1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính

97 732 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 7,87 MB

Nội dung

Muốn đạt được điều đó con người phải cóphương pháp và năng lực tự học suốt đời đồng thời phải biết sử dụng những phươngtiện mới, hiện đại trong việc nâng cao tri thức cho bản thân.Đổi mớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ NHƯ NGUYỆN

HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ

VẬT LÍ 10 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ

CỦA MÁY VI TÍNH

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ

Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS LÊ CÔNG TRIÊM

Huế, năm 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bốtrong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Lê Thị Như Nguyện

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giáo Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo Tổ Vật lí trường THCS & THPT HÀ TRUNG đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nhà giáo Ưu tú, PGS.TS Lê Công Triêm - người đã tận tình hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tác giả hoàn thành luận văn này.

Huế, tháng 9 năm 2013 Tác giả

Lê Thị Như Nguyện

iii

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ 4

MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

4 Giả thuyết khoa học 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Đối tượng nghiên cứu 9

7 Phương pháp nghiên cứu 9

8 Giới hạn đề tài 9

9 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH 9

PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ 9

CỦA MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10

1.1 Khái niệm tự học 10

1.2 Phương pháp tự học 12

1.3 Năng lực tự học 13

1.4 Kĩ năng tự học 15

1.5 Các biện pháp hình thành phương pháp tự học cho học sinh 18

1.5.1 Xây dựng động cơ hứng thú học tập cho người học 18

1.5.2 Xây dựng kế hoạch tự học 19

1.5.3 Tăng cường làm việc với sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn tự học 19

1.5.4 Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt 20

1.5.5 Nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học 20

1.5.6 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 21

1.5.7 Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại 21

1.5.8 Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học 22

1.6 Sự hỗ trợ của máy vi tính trong việc hình thành phương pháp tự học cho học sinh.22 1.6.1 Máy vi tính hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động dạy học, hỗ trợ quá trình tự học giáp mặt 22

1.6.2 Máy vi tính hỗ trợ việc hình thành kĩ năng thu thập dữ liệu 23

1.6.3 Máy vi tính hỗ trợ việc tổ chức tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú tự học cho học sinh 24

1.6.4 Máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng sơ đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng tóm tắt, ôn tập 25 1.7 Xây dựng tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính 27

1.7.1 Lập sơ đồ tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính 28

1.7.2 Xác định các phương tiện tổ chức dạy học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính 29

1.8 Kết luận chương 1 30

Trang 5

CHƯƠNG 2 HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC 30

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ 30

VẬT LÍ 10 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 30

2.1 Đặc điểm và cấu trúc chương Chất khí 31

2.2 Một số biện pháp dạy học theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương Chất khí với sự hỗ trợ của máy vi tính 32

2.2.1 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong khâu mở đầu 32

2.2.2 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới 34

2.2.3 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong khâu vận dụng, củng cố 36

2.2.4 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh khi tự học ở nhà 38

2.3 Tiến trình dạy học một số bài chương Chất khí 39

2.4 Hệ thống giáo án chương Chất khí được thiết kế theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính 43

Bài 31 PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG 54

2.5 Kết luận chương 2 61

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 63

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 63

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 63

3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 63

3.2.1 Chọn mẫu thực nghiệm 63

3.2.2 Các bài kiểm tra 64

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 64

3.3.1 Kết quả định tính 64

3.3.2 Kết quả định lượng 66

3.3.3 Kiểm định giả thuyết thống kê 69

3.4 Kết luận chương 3 70

KẾT LUẬN 70

1 Những kết quả đã đạt được 70

2 Một số kiến nghị 72

Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở trường THPT có hiệu quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau: 72

3 Hướng phát triển của luận văn 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng

GV : Giáo viên

HS : Học sinhMVT : Máy vi tínhPPDH : Phương pháp dạy họcPTDH : Phương tiện dạy học

TN : Thí nghiệmTNg : Thực nghiệmTNSP : Thực nghiệm sư phạmTHPT : Trung học phổ thông

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Trang

Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 66

Bảng 3.2 Bảng phân phối tần suất 66

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất tích lũy 67

Bảng 3.4 Bảng phân loại theo học lực 68

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tham số 69

Hình ảnh sơ đồ tư duy 25

Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm 67

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trang 8

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, bùng nổ thông tin như hiệnnay, người lao động muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có trình độ và vốn trithức được cập nhật thường xuyên Muốn đạt được điều đó con người phải cóphương pháp và năng lực tự học suốt đời đồng thời phải biết sử dụng những phươngtiện mới, hiện đại trong việc nâng cao tri thức cho bản thân.

Đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những mục tiêu lớn đượcngành giáo dục và đào tạo đặt ra và là một mục tiêu chính đã được nghị quyết trung

ương 2, khóa VIII chỉ rõ : “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo.

Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [8].

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 , mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và

hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp thu tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học; tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực cho mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập ” [2].

Chỉ thị 29/2001/CT – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục – Đào tạo vềviệc tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục

giai đoạn hiện nay: “Đổi mới giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động

mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập” Mặt khác, giáo dục

và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin thông qua nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin” [1].

Tự học là hoạt động tất yếu gắn liền với quá trình học tập, nhưng thái độ, kĩnăng, phương pháp tự học của mỗi người là khác nhau Vì vậy việc hình thànhphương pháp tự học cho HS là rất quan trọng và cần thiết Tự học không nhữnggiúp HS không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên

Trang 9

ghế nhà trường, mà còn trang bị cho HS năng lực, hứng thú, thói quen, có phươngpháp tự học thường xuyên và suốt đời Qua đó giúp HS rèn luyện đức tính tự lập, ítphụ thuộc vào người khác Từ đó chất lượng học tập của học sinh sẽ được đánh giáthực chất hơn

Chính vì lẽ đó mà giáo dục không ngừng đổi mới, hiện đại hóa về mục tiêu,nội dung và PPDH Một xu hướng được nhiều nước quan tâm đó là MVT với tưcách là một PTDH hiện đại sẽ được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và họccủa tất cả các môn MVT ngày càng tỏ ra ưu việt ở những chỗ mà không mộtphương tiện truyền thống nào trước đây có thể giải quyết được Nhờ khả năng tươngtác cao, sự tích hợp của nhiều khả năng khác mà MVT có được những đặc trưng mới

về chất so với các PTDH trước đó Xu thế dạy học với sự hỗ trợ của MVT là mộttrong những biện pháp cơ bản để đổi mới PPDH, góp phần bồi dưỡng và hình thànhphương pháp tự học cho HS, nâng cao chất lượng dạy học

Thực tế hiện nay đa số HS còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, chưabiết cách chủ động tự học, coi việc học là sự bắt buộc và giải quyết nó một cách đối phó

Giải quyết các mâu thuẫn trên là yêu cầu cấp thiết trong tiến trình đổi mớigiáo dục phổ thông hiện nay, trong đó cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp họctập cho HS mà cốt lõi là phương pháp tự học Nếu người học được bồi dưỡng, rènluyện phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nâng lên và về lâudài sẽ trang bị cho họ phương pháp, năng lực học tập suốt đời [3]

Trong thời gian qua việc sử dụng MVT vào dạy học đã được áp dụng ngàycàng nhiều Tuy nhiên vấn đề hình thành phương pháp tự học cho HS với sự hỗ trợcủa MVT ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều Ưu điểm củaMVT vẫn chưa được khai thác triệt để, thông thường chỉ được dùng trong việc trìnhchiếu bài giảng hay để HS quan sát các hình ảnh rõ hơn nên hiệu quả vẫn chưa cao

Đối với chương Chất khí, nếu GV chỉ dạy theo kiểu diễn giảng để truyền đạtkiến thức thì hiệu quả dạy học sẽ không cao TN được GV mô tả bằng lời sẽ khiếncho hiện tượng càng thêm trừu tượng, còn nếu TN được thực hiện thì có khi khôngcho kết quả rõ ràng và khó để HS cả lớp quan sát Với sự hỗ trợ của MVT, GV có

Trang 10

thể làm cho các hình ảnh sinh động, các TN được phóng to lên để HS quan sát dễdàng, từ đó kích thích hứng thú học tập cho HS.

Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Hình thành phương pháp tự

học cho học sinh trong dạy học chương Chất khí vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính” với mong muốn xây dựng một số biện pháp hình thành phương

pháp tự học cho HS Hi vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới PPDHtrong giai đoạn hiện nay

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vấn đề tự học là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nhiều côngtrình đăng trên tạp chí giáo dục của các tác giả như : Lê Công Triêm, Thái DuyTuyên, Nguyễn Cảnh Toàn đã xây dựng cơ sở lí luận và đề xuất một số biện pháp

về việc bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng tự học cũng như việc ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đề tài luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường THPTthông qua các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh” của Nguyễn ThịThiên Nga đã góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về tự học và nghiên cứu đềxuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học qua việc tổ chức các hoạt động

tự học của HS Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu sử dụng các PTDH và ứngdụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học Đề tài : “Nghiên cứu sử dụng bài tậpvật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong dạy học phần Dòng điệnkhông đổi vật lí 11 THPT” của Nguyễn Phú Đồng đã đề cập đến việc sử dụng bàitập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Về việc sử dụng TN vàphiếu học tập vào dạy học để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS có các đề tài

“Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho họcsinh trong dạy học chương Điện tích – Điện trường và Dòng điện không đổi vật lí

11 nâng cao THPT” của Nguyễn Tương Thảo Uyên và “Bồi dưỡng năng lực tự họccho học sinh qua phiếu học tập trong dạy học phần Quang hình học vật lí 11 nângcao THPT” của Hà Thế Nhân

Bên cạnh đó có nhiều đề tài nghiên cứu về khả năng ứng dụng của MVTtrong dạy học vật lí như: “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học cho

Trang 11

chương trình động học và động lực học lớp 10 phổ thông trung học” của Phan GiaAnh Vũ, đề tài đã nghiên cứu khai thác phần mềm Pakma trong các TN cũng nhưtrong các quá trình xây dựng mô hình về động học và động lực học; Vương ĐìnhThắng với đề tài “Nghiên cứu sử dụng MVT với multimedia thông qua việc xâydựng và khai thác website dạy học môn vật lí 6 ở trường trung học cơ sở”.

Những công trình trên cho thấy việc sử dụng các PTDH trong việc bồi dưỡngnăng lực tự học đã góp phần tăng tính tích cực, chủ động của HS trong quá trìnhdạy học

Tuy nhiên các đề tài chỉ tập trung nghiên cứu riêng rẽ, chưa có sự kết hợpgiữa việc hình thành phương pháp tự học và việc ứng dụng các PTDH nói chung vàMVT nói riêng Vì vậy nghiên cứu việc hỗ trợ của MVT trong việc hình thànhphương pháp tự học cho HS là rất cần thiết

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất được một số biện pháp và xây dựng được tiến trình dạy học theohướng hình thành phương pháp tự học cho HS trong dạy học chương Chất khí Vật lí

10 THPT với sự hỗ trợ của MVT

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một số biện pháp, tiến trình dạy học theo hướng hìnhthành phương pháp tự học với sự hỗ trợ của MVT và vận dụng chúng vào dạy họcchương Chất khí thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, say mê tìm tòi, học hỏi của

HS, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hình thành phương pháp tự học cho HStrong dạy học vật lí ở trường phổ thông

- Nghiên cứu khả năng hỗ trợ của MVT trong việc hình thành phương pháp

tự học cho HS trong dạy học chương Chất khí vật lí 10 THPT

- Thiết kế một số giáo án chương Chất khí vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ củaMVT theo hướng hình thành phương pháp tự học cho HS

- Tiến hành TNSP ở trường phổ thông để đánh giá kết quả nghiên cứu và rút

ra kết luận

Trang 12

6 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy học chương Chất khí vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của MVT

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với cácchỉ thị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ở trườngphổ thông

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề tự học

+ Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa vật lí 10 THPT chương Chất khí

- Phương pháp TNSP

Tiến hành TNSP ở trường THPT có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của đề tài

- Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí các kết quả TNSP nhằm kiểmđịnh giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đốitượng (TNg và ĐC)

8 Giới hạn đề tài

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việchình thành phương pháp tự học cho HS trong dạy học chương Chất khí vật lí 10THPT với sự hỗ trợ của MVT

9 Cấu trúc luận văn

KẾT LUẬN

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH

PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ

Trang 13

CỦA MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

1.1 Khái niệm tự học

Khái niệm về tự học (Selt Directed learning – SDL) bắt nguồn từ việc giáodục cho người trưởng thành, là một giải pháp thực hiện bởi học viên người lớn ởtiểu học và trung học Hiện nay, việc định nghĩa về tự học đã có nhiều thay đổinhưng tựu trung lại có một số quan điểm sau:

Theo Bolhuis và Garrison, tự học là sự tích hợp của việc tự quản lí với tựkiểm soát của người học, đó là quá trình mà người học tự theo dõi, đánh giá và điềuchỉnh chiến lược nhận thức của mình Người học là chủ thể trong sự hợp tác chặtchẽ của GV và các bạn học cùng lớp [9]

Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn thì tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sửdụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi

cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vựchiểu biết mới nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [22]

Nguyễn Kỳ cho rằng tự học nghĩa là người học tích cực chủ động tự mìnhtìm ra bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn,học thầy và học mọi người Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí củangười tự nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra để nhận biếtvấn đề, thu thập xử lí thông tin cũ, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, thửnghiệm các giải pháp [16]

Theo Lưu Xuân Mới, tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhânnhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tiến hành

ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa

Trang 14

dưới sự điều khiển trực tiếp của GV, trong trường hợp này GV là người giữ vai trò

tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức HS là chủ thể của quá trình nhận thức, họphải phát huy mọi chức năng tâm lí của cá nhân, phải tiến hành các hoạt động nhậnthức để lĩnh hội tri thức dựa vào sự hướng dẫn của GV Khi không có GV trực tiếpđiều khiển, hướng dẫn, HS phải biết tự mình sắp xếp, vạch kế hoạch, tận dụng tối

đa các điều kiện học tập, nhất là năng lực chủ động của bản thân để tìm hiểu, ôn tập,củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn thiện tri thức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ họctập mà GV đã giao đồng thời lĩnh hội và khắc sâu kiến thức mới

Đối với người học nói chung và đối với HS nói riêng thì tự học có vai trò rấtquan trọng, tự học là chìa khóa tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm họcsuốt đời, xã hội học tập [23] Tự học là phương châm cơ bản, là mục tiêu chiến lượccủa giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung [18]:

- Tự học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiến thức

và hiệu quả học tập

Khi tự học, người học phải vận dụng các năng lực trí tuệ tới mức tối đa để tựmình giải quyết vấn đề Điều này đòi hỏi người học tự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ,động não từ đó tạo điều kiện cho việc thấu hiểu kiến thức sâu sắc hơn Lê-nin đãviết: “Không có sự lao động tự lực thì không thể tìm thấy chân lí trong bất kì vấn đề

hệ trọng nào và ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra sự thật được”

- Tự học là nội lực của người học, đóng vai trò cốt lõi của hoạt động học

Như đã nói, kết quả của tự học bao giờ cũng là sự chiếm lĩnh kiến thức, biếnkiến thức chung của nhân loại thành kiến thức riêng của mình Người biết tự học làngười có khả năng thu thập và xử lí thông tin, biết vận dụng thông tin và biết tựkiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của mình Vì thế, người biết tự học là người cókhả năng tự giải quyết vấn đề tốt, có khả năng tự làm giàu kiến thức cho mình

Trang 15

- Tự học góp phần rèn luyện kĩ năng, cách học

Khi tự học, các thao tác tư duy và thao tác chân tay được lặp đi lặp lại nhiềulần góp phần hình thành kĩ năng, phương pháp học cho người học Tự học là cốt lõicủa cách học Bác Hồ đã từng nói: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt”

- Tự học có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy

Khi tự học, người học phải sử dụng các thao tác tư duy để giải quyết vấn đề,

vì thế tư duy được rèn luyện một cách thường xuyên Các nhiệm vụ đặt ra ngàycàng cao cùng với lượng kiến thức, kĩ năng, năng lực thu được ngày càng nhiều sẽgóp phần nâng cao dần khả năng tư duy của HS

- Tự học có vai trò to lớn trong sự sinh tồn của mỗi người

Ngày nay nguồn cung cấp thông tin rất đa dạng và phong phú, từ sách, mạnginternet, băng, đĩa CD nên nếu có kĩ năng tự học tốt thì sẽ tận dụng được nguồnthông tin phong phú, đa dạng đó trong việc thu nhận kiến thức cho mỗi cá nhân.Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, tự học có vai trò quan trọng hơn baogiờ hết, tự học là điều kiện quyết định sự thành công của mỗi người Một triết gia đãtừng nói: “Anh đang tư duy nghĩa là anh đang tồn tại” Vì thế con người muốn tồntại đúng nghĩa thì phải tự học, tự học là tự cứu lấy mình

1.2 Phương pháp tự học

Để hoạt động tự học đạt hiệu quả cao, người học phải có phương pháp tự học

Tự học không có nghĩa là chỉ là việc học ở nhà, việc tự học có phương phápphải bắt đầu từ trên lớp học Không thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà.Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõimột cách không thụ động, biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu rõ đểthầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng

Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc HS có nhiều thời giờsuy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suynghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong

bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác

Hồ luôn luôn nhắc nhở Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theoyêu cầu của từng bài giảng

Trang 16

Việc HS giúp đỡ nhau trong học tập cũng rất quan trọng GV có thể phânchia cho HS giỏi ngồi gần HS yếu hơn để các em có thể tương trợ nhau trong họctập Đây là một cách phát động quần chúng HS cùng chung sức với thầy giáo vànhà trường giải quyết vấn đề chất lượng HS kém học bạn, hỏi bạn cũng dễ dàng,thoải mái hơn do đó dễ tiến bộ HS giỏi giúp đỡ bạn thì tự mình cũng giỏi thêm.

