BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH VỀ BỆNH GIUN ĐƯỜNG RUỘT TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC NỘI VÀ NGOẠI THÀNH HẢI PHÒ
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH VỀ BỆNH GIUN ĐƯỜNG RUỘT TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC NỘI VÀ NGOẠI THÀNH HẢI PHÒNG, NĂM
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH VỀ BỆNH GIUN ĐƯỜNG RUỘT TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC NỘI VÀ NGOẠI THÀNH HẢI PHÒNG, NĂM
2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY
Khóa 2008-2014
Người hướng dẫn: TS ĐINH THỊ THANH MAI
HẢI PHÒNG 6/2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, tập thể Bộ môn Ký sinh trùng đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
TS Đinh Thị Thanh Mai, trưởng Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học
Y Dược Hải Phòng, là người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, viết và hoàn thành luận văn
TS Vũ Đức Long- trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng, Ban Giám hiệu trường tiểu học Nguyễn Văn Tố và Ban Giám hiệu trường tiểu học An Hưng, cùng các thầy cô, bạn bè và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Hải phòng, tháng 12 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Phương Châm
Trang 4DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BP : Biện pháp
CS : Cộng sự
epg : Số trứng trong 1 gam phân
GĐR : Giun đường ruột
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……… 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU……… … 2
1.1 Tình hình nhiễm giun đường ruột……… 2
1.1.1 Tình hình nhiễm giun đường ruột trên thế giới……… 2
1.1.2 Tình hình nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam……… 3
1.1.3 Tình hình nhiễm giun đường ruột tại Hải Phòng……… 3
1.2 Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đường ruột……… 4
1.2.1 Hình thể giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ……… 4
1.2.2 Chu kỳ giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ……… 6
1.3 Tác hại của giun đường ruột……… 7
1.3.1 Tác hại của giun đũa……… 7
1.3.2 Tác hại của giun tóc……… 8
1.3.3 Tác hại của giun móc/mỏ……… 8
1.4 Yếu tố ảnh hưởng nhiễm ký sinh trùng đường ruột……… … 8
1.4.1 Yếu tố con người……… … 8
1.4.2 Yếu tố môi trường……… 9
1.5 Phòng chống bệnh giun đường ruột……… 9
1.5.1 Nguyên tắc phòng chống……… 9
1.5.2 Chiến lược và giải pháp………9
1.6 Nghiên cứu kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột……….10
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……11
2.1 Địa điểm nghiên cứu………11
2.2 Đối tượng nghiên cứu……… 11
2.3 Thời gian nghiên cứu……… 11
2.4 Phương pháp nghiên cứu……….11
Trang 62.4.1 Thiết kế nghiên cứu………11
2.4.2 Cỡ mẫu……… 11
2.4.3 Kỹ thuật thu thập thông tin……….12
2.4.4 Phương pháp thu thập số liệu……….12
2.4.5 Các chỉ số nghiên cứu……….12
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu……… 13
2.4.7 Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số………13
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………13
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… 14
3.1 Thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại các địa điểm nghiên cứu……….14
3.2 Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột………… 16
3.2.1 Kiến thức………16
3.2.2 Thực hành……… 19
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN……… 20
4.1 Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tại các địa điểm nghiên cứu……….20
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột……… 20
