Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 90 - 101)

Nhìn chung công tác thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Seaprodex Hà Nội nói riêng còn chưa chuyên nghiệp, chưa thực sự chủ động và có bài bản, chưa có chiến lược rõ ràng. Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược thị trường cụ thể và rõ ràng khi bán hàng vào thị trường Nhật Bản.

- Công ty cần chủ động nắm thông tin, yêu cầu mới của các thị trường xuất khẩu thuỷ sản, nhất là yêu cầu về VSATTP. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm hiểu thông tin thị trường, các yếu tố của môi trường kinh doanh, các quy định pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động xuất thuỷ sản cũng như nhu cầu, thói quen, khẩu vị, hành vi của người tiêu dùng. Ở mỗi thời điểm, người Nhật cũng có những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng. Do đó, phải nắm bắt được những điều này doanh nghiệp mới có chiến lược sản xuất hàng phù hợp và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường.

- Tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại tại thị trường Nhật Bản thông qua việc tham gia thường xuyên các hội chợ quốc tế về thuỷ sản thường niên tại Nhật Bản. Chủ động mang nhiều sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới nhằm giới thiệu, quảng bá tới khách hàng, củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, tìm kiếm đối tác mới, đồng thời tích cực khảo sát và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm

mới, cập nhập xu hướng mới của thị trường, những thay đổi về luật lệ, chính sách nhập khẩu, thuế, yêu cầu về chất lượng, VSATTP và môi trường, phát hiện kịp thời các rào cản thương mại. Tích cực tiếp thị tới những người nhập khẩu là nhà bán buôn, chuỗi nhà hàng, siêu thị nhằm giảm bớt các khâu trung gian, tăng hiệu quả kinh doanh.

- Cần phải chú trọng hơn vào công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển những sản phẩm mạnh mang thương hiệu của Công ty, giảm dần sự lệ thuộc vào các thương hiệu sản phẩm của nhà nhập khẩu. Để làm được điều đó, Công ty cần học hỏi chính kinh nghiệm từ chính những đối tác nhập khẩu, đồng thời đầu tư một cánh thoả đáng xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về thị trường. Có thể hợp tác hoặc thuê chính những chuyên gia Nhật Bản để đạt được mục đính này.

- Khi Công ty có lô hàng bị cảnh báo, cần có các biện pháp giải thích với nhà nhập khẩu và tìm ra những nguyên nhân để có biện pháp thích hợp và kịp thời.

3.2.2.7 Giải pháp về đào tạo, phát triển nhân lực

Seaprodex Hà Nội cần nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực từ đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ. Thường xuyên cho tham dự những chương trình hội thảo chuyên ngành để cập nhập thông tin về thị trường, về sản xuất chế biến.

Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện với đội ngũ công nhân thủy sản, nói rõ những hiểm họa, mối nguy có thể có trong thủy sản, tác hại của việc sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn VSATTP đến uy tín sản phẩm, từ đó tác động đến hiệu quả kinh tế. Làm sao có thể nâng cao ý thức tự giác giữ gìn VSATTP từ mỗi người công nhân.

Đồng thời, Công ty cũng nên tăng lương cho người lao động để tạo động lực cho họ làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.

Như vậy, suốt từ khâu ao nuôi đến đánh bắt và chế biến và xuất khẩu cần phải có sự kiểm soát đồng bộ, chứ không hẳn chỉ có một khâu chế biến. Như vậy, phải tạo ra một quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng cao.

Công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tìm kiếm và mở rộng nguồn nguyên liệu, xây dựng mối liên kết với người nuôi trồng thuỷ sản, các nhà sản xuất thức ăn để thiết lập những vùng nuôi an toàn, sạch bệnh đóng góp một phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng thuỷ sản nói chung, và sản phẩm Tôm nói chung.

Như vậy, an toàn thực phẩm là sự liên quan giữa hiện tại và mức độ của mối nguy an toàn thực phẩm tại thời điểm sử dụng thực phẩm vì các mối nguy an toàn thực phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi cung ứng. Do đó, sự kiểm soát cân đối thường xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm là cần thiết. Vì vậy, an toàn thực phẩm là trách nhiệm liên kết của tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Giải quyết được vấn đề VSATTP, vấn đề chất lượng sản phẩm, chính là chìa khoá để củng cố được thị trường Nhật.

KẾT LUẬN

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty. Việc duy trì và phát triển xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản có vai trò hết sức quan trọng đối với Công ty. Tuy nhiên, để giữ vững thị trường truyền thống nay, thì biện pháp cần thực hiện là nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty khi xuất sang thị trường Nhật, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật.

Trên đây là thực trang quản lý chất lượng sản phẩm Tôm và giải pháp cho việc nâng nao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật để vượt qua những hạn chế còn tồn tại trong quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty, cũng như vượt qua được những rào cản do thị trường nhập khẩu Nhật Bản đưa ra.

Do vậy, đề tài “ Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội” hy vọng phần nào giải quyết được những vướng mắc đang tồn tại trong Công ty, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó làm tăng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản và giữ vững uy tín của Công ty đã tạo dựng trong thời gian trước đây đối với các bạn hàng Nhật Bản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Đình Phan, Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức.

2. PGS.TS. Vũ Đình Thắng, GVC.KS. Nguyễn Viết Trung, Giáo trình kinh tế thuỷ sản.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Nam (2005), Thị trường xuất nhập khẩu thuỷ sản, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

4. Bản tin thương mại thuỷ sản số 2/2007, Thị trường Nhật và những gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu.