Như vậy có nhiều cách tự học khác nhau như [18]

- Tự học giáp mặt: Những hoạt động như nghe giảng, ghi chép bài, thảo luận

nhóm, làm việc với sách, làm thí nghiệm, quan sát của HS, được HS thực hiệnmột cách chủ động, tích cực thì đều được gọi là hoạt động tự học, hoạt động nàydiễn ra ngay trong quá trình dạy học với sự điều khiển trực tiếp của GV đứng lớpnên gọi là tự học giáp mặt

- Tự học không giáp mặt: Đó là sự tự học không có sự điều khiển trực tiếp

của người GV mà do HS tự mình độc lập tiến hành với sự hỗ trợ của các phươngtiện học tập để tự mình chiếm lĩnh tri thức và tự mình đạt được các mục đích, nhiệm

vụ học tập Tự học loại này có thể tồn tại ở ba mức

+ Tự học mức cao: Người học tự học qua sách, qua các phương tiện thông

tin Người học tự học tập một cách độc lập hoàn toàn

+ Tự học với sự hướng dẫn (hay điều khiển từ xa): Người học có sách giáo

khoa, có các tài liệu hướng dẫn học tập hay có sự hướng dẫn thông qua các phươngtiện thông tin như băng ghi hình, ghi tiếng, ti-vi, mạng internet, các phần mềm dạyhọc Sự hướng dẫn tự học chủ yếu là sự hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh trithức, hướng dẫn phương pháp học tập, hướng dẫn tra cứu, hướng dẫn thí nghiệm.Dưới sự hướng dẫn từ xa ấy, người học tự mình tiến hành các hành động học tập đểhoàn thành các nhiệm vụ học tập Hiện nay hình thức tự học này rất được khuyếnkhích nhưng chất lượng của nó là vấn đề cần quan tâm

+ Tự học có sự hướng dẫn trên lớp của thầy: HS nhận nhiệm vụ và tự học ở

nhà để tự mình hoàn thành các nhiệm vụ học tập Có thể gọi hình thức này là tự học

có hướng dẫn hay tự học sau giờ lên lớp

Trang 17

Theo PGS.TS Lê Công Triêm thì năng lực tự học là khả năng tự mình tìmtòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chấtlượng cao Năng lực tự học của người học bao gồm các nhóm sau [9], [23]:

- Nhóm năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề

Năng lực này đòi hỏi người học phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, sosánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ

sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫnxung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lícần phải khơi thông, khám phá, làm sáng rõ

- Nhóm năng lực giải quyết vấn đề

Bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập

kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, tiếp nhận và xử lí thông tin; đềxuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận Kĩ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụnhận thức đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho người học phương pháp tự học

- Nhóm năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con

đường, giải pháp, biện pháp ) từ quá trình giải quyết vấn đề

Đây là một năng lực quan trọng cần cho người học đạt đến những kết luậnđúng của quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hộisau khi giải quyết vấn đề sẽ có được một khi chính bản thân người học có năng lựcnày Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hìnhthành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết)

- Nhóm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến

thức mới)

Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trongthực tiễn cuộc sống, hoặc là người học vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cảitạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khámphá, thu nhận thêm kiến thức mới Điều đó đòi hỏi người học phải có năng lực vậndụng kiến thức

Trang 18

- Nhóm năng lực đánh giá và tự đánh giá

Trong dạy học tập trung vào người học đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội vàkhuyến khích người học đánh giá và tự đánh giá Có như vậy thì người học mớidám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới,cái hợp lí, cái hiệu quả hơn Năng lực đánh giá và tự đánh giá giúp người học xácđịnh chính xác điểm mạnh, yếu, cái đúng, sai của mình từ đó có thể chủ động pháthuy những mặt mạnh, điều chỉnh những điểm yếu, vững bước trên con đường họctập của mình

Các nhóm năng lực trên vừa đan xen, vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực tựhọc ở người học Việc hình thành, bồi dưỡng các năng lực tự học cho người học làmột quá trình lâu dài và được thực hiện từng bước theo mức độ từ thấp lên cao, từđơn giản đến phức tạp

1.4 Kĩ năng tự học

Kĩ năng là dạng năng lực làm, là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vàothực tiễn Kĩ năng chính là biểu hiện của năng lực vì thế dựa vào kĩ năng có thể biếtđược năng lực một cách cụ thể [9]

Kĩ năng tự học là các khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức vào việc giảiquyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống Hệ thống các kĩnăng tự học bao gồm [9]:

- Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học

Việc xây dựng kế hoạch tự học bao gồm việc lên danh mục các nội dung cần

tự học, khối lượng và yêu cầu cần đạt, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm

cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động Kếhoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi Xây dựngđược bản kế hoạch tự học hợp lí là kĩ năng quan trọng đầu tiên đối với mỗi ngườihọc Trong bản kế hoạch cũng cần phải dự kiến các phương án phụ, hướng khắcphục các trở ngại đột xuất

- Kĩ năng lựa chọn tài liệu

Hiện nay lượng thông tin rất đa dạng và phong phú cả về thể loại và chủngloại và được thể hiện dưới nhiều dạng như viết, nghe – nhìn, internet , tài liệu

Trang 19

trong nước, tài liệu nước ngoài Để tự học có hiệu quả, người học cần phải rènluyện cho mình kĩ năng lựa chọn các tài liệu thích hợp sao cho đúng, đủ, hợp lí đểnâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của bản thân mình.

Kĩ năng lựa chọn tài liệu còn được thể hiện trong việc trực tiếp dự giờ, hộithảo khoa học, xê-mi-na, đi thực tế, lấy ý kiến chuyên gia, tiến hành thí nghiệm

Để lựa chọn các loại tài liệu dạng này thì người học phải có kĩ năng phân tích,tổng hợp, khái quát hóa để rút ra các thông tin cần thiết cho bản thân Đồng thờinhững suy nghĩ của bản thân người học lại chịu tác động trực tiếp của các ý kiếnkhách quan, đòi hỏi người học không những có kĩ năng chọn lọc, nắm bắt nhanhnhạy thông tin mà còn phải biết so sánh, đối chiếu, tự đánh giá thông tin mình lựachọn được

- Kĩ năng lựa chọn hình thức tự học

Không phải lúc nào việc tự học cũng được thực hiện một cách dễ dàng, thuậnlợi Những khó khăn, vấp phải trong tự học đòi hỏi người học cần phải có sự hỗ trợcủa bạn bè, thầy cô hoặc các chương trình trên ti-vi, máy tính Vì thế kĩ năng lựachọn hình thức tự học cũng rất cần thiết, nó giúp người học “gỡ rối” những vấn đề mà

tự mình có thể không vượt qua được Do đó cần phải đề cao và sử dụng linh hoạt kĩnăng này một cách có hiệu quả trong quá trình tự học của bản thân người học

- Kĩ năng xử lí thông tin

Kĩ năng xử lí thông tin bao gồm hai kĩ năng kế tiếp nhau là kĩ năng hệ thốnghóa và kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa

Để kiến thức tự học có được một cách bền vững và có thể vận dụng được vàotrong thực tiễn, người học cần phải sắp xếp chúng một cách có hệ thống Muốn vậy,người học phải thực hiện một loạt các thao tác khác nhau như tóm tắt, phân loại, xáclập các mối liên hệ, biểu diễn bằng sơ đồ lôgic Kiến thức được sắp xếp trong vỏnão một cách có hệ thống, có cấu trúc sẽ giúp người học dễ nhớ, dễ sử dụng khi cầnthiết Do vậy, kĩ năng hệ thống hóa tri thức có vị trí quan trọng trong việc lưu giữthông tin

Điều quan trọng trong quá trình tự học là cần biến tri thức chung của nhânloại thành tri thức riêng của bản thân người học Quá trình này đòi hỏi bản thân

Trang 20

người học phải biết phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Như vậy, kĩ năng xử lí thông tin trong tự học liên quan mật thiết với các kĩ năng tưduy Vì thế việc rèn luyện các kĩ năng xử lí thông tin không thể tách rời với việc rènluyện các kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy Điều này càng đòi hỏi phải đề caovai trò chủ động, tích cực của người học trong quá trình dạy học nói chung.

- Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn

Rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn là một yêu cầu quan trọngcủa phương pháp giáo dục phổ thông như quy định ở điều 28 của Luật Giáo dục sửađổi (2005) [18], bởi tri thức có được nếu không sử dụng thì cũng vô nghĩa Do đóviệc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích tự thân của việc học, vừa là quátrình bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân Vận dụng tri thức vào thựctiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhậnthức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất đời sống, sinh hoạt hàng ngàynhư làm bài tập, bài thực hành, làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, lắp đặt,sửa chữa, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống

- Kĩ năng trao đổi và phổ biến thông tin

Các kiến thức mà người học có được nếu được trao đổi với bạn học hoặc cácđối tượng có nhu cầu sẽ có tác dụng tích cực đối với việc nắm tri thức của bản thân

Có thể nói mỗi lần trao đổi, phổ biến những kiến thức mà mình có được là mỗi lầnngười học rèn luyện thêm kĩ năng truyền đạt (nói) và kĩ năng viết văn bản khoa học,bởi vì việc trao đổi, phổ biến thông tin có thể được thực hiện bằng nhiều hình thứckhác nhau như trò chuyện, tuyên truyền, báo cáo, truyền hình, phát thanh, mạnginternet Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng trao đổi và phổ biến thông tin liên quanđến việc rèn luyện các kĩ năng trình bày thông tin khoa học

- Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá

Tự kiểm tra, đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong tự học bởi vì chỉ khiqua tự kiểm tra, đánh giá thì người học mới biết được trình độ tự học của mình đạtđến mức độ nào và có biện pháp điều chỉnh phương pháp tự học thích hợp để đạthiệu quả cao hơn Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình

tự học bằng nhiều hình thức khác nhau qua hệ thống các câu hỏi và bài tập nhận

Trang 21

thức cụ thể Kĩ năng này đòi hỏi người học phải tự giác cao độ và phải biết xâydựng các tiêu chí và chọn công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp Đối với HS thì trongquá trình dạy học, GV cần lưu ý tổ chức cho HS các việc làm cụ thể này theo những

kế hoạch thích hợp nhằm rèn luyện cho các em cách xây dựng tiêu chí, lựa chọnphương pháp, công cụ và hình thức kiểm tra để tự mình đánh giá được mình mộtcách khách quan, khoa học từ đó kịp thời điểu chỉnh, uốn nắn để việc tự học củabản thân ngày càng hiệu quả

1.5 Các biện pháp hình thành phương pháp tự học cho học sinh

Để đạt kết quả cao trong học tập, người học cần phải có phương pháp học,phương pháp học chính là phương pháp tự học Trong quá trình dạy học, GV cầnlưu ý đến việc hình thành phương pháp tự học, rèn luyện các kĩ năng tự học cho HS

Để hình thành phương pháp tự học cho HS, nâng cao chất lượng của hoạt động tựhọc, GV cần sử dụng các biện pháp sau [19], [30]:

1.5.1 Xây dựng động cơ hứng thú học tập cho người học

Xây dựng động cơ học tập cho HS là một trong những vấn đề quan trọngnhất của việc bồi dưỡng tinh thần tự học, vì sự tự giác học tập phải bắt nguồn từ bên

trong, từ năng lực nội sinh

Có thể chia các động cơ học tập thành hai nhóm lớn:

- Các động cơ hứng thú nhận thức thường đến với HS khi bài học có nội

dung mới, đột ngột, bất ngờ và chứa những yếu tố nghịch lý, thoả mãn nhu cầu đadạng của các em Nó cũng thường xuất hiện khi tăng cường các trò chơi nhận thức,

các cuộc thảo luận và các phương pháp kích thích học tập khác

- Các động cơ nghĩa vụ và trách nhiệm liên hệ với ý thức về ý nghĩa xã hội

của sự học tập, như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, trách nhiệm đối với gia đình, thầygiáo, từ đấy có kỷ luật học tập tốt, thực hiện một cách tự giác yêu cầu của GV, phụ

huynh HS và tôn trọng dư luận của lớp học

Điều cần chú ý là động cơ học tập không chỉ là một quá trình tự phát, khôngchỉ là một quá trình tự nhiên và phát sinh thầm lặng Cần hình thành, phát triển,kích thích động cơ học tập của HS phù hợp với đặc điểm của từng em và điều quan

trọng là dạy các em tự kích thích động cơ học tập của mình

Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm tới hứng thú nhận thức, vì nó ảnh hưởng rấtsớm tới người học, nó rất biện chứng, sinh động nghĩa là có thể thay đổi ở mỗi bước

Trang 22

của quá trình dạy học, có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình và điều quan trọng là nónằm trong tầm điều khiển của người thầy Để hình thành hứng thú có khi phải đitheo một con đường vòng vèo và thường bắt đầu từ sự thoả mãn nhu cầu rồi dần dầnmới phát triển đến mục đích cần đạt tới.

1.5.2 Xây dựng kế hoạch tự học

Để việc học tập có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải chọn đúng trọng tâmcông việc, phải xác định học cái gì là chính, là quan trọng nhất, có tác động trực tiếpđến mục đích Bởi vì nội dung cần phải học thì nhiều, mà sức lực và thời gian thì cóhạn, nếu việc học tập dàn trải, phân tán thì việc học sẽ không có hiệu quả Do đó cầnphải lập một kế hoạch học tập phù hợp, rõ ràng Việc lập kế hoạch sẽ giúp HS liệt kêđược những việc phải làm trong ngày, phân biệt được việc chính việc phụ, việc làmngay với việc sẽ phải làm và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu để từngbước cải thiện kết quả học tập Điều này rất quan trọng nhưng trong thực tế người ta lại

thường ít chú ý nên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tự học

Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp công việc cho hợp lý vềlôgic nội dung cũng như về thời gian Thông qua việc lập kế hoạch sẽ phân chia sửdụng thời gian cho từng công việc sao cho khoa học hợp lý, giúp HS làm chủ đượcquỹ thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều các

tư liệu cần phải đọc và các công việc phải hoàn thành đúng hạn Điều đó sẽ giúpcho công việc được trôi chảy và tiết kiệm thời gian Do đó, ngay từ hôm nay, GVcần hướng dẫn HS hình thành và phát triển một kĩ năng học tập có hiệu quả

1.5.3 Tăng cường làm việc với sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn tự học

Đọc sách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tựhọc Đọc sách được coi như là một bộ phận của quá trình học tập, nó luôn gắn liềnvới hoạt động dạy của GV Kĩ năng đọc sách giúp cho HS nắm vững, hệ thống trithức, mở rộng, đào sâu kiến thức, làm tăng thêm sự hiểu biết của bản thân Đọc sáchcòn giúp cho HS có thể phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển và trau dồi

vốn ngôn ngữ…

Khi đọc sách cần chú ý rút ra những tư tưởng chính trong mỗi đoạn, so sánh,phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá chung đề xuất cái mới và nêu câu hỏi Điều nàyrất quan trọng vì sự sáng tạo thường nảy sinh ra ngay lúc đọc sách Cần giáo dục các emtinh thần đọc sách sáng tạo mà không chỉ dừng lại ở đọc sách tái hiện và cảm thụ

Trang 23

Tóm tắt khi đọc sách là hết sức cần thiết, có thể tóm tắt dưới nhiều dạng: làmdàn bài, làm sơ đồ, bảng tổng kết, viết tóm tắt… tóm tắt ngắn gọn một công trìnhlớn là một công việc khó khăn Nó khác dàn bài ở chỗ, đó là một bài văn tuy ngắngọn nhưng bao gồm những tư tưởng chính gắn kết với nhau một cách mạch lạc,

chính xác, rõ ràng, liên tục và có hệ thống

Để đọc sách đạt hiệu quả, GV cần hình thành cho HS một số kĩ năng đọc sau:

