Sự đáp ứng các quy định của thị trường Nhật Bản tại Công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 52 - 54)

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật.

Thị trường truyền thống của Công ty là Nhật Bản với mặt hàng xuất khẩu chính là Tôm đông lạnh gặp nhiều khó khăn do các rào cản về kỹ thuật như truy xuất nguồn gốc và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu.

Cuối năm 2006, Việt Nam liên tục có lô hàng thuỷ sản bị Nhật cảnh báo, đưa ra diện kiểm tra tăng 50% và tiếp theo là 100% đối với các sản phẩm tôm. Đầu năm 2007, các sản phẩm này có nguy cơ bị Nhật Bản cấm nhập khẩu do tỷ lệ các lô hàng cảnh báo lên quá mức 5%. Sở dĩ các lô hàng xuất sang Nhật Bản bị phát hiện có chứa dư lượng kháng sinh không cho phép và các doanh nghiệp liên tục bị cảnh báo ở thị trường Nhật Bản trong thời gian qua là do trước đây Nhật Bản không quan tâm đến kháng sinh, không quy định các doanh nghiệp đáp ứng một hệ tiêu chuẩn nào đấy thì mới xuất khẩu vào, nên những doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, EU thì họ lại xuất khẩu sang Nhật là chính, nhưng bắt đầu từ ngày 29-01-2005 nước này có luật cấm một số chất kháng sinh có ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và họ đã tiến hành kiểm tra. Do đang quen xuất hàng như trước đây, không quan tâm đến vấn đề dư lượng kháng sinh, nay bị kiểm tra thì lập tức các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng đều gặp phải vấn đề này. Bên cạnh đó, những sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản vừa rồi có dư lượng kháng sinh chủ yếu là sản phẩm khai thác và tôm nhỏ lột vỏ. Khu vực này rất khó quản lý, bởi nó liên quan đến hàng vạn ngư dân trên biển, mình theo dõi

để hướng dẫn họ thực hiện tiêu chuẩn, mà tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ cải tạo tàu bè, áp dụng, sử dụng những thiết bị quản lý an toàn vệ sinh.

Phía Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho Công ty vi phạm biết, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm của Công ty vi phạm được nuôi thả không bảo đảm vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu.

Việc Nhật Bản liên tục cảnh báo và kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng như đưa ra những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm là nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Song cũng cần phải nhìn nhận trên thực tế đó còn có thể là rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp của chúng ta phải lường trước khi thâm nhập vào thị trường khó tính này.

Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ kiểm tra tăng 50% đối với cả những doanh nghiệp không bị vi phạm: không phù hợp với thông lệ chung của các nước nhập khẩu.

Thêm nữa, việc dùng máy móc tối tân để phát hiện dư lượng kháng sinh ở tỷ lệ 0,7 phần tỷ thì quả là quá khắt khe.

Rõ ràng, những hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ, với các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản, về kiểm dịch đang là thách thức lớn đối với Công ty.

Trước những thay đổi đột ngột xuất phát từ thị trường, doanh nghiệp đều bị động chưa thích ứng kịp thời để có biện pháp kiểm soát hữu hiệu.

Một thực tế là việc lạm dụng, phổ biến các tạp chất kháng sinh trong bảo quản nguyên liệu xuất phát từ nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu khác nhau như người đánh bắt, người nuôi trồng và đầu nậu. Đây là những tụ điểm mang nhiều mối nguy lớn nhất trong VSATTP.

Trong số các chất kháng sinh bị phát hiện thì nhiều nhất là Chloramphenicol, tiếp đến là AOZ, SEM, AMOZ – là các dẫn suất của kháng sinh Nitrofuran. Còn lại là các

trường hợp vi phạm khác do vượt quá các tiêu chuẩn vi sinh cho phép, chủ yếu là Coliform, tổng khuẩn hiếu khí và khuẩn E-Coli. Do đó cần cải tiến các quy trình chế biến, quản lý sản xuất để đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Riêng đối với các chất kháng sinh, cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhiều bộ phận do các chất kháng sinh có thể phát sinh từ nhiều nguồn, từ nuôi trồng, đánh bắt, buôn bán và sản xuất.

Trước tình trạng, các lô hàng bị cảnh báo do phát hiện nhiễm hoá chất kháng sinh cấm, Công ty đã đưa ra các biện pháp để có thể giữ vững thị trường này. Trước tiên, là nghiên cứu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhật Bản trong Luật vệ sinh thực phẩm. Thêm nữa, Công ty thực hiện kiểm soát tăng cường tại các nơi nuôi trồng, trong quá trình thu gom nguyên liệu chế biến và tại Nhà máy chế biến tại Công ty.

Các sản phẩm Tôm của Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản nhìn chung đã đạt được các tiêu chuẩn của thị trường đề ra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thực hiện đầy đủ cho mỗi lô hàng trước khi xuất khẩu.

Công ty đã thực hiện kiểm tra các chất kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng nguyên liệu mua vào nhà máy.

Các sản phẩm của Công ty trước khi xuất khẩu đều phải qua phòng kiểm nghiệm của Công ty, làm thủ tục lấy mẫu thành phẩm kiểm tra an toàn rồi mới xuất khẩu. Vì vậy, sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w