5. Tạp chí Biển Việt Nam số 9/2006, Kiên quyết xử lý với dư chất Chloramphenicol.

6. Tạp chí Biển Việt Nam tháng 5/2006, Xuất khẩu thuỷ sản đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.

7. Thương mại thuỷ sản số 95 tháng 11/2007

8. Báo Lao Động số 159 ngày 12/07/2007, Xuất khẩu thuỷ sản: Chất lượng là thách thức lớn nhất.

9. Báo Lao Động số 110 ngày 16/05/2007, Doanh nghiệp chưa mấy am hiểu quy định của thị trường xuất khẩu.

10.Hà Nội- Thông tấn xã Việt nam ngày 12/01/2006, Chất lượng thuỷ sản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

11.Vneconomy ngày 05/12/2006, Nhật Bản xem xét cấm nhập khẩu tôm Việt Nam.

12.Báo Nhân Dân ngày 05/12/2007, Nuôi trồng thuỷ sản 2007-Bước chuyển khả quan.

13.Trung tâm tin học-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, www.fistenet.gov.vn, Các quy định pháp lý và cơ quan thẩm quyền về xuất nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư, an toàn vệ sinh thuỷ sản của Việt Nam.

MỤC LỤC

Lời mở đầu………..1

Chương 1- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TYCỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI………...3

1.1)Giới thiệu chung về Công ty………...3

1.1.1 Những thông tin chung……….3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………...4

1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty……….5

1.2.1 Cơ cấu tổ chức………...5

1.2.1.1 Bộ máy quản trị………...5

1.2.1.3 Các phòng kinh doanh………...6

1.2.1.4 Các đơn vị trực thuộc………..8

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty………..8

1.2.2.1Lĩnh vực kinh doanh của Công ty………...8

1.2.2.2 Nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty………...9

1.3 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty………..9

1.3.1 Đặc điểm về lao động………9

1.3.2 Đặc điểm về trang bị cơ sở vật chất và công nghệ…………...11

1.3.3 Đặc điểm về nguyên liệu và hệ thống cung ứng nguyên liệu…….14

1.3.4 Đặc điểm về sản phẩm………....15

1.3.5 Đặc điểm về thị trường………21

1.3.6 Đặc điểm về Marketing………...25

1.3.7 Đặc điểm về tài chính………..28

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI………...31

2.1 Một số lý luận cơ bản……….………...31

2.1.1 Khái niệm về chất lượng………...31

2.1.2 Vai trò của chất lượng……….32

2.1.3 Xuất khẩu và mối quan hệ giữa chất lượng và xuất khẩu……...32

2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội ( 2004-2007)………..33

2.3 Tính tất yếu phải nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội………...39

2.3.1 Vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân và

đặc điểm của sản xuất kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản………39

2.3.2 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản……….40

2.3.3 Đặc điểm của sản phẩm Tôm……….43

2.3.4 Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh………...45

2.3.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản……….46

2.3.6 Sự đáp ứng các quy định của thị trường Nhật Bản tại Công ty………...53

2.4 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội………...55

2.4.1 Khâu nuôi trồng………...57

2.4.2 Khâu nguyên vật liệu đầu vào……….59

2.4.3 Quá trình chế biến………...62

2.4.4 Quản lý chất lượng sản phẩm………..67

2.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu Tôm của Công ty sang thị trường Nhật Bản...70

2.5.1 Những kết quả đạt được………..70

2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân………...72

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội……….78

3.1 Phương hướng của Công ty trong những năm tới………...…78

3.2 Kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội………..80

3.2.1.1 Đối với Nhà nước………..80

3.2.1.2 Đối với Nafiqaved……….81

3.2.1.3 Đối với các hộ nuôi Tôm………...82

3.2.1.4 Đối với các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản…...83

3.2.2 Giải pháp………83

3.2.2.1 Giải pháp về nguyên liệu………..83

3.2.2.2 Giải pháp về sản phẩm……….85

3.2.2.3 Giải pháp về quản lý sản xuất………...87

3.2.2.4Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm………90

3.2.2.5 Giải pháp về kiểm tra VSATTP………91

3.2.2.6 Giải pháp về thị trường……….92

3.2.2.7Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực……….93

Kết luận………95

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội………10

Bảng 1.2: Máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội………..12

Bảng 1.3: Danh mục các mặt hàng chính của Seaprodex Hà Nội………..17

Bảng 1.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2006………...18

Bảng 1.5: Cơ cấu sản xuất chế biến toàn Công ty năm 2007……….20

Bảng 1.6: Báo cáo hàng xuất năm 2006 vào các thị trường………...22

Bảng 1.8: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty năm 2007………...30 Bảng 2.1: Những ưu thế và bất lợi của xuất khẩu………...32 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004-2007………….34

Bảng 2.3: Báo cáo hàng xuất của Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản 2005-2007………....4 1

Bảng 2.4: Các loại sản phẩm Tôm của Công ty……….44 Bảng 2.5: Quy định của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu…………...47

Bảng 2.6: Các chất cấm sử dụng của Nhật Bản so với quy định hiện hành của Việt Nam, EU, Mỹ……….49

Bảng 2.7: Quy định về dư lượng các chất sử dụng trong mặt hàng Tôm………..51

Bảng 2.8: Danh mục các đại lý cung cấp Tôm nguyên liệu cho xí nghiệp của Công ty năm 2008………60

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội…………7 Sơ đồ 1.2: Quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản chung của Công ty……….13 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của Công ty Seaprodex Hà Nội……27

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất Tôm chích (HLSO.BASED) Vannamei.IQF- Khách hàng Itochu- Nhật Bản………65

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2007 về mặt giá trị………20 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2007 về mặt sản lượng………..21 Biểu đồ 2.1: Sản lượng xuất qua Nichirei hàng tháng………69

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w