4.1.2 Cường độ nhiễm giun đường ruột……… 24
4.2 Kiến thức, thực hành của học sinh tại về bệnh giun đường ruột……….26
KẾT LUẬN……… 28
KIẾN NGHỊ ………30 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun chung tại hai trường nghiên cứu 14Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tại hai trường nghiên cứu… 15Bảng 3.3 Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun tại các địa điểm nghiên cứu 15 Bảng 3.4 Cường độ nhiễm giun đường ruột tại các địa điểm nghiên cứu…16 Bảng 3.5: Kiến thức của học sinh về tên về các loại giun đường ruột…… 16Bảng 3.6: Kiến thức của học sinh về đường lây của bệnh giun đường ruột 17Bảng 3.7: Kiến thức của học sinh về tác hại của bệnh giun đường ruột… 18Bảng 3.8: Kiến thức của học sinh về biện pháp phòng chống nhiễm giun…18Bảng 3.9: Thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh……… 19Bảng 3.10: Uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước khi điều tra của học sinh tại các địa điểm nghiên cứu……….19Bảng 3.11 Phân loại cường độ nhiễm các loại giun theo TCYTTG……….25
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Giun đũa trưởng thành 5
Hình 1.2 Trứng giun đũa 5
Hình 1.3 Giun tóc 5
Hình 1.4 Trứng giun tóc 5
Hình 1.5 Miệng giun móc 6
Hình 1.6 Trứng giun mỏ 6
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm giun sán nói chung và nhiễm giun đường ruột nói riêng đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người Bệnh giun đường ruột (GĐR) chủ yếu là giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ Bệnh có ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới
Ở Việt Nam bệnh phổ biến hơn vì không chỉ mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới mà còn có những thói quen trong ăn uống, sinh hoạt và nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Bệnh GĐR gặp ở mọi lứa tuổi nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ em lứa tuổi đến trường là một trong các đối tượng dễ bị mắc và bị nhiễm bệnh giun đường ruột nhất, mỗi năm có khoảng 800 triệu học sinh bị nhiễm.[28]
Bệnh giun đường ruột là bệnh phổ biến mang tính xã hội, gây nhiều tác hại (TH) cấp tính cũng như lâu dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, đặc biệt là tác động xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần và khả năng học tập của trẻ em tuổi học đường
Hiện nay những nghiên cứu về kiến thức, thực hành của trẻ em về bệnh giun đường ruột còn ít đề cập đến Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột tại hai trường tiểu học nội và ngoại thành Hải Phòng, năm 2013”, với 2 mục tiêu:
1 Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường nghiên cứu, năm 2013
2 Mô tả kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột tại các địa điểm nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các kiến nghị nhằm giảm nhiễm giun đường ruột và hạn chế các tác hại của bệnh tại cộng đồng nhằm góp phần vào chương trình phòng chống giun sán quốc gia
Trang 10CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nhiễm giun đường ruột
1.1.1 Tình hình nhiễm giun đường ruột trên thế giới
1.1.1.1.Tình hình nhiễm giun đũa
Bệnh giun đũa (Ascaris lumbricoides) là bệnh giun phổ biến nhất và
phân bố rộng khắp Trên thế giới ước tính có 25% dân số nhiễm giun đũa và chủ yếu ở vùng nhiệt đới Trẻ em lứa tuổi học đường nhiễm rất cao, gần một nửa số trứng giun đũa thải ra môi trường là từ trẻ 12-15 tuổi.[4]
Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, nhiều vùng tỷ lệ nhiễm trên 50% [19]
