THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng việt ở tiểu học (Trang 25 - 29)

TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC:

3.1. Chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học:Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học xác định một trong những mục tiêu Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học xác định một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy cho học sinh các kỹ năng giao tiếp như đọc với nghe, viết. Chương trình này được cụ thể hoá bằng bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học (165 tuần). Bộ sách này thể hiện cố gắng lớn của người soạn sách trong việc thực hiện mục tiêu trang bị các kiến thức Tiếng Việt và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh

thông qua 8 phân môn là Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Học vần.

Bên cạnh bộ sách giáo khoa Tiếng Việt từ năm học 1993 - 1994 còn có thêm Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1,2,3 và từ năm học 1994 - 1995 có Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4,5. Vở bài tập Tiếng Việt được xây dựng theo tinh thần chuyển hành động vật dùng lời bằng hành động vật chất (dùng ký hiệu để tô, nối, vẽ ...) với sự hỗ trợ của kênh hình. Hệ thống bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt là công cụ hữu hiệu để phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy cho học sinh tiểu học. Không những thế nó còn là công cụ hỗ trợ giáo viên, học sinh phụ huynh trong quá trình dạy học ở Tiếng Việt ở Tiểu học. Ngoài sách giáo khoa và vở bài tập Tiếng Việt còn có sách giáo viên, sách bài soạn dùng cho giáo viên từ lớp 1đến lớp 5.

Như vậy chương trình sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp sư phạm tương tác nói chung, đặc biệt là cung cấp một hệ thống kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh tương đối toàn diện, sâu sắc.Có thể nơi đây là ưu điểm nổi bật của chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học Tiếng Việt hiện nay (165 tuần). Tuy nhiên, trong sự đổi mới chung của nền giáo dục hiện nay khi mà tư tưởng người học là người ''Thợ chính'' của quá trình đào tạo, hoạt động học tập được tiến hành thông qua trao đổi với bạn, với thầy, còn người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn đã trở thành một trong những tư tưởng chỉ đạo trong dạy học thì các chương trình sách giáo khoa và các tài liệu dạy học Tiếng Việt đã bộc lộ những hạn chế nhất định đó là:

Câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa chỉ yêu cầu học sinh một phương thức nhận thức duy nhất là hoạt động nhận thức cá nhân, ít có và gần như không có những loại câu hỏi và bài tập yêu cầu học sinh phải thảo luận, trao đổi, hợp tác với bạn với thầy để rút ra nội dung bài học.

Câu hỏi và bài học chương trình thường nêu trước cách hiểu, chẳng hạn ở bài từ láy (Tiếng Việt 5 - Chương trình 165 tuần) để hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu có các câu hỏi: Từ ''ngời ngời'' có đặc điểm gì về cách láy? Trong

các từ ''khó khăn'', '' đỡ đần'' bộ phận nào của tiếng được láy lại? Trong từ ''Bồn chồn'' bộ phận nào của tiếng được láy lại? thì ở phần bài học có các ví dụ về các kiểu từ láy như sau: Láy tiếng: ví dụ: Ngời ngời, xinh xinh,...; Láy âm: Láy phụ âm đầu ví dụ: Khó khăn, đỡ đần; Láy vần ví dụ “Bồn chồn”. Hay trong phần môn tập đọc thường có những loại câu hỏi như: Trong khi miêu tả, tác giả luôn xen kẽ những câu nói lên tình cảm của mình. Em hãy tìm trong bài những câu ấy? (Sau trận mưa rào - Tiếng Việt 5-Chương trình 165 tuần)? Cuộc sống của đồng bào miền núi ở những làng định cư vui vẻ như thế nào? (Một ngày ở Đê Ba - Tiếng Việt 4 - Chương trình165 tuần) .... Từ những câu hỏi và bài tập dạng ấy ta thấy đáng ra việc xác định các kiểu từ láy của các từ “khó khăn”, “đỡ đần”, “bồn chồn”, “ngời ngời” và tình cảm của tác giả khi miêu tả cơn mưa rào hay cuộc sống yên vui của đồng bào miền núi ở những làng định cư phải là cái mà học sinh phải hướng tới trong quá trình học tập thì lại được nêu rõ ràng trong sách giáo khoa, học sinh chỉ việc mở sách ra là đáp án hoặc chỉ việc chứng minh cho ý tưỏng của người soạn sách. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động giao tiếp, hợp tác giữa học sinh với học sinh, học sinh - giáo viên đó là chưa nói tới những khó khăn chogiáo viên khi tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo nhóm nhỏ vì dường như việc tìm kiến thức quá dễ dàng, làm một mình cũng được không cần phải trao đổi với thầy, với bạn.

Hệ thống câu hỏi và bài tập còn chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện, nhận diện các kiến thức đã học, ít câu hỏi, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ tìm tòi, lý giải, điều đó cũng làm hạn chế việc hỏi bạn, hỏi thầy của học sinh.

