính là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “ khó tính” này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhật Bản là nước có nhiều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với nhóm mặt hàng thuỷ sản, Nhật Bản đều ra các quy định pháp lý tương ứng:

BẢNG 2.5: QUY ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THUỶ SẢN NHẬP KHẨU

Mã HS Nhóm mặt hàng Quy định tương ứng

0301 Cá sống

0302 Cá tươi/ ướp lạnh Luật vệ sinh thực phẩm

0303 Cá đông lạnh Luật kiểm dịch

0304 Philê và thịt cá tươi/ ướp lạnh/ đông lạnh

0305 Cá khô/ ướp muối/ ngâm nước muối/ xông khói; Bột cá Luật vệ sinh thực phẩm 0306 Giáp xác sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/ khô/ ướp muối/

ngâm nước muối/ hấp/ luộc

Luật vệ sinh thực phẩm 0307 Nhuyễn thể sống/ tươi / ướp lạnh/ đông lạnh/ khô/ ướp muối/

xông khói Luật kiểm dịch

1603 Chất chiết xuất từ cá/ giáp xác/ nhuyễn thể

1604 Cá chế biến; Trứng cá muối/ chế biến Luật vệ sinh thực phẩm 1605 Giáp xác/ nhuyễn thể chế biến

1212 Rong, tảo Luật vệ sinh thực phẩm

Luật bảo vệ thực vật

Nguồn: http:// www.fistenet.gov.vn, “ Quy định nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản” Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản được ban hành năm 1947, lần sửa đổi gần đây nhất ngày 26/7/2005 và chính thức áp dụng từ ngày 29/5/2006, áp dụng chế

độ kiểm soát rất nghiêm ngặt. Mục đích của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm là ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Trước đây, đối với các sản phẩm thuỷ sản, Nhật Bản chỉ quan tâm đến tiêu chuẩn vi sinh. Nhưng do tình trạng hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử dụng quá nhiều hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, bảo quản thuỷ sản, dẫn đến tình trạng dư lượng hoá chất, kháng sinh ngày càng đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng. Do vậy, Nhật Bản đã đưa ra quy định mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu, lập danh sách các hoá chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng; lên danh sách hoá chất/ kháng sinh/ phụ gia được phép/ không được phép có trong thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm thuỷ hải sản.

Quy định mới của Nhật Bản về hoá chất kháng sinh trong thực phẩm thuỷ sản:

- Các chất cấm hoàn toàn:15 chất,nhóm chất (trong đó 8 chất, nhóm chất giống quy định của Việt Nam).

- Các chất quy định mức dư lượng tối đa: 61 chất, nhóm chất.

- Các chất được áp dụng mức dư lượng tạm thời : 799 chất, nhóm chất, trong đó 116 chất liên quan đến thực phẩm thuỷ sản.

- Các chất khác được áp dụng mức dư lượng mặc định tối đa (mức cho phép): 0.01 ppm.

Thêm nữa, trong những điều khoản của Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản có điều khoản sau: Việc kiểm định chất lượng hàng hoá, nhất là thực phẩm tươi sống được Nhật Bản thực hiện rất nghiêm ngặt. Thuỷ sản đông lạnh, mực, nhuyễn thể vỏ cứng là những mặt hàng bắt buộc phải kiểm soát; chất tẩy trắng và chất kháng sinh có trong thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải kiểm định hàm lượng như sự kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh Nitrofuran và các dẫn xuất của Nitrofuran: AOZ (3-amino-2-oxazole), SEM ( semicarbazide). Nếu phát hiện thấy dư lượng các chất này, thì lô hàng sẽ bị thu hồi, tiêu huỷ hoặc trả về nước xuất khẩu.

Phía Nhật không đòi hỏi hàng thuỷ sản xuất khẩu vào nước họ phải có giấy chứng nhận về dư lượng kháng sinh, tạp chất, nhưng ngành hữu quan của họ tự kiểm soát hàng vào cảng một cách khắt khe.

Các doanh nghiệp bị cấm xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản chỉ được phép xuất khẩu trở lại khi có báo cáo đúng nguyên nhân, thiết lập biện pháp khắc phục có hiệu quả và được Nafiqaved công nhận.

BẢNG 2.6:CÁC CHẤT CẤM SỬ DỤNG CỦA NHẬT BẢN SO VỚI QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM, EU, MỸ

STT Tên chất/ nhóm chất Việt Nam Mỹ Canada EU Nhật Bản

1 2,4,5-T X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Cy hexatin, Azocy clotin X

3 Amitrole X 4 Captafol X 5 Carbadox X 6 Coumaphos X 7 Chloramphenicol (1) X X X X X 8 Chlorpromazine X X X 9 Diethylstilbertol ( DES) (4) X X X X 10 Dimetridazole (3) X X X X X 11 Daminozde X 12 Nitrofuran(baogồmcảFurazolidone) (2) X X X X X 13 Propham X 14 Metronidazole (3) X X X X X 15 Ronidazole (3) X X X X X 16 Ipronidazole (3) X X X 17 Các Nitroimidazole khác (3) X X X 18 Clenbuterol (1) X X X 19 Các Glycopeptide X X 20 Các Fluoroquinolone (5) X X MRL tạm thời Danofloxacin 0,1 ppm Difloxacin 0,3 ppm Enrofloxacin 0,1 ppm Flumequine 0,5 ppm Sarafloxaccin 0,03 ppm 21 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng X X 22 Choloroform X X 23 Colchicine X X 24 Dapsone X X 25 Trichlorfon X 0,04 ppm

26 Green Malachite X

Nhìn vào bảng trên ta thấy, những quy định của Nhật Bản trong luật vệ sinh an toàn thực phẩm có những tiêu chuẩn còn khắt khe hơn so với các quy định của thị trường Mỹ và EU ( trong đó EU cũng được coi là thị trường khó tính về chất lượng). Hơn nữa, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản cấm một số chất mà các nước khác như Mỹ, EU, Việt Nam không cấm và ngược lại một số chất có trong danh mục cấm của Mỹ, Việt Nam và các nước khác thì Nhật lại không cấm.Vì vậy, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Nhật cần lưu ý kỹ những quy đinh mới của thị trường Nhật từ đó tìm cách thích nghi với các quy đinh đó.