Theo thống kê của WHO, hàng năm có khoảng hơn 1 tỷ người nhiễm giun đũa và số chết do giun đũa gây nên là 60.000 người.[24]
1.1.1.2.Tình hình nhiễm giun tóc
Do sinh thái giống giun đũa nên ở nơi nào có bệnh giun đũa thì ở nơi đó
có bệnh giun tóc (Trichuris trichiura) Giun tóc phổ biến ở vùng nhiệt đới
châu Phi và vùng Đông Nam Á Số người nhiễm: châu Phi có 28 triệu, châu Á
có 227 triệu.[19]
Theo thống kê của WHO, trên toàn cầu có 1,4 tỷ người nhiễm giun tóc
và tử vong hàng năm là 10.000 người.[7] [24]
1.1.1.3 Tình hình nhiễm giun móc/mỏ
Bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necator americanus) có
phân bố khu trú rất rõ rệt trên thế giới, có tỷ lệ bệnh cao ở các nước nhiệt đới
và cận nhiệt đới Sự phân bố bệnh chênh lệch phụ thuộc vào yếu tố thổ nhưỡng, nghề nghiệp.[20]
Trang 11Năm 2000, theo A Montresor, số người bị nhiễm giun móc/mỏ với các dấu hiệu liên quan là 151 triệu người và tỷ lệ tử vong hàng năm là 65.000 người.[24]
1.1.2 Tình hình nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam
Ở Việt Nam tình trạng nhiễm các loại GĐR là phổ biến và có tỷ lệ nhiễm phối hợp cao Qua số liệu điều tra chưa đầy đủ thu thập từ các tỉnh thành trên toàn quốc, ước tính có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 20 triệu người nhiễm giun móc/mỏ.[7]
1.1.2.1 Tình hình nhiễm giun đũa
Bệnh giun đũa đứng hàng đầu trong các bệnh giun đường ruột Theo kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SR - KST - CT) Trung ương, bệnh phân bố rộng nhưng tỷ lệ không đồng đều giữa các khu vực, nhiễm giun đũa 33,9 triệu người (44,4%).[7]
- Tỷ lệ nhiễm chung khoảng 52%
- Tỷ lệ tái nhiễm la 51% sau 6 tháng điều trị
1.1.3 Tình hình nhiễm giun sán tại Hải phòng
Hải Phòng là thành phố xen kẽ nông nghiệp, du lịch và các ngành nghề nuôi trồng hải sản có tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán khá cao
Trang 12Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai và CS năm 2001, tỷ lệ nhiễm giun móc của người dân xã Thủy Đường, Thủy Nguyên: 51,20% Tại
xã Mỹ Đồng (một xã làm nghề chủ yếu là đúc đồng), tỷ lệ nhiễm giun móc thấp 10,81%.[13]
Theo nghiên cứu của bộ môn Ký sinh trùng - Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm giun đường ruột tại xã Hồng Thái, huyện An Dương năm 2005 là 56,6% Trong đó, nhiễm giun đũa: 41,1%, nhiễm giun tóc: 35%, nhiễm giun móc/mỏ: 2,3%.[5]
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình nhiễm GĐR giai đoạn 2000 -2009 đã giảm, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học Tỷ lệ nhiễm các loại giun và đa nhiễm cũng thấp dần nhưng vẫn còn khá cao Vì thế, chúng tôi muốn đánh giá lại thực trạng về bệnh giun đường ruột cũng như kiến thức, thực hành của học sinh để có biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất
1.2 Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đường ruột
1.2.1 Hình thể giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ
1.2.1.1 Hình thể giun đũa
Giun đũa trưởng thành
Thân tròn có màu trắng hồng, hai đầu nhọn, ngoài cùng là vỏ bọc kytin Giun đực nhỏ hơn giun cái: con cái dài 20 - 25 cm, con đực dài 15 - 17 cm
Trứng giun đũa
Trứng hình bầu dục hoặc hình tròn, có chiều dài 45 - 75 µm, chiều ngang
35 - 50 µm Vỏ có 5 lớp, lớp ngoài cùng là tầng albumine xù xì có tác dụng chống va chạm, nhuộm màu vàng của phân Trong cùng là một khối nhân
Giun đực Giun cái
Trang 13Hình 1.1 Giun đũa trưởng thành Hình 1.2 Trứng giun đũa
