phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng việt ở lớp ghép

55 1.4K 10
phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng việt ở lớp ghép

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên lãnh thổ Việt Nam, gần 60 dân tộc sống trên các vùng khác nhau. Mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá riêng và có tiếng nói riêng của mình. Từ sau cách mạng tháng Tám, Đảng và nhà nước ta đã chăm lo và tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển toàn diện cả về kinh tế lẫn văn hoá, giáo dục. Nhiều tiếng dân tộc từ chỗ chỉ là tiếng nói giao tiếp khẩu ngữ đã tiến tới có hệ thống chữ viết riêng. Điều đó đã tạo điều kiện cho ngôn ngữ các dân tộc ổn định và nhanh chóng phát triển. Cũng như các dân tộc, mọi ngôn ngữ dân tộc đều bình đẳng và tự do phát triển. Tuy vậy, tiếng Việt đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ta nói chung cũng như trong nhà trường nói riêng. Tiếng Việt đã trở thành một tiếng nói hoàn thiện, đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp và thẩm mĩ của xã hội. Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, tiếng Việt đã trở thành phương tiện đoàn kết thống nhất ý chí và hành động của đại gia đình các dân tộc Việt nam. Nói cách khác, trên thực tế, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung cho tất cả các dân tộc. Môn tiếng Việt chiếm một ví trị đặc biệt quan trọng trong trường ở vùng dân tộc. Với tư cách là một môn học, môn tiếng Việt mở rộng tầm hiểu biết cho các học sinh về ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh một phương tiện mới để suy nghĩ, nhận thức và giao tiếp không những trong nội bộ dân tộc mà còn với các bạn thuộc các dân tộc khác. Đọc sách bằng tiếng Việt, các học sinh dân tộc không những chỉ mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh mình mà còn nắm được vẻ đẹp, sự giàu có của tiếng Việt, cũng như những tư tưởng, tình cảm cao đẹp của các nhà văn hoá lớn như lòng yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, lòng yêu thương con người và truyền thống của dân tộc ta. Trong các trường học của ta, sự truyền 1 thụ tri thức khoa học, việc rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo đều thông qua tiếng Việt. Chất lượng nắm tri thức khoa học, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo đó phụ thuộc vào năng lực hiểu và tiếp nhận tiếng Việt của các học sinh. Chỉ có hiểu được tiếng Việt, sử dụng được tiếng Việt, học sinh mới có điều kiện học các môn khoa học khác trong nhà trường. Như vậy, quá trình thực hành tiếng Việt ở mọi hoạt động: nghe, nói, đọc, viết là mục đích và nhiệm vụ hàng đầu của việc dạy học tiếng Việt nhà trường các dân tộc miền núi Tuy nhiên miền núi là vùng có địa hình hiểm trở, phương tiện đi lại khó khăn, vật chất thiếu thốn, các em học sinh ít đi học hoặc nếu có thì cũng không đủ số lượng số lượng học để mở lớp đơn hoặc số lượng học sinh mỗi trình độ vừa ít lại vừa thiếu phòng học. Do vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao trong một phòng học với diện tích nhỏ có thể tổ chức dạy học cho số lượng học sinh thuộc nhiều trình độ. Một trong các phương án đặt ra là dạy học theo phương pháp ghép lớp. Nhưng điều quan trọng hơn là làm sao có thể dạy để đạt kết quả tối ưu khi mà mỗi học sinh trong lớp lại có các mặt bằng kiến thức khác nhau. Do đó, đòi hỏi giáo viên dạy học lớp ghép phải là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nỗ lực rất nhiều trong phương pháp giảng dạy, nắm rõ từng đối tượng học sinh để tiếp cận cá thể hóa học sinh, cá thể hóa tập thể học sinh. Trong khả năng cho phép chọn đề tài: “phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng việt ở lớp ghép”. Hy vọng rằng với đề tài này sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn nội dung và hình thức tổ chức dạy học ở lớp ghép. Đồng thời, đi sâu vào phương pháp tiếp cận cá thể hóa sẽ góp phần nâng cao kĩ năng của giáo viên trong việc nắm rõ trình độ đối tượng học sinh và xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt. 2. Lịch sử vấn đề Giáo dục tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt