Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
734,5 KB
Nội dung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 7 Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Giáo dục tiểu học GV hướng dẫn: TH.S: LÊ THỊ THANH BÌNH SV thực hiện: Phan Thị Thanh Hồng Vinh, tháng 5 năm 2004 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1 Khái quát về sư phạm tương tác 7 1.1 Các tác nhân 7 1.1.1 Người học 7 1.1.2 Người dạy 8 1.1.3 Môi trường 9 1.2 Các thao tác 10 1.2.1 Phương pháp học 10 1.2.2 Phương pháp sư phạm 11 1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường 12 1.3 Các nguyên lý 13 1.3.1 Người học - Người thợ 13 1.3.2 Người dạy - Người hướng dẫn 13 1.3.3 Môi trường - Tác nhân ảnh hưởng 14 1.4 Vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 14 14.1 Trong quá trình dạy học 14 14.2 Trong môn Tiếng Việt 17 2 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 17 2.1 Đặc điểm nhận thức 18 2.1.1 Tri giác 18 2.1.2 Chú ý 18 2.1.3 Trí nhớ 19 2.1.4 Tư duy 19 2.2 Đặc điểm nhân cách 20 2.2.1 Tình cảm 20 2.2.2 Tính cách 20 2.2.3 Hứng thú 21 2.2.4 Tự đánh giá và đánh giá 21 2.3 Hoạt động ngôn ngữ 21 3 Thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 22 3.1 Chương trình sách giao khoa và các tài tài liệu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 22 3.2 Về phía giáo viên 24 3.3 Về phía học sinh 25 4 Nguyên nhân của thực trạng 26 Chương II: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 27 1 Phương pháp dạy học 27 1.1 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm 27 1.2 Phương pháp trò chơi 32 2 Hình thức dạy học 39 Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.1 Học cá nhân trên lớp 39 2.2 Dạy học theo nhóm 43 Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 49 1 Mục đích thực nghiệm 49 2 Đối tượng thực nghiệm, địa bàn thực nghiệm 49 3 Nôi dung thực nghiệm 49 4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 54 5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 54 PHẦN KẾT LUẬN 62 PHẦN PHỤ LỤC 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 LỜI NÓI ĐẦU Qua việc tìm hiểu phương pháp sư phạm tương tác và việc sử dụng phương pháp sự phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học chúng tôi nhận thấy: Nếu được sử dụng hợp lý thì phương pháp sư phạm tương tác vừa góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học, vừa bồi dưỡng cho các em năng lực hợp tác với bạn, với thầy để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài ''Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học'' với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt. Đề tài được hoàn thành với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Lê Thị Thanh Bình và bằng sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi của bản thân. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học. Sự giúp đỡ tạo điều kiện của giáo viên và học sinh trường Hưng Dũng 1 - Thành phố Vinh trong việc nghiên cứu và thực nghiệm. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thị Thanh Bình - người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học và giáo viên, học sinh Trường Tiểu Học Hưng Dũng 1. Đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn và là công trình tập dượt đầu tiên nên gặp không ít khó khăn, do tầm hiểu biết hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của Thầy cô và góp ý của các bạn. Vinh, tháng 5 năm 2004 Tác giả PHẦN I: MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, đặc biệt là khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi mục tiêu đào tạo của nhà trường dẫn đến yêu cầu về sự đổi mới các yếu tố cấu thành nên quá trình dạy học, trong đó có phương pháp giáo dục. Đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải "Đổi mới mạnh mẽ phương Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình giáo dục đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" (Nghị Quyết TW2-1997). Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Nếu giáo dục phổ thông được xem là nền tảng văn hoá của một đất nước - là sức mạnh tương lai của dân tộc thì giáo dục tiểu học là cơ sở của cơ sở ban đầu đó. Có thể nói những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được hình thành ở bậc tiểu học rất bền vững, nó đi theo các em suốt cả cuộc đời khó mà thay đổi được. Trong xã hội hiện nay, lứa tuổi học sinh tiểu học ứng với độ tuổi từ 6 - 11 tuổi. Đây là lứa tuổi mà lần đầu tiên các em được cắp sách tới trường, được làm quen với nền văn hoá nhà trường. Đặc biệt là có sự chuyển giao hoạt động chủ đạo là vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo sang học tập ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động chủ đạo này tuy không chiếm phần lớn thời gian của học sinh song nó quyết định chiều hướng phát triển tâm lý của các em. Đây là hoạt động có mục đích, kế hoạch và có thể tác động từ bên ngoài, chất lượng của việc lĩnh hội phụ thuộc vào việc tổ chức mối quan hệ của giáo viên và học sinh môi trường, cụ thể là: Sự tích cực của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, vai trò lãnh đạo sư phạm của giáo viên với mục tiêu: "Kéo theo sự phát triển của trẻ, tạo ra sự sống cho hàng loạt quá trình phát triển mà đứng ngoài dạy học không thể làm được" (Vu-got-xki) (1) trong đó có tính đến ảnh hưởng của yếu tố môi trường. Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ, hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Những năng lực ngôn ngữ này chỉ có được khi giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện thành thục từng thao tác, hành động của quá trình dạy học Tiếng Việt và hứng thú với việc thực hiện nó. Mặt khác để tổ chức tốt quá trình giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt thì việc tạo ra môi trường thuận lợi, xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa học sinh- học sinh; học sinh - giáo viên là điều quan trọng. Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tuy nhiên, thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở tiểu học cho thấy về phương pháp dạy học bên cạnh những thành công còn có nhiều bất cập nhất định. Số đông giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường, điều kiện cho học sinh hoạt động lĩnh hội tri thức; còn coi trọng lối truyền thụ một chiều theo kiểu "Máy phát" (người dạy) "Máy nhận" (người học) chưa chú trọng dẫn đến việc tạo điều kiện, cơ hội hứng thú để học sinh phát huy hết khả năng của mình làm cho các em thụ động lĩnh hội tri thức, hạn chế tính tích cực nhận thức, tư duy sáng tạo của học sinh, làm cho các em khó thích nghi với cuộc sống muôn màu muôn vẻ của xã hội sau này. Hơn nữa sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức làm cho trình độ nhận thức của học sinh ngày càng cao hơn trình độ của học sinh cùng lứa tuổi trước đây. Vì vậy nhà trường phải rèn luyện cho học sinh tính tích cực, năng động, sáng tạo bằng cách sớm chuyển sang phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hành động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức cho các em các hoạt động học tập và giao lưu, hợp tác với bạn với thầy để lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo, chủ động. Phương pháp sư phạm tương tác đã đề ra chiến lược dạy học có khả năng đáp ứng được yêu cầu trên. Đó chính là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học". 2- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : Phương pháp sư phạm tương tác xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX. Ngay từ khi xuất hiện nó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu sư phạm trên thế giới và được thể hiện tập trung trong cuốn "Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác" của hai tác giả là Jean-Marc Denomm'e và Madeleine Roy. Trong tác phẩm này các tác giả đã thể hiện quan niệm người học là người “thợ chính” của quá trình đào tạo, người dạy đảm nhiệm chức năng hướng dẫn người học. Môi trường ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động dạy của người dạy và hoạt động của người học thông qua các yếu tố bên trong, bên ngoài của người học và người dạy. Phương pháp này trông chờ vào tính Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP năng động do quan hệ qua lại giữa người dạy - người học và môi trường nhằm phát huy sự phản ứng, trao đổi và điều chỉnh giữa các tác nhân. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người dạy- người học- môi trường được nhiều nhà nghiên cứu, anh chị em sinh viên tham gia. Mỗi tác giả, mỗi bài viết đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc thiết lập mối quan hệ của bộ ba: Người dạy- Người học- môi trường trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Người thì thông qua hệ thống bài tập tình huống, thông qua việc hình thành phương pháp dạy học, sử dụng phương pháp nêu vấn đề Các quan niệm đó được thể hiện trong các bài báo, trên Tạp chí giáo dục như: "Cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp hợp tác" của Nguyễn Thanh Bình - Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 3/1998; "Một số phương hướng và biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học của Ngô Thu Dung - Viện khoa học giáo dục; "Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác một biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh" của Vũ Lê Hoa - Tạp chí Giáo dục số 21 tháng 4/1998. Với luận văn này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về các biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa Giáo viên - học sinh và các đòi hỏi của môi trường bên trong, bên ngoài giáo viên và học sinh với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. 3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học thông qua việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác một cách hợp lý. 4- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 4.1- Khách thể : Quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. 4.2- Đối tượng : Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học. 5- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Có thể nâng cao được chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nếu sử dụng phương pháp sư phạm tương tác một cách hợp lý. Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 6- NHIỆM VỤ: 6.1- Tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 6.2- Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học. 6.3- Thực nghiệm sư phạm. 7- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7.1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2- Phương pháp quan sát, điều tra Nhằm tìm hiểu thực tiễn dạy học Tiếng Việt hiện nay. 7.3 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. 7.4 - Phương pháp thống kê toán học: Nhằm sử lý kết quả thu được qua thực nghiệm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm. 8- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt và năng lực sử dụng Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 9- BỐ CỤC ĐỀ TÀI: - Phần I: Mở đầu. - Phần II: Nội dung. Gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương II: Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Chương III: Thực nghiệm sư phạm. - Phần 3: Kết luận Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Tài liệu tham khảo. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khái quát về phương pháp sư phạm tương tác. Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phương pháp sư phạm tương tác là phương pháp dạy học tập trung trước hết vào người học, xem người học là người “thợ chính” của quá trình dạy học. Mọi can thiệp sư phạm đều xuất phát từ nhu cầu, tiềm năng và trách nhiệm của người học đối với quá trình học tập của bản thân. Người dạy trong phương pháp sư phạm tương tác là người hướng dẫn người học cách học, tạo ra những điều kiện thuận lợi để người học thực hiện phương pháp học của mình. Môi trường là yếu tố ảnh hưởng đến cả người dạy và người học, tuy nhiên ở một mức độ nào đó thì người dạy và người học cũng có những tác động ngược trở lại đối với môi trường. Phương pháp sư phạm tương tác được xây dựng căn bản dựa trên các tác nhân người dạy - người học - môi trường và các thao tác tương ứng với nó. 1.1. Các tác nhân: 1.1.1 Người học: Người học trong phương pháp sư phạm tương tác bao gồm tất cả các đối tượng đi học chứ không nhằm nhấn mạnh đến một mối quan hệ thầy trò hay một cơ sở trường lớp nào cả. Để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội với tư cách là một thành viên tích cực, thì mỗi cá nhân đều phải được trang bị những năng lực thực tiễn thể hiện ở khả năng lao động, cư xử trong sản xuất và trong đời sống hàng ngày. Các năng lực thực tiễn đó đặc trưng cho trình độ văn minh của xã hội và bao giờ cũng có sẵn trong nền văn hoá xã hội do thế hệ trước tạo ra, tinh chế và gửi vào các sản phẩm vật chất tinh thần. Để có những năng lực đó thì người học phải tham gia vào quá trình thu lượm tri thức, kỹ năng kỹ xảo bằng năng lực của chính mình. Sở dĩ nói như vậy bởi năng lực người không tự nhiên mà có trong mỗi cá thể, nó cũng không di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường “tập nhiễm” giống các động vật bậc thấp. Muốn có nó thì con người phải trải qua một quá trình hoạt động, rèn luyện lâu dài bằng chính tiềm năng của bản thân để làm "sống" lại những năng lực thực tiễn đã được gửi vào trong đối tượng từ đó mà tiếp thu, lĩnh hội. Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 10 [...]