2- HÌNH THỨC DẠY HỌC: 2.1 Học cá nhân trên lớp:
2.2- Dạy học theo nhóm:
Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học chia lớp thành nhiều nhóm, chế độ hoạt động của học sinh trong nhóm là: Thảo luận, trao đổi, bàn bạc và kiểm tra chéo nhau trên cơ sở đó mà lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất.
Vận dụng kết quả nghiên cứu của giáo dục học về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm vào một môn học cụ thể là môn Tiếng Việt ở tiểu học, chúng tôi nhận thấy muốn sử dụng hình thức dạy học này cần thực hiện các công việc sau:
Để có thể dạy học theo nhóm trước hết phải có nhóm học tập, muốn vậy giáo viên phải nắm được kỹ thuật chia nhóm tuỳ theo nội dung, tính chất bài học, môn học mà giáo viên chia nhóm theo trình độ, sở thích của học sinh hay tổ chức các nhóm hỗn hợp. Việc chia nhóm của học sinh không nên cố định trong một thời gian dài bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, hợp tác của học sinh (Xem thêm mục 1.1. Phương pháp thảo luận). Có thể nói lúc này giờ học lúc này được cấu thành bởi từng nhóm học tập nhỏ thay vì cá nhân riêng lẻ...
Sau khi chia nhóm giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm, nhiệm vụ học tập này có thể giống hoặc khác nhau ở các nhóm song phải được xây dựng trên cơ sở nội dung bài học và trình độ nhận thức của học sinh. Chính nhiệm vụ học tập làm nên nét khác biệt giữa nhóm học tập với nhóm ngoài xã hội, nhiệm vụ này sẽ quy định sự tồn tại của nhóm, cách thức tổ chức nhóm trong dạy học, tạo nên dự giàng buộc trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên. Chính nhờ điều này mà nhóm và hình thức dạy học theo nhóm trở thành một phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao đặc biệt trong việc hình thành các phẩm chất trí tuệ, phẩm chất nhân cách của con người trong xã hội cùng tồi tại, phát triển. Nhiệm vụ học tập của nhóm về mặt hình thức được thể hiện bằng phiếu hoặc bằng lời, về mặt nội dung đó là hệ thống các chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong một giờ học, một bài học.Sau đây là một số nhiệm vụ học tập thường được sử dụng trong dạy học theo nhóm ở một số phân môn của môn Tiếng Việt:
Ví dụ 1 : Hãy cùng bạn quan sát một loại cây em thích và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống xác định trình tự quan sát cái cây em thích:
Từ gần đến xa. Từ dưới lên trên Từ xa đến gần Từ trên đến dưới.
Câu 2: Ghi lại các đặc điểm của cây sau khi quan sát (theo các câu hỏi gợi ý sau):
+ Màu sắc ra sao ? ... + Sờ tay vào thân cây em thấy thế nào ? ...