là trong việc dạy tiếng Việt cho con em các dân tộc thiểu số. Trước tình hình thực tế là việc dạy tiếng Việt cho con em vùng dân tộc thiểu số chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, Từ năm học 2 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Chương trình tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc, trong đó có phương án sử dụng phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng Việt ở lớp ghép. Ngày 19/8-2009, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 5236/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển làm Trưởng ban, Vụ Trưởng Vụ GDTH làm Phó Trưởng ban thường trực; Phó Viện Trưởng Viện KHGDVN và Phó Vụ Trưởng Vụ GDTH làm phó Trưởng ban. (Theo đó, năm học 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011 - 2012 Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định triển khai dạy học Tiếng Việt theo hướng tiếp cận cá thể hóa. Trong quá trình thực hiện, chất lượng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số đã tăng lên rõ rệt, kèm theo đó là số lượng học sinh tham gia chương trình bồi dưỡng tiếng Việt cũng tăng lên hằng năm. Tiếp đó BGDĐT đã đề ra các công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 và công văn số 145/TB-BGDĐT ngày 02/7/2010 về việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Các huyện Nam Đông, A Lưới và các trường có học sinh dân tộc ở Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc thực hiện việc chuẩn bị tiếng Việt từ 2 - 3 tuần cho học sinh và dạy tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày. Cần tạo môi trường giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục; khuyến khích các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các lớp, giữa các trường; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết như tranh hướng dẫn học sinh tập nói, bài hát hỗ trợ học tiếng Việt. Phòng Giáo dục Sở phối hợp với Phòng GD&ĐT Nam Đông và A Lưới tổ chức hội thảo tập huấn chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản vững chắc trong mỗi bài học cho học sinh dân tộc”.Tiếp tục phối hợp giữa Phòng Giáo dục Sở với Phòng GD&ĐT Nam Đông và A Lưới tổ chức Ngày hội giao lưu “Tiếng Việt cho học sinh dân tộc”. 3 Các báo cáo của Bộ GD&ĐT về tổ chức dạy học lớp ghép thực hiện theo công văn số 9548/BGDĐT ngày 13/10/2008 về việc Hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép đã đề cập đến tình hình sử dụng phương pháp tiếp cận cá thể hóa và báo cáo kết quả đạt được của việc ứng dụng phương pháp này ở lớp ghép. Các tài liệu về quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo các giải pháp của Bộ GD&ĐT liên tục được đổi mới qua các năm, trong đó đặt biệt là các tài liệu phù hợp giải pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học ở lớp ghép: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép năm 2009. Các chuyên đề lớp ghép, Các hội thảo chuyên đề : “Cách tổ chức và kế hoạch dạy học lớp ghép” được các trường Tiểu học, THCS, THPT ở miền núi như: Lào Cai, Sơn La, Quảng Bình, Kon Tum, Tây Ninh, Lai Châu, Kon Tum hưởng ứng rất tích cực; Kế hoạch dạy học lớp ghép do Nguyễn Ngọc Chung - Trường PT dân tộc bán trú Tân Lập, Hòa Bình sưu tầm, 2009 (Chuyên đề 1, 2) Liên quan đến vai trò của giáo viên và trách nhiệm của học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở lớp ghép sao cho đạt hiệu quả cao, BGD ra quyết định 5236/QĐ - BGD ĐT về việc thành lập Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Dạy học lớp ghép nguồn dự án phát triển giáo viên năm 2007. Tài liệu về Quản lý dạy học tiếng Việt cho HSDT theo các giải pháp của Bộ GD&ĐT 2011 Liên quan đến đề tài dạy học lớp ghép ở miền núi theo phương pháp tiếp cận cá thể hóa còn có các công trình: G.F.Xuvôrôva - Hoàn thiện việc dạy học ở các lớp ghép tiểu học – NXBGD, 1980 (tiếng Nga); Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc trường tiểu học, BGD&ĐT - Vụ giáo viên, Hà Nội 1993; Giáo dục tiểu học ở những vùng thiệt thòi (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội - 1994; Dạy lớp ghép ở cấp I, II, III - Đề án lớp ghép, Chương trình hợp tác giữa bộ GD và ĐT và UNICEF, Hà Nội 1991 -1995. Có thể nói dạy học tiếng Việt theo hướng tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng Việt ở lớp ghép là một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng và đem 4 lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động dạy tiếng Việt trong các nhà trường ở miền xuôi nói chung và miền ngược nói riêng. Đây cũng là vấn đề mà người viết hết sức quan tâm và tìm hiểu. 