0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đánh giá kết quả thử nghiệm 1 Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁ THỂ HÓA TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở LỚP GHÉP (Trang 50 -50 )

- Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh tai yến

3.4 Đánh giá kết quả thử nghiệm 1 Kết quả thử nghiệm

3.4.1 Kết quả thử nghiệm Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Học sinh thử nghiệm Lớp 6 0 0 0 0 1 0 2 1 1 2 2 Lớp 7 0 0 0 1 0 0 1 1 2 1 2 Học sinh đối chứng 0 0 2 4 4 3 3 4 1 2 1 3.4.2 Đánh giá xếp loại

Xloại Kém Yếu TBình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL % SL % HS thử nghiệm 0 0 1 11,1 2 22,2 2 22,2 4 44,5 0 0 1 12,5 1 12,5 3 37,5 3 37,5 HS đối chứng 2 8,4 8 33,3 6 25 5 20,8 3 12,5 3.4.3 Nhận xét

Qua bảng kết quả thử nghiệm và đánh giá xếp loại ta có thể rút ra những nhận xét và đánh giá như sau:

Đối với lớp thử nghiệm, khi áp dụng phương pháp tiếp cận cá thể hóa vào quá trình dạy học ta thấy tỉ lệ học sinh yếu kém thấp và giảm về số lần, trong khi đó học sinh trung bình, khá, giỏi đạt tỉ lệ cao và tăng lên rất nhiều lần

Đối với lớp không thử nghiệm để làm đối chứng cho thử nghiệm ta nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao nhưng số lượng học sinh khá, giỏi vẫn không cao lắm.

Như vậy, việc áp dụng phương pháp tiếp tiếp cận cá thể hóa trong dạy học tiếng Việt ở lớp ghép đã thực sự đem lại hiệu quả cao. Điều đó cho thấy, phương pháp mà người viết đang quan tâm và nghiên cứu là một phương pháp tích cực và có nhiều ưu điểm. Với tính cực đó, trong dạy học các môn học nói

chung và môn tiếng Việt nói riêng, trong dạy học nói chung và dạy học lớp ghép nói riêng phải đẩy mạnh việc áp dụng và tăng cường thực hiện những biện pháp mà người viết đã trình bày ở phần nội dung để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp và chất lượng dạy học tiếng Việt trong nhà trường.

KẾT LUẬN

Tiếng Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở các trường Tiểu học, THCS, THPT theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho các em năng lực sử dụng tiếng Việt văn hóa để suy nghĩ, giao tiếp và học tập.

Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc là một quá trình phức tạp, lâu dài. Các phương pháp, phương tiện dạy học cần phải được áp dụng linh hoạt phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh. Một trong những phương pháp quân trọng hàng đàu của dạy học tiếng Việt ở lớp ghép là phương pháp tiếp cận cá thể hóa. Dạy học theo hướng cá thể hóa là dạy theo năng lực cả từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em học tập tốt hơn, phát hiện hết năng lực của mình. Dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều. Đặc biệt là lớp ghép

Dạy học theo hướng cá thể hóa đang được thử nghiệm và áp dụng tại tất cả các trường trong những năm gần đây. Nhưng làm thế nào để có một giờ dạy có hiệu quả cao khi vận dụng phương pháp đổi mới này? Trong đó không thể không kể đến vai trò tổ chức của giáo viên và sự nổ lực của học sinh. Trước hết giáo viên phải biết sử dụng kênh hình một cách linh hoạt và hiệu quả; tranh, ảnh, mô hình được đưa vào tiết dạy làm cho không gian lớp học phong phú sắc màu hơn. Yêu cầu đặt ra của giáo viên là có sự đầu tư kĩ lưỡng chu đáo ngay từ khi nhận lớp và chuẩn bị bài; phải biết nắm chắc năng lực tiếp thu, trình độ kiến thức của từng học sinh để động viên những em học yếu, bồi dưỡng những em học giỏi. Còn học sinh phải không ngừng hoạt động độc lập, củng cố và rèn luyện các khái niệm, quy tắc, kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Viêt.

Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận cá thể hóa là hoạt động phù hợp với dạy học tiếng Việt ở lớp ghép của các trường dân tộc miền núi. Để việc dạy học tiếng Việt ở miền núi đạt hiệu quả cao phải thường xuyên và không ngừng áp dụng phương pháp này.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁ THỂ HÓA TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở LỚP GHÉP (Trang 50 -50 )

×