Kiến thức và kỹ năng được hình thành trong quá trình dạy học Tiếng Việt mới chỉ hướng tới việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ hoặc minh hoạ cho kiến thức ngôn ngữ đã học hơn là hướng tới hoạt động giao tiếp thực tế, thành ra việc học tiếng trong nhà trường chỉ tồn tại trong lớp học chứ không gắn với thực tế cuộc sống làm cho những kiến thức, kỹ năng được hình thành chỉ là những kiến thức, kỹ năng xa rời cuộc sống, vốn hiểu biết của học sinh làm cho giờ học diễn ra mọt cách nặng nề, nhàm chán. Học sinh trở thành đối tượng bị động chí biết ''nuốt'' kiến thức của giáo viên mà không biết tự tìm kiếm, hợp tác với bạn. Còn

giáo viên thì gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho các em. Do đó quan hệ giữa giáo viên và học sinh chỉ là quan hệ một chiều, tác dụng của sự tương tác giữa học sinh - học sinh cũng như ảnh hưởng của nhân tố môi trường chưa được chú trọng đúng mức.

Hiện nay ở lớp 1 và lớp 2 đang thực hiện việc dạy - học Tiếng Việt theo chương trình mới. Vì chương trình này được xây dựng trên quan điểm giao tiếp, với một hệ thống ngữ liệu, bài tập phong phú nó yêu cầu học sinh trong quá trình học phải trao đổi, thảo luận, hợp tác với bạn, với thầy để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Điều này rất thích hợp cho việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.

3.2-Về phía giáo viên:

Qua khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ở trên địa bàn thành phố Vinh chúng tôi nhận thấy: Phần lớn giáo viên chưa hiểu rõ phương pháp sư phạm tương tác. Một bộ phận giáo viên khác thì hiểu chưa đúng về phương pháp này họ cho rằng đó chỉ là sự tác động qua lại giữa giáo viên - học sinh, song sự tác động đó chỉ diễn ra theo một chiều là giáo viên tác động đến học sinh chứ chưa có chiều ngược lại, chưa có sự tương tác giữa học sinh - học sinh; học sinh - giáo viên - môi trường. Chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên có quan niệm đúng đắn và phương pháp sư phạm tương tác, phần lớn trong số họ được đào tạo chính quy ở các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm và đạt được giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Tuy nhiên qua việc dự giờ, thăm lớp một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình dạy học Tiếng Việt giáo viên mặc dù chưa hiểu biết nhiều về phương pháp sư phạm tương tác, nhưng họ cũng có ý thức tổ chức cho học tập thông qua hoạt động cùng học, cùng chơi với bạn song hiệu quả của sự tương tác giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học; giáo viên - học sinh - môi trường chưa cao. Hoạt động học tập của học sinh thông qua thảo luận nhóm, trò chơi học tập không trở thành hoạt động của từng cá nhân học sinh và của cả tập thể học sinh. Hoạt động học tập thông qua vui

chơi của trẻ nhiều khi không phù hợp với nội dung bài học. Chẳng hạn, khi dạy bài tập đọc ''Người mẹ hiền'' TV 2 - CT mới) có giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đóng vai để diễn tả lại cảnh Nam và Minh chui qua lỗ hổng ở bờ tường. Thành ra tuy có sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh song sự tương tác đó lại không nhằm vào củng cố mở rộng, khắc sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ cho lý thuyết về đa dạng hoá các phương pháp dạy học một cách máy móc, dập khuôn, khi sử dụng các phương pháp dạy học như giảng giải, hỏi đáp giáo viên không chú ý tạo ra mối liên hệ ngược từ phía học sinh đến giáo viên. Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu chủ yếu là dạy học cả lớp, ít có dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm. Khi tổ chức dạy học theo nhóm hiệu quả cũng chưa cao.

3.3- Về phía học sinh:

Môn học Tiếng Việt hầu hết các em đều dành thái độ, tình cảm tốt đẹp đối với môn học này, nhưng các em cũng cho rằng đây là môn học khó. Một phần do ngữ liệu xa rời cuộc sống của các em, trong sách giáo khoa có nhiều bài tập, câu hỏi suất hiện quá nhiều như câu hỏi tái hiện trong phần môn tập đọc, bài tập điền từ trong phần ngôn từ ngữ....gây tâm lý nhàn chán, đơn điệu ở học sinh khi học, không kích thích được sự hợp tác giữa giáo viên - học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Phần khác do cách thức lên lớp của giáo viên không kích thích được hứng thú học tập của các em, không tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp được hoạt động, một giờ dạy được đánh giá là thành công khi trong giờ dạy đó có một vài học sinh tham gia phát biểu ý kiến, số học sinh còn lại làm gì giáo viên không kiểm soát được. Ví dụ trong phân môn Tập Đọc học sinh rất hứng thú khi đọc các ngữ liệu, nhưng đến khi giáo viên dạy Tập Đọc thì chỉ có một số em làm việc, số khác ngồi chơi hoặc làm việc khác.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng việt ở tiểu học (Trang 25 - 29)