- Sử dụng một cây bút chì để dẫn đường khi đọc

- Tìm hiểu những ý chính và đánh dấu các từ khoá

- Mở rộng tầm mắt để đọc được khoảng 5 - 6 từ một lúc

- Đọc phần tóm tắt chương ở cuối mỗi chương trong sách giáo khoa trước để

xác định được kiến thức trọng tâm của chương mà người đọc cần chú ý

- Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của HS

1.5.4 Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt

Có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, toàn lớp.Hình thức học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện chomỗi HS trong lớp bộc lộ khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình nhằm đạt tới mụctiêu học tập như làm việc với sách giáo khoa, phát biểu ý kiến trước lớp, làm bài tậpvận dụng nhanh, tự kiểm tra đánh giá Bên cạnh đó, GV tổ chức cho HS làm việctheo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp thông qua những hình thức khác nhau nhưthảo luận, xe-mi-na, củng cố ôn tập, xây dựng kiến thức, kiểm tra đánh giá Vớihình thức học này tạo ra môi trường học tập đa dạng, góp phần nâng cao khả năngtương tác giữa HS với HS, giữa HS với GV Đồng thời việc học tập theo nhóm kếthợp thảo luận toàn lớp sẽ giúp cho HS phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huytrí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học của mình tạo điều kiện

cho HS có cơ hội để trải nghiệm sự thành công hay thất bại của mình

Như vậy, mỗi hình thức dạy học đều có những ưu điểm không thể thay thế.Việc sử dụng phối hợp tất cả các hình thức dạy học sẽ đảm bảo cho quá trình họctập diễn ra tích cực và hiệu quả

1.5.5 Nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học

Nghe và ghi là những kĩ năng cơ bản mà ai cũng cần sử dụng trong quá trình

học tập Để ghi tốt, khi nghe giảng cần chú ý đến những điểm sau đây:

- Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vìđiều đó sẽ phá hoại lôgic của quá trình nghe giảng

Trang 24

- Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng.

- Tập trung vào những cái chính, những điểm quan trọng nhất mà thầy giáothường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần

- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ, các hình vẽ, tranh và các tài liệu trựcquan khác mà thầy giáo giới thiệu, vì đây là lúc thầy giáo hệ thống hoá, so sánh,phân tích để đi đến kết luận và rút ra cái mới

- Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểunhững điều đó trong các phần sau, để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn

- Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức và làm rõnhững chỗ chưa hiểu

1.5.6 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp tích cực để chỉ những PPDH phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của người học Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cựchoá hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cựccủa người học chứ không tập trung vào người dạy PPDH tích cực có những đặc

trưng sau:

- Dạy học tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổchức thực hiện các hoạt động học tập của HS Dạy học lấy HS làm trung tâm, trongphương pháp tổ chức, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ

chức và chỉ đạo, qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa rõ

- Dạy học phát huy năng lực tự học của HS Nếu rèn luyện cho HS có đượcphương pháp kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho HS lòng ham học, khơi dậy

tiềm năng vốn có trong mỗi con người làm kết quả học tập được nhân lên gấp bội

Để có thể phát huy tính tích cực của HS, khi lên lớp GV cần hạn chế sử dụngmột phương pháp mà cần phải tăng cường sử dụng phối hợp nhiều nhóm phươngpháp như phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp thực tiễn

1.5.7 Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

GV cần tăng cường sử dụng các PTDH hiện đại nhằm hỗ trợ cho việc nângcao chất lượng học tập của HS Mặt khác việc sử dụng MVT, các phần mềm dạyhọc, phương tiện trình chiếu sẽ tăng kênh hình và kênh tiếng trong các hoạt động họctập của HS Nhờ có các phương tiện hỗ trợ này, GV có thể trực quan hoá các hiệntượng, quá trình giúp HS dễ dàng nhận ra bản chất của vấn đề Đặc biệt, những vấn

Trang 25

đề trừu tượng như chuyển động tên lửa, hiện tượng va chạm, súng giật lùi, sự lantruyền của sóng cơ học, sự truyền nhiệt… nếu có sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại(MVT, phần mềm mô phỏng…) để cho HS quan sát thì hiệu quả của giờ học rất cao.

1.5.8 Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Một bài kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau:

- Nội dung kiểm tra là những kiến thức và kĩ năng cơ bản, trọng tâm của bài,chương, có ý nghĩa thiết thực đối với HS

- Chú trọng cả kiến thức, kĩ năng, thái độ Trong kiến thức, có cả câu hỏi sựkiện, kiểm tra trí nhớ và câu hỏi suy luận

- Độ khó của bài phù hợp với chuẩn đánh giá của môn học, nội dung bài làmphù hợp với thời lượng qui định

- Có sự phân hoá HS, tạo cơ hội bộc lộ sự sáng tạo của các em

Tuỳ mục đích, đối tượng và điều kiện, có các hình thức kiểm tra, đánh giákhác nhau: quan sát, câu hỏi kiểm tra (kiểm tra nói, kiểm tra viết), bài tập, HS tựđánh giá, thực hành, trắc nghiệm khách quan

1.6 Sự hỗ trợ của máy vi tính trong việc hình thành phương pháp tự học cho học sinh

1.6.1 Máy vi tính hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động dạy học, hỗ trợ quá trình

tự học giáp mặt

Với cách dạy truyền thống, GV chỉ sử dụng phấn, bảng cùng với các hìnhảnh in sẵn hoặc các TN Như thế các hình ảnh được sử dụng chỉ là các hình ảnh tĩnhđược kết hợp với mô tả của GV, một số TN có kích thước nhỏ thì chỉ có một số HSquan sát được, những HS ngồi ở xa thì không quan sát rõ hiện tượng xảy ra, làmcho HS thiếu hứng thú học tập Nếu GV kết hợp việc sử dụng MVT để trình chiếucác hình ảnh động, các TN ảo hay video TN thì sẽ giúp các hiện tượng trực quanhơn, tất cả HS đều quan sát được, từ đó tạo được hứng thú học tập cho HS Tạođược hứng thú cho HS thì GV mới có thể tổ chức hoạt động dạy học cho HS theohướng tự học, HS sẽ chủ động để tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫncủa GV Ví dụ khi dạy bài Quá trình đẳng tích Định luật Sác-lơ GV tiến hành TNcho HS quan sát, sau đó sẽ chiếu video TN để cả lớp quan sát rõ hơn

Trang 26

Tuy nhiên MVT chỉ là công cụ để hỗ trợ chứ nó không thể thay thế hoàntoàn vai trò của phấn, bảng GV cần kết hợp việc sử dụng MVT với phấn bảng cùngvới các PPDH thích hợp để hoạt động dạy học có chất lượng.

1.6.2 Máy vi tính hỗ trợ việc hình thành kĩ năng thu thập dữ liệu

Để tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả, GV cần có nguồn thông tin đadạng phong phú Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV có thể dễdàng tìm kiếm thông tin trên internet MVT kết nối vào hệ thống mạng internet sẽcung cấp, lưu trữ thông tin cho người sử dụng một cách hiệu quả Với internet, người

sử dụng có thể tìm kiếm các thông tin về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội hay cácthông tin về giải trí như điện ảnh, thời trang một cách nhanh chóng, dễ dàng; hay cóthể giao lưu, trao đổi thông tin với nhau thông qua email, chat, hay các trang web; cóthể download các hình ảnh, video, hoặc bất cứ thông tin cần thiết khác

Ngày nay, internet có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.Đối với giáo dục cũng vậy, internet đã được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho các hoạtđộng từ việc tìm kiếm các thông tin về các chính sách giáo dục của Bộ Giáo dục –Đào tạo, về tuyển sinh, thi cử, thông tin các trường Đại học, tư vấn hướng nghiệpcho HS hay việc tìm kiếm các tài liệu liên quan đến các môn học cụ thể, HS cóthể tham khảo các bài học, các đề kiểm tra, đề thi trên mạng, HS khá giỏi có thểtham khảo để mở rộng, nâng cao kiến thức từ các trang web giáo dục, ngoài rainternet còn giúp HS có thể trao đổi để học hỏi thêm từ bạn bè, trao đổi các thắcmắc với GV khi tự học ở nhà GV cũng có thể tham khảo các bài giảng, tìm kiếmnhững hình ảnh, TN ảo, video clips hỗ trợ giảng dạy

GV sử dụng MVT trong dạy học sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng thu thậpthông tin cho HS Nhờ MVT mà GV có thể chiếu các TN, các hiện tượng rõ hơn, có

Trang 27

thể chiếu đi, chiếu lại nhiều lần mà không mất nhiều thời gian, HS quan sát rõ rànghơn thì cũng thu thập thông tin dễ dàng hơn.