... lý phương pháp sư phạm tương tác một trong quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học thì phương pháp này sẽ góp phần không nhỏ vào việc này nâng cao chất lượng dạy học hiện nay Chương II: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Sau khi nghiên cứu những vấn đề có tính chất lí luận và thực tiễn về phương pháp sư phạm tương tác, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp. .. TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC: 3.1 Chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học: Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học xác định một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy cho học sinh các kỹ năng giao tiếp như đọc với nghe, viết Chương trình này được cụ thể hoá bằng bộ sách giáo khoa Tiếng Việt. .. bài tập phong phú nó yêu cầu học sinh trong quá trình học phải trao đổi, thảo luận, hợp tác với bạn, với thầy để giải quyết các nhiệm vụ học tập Điều này rất thích hợp cho việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 3.2-Về phía giáo viên: Qua khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ở trên địa bàn thành phố Vinh... dụng phương pháp sư phạm tương tác trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học: 1.4.1 Trong quá trình dạy học Những hiểu biết có tính chất lý luận về phương pháp sư phạm tương tác trên đây là cơ sở gíup người dạy lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng như can thiệp kịp thời nhằm tạo ra động lực giúp người học hứng thú và thành công Sự vận dụng phương pháp sư phạm tương tác. .. động học tập do giáo viên đưa ra trong quá trình sử dụng phương pháp sư phạm tương tác để dạy học Tiếng Việt Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của nhà giáo dục trong việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác Hiệu quả của công việc sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt có sự đóng góp rất lớn của việc hiểu đúng đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 3... pháp này trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học cần tập trung vào phương pháp và hình thức dạy học 1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1.1 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong quá Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 30 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP trình dạy học Đây là phương pháp dạy học thể... phù hợp với việc tổ chức dạy học theo phương pháp sư phạm tương tác Học sinh gặp phải khó khăn trong việc nhận thức và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống Hơn nữa sự phát triển của mỗi cá thể học sinh là không đồng đều nên vấn đề đặt ra cho phương pháp sư phạm tương tác khi sử dụng vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đó là làm sao tạo ra một môi trường thuận lợi, để mọi học sinh với những trình... hưởng sâu sắc tới việc sử dụng các phương pháp Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 29 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP dạy học (Bởi nội dung dạy học luôn quyết định phương pháp) Mặt khác nhiều giáo viên còn chưa quan niệm đúng đắn về việc dạy học theo phương pháp sự phạm tương tác và hình thức tổ chức dạy học theo tinh thần của phương pháp này nên hiệu quả đem lại chưa cao Ngữ liệu, hệ thống câu hỏi và bài tập trong. .. ảnh hưởng tiêu cực từ phía môi trường theo hướng có lợi cho cả người dạy và người học Phan Thị Thanh Hồng -41A2 - GDTH 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.3- Các nguyên lý: 1.3.1- Người học - Người thợ: Phương pháp sư phạm tương tác xem người học là người thợ chính của quá trình đào tạo Điều này khẳng định vai trò trung tâm của người học trong quá trình học Sở dĩ phương pháp sư phạm tương tác xem người học là... đắn và phương pháp sư phạm tương tác, phần lớn trong số họ được đào tạo chính quy ở các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm và đạt được giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp Tuy nhiên qua việc dự giờ, thăm lớp một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình dạy học Tiếng Việt giáo viên mặc dù chưa hiểu biết nhiều về phương pháp sư phạm tương tác, nhưng . phía học sinh 25 4 Nguyên nhân của thực trạng 26 Chương II: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 27 1 Phương pháp dạy học 27 1.1 Phương pháp dạy học thảo luận. trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. 4.2- Đối tượng : Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học. 5- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Có thể nâng cao được chất lượng dạy. nó. 1.4- Vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học: 1.4.1 Trong quá trình dạy học. Những hiểu biết có tính chất lý luận về phương pháp sư phạm tương tác trên