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng Việt ở lớp ghép Phạm vi nghiên cứu: Các trường ở miền núi, dân tộc thiểu số. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, người viết sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu về lí luận và thực tiễn dạy học ở miền núi theo phương pháp tiếp cận cá thể hóa học sinh. Đề xuất một số biện pháp để vận dụng phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học ở lớp ghép Thiết kế thể nghiệm giáo án một bài tiếng Việt cụ thể, trong đó có vận dụng các biện pháp trên để tiếp cận cá thể hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghien cứu để thực hiện đề tài này đạt kết quả và góp phần làm phong phú cho đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát, điều tra - Phương pháp thử nghiệm sư phạm - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh, diễn dịch, quy nạp 6. Cấu trúc tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có ba chương sau: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2 Cách tổ chức dạy học tiếng Việt ở lớp ghép theo phương pháp tiếp cận cá thể hóa Chương 3 Thử nghiệm sư phạm NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1 Cơ sở lý luận Lớp ghép được tổ chức ở những địa phương có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư phân tán, trẻ em ở độ tuổi đi học ở từng điểm dân cư ít. Lớp ghép là một hình thức tổ chức dạy học trong đó một giáo viên cùng một lúc phải dạy nhiều nhóm học sinh thuộc nhiều trình độ (còn gọi là “lớp con”) khác nhau trong cùng một phòng học. 1.1.1 Nhiệm vụ của lớp ghép Nằm trong hệ thống giáo dục, lớp ghép có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu môn học cũng như nội dung cơ bản của chương trình tiếng Việt hiện hành. Nhưng đặc điểm về mặt hình thức tổ chức dạy học ở lớp ghép đã tạo ra sự khác biệt về cấu trúc giờ học, sự khác biệt trong việc tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh trong lớp ghép so với lớp thường. Lớp ghép có những đặc điểm sau: 1.1.2 Đặc điểm của lớp ghép 1.1.2.1 Giáo viên cùng một lúc phải dạy học sinh thuộc nhiều lớp con khác nhau Trong điều kiện bình thường, mỗi giáo viên chỉ dạy một lớp. Mỗi học sinh trong lớp đó có cùng trình độ, hoặc là lớp 7 hoặc là lớp 8. Song ở lớp ghép, do điều kiện phòng học thiếu thốn hay học sinh mỗi trình độ không đủ để dạy riêng từng lớp vì vậy một giáo viên đồng thời phải dạy tối thiểu hai lớp và thậm chí có lúc đồng thời phải dạy tất cả các lớp, từ lớp 6 đến lớp 9 của bậc trung học cơ sở. Đây là một công việc rất khó khăn, vất vả đối với giáo viên, đồi hỏi ở họ một trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, khả năng tổ chức cao. Yêu cầu dặt ra là làm sao trong một lớp như vậy giáo viên đồng thời phải làm việc với hai đối tượng. Để đạt được mục đích và nhiệm vụ giảng dạy giáo viên chỉ còn cách là cho nhóm đối tượng này tự làm việc độc lập và nhóm đối tượng kia làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên và ngược lại. Điều đó đồng nhất với việc giáo viên đã tiếp cận được từng cá thể học sinh cũng như từng nhóm cá thể học sinh. 6 1.1.2.2 Học sinh nhất thiết phải tiến hành làm việc độc lập trong giờ học Như đã trình bày ở trên vì học sinh trong mỗi lớp ghép thuộc nhiều trình độ hiểu biết nên giáo viên rất khó có thể dạy chung một bài học. Nếu dạy chương trình sách giáo khoa lớp 6,7 thì học sinh lớp 8,9 vẫn tạm ổn nhưng nếu dạy chương trình sách giáo khoa lớp 8,9 trong khi đó trong lớp có học sinh lớp 6,7 thì nhóm học sinh này chưa đủ trình độ để tiếp thu. Vì vậy học sinh mỗi lớp con phải làm việc độc lập trong từng thời gian nhất định để giáo viên có thể làm việc