(http://www.cdc.gov) (http://www.cdc.gov)
1.2.1.2 Hình thể giun tóc
Giun tóc trưởng thành: giun tròn hồng nhạt, cơ thể có 2 phần: đầu nhỏ,
đuôi phình to Giun đực dài 35 - 45 mm, đầu/đuôi: 3/1 Giun cái dài 30 - 50
mm, đầu/đuôi : 2/1
Trứng giun tóc: có hình đặc biệt giống hình quả cau, vỏ dày, hai đầu có
hai nút nhầy trong suốt, màu vàng đậm, kích thước 50 x 22 µm
Hình 1.3 Giun tóc Hình 1.4 Trứng giun tóc
(http://www.cdc.gov) (http://www.cdc.gov)
1.2.1.3 Hình thể giun móc/mỏ
Giun móc trưởng thành: giun móc nhỏ, màu trắng sữa Giun cái dài
10-13 mm Giun đực: 8-11 mm Đầu có bao miệng phình và cong, có 2 đôi
răng hình móc, bố trí cân đối
Trứng giun móc/mỏ: hình trái xoan, kích thước 60 x 40 µm, vỏ mỏng không màu, nhẵn, trong có nhân Trứng mới sinh ra đã có 4 - 8 phôi bào
Trang 14Chu kỳ của giun đường ruột đều thuộc chu kỳ đơn giản, trứng giun ra ngoại cảnh muốn lây nhiễm cho người, trứng phải phát triển đến giai đoạn trứng có ấu trùng
Người Ngoại cảnh
1.2.2.1 Chu kỳ của giun đũa
Giun đũa sống ở ruột non của người Sau khi giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh Ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành ấu trùng, trứng có ấu trùng lại nhiễm vào người qua đường tiêu hóa Khi xuống đến dạ dày - ruột ấu trùng vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan Sau đó theo đường máu về tim phải rồi theo động mạch phổi để tới phổi, chúng phát triển nhanh tại phế nang Ấu trùng theo đường khí phế quản lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non, cư trú ở đó và phát triển thành giun trưởng thành
Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 60 - 75 ngày
Giun đũa sống trong cơ thể người khoảng 12 - 18 tháng
1.2.2.2 Chu kỳ của giun tóc
Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở vùng manh tràng nhưng cũng có khi ở trực tràng Tại đây giun tóc cắm phần đầu vào niêm mạc để hút máu Sau khi giao hợp giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh Ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng Người ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng sẽ thoát vỏ xuống đại tràng và ký sinh ở đó phát triển thành giun trưởng thành
Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc khoảng 30 ngày
Đời sống của giun tóc trung bình từ 5 - 6 năm
1.2.2.3 Chu kỳ của giun móc/mỏ
Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng Sau giao hợp, giun cái đẻ trứng Trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi phát triển ấu trùng giai đoạn
I, ấu trùng giai đoạn II và ấu trùng giai đoạn III (thực quản hình trụ) có khả
Trang 15năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da và niêm mạc (đây là đường lây nhiễm chủ yếu) Sau khi xâm nhập, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải rồi lên phổi Tiếp đó theo đường khí phế quản lên hầu, rồi lại được nuốt xuống ruột trở thành giun móc/mỏ trưởng thành
Thời gian hoàn thành chu kỳ là 40 - 45 ngày
Giun móc có đời sống từ 5- 10 năm
Đường lây nhiễm (thứ yếu) qua đường tiêu hoá
1.3 Tác hại của giun đường ruột
Bệnh giun sán có tác hại tới mọi lứa tuổi đặc biệt ở trẻ em gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ Gây thiếu máu nhược sắc
ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm tăng tỷ lệ tử vong cho bà mẹ và thai nhi [7],[24],[19]
1.3.1 Tác hại của giun đũa
1.3.1.1 Tác hại do ấu trùng giun đũa gây ra
Ấu trùng giun đũa khi chu du qua các cơ quan nội tạng gây tổn thương những cơ quan đó, đặc biệt là phổi với hội chứng Loeffler Người bệnh có biểu hiện: ho khan, đau ngực dữ dội, bạch cầu ái toan tăng cao 30 - 40%, X quang phổi có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phế trường [21] Bệnh hết sau
6 - 7 ngày khi ấu trùng rời phổi lên vùng vòm, hầu miệng
1.3.1.2 Tác hại do giun đũa trưởng thành gây ra
Chiếm thức ăn, các vitamin A, D , gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh
dưỡng và chậm phát triển thể chất và tinh thần.[16]
Các biến chứng ngoại khoa
Thường gặp là các biến chứng do giun di chuyển: viêm đường mật cấp, viêm túi mật cấp, áp xe đường mật, áp xe gan, viêm tụy cấp
1.3.2 Tác hại của giun tóc
Trang 161.3.2.1 Biểu hiện tại chỗ
Niêm mạc ruột tại nơi giun hút máu bị viêm, hoại tử, rỉ máu Mỗi ngày một con giun tóc hút 0,05 ml máu.[21]
1.3.2.2 Biểu hiện toàn thân
Là tình trạng thiếu máu, hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm Hitchison thấy tỷ lệ thiếu máu là 38,3% [4] Ngoài ra người nhiễm giun tóc còn có thể
bị nổi mẩn dị ứng, bạch cầu ái toan tăng nhẹ hoặc không tăng
1.3.3 Tác hại của giun móc/mỏ
1.3.3.1 Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ gây ra
Tại chỗ xâm nhập ấu trùng gây viêm da: ngứa, mẩn đỏ Bệnh diễn biến 3
- 5 ngày rồi hết, nhưng cũng có thể kéo dài hàng tuần.[18]
Giai đoạn ấu trùng qua phổi gây nên hội chứng Loeffler, thường nhẹ hơn
ấu trùng giun đũa
1.3.3.2 Tác hại do giun móc/mỏ trưởng thành
Phương thức hút máu của giun móc/mỏ rất lãng phí, tại chỗ giun vừa hút máu vừa tiết ra chất chống đông làm máu chảy khó cầm Hậu quả là gây thiếu máu mạn tính do mất máu và tình trạng này kéo dài có thể gây suy tim.[21]
1.4 Yếu tố ảnh hưởng nhiễm ký sinh trùng đường ruột
1.4.1 Yếu tố về con người
Con người là vật chủ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ Cơ thể con người cũng là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển Những điều kiện ảnh hưởng gồm:
- Quản lý phân người chưa chặt chẽ trong sản xuất và sinh hoạt
- Do thói quen trong ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh
1.4.2 Yếu tố môi trường
Trang 17Ở nước ta bệnh ký sinh trùng đường ruột nhiễm ở mức độ nhiễm cao, diện nhiễm rộng Đặc biệt là ở vùng có mật độ dân cư lớn như đồng bằng Một trong các nguyên nhân làm tỷ lệ bệnh ký sinh trùng tăng là do môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng bởi mầm bệnh GĐR.
1.5 Phòng chống bệnh giun đường ruột
1.5.1 Nguyên tắc phòng chống
Dựa trên ba nguyên tắc sau:
- Tiến hành trên quy mô rộng lớn
- Phải tiến hành thường xuyên và lâu dài
- Phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm
1.5.2 Chiến lược và giải pháp
1.5.2.1 Đối với nguồn bệnh
Điều trị cho người bệnh, điều trị hàng loạt cho những vùng có tỷ lệ nhiễm cao nhằm:
- Làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun
- Ngăn cản mầm bệnh đào thải từ nguồn bệnh ra ngoại cảnh
1.5.2.2 Chống sự phát tán của mầm bệnh ra môi trường
Tiêu diệt trứng và ấu trùng giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh nhằm làm giảm hoặc ngăn cản lan truyền nhiễm bệnh và phòng tái nhiễm
Cách tiến hành:
- Xây dựng hố xí đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
- Quản lý phân, rác, nước thải chặt chẽ
- Không sử dụng phân tươi hoặc phân ủ chưa kỹ để bón ruộng
- Sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường: diệt ruồi, nhặng,
1.5.2.3 Bảo vệ người lành
Trang 18- Giáo dục cho học sinh hiểu biết rõ về bệnh GĐR: nguồn bệnh, mầm bệnh, yếu tố nguy cơ, tác hại, cách phòng chống để các em có thái độ và hành