* Quy trình kiểm dịch tôm - mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Khi tôm đến cảng, cơ quan giám định sẽ lấy mẫu giám định, thường là một lượng nhỏ trong container. Tuy nhiên, lượng mẫu giám định còn phụ thuộc vào lô tôm đó do đơn vị nào xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu đã bị lưu ý (tức đã vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm trước đó) thì lượng tôm lấy mẫu giám định sẽ nhiều hơn bình thường. Nếu nhà xuất khẩu vẫn tiếp tục vi phạm thì bị xử phạt ở mức độ nặng hơn, như đình chỉ xuất khẩu trong một thời hạn nhất định (thường là một năm). Quốc gia nào có nhiều nhà xuất khẩu tôm vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm thì quốc gia đó có thể bị cấm xuất khẩu tôm vào Nhật Bản.

Khi giám định mẫu, cơ quan giám định sẽ xác định loài, phân tích chất phụ gia đã sử dụng, thức ăn nuôi tôm, quá trình nuôi và chế biến... Dưới đây là một số quy định về dư lượng các chất sử dụng trong mặt hàng tôm :

Bảng 2.7: Quy định về dư lượng các chất sử dụng trong mặt hàng Tôm

TT Tên hoá chất, kháng sinh Quy định về dư lượng 1 Oxytetracycline không vượt quá 0,1 ppm

2 Spiramycin không vượt quá 0,2 ppm 3 Butylated hydroxy toluene (BHT) dưới 1 gam/kg

4 Butylated hydroxy anisole (BHA) dưới 1 gam/kg 5 Carotin và Nicotine không được sử dụng

Nguồn: http//www.fistenet.gov.vn, “ Quy định nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản”

+ Quy định của Nhật Bản về kiểm dịch thực phẩm:

Luật kiểm dịch chỉ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nơi đang có dịch bệnh hoặc bị nghi ngờ có dịch bệnh.

Tất cả các mặt hàng thực phẩm tại khu vực đang bị dịch, khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải có giấy chứng nhận an toàn - vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp.

Luật kiểm dịch quy định tôm nhập khẩu từ nước có nguy cơ dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy vi khuẩn, dư lượng kháng sinh ….hàng sẽ bị huỷ hoặc trả lại. Hàng nhập khẩu từ Việt Nam là nước bị coi là có nguy cơ dịch tả cần phải hoàn tất thủ tục kiểm dịch trước khi nhập khẩu vào Nhật để tránh mất thời gian, làm ảnh hưởng tới chất lượng của hàng.

+Qui định của Nhật Bản về dán nhãn thực phẩm

Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thông quan được tiến hành suôn sẻ. Tất cả các sản phẩm thực phẩm phải dán nhãn xuất xứ - ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận.

Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan tới lô hàng nhập khẩu đều phải ghi rõ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.

Để giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm, trên nhãn cần ghi rõ ràng, cụ thể các thông tin như sau:

• Tên sản phẩm

• Tên nước xuất xứ

• Nguyên liệu cấu thành sản phẩm

• Khối lượng tịnh

• Danh mục các chất phụ gia sử dụng trong sản phẩm

• Thời hạn sử dụng

• Phương pháp chế biến

• Phương pháp bảo quản

• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu/phân phối

Ðối với sản phẩm khai thác phải ghi phương pháp khai thác; đối với sản phẩm nuôi trồng phải mô tả phương pháp nuôi trồng. Riêng sản phẩm đông lạnh thì phải có chữ “ rã đông”

+Qui định của Nhật Bản về chất lượng sản phẩm

Nhật Bản là một trong những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng sản phẩm.

+ Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Các vụ ngộ độc thực phẩm khiến cho người tiêu dùng rất coi trọng vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đối với các mặt hàng thuỷ sản sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, Nhật Bản yêu cầu phải dán nhãn ghi rõ thành phần nguyên liệu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất/nhập khẩu/phân phối… để trong trường hợp cần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm.

Để thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, Nhật Bản đã có những quy định về nhãn mác rất khắt khe đối với các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản còn yêu cầu các nước sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản phải thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với Nhật Bản.

Do vậy, nhằm giữ vững thị trường Nhật, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải nắm bắt được các quy định mới của Nhật.

2.3.6 Sự đáp ứng các quy định của thị trường Nhật Bản tại Công ty

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật.

Thị trường truyền thống của Công ty là Nhật Bản với mặt hàng xuất khẩu chính là Tôm đông lạnh gặp nhiều khó khăn do các rào cản về kỹ thuật như truy xuất nguồn gốc và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu.

Cuối năm 2006, Việt Nam liên tục có lô hàng thuỷ sản bị Nhật cảnh báo, đưa ra diện kiểm tra tăng 50% và tiếp theo là 100% đối với các sản phẩm tôm. Đầu năm 2007, các sản phẩm này có nguy cơ bị Nhật Bản cấm nhập khẩu do tỷ lệ các lô hàng cảnh báo lên quá mức 5%. Sở dĩ các lô hàng xuất sang Nhật Bản bị phát hiện có chứa dư lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 42)