Phương án ghép cùng một phân môn

Một phần của tài liệu phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng việt ở lớp ghép (Trang 35)

Ghép khác phân môn là các lớp con trong lớp ghép cùng học một phân môn như tập đọc, chính tả, tập viết, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn.

Trong các lớp ghép này, giáo viên có thể sử dụng một bài dạy cho tất cả lớp con hoặc mỗi lớp con dạy một bài riêng. Ví dụ ghép hai nhóm lớp 6 và lớp 8 trong cùng một lớp: Cả hai lớp con này có thể học chung bài câu ghép. Lúc này sẽ dùng một bài câu ghép dạy chung cho hai lớp con nhưng nhóm lớp 6 sẽ dừng lại ở mức độ lý thuyết và đặc điểm của câu ghép còn lớp 8 sẽ học tiếp phần các kiểu câu ghép và đi vào phần hành cụ thể . Hoặc cũng có thể dùng hai bài câu ghép dạy riêng dạy riêng, ví dụ: tuần ba dạy phần lý thuyết cho nhóm

lớp 6 và dạy phần thực hành cho nhóm lớp 8. Tuần thứ tư dạy phần thực hành cho nhóm lớp 6 và dạy phần lý thuyết về dấu ngoặc kép cho nhóm lớp 8.

Giáo viên cùng thiết kế sao cho lớp con nào cũng được hoạt động, tiếp nhận kiến thức mới và luyện tập. Dưới đây là gợi ý thiết kế bài dạy cho lớp ghép hai trình độ cùng phân môn học từ ngữ, ngữ pháp ở lớp 6, lớp 8.

Lớp con A (Nhóm lớp 6) Lớp con B (nhóm lớp8)

- Học sinh làm bài tập củng cố kiến thức từ ngữ, ngữ pháp đã học

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới trong sách giáo khoa

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới trong sách giáo khoa

- Học sinh làm bài tập ứng dụng kiến thức đã học (trong phiếu hoặc vở bài tập)

-Học sinh làm bài tập ứng dụng kiến thức đã học (trong phiếu hoặc vở bài tập)

- Giáo viên chữa bài tập, nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chữa bài tập nhận xét, đánh giá

- Học sinh ghi vào vở bài tập, chữa bài tập trong phiếu hoặc vở.

Một phần của tài liệu phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng việt ở lớp ghép (Trang 35)