Năm 2004, khi tiến hành điều tra học sinh trường tiểu học xã Xuân Khang - Như Xuân - Thanh Hóa [23] cho thấy học sinh có hiểu biết đúng về nguyên nhân gây nhiễm giun đường ruột khá cao, tỷ lệ trả lời đúng đều trên 73% nhưng thực hành thì còn thấp: số tay bẩn là 58,5%, móng tay để dài là 42,5%
CHƯƠNG 2
Trang 19ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Chọn trường tiểu học Nguyễn Văn Tố trên địa bàn Quận Lê Chân thuộc nội thành và trường tiểu học An Hưng trên địa bàn huyện An Dương thuộc ngoại thành
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh 2 trường tiểu học nói trên
2.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Cách lấy bệnh phẩm
Phát lọ đựng bệnh phẩm có dán nhãn, ghi họ tên trẻ được xét nghiệm
và hướng dẫn cách lấy phân cụ thể, tỉ mỉ cho học sinh từ ngày hôm trước
- Thời gian lấy phân là sáng ngày hôm sau
- Khối lượng khoảng 5 gram phân, không dính đất cát, nước tiểu
- Phân lấy xong để nơi mát ở nhà
- Sau khi thu thập các mẫu phân được xét nghiệm ngay trong ngày bằng
kỹ thuật Kato- Katz
Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm
2.4.2 Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.3 Cỡ mẫu
2.4.3.1.Mẫu nghiên cứu tình trạng nhiễm giun
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu [4]:
Trong đó:
Trang 20- n : số mẫu cần phải điều tra
- : hệ số tin cậy, với = 0,05, độ tin cây 95% thì
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho một điểm nghiên cứu là 196 Vậy hai điểm
nghiên cứu là 196 x 2 = 392 người Trên thực tế cỡ mẫu của chúng tôi là 459
học sinh trong đó trường tiểu học Nguyễn Văn Tố là 231 học sinh, trường tiểu học An Hưng là 228 học sinh
Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên đơn Dựa vào danh sách các lớp
của từng khối từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 chọn ngẫu nhiên các lớp đảm bảo
đủ số lượng học sinh trong diện nghiên cứu
2.4.3.2 Mẫu điều tra kiến thức, thực hành
Điều tra kiến thức, thực hành về bệnh GĐR của chính đối tượng đã được lấy vào danh sách xét nghiệm phân ở hai địa điểm nghiên cứu
2.4.4 Kỹ thuật thu thập thông tin
2.4.4.1 Kỹ thuật xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato – Katz (phụ lục 2) để xác định tỷ lệ
và cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ của học sinh [14]
2.4.4.2 Kỹ thuật điều tra kiến thức, thực hành
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng bộ phiếu phỏng vấn (phụ lục 3) gồm các câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu
- Cùng với phỏng vấn, chúng tôi kết hợp quan sát vệ sinh cá nhân của học sinh và thực trạng công trình vệ sinh ở trường và tại gia đình của trẻ
Trang 212.4.5 Phương pháp thu thập số liệu
- Nhóm nghiên cứu được tập huấn kỹ từ trước, sau đó tiến hành điều tra
thử để rút kinh nghiệm
- Các thành viên của nhóm nghiên cứu ngày hôm trước đến phát lọ và hướng dẫn học sinh cách lấy phân, thời gian lấy phân là sáng ngày hôm sau, lấy phân xong đưa ngay đến địa điểm xét nghiệm Phỏng vấn học sinh đồng thời quan sát hố xí và môi trường xung quanh tại trường và gia đình trẻ
- Sau khi thu thập, các mẫu phân sẽ được xét nghiệm ngay trong ngày bằng kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm GĐR
- Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm
2.4.6 Các chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột theo giới ở các địa điểm nghiên cứu
- Tỷ lệ đơn nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu
- Tỷ lệ đa nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu
- Cường độ nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu
Chỉ số mô tả kết quả điều tra kiến thức, thực hành
- Kiến thức của học sinh về: tên các loại GĐR, đường lây và tác hại của bệnh GĐR cũng như các biện pháp phòng chống nhiễm GĐR
- Thực hành: vệ sinh cá nhân của học sinh và việc uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước đó
Trang 22- Hạn chế sai số có thể gặp trong xét nghiệm (XN) bằng cách chọn các cán bộ XN có kinh nghiệm, sử dụng các kỹ thuật XN chuẩn
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được hội đồng khoa học Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thông qua
- Học sinh được thông báo trước và giải thích đầy đủ về cuộc điều tra
- Đồng ý tham gia một cách tự nguyện vào cuộc điều tra
- Số liệu, thông tin được đảm bảo tính bí mật, chỉ nhằm mục đích phục
vụ cho nghiên cứu
- Ban giám hiệu nhà trường nhất trí ủng hộ, phụ huynh ủng hộ
- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các kiến nghị khả thi giúp nhà trường, gia đình trong công tác phòng chống bệnh giun sán nói chung cũng như bệnh GĐR
Trang 23CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại các địa điểm nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun chung tại hai trường nghiên cứu
Nhận xét: từ kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy:
Tỷ lệ nhiễm giun chung của học sinh 2 trường là 11.55% trong đó trường tiểu học An Hưng là 13,59%, trường tiểu học Nguyễn Văn Tố là 9,52%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Trang 24Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tại hai trường nghiên cứu
Kết quả
Trường Giới
Mẫu NC
Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ
Nhận xét: từ kết quả bảng 3.2 cho thấy:
Ở cả hai trường, tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ không có sự khác biệt, với
p > 0,05 Nhiễm giun đũa nam: 6,48% và nữ: 9,47% Nhiễm giun tóc nam: 3,70% và nữ: 4,94% Nhiễm giun móc/mỏ nam: 0,46% và nữ: 0,41%
Biểu đồ 3.3.Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun tại các địa điểm nghiên cứu
Nhận xét: từ kết quả biểu đồ 3.3 và cho thấy:
Trang 25Tỷ lệ nhiễm 1 loại GĐR: 10,24%, nhiễm 2 loại: 1,31%, không có trường hợp nào nhiễm 3 loại giun
Bảng 3.4 Cường độ nhiễm giun đường ruột tại các địa điểm nghiên cứu Kết quả
Trường
Tổng số mẫu NC
Số trứng trung bình/ 1 gam phân Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ Nguyễn Văn Tố 231 90,00 ± 12,51 30,63 ± 7,76 0
An Hưng 229 99,26 ± 13,16 33,38 ± 8,85 22,5 ± 0,71
Tổng cộng 459 94,63 ± 12,84 32,01 ± 8,31 22,5 ± 0,71
Nhận xét: từ kết quả bảng 3.4 cho thấy:
Số trứng trung bình/1 gam phân của giun đũa là 94,63 ± 12,84, giun tóc
là 32,01 ± 8,31 và thấp nhất là giun móc/mỏ 22,5 ± 0,71.
3.2 Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột
3.2.1 Kiến thức
Bảng 3.5: Kiến thức của học sinh về tên về các loại giun đường ruột
(giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun kim) Trường
Trả lời
Nguyễn Văn Tố
Trang 26Phần lớn học sinh được hỏi đều trả lời biết được tên 4 loại giun chiếm 52,07%, tiếp theo là biết tên 2 loại giun: 18,52%, biết tên 3 loại giun: 16,34%
và thấp nhất là kể tên được 1 loại giun chiếm 10,89% Ngoài ra vẫn còn 2,18% các em học sinh không biết tên các loại GĐR
Bảng 3.6: Kiến thức của học sinh về đường lây của bệnh giun đường ruột.
(qua da/đường tiêu hóa, ăn uống)
Bảng 3.7: Kiến thức của học sinh về tác hại của bệnh giun đường ruột Trường
Trả lời
Nguyễn Văn Tố An Hưng Tổng cộng p