với lớp con khác. Thực tiễn cho thấy, làm việc độc lập của học sinh là yếu tố quyết định hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học ở lớp ghép. Sự thành công của quá trình dạy học trực tiếp phụ thuộc vào năng lực của giáo viên trong việc tổ chức, điều khiển học sinh tiến hành làm việc độc lập. Học sinh làm việc độc lập là với sự hướng dẫn ban đầu của giáo viên mỗi học sinh thuộc nhóm đối tượng này phải tự chép, tự đọc bài học thuộc chương trình của mình để giáo viên có thời gian giảng bài, hướng dẫn cho nhóm học sinh khác. Sau khi hướng dẫn xong thì nhóm học sinh này lại tự làm việc độc lập để giáo viên quay lại nhóm bên kia để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và chỉnh sửa bài. Khi làm việc độc lập yêu cầu đặt ra cho từng nhóm học sinh rất cao, đòi hỏi phải thực sự yên lặng, nghiêm túc và nổ lực. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để lớp học đạt được hiệu quả cao. 1.1.2.3 Học sinh luân phiên thực hiện hoạt động độc lập và hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Trong khi học sinh lớp con này tiến hành công việc độc lập thì học sinh con khác lại được làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên và ngược lại [2; 47]. Cứ như thế hai quá trình - quá trình độc lập và quá trình làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên sẽ luôn phiên nhau trong suốt tiết học. Vì vậy, ta có sơ đồ làm việc ghép như sau: Lớp con A Lớp con B Làm việc độc lập Làm việc với giáo viên Làm việc với giáo viên Làm việc độc lập Làm việc độc lập Làm việc với giáo viên 7 Làm việc với giáo viên Làm việc độc lập Thời gian dành cho những công việc độc lập của mỗi học sinh lớp con này phụ thuộc vào thời gian cần thiết để giáo viên làm việc trực tiếp với học sinh lớp con khác nhau, tức là phụ thuộc vào nội dung hoạt động của giáo viên với lớp con khác, thường là 15 - 30 phút trong mỗi tiết học, tức là 25% - 75% trong mỗi tiết học. Những đặc điểm trên của lớp ghép sẽ quy định việc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học ở lớp ghép so với lớp thường. Như vậy, đặc điểm của giờ học ở lớp ghép là hoạt động độc lập của học sinh và tiếp cận cá thể hóa học sinh (nếu học sinh ít) và tiếp cận cá thể hóa tập thể học sinh (nếu học sinh tương đối nhiều). Do đó, tính hiệu quả của giờ học trực tiếp phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động độc lập này. Nguyên nhân chính của những thất bại trong giờ dạy ở lớp ghép là giáo viên không tổ chức và điều khiển được hoạt động độc lập của học sinh. 1.1.3 Mục đích của việc sử dụng phương pháp tiếp cận cá thể hóa Dạy học cũ là dạy học vì giáo viên, từ giáo viên, “người dạy trung tâm”. Dạy học mới là dạy học từ người học, bằng chính người học, “học sinh là trung tâm”. Bản chất của quá trình dạy học không còn là quá trình giáo dục đơn phương, từ ngoài mà là quá trình tổng hợp nhiều quá trình trong đó quá trình tự giáo dục phải là trung tâm. Tiếp cận cá thể hóa học sinh là giáo viên tiếp cận từng cá thể học sinh cũng như từng nhóm học sinh. Việc tiếp cận riêng biệt từng học sinh và nhóm học sinh cụ thể sẽ giúp cho quá trình truyền đạt tri thức được tốt hơn cũng như quá trình tiếp thụ tri thức sẽ dễ dàng hơn vì khi thâm nhập vào từng đối tượng học sinh giáo viên sẽ nắm bắt kĩ hơn trình độ, mức độ hiểu biết cũng như những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, còn học sinh khi được giáo viên quan tâm, chăm sóc, chú ý đến nhiều trong việc giảng giải, hướng dẫn bài học thì sẽ hiểu được nhiều hơn, kĩ hơn, giải quyết được những điều vướng mắt khó hiểu, 8 đồng thời tăng thêm động lực học tập cho học sinh. Như vậy, mục đích việc tiếp cận cá thể hóa học sinh và tập thể học sinh là: - Học sinh có thể tự lựa chọn hoạt động theo kế hoạch đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước - Nhờ có sự hướng dẫn, định hướng trước của giáo viên nên khi đã hiểu bài và bắt tay vào công việc học sinh ít bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc”, không bị gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, học sinh cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc - Nhờ tiếp cận, học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên. Học sinh được tự do chọn lựa và hoạt động trong một môi trường được chuẩn bị kỹ càng, phù hợp với khả năng và giai đoạn phát triển, nên sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình tổ chức dạy học theo phương án ghép lớp ở miền núi hiện nay Lớp học ghép là một thực tế diễn ra ở nhiều điểm trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn trong nước. Hầu hết các vùng khó khăn của các tỉnh trong nước ta đều có hình thức tổ chức dạy học theo phương án ghép lớp. Nhất là các tỉnh ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Riêng ở tỉnh Nghệ An, Theo thống kê của Sở GD - ĐT, hiện nay, cả tỉnh có đến 290 lớp ghép với hơn 3.100 em, chủ yếu là ở các vùng đặc biệt khó khăn của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Trong số các huyện vùng cao của tỉnh, Kỳ Sơn là địa phương có nhiều lớp ghép nhất với 126 (cả Tiểu học và Trung học cơ sở). Những lớp ghép được mở đến tận các bản làng đã tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh ở những vùng xa xôi, hẻo lánh cách điểm trường chính hàng chục km đều có thể được tới trường học chữ. 9 Thừa Thiên Huế số lượng lớp ghép cũng chiếm số lượng không ít, nhất là các huyện Nam Đông, A Lưới và các trường có học sinh dân tộc nội trú ở Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc. Các tỉnh ở Tây Nguyên số lượng lớp ghép ở nhiều điểm trường chiếm số lượng rất nhiều, nhất là các vùng cao, khu công nghiệp, có nhiều lao động nhập cư không ổn định, việc tập trung trẻ để phân lớp theo độ tuổi và duy trì trẻ đi học chuyên cần rất khó khăn do địa bàn rộng, còn nhiều điểm lẻ và phương pháp lớp ghép 2 - 3 độ tuổi ( ví dụ lớp 6 ghép với lớp 8, 9), thôn bản cách xa nhau là một hình thức phổ biến. Trong đó phải kể đến các tỉnh như: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông An Giang, Kiên Giang với số lượng học sinh: 13.482 em. Năm học 2010-2011 các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình với số lượng học sinh: 23.464 em. Năm học 2011- 2012 nâng tổng số học sinh khoảng 38.600 em Mặc dù, chất lượng của lớp ghép không bằng lớp đơn nhưng đây là giải pháp tình thế hợp lí đối với vùng miền núi dân tộc có ít học sinh, đường sá đi lại khó khăn. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các cấp ngành, của cộng đồng và của thầy cô giáo, chất lượng giáo dục vùng miền núi, dân tộc ngày càng được nâng lên. Nhiều học sinh miền núi, dân tộc đậu Đại Học với số điểm cao, trong đó có cả những học sinh từ những lớp học ghép của các giáo viên cắm bản. Tuy rằng, lớp ghép không phải là loại hình lớp học phù hợp với giáo dục hiện đại nhưng đối với các huyện vùng cao, việc xóa các lớp ghép, các lớp cắm bản là bất khả kháng trong khi hầu hết các điểm trường lẻ đều trong tình trạng “3 thiếu”: Thiếu lớp học, thiếu giáo viên và thiếu cả học sinh để mở lớp đơn cho từng trình độ. Vì vậy, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục lớp ghép, hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. 1.2.2 Tính phổ biến của việc sử dụng phương pháp tiếp cận cá thể hóa 10 [...]... hành dạy học tiếng Việt Phương pháp dạy học tiếng Việt gồm ba bộ phận chính: dạy học tiếng Việt cho người bản ngữ (dạy cho người Việt) , dạy học tiếng Việt cho người dân tộc và dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài Ba bộ phận này cùng dạy tiếng Việt Song giữa chúng có nhiều điểm khác nhau cơ bản so với phương pháp dạy học tiếng Việt cho người bản ngữ Khi dạy tiếng Việt cho người bản ngữ, ta tiếp xúc... hình thành những thói quen ngôn ngữ mới 13 CHƯƠNG 2 CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở LỚP GHÉP THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁ THỂ HÓA 2.1 Các yêu cầu của phương pháp tiếp cận cá thể hóa 2.1.1 Yêu cầu về tài liệu dạy học Hiện nay, ở các vùng có lớp ghép, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương mà các sở giáo dục và đào tạo có thể chọn để thực hiện một trong ba bộ chương trình, ứng với nó là ba bộ sách... pháp tiếp cận cá thể hóa Việc tổ chức