Đối với chương chất khí, GV có thể thu thập được nhiều tư liệu từ internet,các hình ảnh tĩnh, hình ảnh động về các hiện tượng, các thí nghiệm ảo hay video vềthí nghiệm sử dụng trong bài học Những tư liệu này có thể download từ cácwebsite sau [27]:

Với chức năng thu thập dữ liệu, GV sẽ tìm kiếm được kho tư liệu phong phú,

từ đó khi dạy học các hiện tượng vật lí sẽ được trực quan hóa giúp HS dễ hiểu vàtích cực, chủ động hơn trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức Ngoài ra,MVT kết nối với internet còn cung cấp nguồn tài liệu phong phú, bổ ích cho HS, hỗtrợ hiệu quả cho việc tự học ở nhà của HS

1.6.3 Máy vi tính hỗ trợ việc tổ chức tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú

tự học cho học sinh

Các tình huống có vấn đề thường là các tình huống chứa đựng mâu thuẫngiữa những cái mà HS đã biết và những cái chưa biết, hay là những hiện tượng màtheo dự đoán của HS thì nó phải xảy ra khác như thế Những tình huống có vấn đề

có tác dụng kích thích tính tò mò của HS, đó là điều kiện cho việc tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của HS, là điều kiện cho hoạt động tự học của HS

Vật lí học là môn khoa học TNg, do đó hầu hết các kiến thức vật lí ở trườngphổ thông đều được rút ra từ những quan sát và TN [13] Các hiện tượng, TN sẽ rấttrừu tượng đối với HS nếu như HS không được quan sát mà chỉ nghe GV mô tả Vìvậy để các hiện tượng được trực quan thì GV cần phải cho HS quan sát các hiện

Trang 28

tượng, TN Tuy nhiên không phải hiện tượng nào trong tự nhiên đều dễ dàng quansát, không phải TN nào cũng tiến hành được để cho cả lớp quan sát rõ Sử dụngMVT để chiếu các hình ảnh, hiện tượng, TN sẽ giúp khắc phục được khó khăn trên.

GV nêu vấn đề bằng những hình ảnh sinh động, những TN mà HS quan sát được dễdàng sẽ tạo cho HS hứng thú, phát huy được vai trò tự chủ của HS trong việc giảiquyết vấn đề

1.6.4 Máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng sơ đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng tóm tắt,

ôn tập

Sơ đồ tư duy là một loại hình ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mởrộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa sơ đồ là một ý tưởng trung tâm Ý tưởng trungtâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đềuđược nối với ý trung tâm Các nhánh chính lại được phát triển thành những nhánhnhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn Những nhánh nhỏ này lại được tiếptục phát triển thành những nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâuhơn nữa Quá trình cứ thế phát triển, nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởngcũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ giữa bản thân các ý Điều này làm cho sơ

đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bảnliệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được [6]

Hình ảnh sơ đồ tư duy

Não bộ có hai phần: phần phải và phần trái Phần não trái có khả năng tiếpthu thông tin dưới dạng văn bản Phần não phải có khả năng tiếp thu thông tin dướidạng hình ảnh, sơ đồ Theo cách dạy và học truyền thống, GV và HS thường làmviệc với nhau dưới dạng thông tin bằng văn bản mà ít quan tâm đến dạng thông tinbằng hình ảnh, sơ đồ Do đó, để đổi mới tư duy cho HS, GV cần quan tâm nhiềuhơn đến dạng thông tin bằng hình ảnh và sơ đồ Vì với cấu trúc đó thì HS sẽ hệ

Trang 29

thống bài học một cách dễ dàng hơn [14] Vì thế, khi dạy học, GV cần sử dụng sơ

đồ tư duy để phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho HS, giúp HS ghi nhớ thông tin

dễ dàng hơn, từ đó tạo hứng thú học tập cho HS

Sơ đồ tư duy được sử dụng trong các trường hợp sau [7]:

1 Ghi chú Khi thông tin được gợi ra, sơ đồ tư duy giúp tổ chức thông tin theo một

hình thức dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ Sơ dồ tư duy được sử dụng để ghi chútất cả các loại như sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn và đàm thoại

2 Gợi nhớ (Hồi tưởng) Bất cứ khi nào thông tin xuất hiện từ trong bộ não, thì sơ

đồ tư duy cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh Sơ đồ tư duy như mộtphương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồitưởng rất nhanh gọn

3 Sáng tạo Bất cứ khi nào bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo, sơ đồ tư duy sẽ

giúp bạn giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theodòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duyxuất hiện

4 Giải quyết vấn đề Khi bạn gặp trở ngại với một vấn đề, sơ đồ tư duy có thể giúp

bạn nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ khác nhau và từ đó giúp bạn dễ dàng tìm

ra cách để liên kết chúng lại với nhau và giải quyết được vấn đề

5 Lập kế hoạch Khi bạn cần lập kế hoạch, sơ đồ tư duy giúp bạn có được tất cả

các thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản Tất cả cácloại kế hoạch từ việc viết một bức thư cho đến một kịch bản, một cuốn sách, hoặclập kế hoạch cho một cuộc họp, một ngày nghỉ đều có thể được thiết kế bằng sơ đồ

tư duy

6 Trình bày (Trình diễn) Khi cần trình bày một vấn đề nào đó, ta luôn chuẩn bị

một sơ đồ tư duy về vấn đề đó và cách diễn đạt tương ứng Sơ đồ tư duy không chỉgiúp ta tổ chức các ý kiến hợp lí, dễ hiểu mà còn giúp ta trình bày vấn đề mà khôngcần phải nhìn vào văn bản có sẵn

GV sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp HS ghi nhớ tốt hơn, họcnhanh hơn và hiệu quả hơn, tạo ra cách học nhẹ nhàng, nhìn thấy bức tranh toàn thể,

Trang 30

lên kế hoạch dễ dàng hơn HS cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động tựhọc của mình để đạt hiệu quả tự học cao hơn.

Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới PPDH

là một vấn đề bức thiết Các PPDH phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động,sáng tạo của người học Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng,

kĩ xảo GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS tìm ra tri thức chứ không phải làngười chủ động đưa kiến thức cho HS Kết hợp sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ pháthuy được khả năng tư duy sáng tạo của HS

Ví dụ, để củng cố sau khi dạy xong bài Phương trình trạng thái của khí lítưởng, GV chiếu sơ đồ tư duy sau:

Trong thực tế, nhiều HS chưa có phương pháp tự học phù hợp, đa số nhớkiến thức một cách máy móc HS thường không liên hệ được các kiến thức vớinhau Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được vấn đề trên Vì vậy trongkhi tổ chức các hoạt động dạy học GV sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học,nhờ đó HS nhớ kiến thức dễ dàng hơn

1.7 Xây dựng tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính

Trang 31

1.7.1 Lập sơ đồ tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính

Tiến trình dạy học có hai giai đoạn quan trọng, đó là:

- Giai đoạn xây dựng vấn đề: bao gồm các vấn đề và các dữ kiện cần cungcấp cho việc giải quyết vấn đề để tìm ra kiến thức mới

- Giai đoạn xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề: có hệ thống phim, hình ảnhminh họa với sự hỗ trợ của MVT để dẫn đến kiến thức

Tiến trình dạy học theo hướng hình thành phương pháp tự học với sự hỗ trợcủa MVT được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của MVT được thực hiện qua các bước sau:

1 Xuất phát từ thực tiễn hoặc các kiến thức đã có, GV tạo cho HS tìnhhuống mở đầu Tình huống này đặt ra vấn đề cần giải quyết Với sự hỗ trợ củaMVT, GV tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú, nhu cầu cần phải giảiquyết cho HS

MỞ ĐẦU

Nêu vấn đề mở bài, tạo tình huống học tập

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC MỚI

Nghiên cứu kiến thức mới với sự hỗ trợ của MVTpangxe20@gmail.com

Trang 32

2 Với sự hỗ trợ của MVT, GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề Bằng nhữnghình ảnh, TN trực quan, HS sẽ hứng thú và chủ động trong học tập.

3 Sau khi HS đã giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV, GV kết luận,khái quát kiến thức cho HS

4 GV dùng sơ đồ tư duy và một số bài tập để củng cố, vận dụng kiến thức

5 HS tự học ở nhà theo các yêu cầu của GV và tham khảo thêm trên internet

1.7.2 Xác định các phương tiện tổ chức dạy học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính

Trong quá trình dạy học, các PTDH giảm nhẹ công việc của GV và giúp HStiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Khi sử dụng các phương tiện thích hợp, người

GV có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình làm cho HS nhận thức kiến thứcmột cách nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn Sử dụng hợp lí các PTDH giúp HS dễ hiểu bài

và nhớ bài lâu hơn, giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, làm cho nội dung họctập sinh động hơn nên có thể nâng cao hứng thú học tập bộ môn và lòng tin của HSvào khoa học Đối với GV thì các PTDH giúp tiết kiệm thời gian trên lớp trong mỗitiết học, điều khiển được hoạt động nhận thức, kiểm tra và đánh giá kết quả học tậpcủa HS

Khi tổ chức dạy học theo hướng hình thành phương pháp tự học cho HS với

sự hỗ trợ của MVT, các phương tiện có vai trò rất quan trọng Các phương tiện đầy

đủ và có chất lượng tạo điều kiện để chất lượng giảng dạy được nâng cao Cácphương tiện tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của MVT gồm có sách giáo khoa, sáchgiáo viên, phấn, bảng, MVT, đèn chiếu, thiết bị TN Vai trò chủ yếu của các thiết

bị TN là kiểm tra, hợp thức hóa kiến thức Bên cạnh đó, TN còn có vai trò tạo tìnhhuống học tập, gợi mở cho HS suy đoán giải pháp giải quyết vấn đề Do đó, nếu GVchuẩn bị đầy đủ các phương tiện để tổ chức quá trình dạy học thì tiến trình xâydựng kiến thức sẽ được thực hiện một cách thuận lợi Đồng thời sẽ giúp kích thíchhứng thú học tập của HS, làm cho HS tích cực, chủ động trong học tập

Các PTDH có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nếu không sử dụng PTDHmột cách hợp lí thì hiệu quả sư phạm của PTDH không những không tăng lên màcòn làm cho HS khó hiểu, rối loạn Vì vậy để đảm bảo việc sử dụng MVT cùng

Trang 33

các PTDH khác có hiệu quả GV cần phải chuẩn bị kĩ càng, phải đảm bảo nguyêntắc sử dụng: đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ.

1.8 Kết luận chương 1

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hình thành phương pháp tự học cho

HS với sự hỗ trợ của MVT, chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Hiện nay có nhiều quan niệm về tự học, có thể hiểu tự học là hoạt động độclập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xão; đó là hoạt động mang tính tích cực, chủđộng, phát huy cao độ vai trò của người học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè vàcác điều kiện học tập Để việc học có hiệu quả, người học phải có phương pháp tựhọc, bao gồm tự học với sự điều khiển trực tiếp của GV và tự học không có sự điềukhiển trực tiếp của GV

- Với cách dạy truyền thống, GV chỉ sử dụng phấn, bảng và dùng các hìnhảnh tĩnh để hỗ trợ Nếu tiến hành TN thì chỉ có một số HS có thể quan sát được hiệntượng, làm cho HS thiếu hứng thú Vì vậy sử dụng MVT hỗ trợ dạy học, GV có thểkhắc phục khó khăn trên bằng cách dùng các hình ảnh động, các TN ảo, hay video

về TN để chiếu cho HS quan sát Từ đó sẽ giúp HS quan sát rõ hiện tượng, kíchthích hứng thú học tập của HS

MVT có khả năng hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu

MVT có khả năng hỗ trợ việc tổ chức các tình huống có vấn đề bằng cáchchiếu các hình ảnh, đoạn phim và nêu vấn đề mới trong đó, tạo cho HS nhu cầu cầnphải giải quyết

Sử dụng MVT hỗ trợ việc xây dựng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức cho

HS giúp HS liên hệ kiến thức với nhau và nhớ kiến thức dễ dàng hơn

Việc tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của MVT được thực hiện theotiến trình sau: Mở đầu – Nghiên cứu kiến thức mới – Kết luận kiến thức – Củng cố,vận dụng – Tự học ở nhà

CHƯƠNG 2 HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ VẬT LÍ 10 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH

Trang 34

2.1 Đặc điểm và cấu trúc chương Chất khí

“Vật lí phân tử là một phần của vật lí nghiên cứu các tính chất vật lí của cácvật, các tính chất đặc thù của tập hợp các trạng thái của vật và nghiên cứu các quátrình chuyển pha phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của các vật, phụ thuộc vào lựctương tác của các phân tử và tính chất chuyển động nhiệt của các hạt” Nhiệt họcnghiên cứu các tính chất vật lí của hệ vĩ mô trên cơ sở phân tích những biến đổinăng lượng có thể có của hệ mà không tính đến cấu trúc vi mô của chúng

Chương Chất khí là chương mở đầu cho phần Nhiệt học, chủ yếu nghiên cứu

về khí lí tưởng Nội dung chương trình bày sơ lược về cấu trúc của phân tử, ba địnhluật và phương trình trạng thái của chất khí Ngoài ra, chương này còn đề cập đếnkhái niệm nhiệt độ tuyệt đối

Chương này gồm 8 tiết, trong đó có 2 tiết bài tập Nhìn chung, phần lớn cáckiến thức của chương này rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹthuật, nhiều thí nghiệm có thể là những thí nghiệm đơn giản, giúp cho HS tự lựctiến hành các thao tác thí nghiệm, đo đạc, xử lí số liệu dưới sự hướng dẫn của GVtạo hứng thú học tập cho HS Kiến thức chương này rất gần gũi và nhiều ứng dụngtrong thực tế vì vậy GV có thể sử dụng các đoạn phim thí nghiệm nêu vấn đề chobài học và cho HS giải thích sau khi học xong giúp HS dễ hiểu bài và hiểu bài đượcsâu hơn khi các em có thể vận dụng những điều đã học đi giải thích các hiện tượngthường gặp

Hệ thống bài tập của phần này cũng rất đa dạng và phong phú, có nhiều bàitập gắn liền với thực tế, giúp các em có sự tin tưởng vào lí thuyết, phù hợp vớinhững trình độ khác nhau của HS

Nội dung kiến thức của chương Chất khí Vật lí 10 THPT có thể tóm tắt theo

sơ đồ sau:

Trang 35

2.2 Một số biện pháp dạy học theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương Chất khí với sự hỗ trợ của máy vi tính

2.2.1 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong khâu mở đầu

Xây dựng động cơ hứng thú học tập cho HS là rất cần thiết cho việc bồidưỡng tinh thần tự học của các em Động cơ hứng thú của HS không chỉ đến mộtcách tự nhiên mà cần được kích thích Trong mỗi bài học, cần kích thích hứng thú

Trang 36

cho HS ngay trong phần mở đầu, đây là điều quan trọng cho việc thành công củatoàn bài học.

Ở phần mở bài, GV có thể tạo ra tình huống có vấn đề với sự hỗ trợ củaMVT Tạo ra tình huống có vấn đề trước khi bắt đầu nghiên cứu bài mới là một việclàm rất cần thiết Vấn đề vào bài thường chứa đựng yếu tố bất ngờ, mâu thuẫn, nó cótác dụng kích thích hứng thú của HS, tạo nhu cầu cần phải nghiên cứu, giải quyết

Dùng MVT hỗ trợ việc tạo tình huống có vấn đề bằng cách chiếu các hìnhảnh, đoạn phim về hiện tượng liên quan đến kiến thức sẽ học, và các hiện tượng này

sẽ được giải thích sau khi học xong kiến thức của bài

MVT cũng có thể được dùng để mô phỏng các TN hoặc chiếu các TN thựcđược quay lại Ở phần này GV cũng có thể tiến hành các TN thực, tuy nhiên hiệu quả

có thể không cao Bởi vì thời gian dành cho phần mở đầu không nhiều mà việc tiếnhành các thí nghiệm thực lại mất nhiều thời gian, có khi lại không thành công Vìvậy, việc sử dụng MVT trong phần này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc kíchthích hứng thú, tò mò để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề

Để MVT hỗ trợ có hiệu quả trong việc kích thích hứng thú cho HS, đưa HSvào con đường tự học, GV cần phải sử dụng phù hợp, phải tìm tòi, sắp xếp có hệthống các hình ảnh, đoạn phim và sử dụng hợp lí, phù hợp với từng bài học, từngđối tượng

Ví dụ khi dạy bài Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, GV cho

HS xem video về bơm bóng trong chân không trong phần mở bài để nêu vấn đề Thínghiệm này gây bất ngờ cho HS vì các em thường thấy quả bóng muốn phồng lênthì phải thổi hoặc bơm khí vào quả bóng Vì vậy kích thích hứng thú, tò mò của HS

và nhu cầu cần phải học để giải quyết vấn đề đặt ra

Trang 37

Khi dạy bài Phương trình trạng thái của khí lí tưởng, GV có thể cho HS quansát thí nghiệm quả bóng bàn bị bẹp cho vào nước nóng HS sẽ thấy thú vị khi quansát được quả bóng sẽ phồng ra trở lại Từ đó GV dẫn dắt HS đi vào bài mới.

Bằng các hình ảnh, đoạn phim sinh động sẽ lôi cuốn HS vào con đường tự lực họctập để giải quyết vấn đề, giúp HS tích cực, chủ động trong việc nắm bắt tri thức

2.2.2 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới

Kiến thức mới được hình thành chủ yếu là sự kế thừa và phát triển các kiếnthức mà HS đã học ở bậc trung học cơ sở hoặc dựa vào các quan niệm được hìnhthành từ kinh nghiệm cuộc sống Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, thầygiáo phải chuyển từ vai trò là người chủ động truyền đạt sang vai trò người tổ chức,điều khiển, hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động học tập của HS HS phải chuyển từ vaitrò thụ động ghi chép sang vai trò tích cực, chủ động tìm kiếm kiến thức dưới sựhướng dẫn và chỉ đạo của thầy

Trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới, GV có thể kết hợp sử dụng nhiềuhình thức dạy học khác nhau như: cá nhân, nhóm, toàn lớp để HS tích cực, chủđộng trong việc đi tìm kiến thức Mỗi hình thức dạy học đều có ưu điểm riêng, vìvậy để đạt hiệu quả cao GV phải chọn các hình thức phù hợp với đối tượng HS, vớitừng bài, từng phần sao cho phát huy hết vai trò của các em

Khi tổ chức nghiên cứu kiến thức mới, có thể hình thành phương pháp tự họccho HS bằng cách cho HS thảo luận theo nhóm một số đơn vị kiến thức Thảo luậnnhóm giúp HS học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ Tuy nhiên, GV cũng cần lưu ý phải

Trang 38

chia nhóm đồng đều và phải theo dõi, hướng dẫn tránh tình trạng chỉ có một số HSlàm việc.

Tổ chức tốt việc thảo luận nhóm giúp HS rèn luyện kĩ năng trao đổi thông tinvới bạn học trong nhóm, trong lớp và với cả GV

Khi tìm hiểu những phần kiến thức đơn giản, GV có thể cho HS làm việc cánhân, để các em phát huy vai trò tự nghiên cứu và bộc lộ khả năng của mình Cho dù

là với hình thức nào thì MVT đều có thể hỗ trợ để nâng cao hơn hiệu quả dạy học

MVT hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới giúp HS rèn luyện các

kĩ năng tự học, từ đó hình thành được phương pháp tự học

Để rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, GV cho HS xem đoạn phim TN vàyêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng xảy ra

MVT là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc sử dụng các PPDH tích cực.Nhờ PTDH hiện đại này mà các hiện tượng vật lí được trực quan hóa, giúp HS dễdàng nhận ra bản chất của vấn đề

Một số trường hợp GV có thể làm TN thực, tuy nhiên không phải trường hợpnào cũng có thể thực hiện dễ dàng và hiệu quả, kể cả những TN thực hiện được, GVcũng nên có TN ảo hoặc video để chiếu cho HS quan sát vì TN thực thường có kíchthước nhỏ, HS ngồi ở những dãy bàn cuối rất khó quan sát hiện tượng Vì vậy,MVT là công cụ rất đắc lực giúp trực quan hóa các hiện tượng vật lí Ví dụ khinghiên cứu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, GV tiến hành TN thực rồi cho một HS quansát đọc số liệu Tuy nhiên, sau đó có thể chiếu video TN để cả lớp xem vì bộ TNnày có kích thước nhỏ, nếu chỉ làm TN thực với một bộ TN thì chỉ có một số ít HSquan sát rõ

Trang 39

Có một số kiến thức trừu tượng, không có TN thực thì GV có thể chiếu các

TN mô phỏng để HS hiểu kiến thức dễ dàng hơn Ví dụ khi dạy thuyết động họcphân tử chất khí, GV cho HS xem video mô phỏng sự phụ thuộc của tốc độ cácphân tử khí vào nhiệt độ của chất khí

dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra…

Với sự hỗ trợ của MVT, kết hợp với các câu hỏi định hướng, GV đưa HS dầndần vào con đường tự học để từ đó nâng cao chất lượng dạy học

2.2.3 Sử dụng máy vi tính theo hướng hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong khâu vận dụng, củng cố

Sau khi học xong kiến thức, GV chiếu sơ đồ tư duy để giúp HS củng cố kiếnthức Sơ đồ tư duy sẽ giúp HS nhớ kiến thức dễ dàng hơn, từ đó việc vận dụng kiếnthức cũng trở nên đơn giản hơn

Ví dụ, để củng cố bài Quá trình đẳng tích Định luật Sác-lơ GV chiếu sơ đồ

tư duy:

Trang 40

Ngoài ra, GV cần sử dụng một số bài tập để HS củng cố và vận dụng kiếnthức vừa học GV cần chú ý dùng các bài tập có tính chất tìm tòi, cho HS vận dụngkiến thức, vận dụng tư duy để giải quyết Như vậy sẽ giúp HS không chỉ rèn luyệnđược tư duy sáng tạo mà còn giúp HS nắm kiến thức sâu sắc hơn.

Tùy mức độ khó của bài tập và tùy theo đối tượng HS, GV có thể gợi ý cho

HS vận dụng kiến thức giải quyết hoặc để HS hoàn toàn tự lực giải quyết GV sửdụng MVT chiếu đề bài tập thay vì phải photo bài tập cho HS trên giấy Giải bài tập

là điều kiện để HS phát huy vai trò tự lực của mình, là điều kiện để HS rèn luyệncác kĩ năng tự học, bồi dưỡng năng lực tự học Trong quá trình giải bài tập, HS cóthể trao đổi, thảo luận với bạn hoặc làm việc độc lập Vì vậy GV cần hướng dẫn, tổchức quá trình vận dụng giải bài tập của HS để phát huy tối đa tính tích cực, chủđộng của HS Từ đó đưa HS vào con đường tự học và nâng cao hiệu quả dạy học

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 số 29/2001/CT-BGD&DT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc tăng cường giảng dạy và ứngdụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 số29/2001/CT-BGD&DT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trunghọc phổ thông môn vật lí
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo viên Vật lí 10 THPT, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Vật lí 10 THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
Năm: 2009
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Vật lí 10 THPT, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 10 THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
6. Buzan Tony (dịch giả new thinking group) (2007), Sơ đồ tư duy trong công việc, Nhà xuất bản Lao động, xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ đồ tư duy trong công việc
Tác giả: Buzan Tony (dịch giả new thinking group)
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2007
7. Buzan Tony (dịch giả Lê Huy Lâm) (2008), Sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ đồ tư duy
Tác giả: Buzan Tony (dịch giả Lê Huy Lâm)
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổnghợp TP.HCM
Năm: 2008
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ hai ban chấp hànhTrung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
9. Lê Đình, Trần Huy Hoàng (2005), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành vật lí, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lựctự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành vật lí
Tác giả: Lê Đình, Trần Huy Hoàng
Năm: 2005
10. Nguyễn Phú Đồng (2008), Nghiên cứu sử dụng bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần dòng điện không đổi, vật lí 11 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng bài tập vật lí theo hướng bồidưỡng năng lực tự học trong dạy học phần dòng điện không đổi, vật lí 11trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Phú Đồng
Năm: 2008
11. Lê Văn Giáo (2001), Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Bài giảng cho học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạyhọc vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Lê Văn Giáo
Năm: 2001
12. Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề về phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phươngpháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
13. Lê Văn Giáo (2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học vật líở trường phổ thông
Tác giả: Lê Văn Giáo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
15. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (2004 – 2007), Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theohướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoahọc
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2006
16. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm , Trường cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 1996
17. Nguyễn Lân (2002), Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển Báchkhoa
Năm: 2002
18. Nguyễn Thị Thiên Nga (2003), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường trunghọc phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho họcsinh
Tác giả: Nguyễn Thị Thiên Nga
Năm: 2003
19. Võ Thành Phước (2008), “Kĩ năng tự học của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, (189), tr. 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Kĩ năng tự học của học sinh trung học cơ sở"”, Tạpchí Giáo dục
Tác giả: Võ Thành Phước
Năm: 2008
21. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốcgia
Năm: 2002
22. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Quá trình dạy – tự học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình dạy – tự học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tư duy là một loại hình ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
Sơ đồ t ư duy là một loại hình ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng (Trang 28)
Câu 1: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
u 1: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? (Trang 55)
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số (X i ) của bài kiểm tra - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số (X i ) của bài kiểm tra (Trang 69)
Đồ thị 3.1. Đồ thị  phân phối tần suất của hai nhóm - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
th ị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm (Trang 70)
Bảng 3.4. Bảng phân loại theo học lực - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
Bảng 3.4. Bảng phân loại theo học lực (Trang 71)
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số (Trang 72)
Câu 13: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? - hình thành phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chương chất khí vật lí 10 thpt với sự hỗ trợ của máy vi tính
u 13: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? (Trang 95)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w