dạy lớp ghép cần dựa vào các kết quả nghiên cứu về hoạt động tự học của học sinh Liên quan đến phương pháp dạy lớp ghép có một loạt những nghiên cứu về vấn đề phát triển tính độc lập làm việc của học sinh, tổ chức làm việc theo nhóm ở trong lớp và ngoài trời, phương pháp tiếp cận cá thể trong giờ học, sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong giờ học, phương pháp tự... phát các cơ sở sau đây: - Mục đích của việc dạy học tiếng Việt trong các trường dân tộc Mục đích này chi phối toàn bộ hoạt động dạy và học của các thầy giáo và học sinh nhằm đạt yêu cầu đề ra Bởi vậy, mục đích dạy học tiếng Việt phải là một trong những cơ sở của hàng đầu - Các quy luật chi phối quá trình dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Dạy học tiếng Việt là một khoa học cụ thể Bản chất của tiếng. .. chức dạy học tiếng Việt ở lớp ghép Mặt khác, do đặc điểm của mình mà ở các lớp ghép cần phải có sự điều chỉnh các tài liệu dạy học cho phù hợp Tài liệu dạy học ở lớp ghép hướng đến xoá bỏ sự tuỳ tiện và đơn điệu của các nhiệm vụ và bài tập, hướng đến dạy các thủ pháp hoạt động tư duy, nâng cao hiệu quả hoạt động trí tuệ của học sinh Chính vì vậy cũng như tài liệu dạy học nói chung, tài liệu dạy học tiếng. .. trở thành học sinh giỏi môn tiếng Việt để bồi dưỡng Thứ nhất, tổ chức cho học sinh học nhóm, học cá nhân Trong dạy học ghép lớp có thể cho học sinh học bài, làm bài, trao đổi, thảo luận theo nhóm Hình thức học bài theo nhóm có ưu thế là buộc học sinh phải tự làm việc hoặc cùng nhau làm việc, tạo cho các em tự tin, mạnh dạn Hơn thế, trong dạy học ở lớp ghép việc tổ chức cho học sinh học nhóm, học cá. .. diện ra được thể loại Đến với thơ không giống với tự sự hay kịch Đến với văn học dân gian không hoàn toàn giống văn học viết Văn học hiện đại và trung đại có những đặc trưng thi pháp riêng thì về bên dạy học tiếng việt cũng có những cách tiếp cận riêng theo các phân môn những một cách tiếp cận không thể không thiếu đó là tiếp cận theo hướng cá thể hóa Như ta đã biết, phương pháp dạy học tiếng Việt nhằm... tạo 2.3.2 Phương án ghép cùng một phân môn Ghép khác phân môn là các lớp con trong lớp ghép cùng học một phân môn như tập đọc, chính tả, tập viết, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn Trong các lớp ghép này, giáo viên có thể sử dụng một bài dạy cho tất cả lớp con hoặc mỗi lớp con dạy một bài riêng Ví dụ ghép hai nhóm lớp 6 và lớp 8 trong cùng một lớp: Cả hai lớp con này có thể học chung bài câu ghép Lúc này... định các em đã giải bài tập ra sao, các em đã tiếp nhận tác phẩm như thế nào Một phương pháp rất hữu hiệu trong việc phát hiện học sinh giỏi tiếng Việt ở lớp ghép là: giả sử trong một lớp ghép có hình thức ghép lớp 2 đến 3 đội tuổi như ghép lớp 6 với lớp 9 Để phát hiện khả năng ngôn ngữ cũng như năng lực trình độ của các em học sinh thì giáo viên cho các em lớp 6 các bài học và nhiệm vụ bài tập của các... Tơ-nưng, ), các gương thiếu niên dũng cảm (Kim Đồng, Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc, ) là những đồ dùng dạy học không thể thiếu để dạy học ở các lớp ghép Các tranh ảnh này giúp cho học sinh tiếp thu nghĩa của các từ ngữ, nội dung các bài tập đọc, kể chuyện một cách sinh động cụ thể Thứ hai, sử dụng sơ đồ, lược đồ, bảng tóm tắt, bảng hệ thống hóa để dạy tiếng Việt Trong các tiết dạy ngữ pháp, các sơ đồ, . mới. 13 CHƯƠNG 2 CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở LỚP GHÉP THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁ THỂ HÓA 2.1 Các yêu cầu của phương pháp tiếp cận cá thể hóa 2.1.1 Yêu cầu về tài liệu dạy học Hiện nay, ở các vùng. theo phương pháp tiếp cận cá thể hóa còn có các công trình: G.F.Xuvôrôva - Hoàn thiện việc dạy học ở các lớp ghép tiểu học – NXBGD, 1980 (tiếng Nga); Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học. qua các năm, trong đó đặt biệt là các tài liệu phù hợp giải pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học ở lớp ghép: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép năm 2009. Các chuyên đề lớp ghép, Các

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan