1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 2

67 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 341 KB

Nội dung

HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năn% vận dụnq kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ Nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Phạm Quang Tiệp, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài: “ Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2”.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy!

Hà Nội, thánạ 04 năm 2011

Sinh viên:

Nguyễn Thị Thủy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả

và các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôihoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : Cơ SỞ CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIEM SƯ

PHẠM TUƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TNXH LỔP 2 6

2 Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học 10

2.2.Những căn cứ khoa học của quan điểm sư phạm tương tác 122.3.Nội dung của quan điểm sư phạm tương tác 182.3.1 Các tác nhân chính của hoạt động dạy học theo quan điểm

Trang 5

3.4.Khả năng và điều kiện vận dụng quan điểm sư phạm tương tác

trong dạy học môn TNXH lớp 2

CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐlỂM SƯ PHẠM

TUƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TNXH LỚP 2

1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp vận dụng quan điểm sư

phạm tương tác trong dạy học môn TNXH lớp 2 37

2 Đề xuất một số biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác

trong dạy học môn TNXH lớp 2

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc phát triển con người, coi con người lànguồn lực hàng đầu của đất nước Con người được giáo dục và tự giáo dục luôn được coi

là nhân tố quan trọng nhất “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” cho sự phát triển bền vững

của xã hội Điều 35 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ

“Giáo dục _ Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nền tảng của sự phát triển

khoa học _ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiệnđại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm vànăng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới

và hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực

và trên thế giới, ủy ban giáo dục của UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong

thế kỷ XXI là: Học để biết ( Learning to know), học để làm ( Learning to do ), học để cùng chung sống ( Learning to live together ), học để tự khẳng định mình ( Learning to

be ) Tương ứng với bốn trụ cột này, chủ trương quan tâm đầu tư phát triển giáo dục của

Đảng và Nhà nước ta cũng được thể hiện rõ nét trên các mục tiêu, cụ thể:

Về mục tiêu giáo dục, Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII ( năm 1993 ) đã nêu rõ: “ Mục tiêu Giáo dục _ Đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động, tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, qua đó góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn là dân ẹiàu, nước mạnh, xã hội cônq bằng, dân chủ, văn minh ”

Về nội dung giáo dục, chương 2, mục 2, điều 28.1 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “ Nội dunẹ qiáo dục phổ thônq phải đảm bảo tính phổ thônẹ, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học ”

Về phương pháp giáo dục đào tạo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII ( năm 1977 ) đã chỉ rõ : " Phải đổi mới

Trang 7

HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năn% vận dụnq kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

Dạy học là con đường quan trọng để nâng cao trình độ hiểu biết và phát triểnnhân cách ở mỗi cá nhân Mặc dù người thầy giữ vai trò hết sức quan trọng trong địnhhướng dạy học và chuyển giao tri thức, kĩ năng cho người học nhưng phải làm sao chomỗi tiết học HS được suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn.Hơn nữa, đổi mới phương pháp giáo dục phải nhấn mạnh tương tác, hỗ trợ, cùng nhauhợp tác đi vào con đường tiếp thu, lĩnh hội các tri thức, kĩ năng, thái độ thành vốn sống,

ăn nhập vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tạo nên một tiềm năng và tiếp đó thành nhâncách, thành năng lực hoạt động của từng người _ thành người, làm người và ở đời Vìvậy, việc đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là nhiệm

vụ cần thiết Trong khi đó, ở nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huytính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của người học vẫn đang được quan tâm và đầu

tư, nhưng nói chung hiệu quả còn chưa rõ nét Sự lúng túng này bộc lộ sự hẫng hụt ở cơ

sở lí luận Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, độc lập của người học đòi hỏi phải có sự xác lập cơ sở lý luận theohướng khoa học sư phạm hiện đại Quan điểm sư phạm tương tác là một hướng đáp ứngđược yêu cầu này Đó là một hướng dạy học đề cao vai trò tương tác giữa người học vớingười học, người học với người dạy, người học và môi trường Bộ ba người học, ngườidạy, môi trường tập hợp các tác nhân chính tham gia vào quá trình học tập Các nétchính của phương pháp này đã được nhóm tác giả Jean _ Marc Denommé và MadelenieRoy dùng làm chủ đề cho 5 khóa học tăng cường về đào tạo sư phạm ở Châu Phi, đặcbiệt là ở Ruanda Vấn đề vận dụng quan điểm sư phạm tương tác ở nước ta vẫn còn ítđược quan tâm và khá mới mẻ với đa số giáo viên, đặc biệt, cơ sở lí luận của nó vẫn còntiềm ẩn và ít tài liệu đề cập đến vấn đề này

Trong đó môn Tự nhiên Xã hội là một môn khoa học có tính tích hợp cao, là tổnghợp của nhiều ngành khoa học như: Toán học, Hóa học, Vật lí học, Sinh học, Học Tựnhiên Xã hội học sinh có những hiểu biết cơ bản về thế giới tự nhiên, xã hội và conngười Đồng thời hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thực hành cầnthiết cho cuộc sống của các em trong mối quan hệ cộng đồng xã hội VI vậy việc dạy

Trang 8

môn Tự nhiên Xã hội cũng quan trọng như dạy môn Toán và Tiếng Việt Chính vì vậylàm thế nào để thực hiện tốt mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáodục tiểu học nói riêng và yêu cầu người giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập chohọc sinh phải làm thế nào để vừa phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học có tácdụng phát huy năng lực, phát huy sự tích cực chủ động phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức

mà vừa kích thích được hứng thú học tập của học sinh Điều này qua thực tế giảng dạycủa GV và học tập của HS thì vấn đề này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và đa số GVchưa xác định phương pháp dạy học hiệu quả cho môn này Việc vận dụng quan điểm sưphạm tương tác hợp lí vào dạy học môn học này sẽ khắc phục được những khó khăn trên

và đáp ứng được mục tiêu dạy học

VI vậy, trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu, tôi chọn đề tài là : “ Vận dụng quanđiểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2” làm đề tài nghiêncứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm nghiên cứu những lí luận dạy học theo quan điểm sư phạmtương tác, đồng thời tìm ra những biện pháp hợp lí để vận dụng quan điểm này trong dạyhọc môn Tự nhiên Xã hội lớp 2 Qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểuhọc và nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1: Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên

Trang 9

- Đề xuất một số biện pháp để vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy

học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2

5 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng quan điểm sư phạm tương tác để dạy học môn Tự nhiên Xã hội lớp

2 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2 nói riêng, môn

Tự nhiên Xã hội Tiểu học nói chung

6 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

Trang 10

-Phương pháp trò chuyện

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo nội dungchính của khóa luận gồm:

Chương 1: Cở sở của việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy

học môn Tự nhiên Xã hội lớp 2

Chươnẹ 2: Biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học

môn Tự nhiên Xã hội lớp 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM

TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN Tự NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2

1 Một sô khái niệm cỏng cụ

Trang 11

-11-để đạt mục đích Theo đó PPDH là con đường -11-để đạt mục đích dạy học

Ta có thể hiểu PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên vàhọc sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học

Theo định nghĩa trên cho thấy PPDH được đặc trưng bởi hai hoạt động: hoạt độngcủa thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mốiquan hệ biện chứng: hoạt động của thầy đóng vai trò chỉ đạo (tổ chức, điều khiển ) vàhoạt động của trò đóng vai trò tích cực , chủ động ( tự tổ chức, tự điều khiển)

Như vậy, PPDH là tổ hợp những cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, được hình thành dưới vai trò chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

1.2 Biện pháp dạy học

BPDH là 1 hệ thống các cách thức tác động cụ thể của người dạv và người họcvào đối tượng dạy học, qua đó thực hiện được nhiệm vụ dạy học Xung quanh vấn đềBPDH có vài điểm cần chú ý:

Thứ hai:

Có hệ thống biện pháp của người dạy và biện pháp của người học Đối tượng tácđộng, tính chất và cường độ các biện pháp của người dạy và người học

Trang 12

bị quy định bởi mục đích dạy học, nội dung dạy học, vị thế của người dạy vàngười học trong mối quan hệ giữa người dạy và người học Chẳng hạn nếu mục đíchhướng đến nội dung tri thức khoa học thì các biện pháp của người dạy chủ yếu tác độngvào nội dung tri thức và cách truyền thụ chúng.

Nếu mục đích là hình thành các kĩ năng hành động cho người học, thì biện phápdạy học phải là giới thiệu và hướng dẫn người học thực hành các kĩ năng đó

Các công cụ tâm lí: Là các tri thức, các khái niệm khoa học, các công cụ nhận

thức như trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ Trong đó các khái niệm khoa học là công cụ quantrọng nhất Khái niệm khoa học trong môn học là thước đo trình độ dạy học

Các công cụ kĩ thuật: Các công cụ kĩ thuật có phổ rất rộng, bao gồm các biểu đồ,

các bảng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, mô hình, máy tính, máy dạy học và các phương tiện

kĩ thuật kĩ thuật khác

Thứ tư:

Các biện pháp dạy ( và học ) tồn tại vừa theo cấu trúc không gian, vừa theo quytrình tuyến tính Nói cách khác, hệ thống biện pháp dạy là cấu trúc đa diện, đa tầng,trong đó các tiểu hệ thống biện pháp đảm nhận chức năng riêng và kết hợp với nhauthành một hệ thống hữu cơ Trong các tiểu hệ thống, các biện pháp cụ thể kết hợp vớinhau theo lôgic tuyến tính tạo thành quy trình chặt chẽ ( các bước tìm hiểu học sinh, cácbước thiết kế bài học V V) Vì vậy trong thực tiễn dạy học, một mặt phải xác định đượcđầy đủ các bình diện thao tác, đồng thời phải thiết lập được quy trình các thao tác trongtừng binh diện đó

1.3 Quan điểm dạy học

Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương

Trang 13

13

-Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng việc lựa chọn các phương phápdạy học cụ thể

Quan điểm dạy học khám phá ( khám phá dựa trên học tập ) hướng vào học sinh

và đặt niềm tin vào học sinh

Quan điểm dạy học xưa và nay :

+ Quan điểm dạy học trước đây ( dạy theo giáo án ) là quan điểm dạy học truyềnthống xoay quanh vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức học tập cho học sinh Giáo

án của GV chính là bản kế hoạch trung tâm cho các hoạt động dạy học diễn ra Giả địnhban đầu là GV cần soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy chi tiết và tiến hành giảng dạytheo giáo án Với sự phổ cập giáo dục, với nhiều GV tham gia giảng dạy, điều e ngạichính là nếu không có giáo án chi tiết GV sẽ không dạy được hiệu quả Và giáo án cầnđược soạn tuân theo cái đã được những người có kinh nghiệm giảng dạy thiết lập ra Do

đó dần dần dạy theo giáo án trở thành một yêu cầu bắt buộc với các GV

Tuy nhiên những người phê bình “dạy theo giáo án” lo ngại việc dạy của GV vàviệc học của HS bị suy giảm khi GV coi vai trò của mình chủ yếu là tuân thủ chặt chẽgiáo án Bản chất vấn đề dạy học không phải chỉ là hình thành những kế hoạch đượcvạch sẵn mà không tính tới những kiến tạo và canh tân

+ Quan điểm dạy học ngày nay “ lấy người học làm trung tâm” Xu hướng chungcủa đổi mới PPDH là đổi mới theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm.Quan điểm này có cơ sở lí luận từ việc nhận thức quá trình dạy học luôn luôn vận động

và phát triển không ngừng chịu sự chi phối của nhiều quy luật trong đó quy luật về mốiquan hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa thầy và trò trong quá trình dạy học là quy luật

cơ bản Thầy và trò _ cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng hoạt động của mìnhhướng tới tri thức Thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức củatrò Trò thì hoạt động tích cực chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết củamình để tiếp tục hành động nhận thức và hành động thực tiễn

Thực chất của quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, đó là hệ phươngpháp dạy _ học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy _ tựhọc, được xem như là một hệ thống PPDH có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản củamục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới hiện nay

Hệ thống các PPDH tích cực lấy người học làm trung tâm là kết quả của sự kết

Trang 14

hợp giữa lí luận và thực tiễn, thực nghiệm ở nhà trường Việt Nam từ nhiều năm Đó là

sự tổng hợp, tích hợp nhiều phương pháp gần gũi như: phương pháp tích cực, phươngpháp hợp tác, phương pháp tình huống, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và mộtphần nào đó có sự kết hợp với các PPDH truyền thống được cải tiến, vận dụng theohướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học Trải qua quá trình nghiêncứu và vận dụng các phương pháp này có thể nêu 4 đặc trưng cơ bản sau:

-Người học _ chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách

tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình

-Người dạy tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn.'

-Người dạy là thầy học _ chuyên gia về học và tự học, là người tổ chức và hướng

dẫn quá trình dạy _ tự học, quá trình kết hợp cá nhân hóa với xã hội hóa việc học củangười học

-Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức Như vậy,

điều hay của các phương pháp này là không chỉ để người học dễ hiểu, để rồi học bài mauthuộc mà còn giúp cho người học đào sâu suy nghĩ, tìm tòi phát huy khả năng của họ.Tất nhiên là họ nhớ sâu, nhớ cái mà họ hỏi, nhớ cái mà họ đã tranh luận với bạn và cái

đã được thực hành Điều hay thứ hai là giúp cho người học tự trang bị phương pháp tựhọc và có thể tiếp tục tự học mãi Để làm được điều này người thầy phải đủ trình độ nắmvững đối tượng biết cách tổ chức và điều khiển, khơi gợi, phát triển tư duy cho ngườihọc

1.4 Sư phạm tương tác

Sư phạm tương tác là một quan điểm dạy học mới, quan điểm dạy học lấy ngườihọc làm trung tâm Quan điểm dạy học này thể hiện rõ đây là cách tiếp cận cơ bản, năngđộng, hệ thống, khoa học về hoạt động sư phạm Trục chính của cách tiếp cận này là vềmối tương tác giữa người học, người dạy và môi trường Mối quan hệ tương tác này làcăn nguyên, động lực cho sự vận động và phát triển của quá trình dạy học mà quan trọngnhất là phát triển người học

2 Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học

Trang 15

15

-dạy, người học và môi trường Sự tương tác giữa bộ ba Người dạy _ Người học _ Môitrường là mục đích nguyên nhân của mọi sự phát triển; trong đó, trước tiên và quantrọng nhất là phát triển người học Quan điểm dạy học này thuộc lĩnh vực của “ hiểu biếtứng xử ”, thuộc hệ tư tưởng của lĩnh vực sư phạm chứ không đơn thuần chỉ là nhữngcách thức cụ thể tác động của GV trong quá trình dạy học nhằm vào người học và quátrình học tập để gây ảnh hưởng thuận lợi cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc đãđịnh Vì vậy, đứng trên bình diện vĩ mô thì tính chất tương tác giữa ba thành tố Ngườidạy _ Người học _ Môi trường phải được quán triệt trong toàn bộ quá trình dạy học, từviệc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể đến cách thức kiểm tra, đánhgiá

Xét ở bình diện trung gian, sư phạm tương tác là một PPDH cụ thể, về mặt hìnhthức nó cũng giống như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại MỗiPPDH luôn bao hàm ba yếu tố cấu trúc: 1/ Các nguyên tắc hay triết lí cốt lõi, xác địnhPPDH đó là cái gì xét về bản chất 2/ Hệ thống kĩ năng hoặc các mẫu hành động cấu tạonên PPDH, xác định phương pháp đó được tiến hành như thế nào 3/ Những phương tiện,công cụ, công nghệ, vật liệu mang ảnh hưởng của phương pháp đến người học và quátrình học tập, xác định phương pháp đó có hình thức vật chất cụ thể là gì, có cấu trúcthực thể như thế nào trong hiện thực dạy học, trong tay của nhà giáo trực tiếp giảng dạy.Như vậy, phương pháp sư phạm tương tác được xác định cụ thể như sau:

1/ Nguyên tắc then chốt trong sư phạm tương tác đó là sự tác động qua lại giữa bathành tố người dạy, người học và môi trường trong quá trình dạy học, qua đó người học

Trang 16

và các thành tố khác cùng vận động và phát triển.

2/ Hệ thống kĩ năng trong sư phạm tương tác bao gồm kĩ năng của người học và

kĩ năng của người dạy Các kĩ năng của người học bao gồm, kĩ năng sử dụng các giácquan để khám phá tri thức, kĩ năng tạo động cơ và duy trì cảm xúc trong quá trình họctập, kĩ năng huy động nội lực ( kiến thức, kinh nghiệm sẵn có ) để đồng hóa trí thức, kĩnăng tương tác với thầy, với bạn trong học tập, kĩ năng thích ứng hoặc cải tạo môitrường học tập Đối với người dạy bao gồm các kĩ

Trang 17

năng: kĩ năng xác lập quá trình dạy học ( xác định mục tiêu, nội dung, phươngpháp ) theo quan điểm sư phạm tương tác, kĩ năng trợ giúp người học, kĩ năng khuyếnkhích người học, kĩ năng hoạt náo, kĩ năng giao tiếp.

3/ Những phương tiện, công nghệ, vật liệu mang ảnh hưởng của phương pháp baogồm toàn bộ môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, trong đó bao gồm cả môitrường bên trong và môi trường bên ngoài của người học và người dạy

2.2 Căn cứ khoa học của quan điểm sư phạm tương tác

2.2.1 Căn cứ trên cơ sở sinh lí học thần kinh

Về mặt sinh học, người ta cho rằng quá trình dạy học về bản chất là quá trình hìnhthành phản xạ có điều kiện Giống như những động vật khác, con người sinh ra đã có sẵnmột vốn kiến thức làm cơ sở cho hành động, được điều khiển bởi những phản xạ khôngđiều kiện ( bẩm sinh, di truyền )

Quá trình học là quá trình hình thành các hành vi, các tác động phản xạ có điềukiện, tác nhân kích thích là những hệ quả của các hành vi đó Cơ chế học là cơ chế hìnhthành các hành vi tác động phản xạ có điều kiện trong môi trường sống của chủ thể Trên

cơ sở sinh học, QĐSPTT đặc biệt quan tâm tới bộ máy học _ cơ sở sinh học của hoạtđộng học, đó cũng là cơ sở cho những tác động sư phạm của người dạy khi điều khiểnhoạt động học của người học Bộ máy học được mô tả bởi sơ đồ sau:

Trang 18

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy học

Hệ thống thần kinh, nơi đối tượng tri thức được thiết lập, bao gồm hai bộ phận:

hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống thần kinh ngoại biên Hệ thống thần kinhngoại biên được cấu thành từ hai bộ phận: 5 giác quan và các nơron thần kinh Chính

hệ thống thần kinh thiết lập sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài Các giác quan lấythông tin ngoài chủ thể và truyền vào não qua các nơron trung gian Hệ thống thầnkinh trung ương được hình thành từ ba chồng đặt lên nhau, biểu thị ba thời kl pháttriển của nó: thời kì cổ nhất được gọi là vỏ não nguyên thủy ( archicoritex ), thời kìthứ hai gọi là vỏ não cổ ( paleocortex ) và thời kì mới nhất gọi là não người( néocortex ) Như vậy, hệ thống thần kinh trung ương trải qua quá trình tiến hóa củacác thời kỳ khác nhau từ bò sát, thời kì động vật có vú đến não người

Những thông tin trong quá trình học của người học được 5 giác quan của bộmáy học tiếp nhận, các thông tin này được các nơron ẩn đi và cảm ứng năng lượng.Nơron chuyển năng lượng theo hai hướng: ngoại vi vào trong não và ngược lại.Những thông tin nhận được thông qua việc truyền vào não sẽ được phân tích thànhcác thành phần khác nhau của cảm giác và của các sợi nhánh của nơron ( hiện tượng

dị biệt) Nơron thần kinh cũng thông qua các khớp nối các sợi nhánh của hai nơrongặp nhau, không để cho mọi thông tin đều được đi qua nó sàng lọc chỉ cho nhữngthông tin ( dưới dạng năng lượng ) có ích vào não ( hiện tượng tương đồng ) Nhờchức năng mang đến và mang đi, dị biệt và tương đồng, các nơron thần kinh đã giúp

cá thể làm chủ được các kích thích và tạo thành những phản ứng cùng với những kíchthích cần phản ứng

Trang 19

-

19-Khoa học thần kinh xác định có sự phân hóa chức năng bán cầu não phải vàbán cầu não trái về việc học và trí nhớ Bán cầu não phải chú ý đến cái tổng thể, tíchhợp các yếu tố lại trong cấu trúc hay trong quan hệ, xử lí thông tin một cách đồng thờibằng phép loại suy và biểu hiện thông tin bằng hình ảnh trong không gian Bán cầunão trái thiên về phân tích, chú ý đến yếu tố, xử lí thông tin theo từng chuỗi thời gian

và quy về các yếu tố bằng lời

Tính năng động của não người trong việc học không thể thu hẹp lại duy nhất ởnhững chức năng đồng nhất và chức năng không đồng nhất, được phân một cách riêng

rẽ cho bán cầu phải và bán cầu trái Nhưng nếu các chức năng này hoạt động một cáchhoàn toàn độc lập với nhau thì không có trí thức, kiến thức mới nào có thể ra đờiđược Nhất là hai bán cầu phải bổ sung lẫn nhau và tạo nên một sự cân đối giữachúng, chỉ có sự tương hỗ này mới có thể nảy nở một đối tượng tri thức mới Qua đó

có thể rút ra ý nghĩa trong thực hành sư phạm: trong quá trình dạy học cần kích thích

cả hai bán cầu não trái và phải của người học, đặc biệt là kích thích một trong hai bán cầu để người học phát triển tốt khả năng hoạt động trí tuệ nào đó.

Bộ máy học dựa trên hệ thần kinh nhưng quá trình học diễn ra qua môi giới của

một cảnh được minh họa ở hình 1.3 Quá trình được khởi động bởi các kích thích, các

kích thích này kích thích các giác quan; các tri giác qua môi giới tiềm năng hành động

Trang 20

đạt tới thể vành ( Limbique ); thể vành này đánh giá sự cần thiết tiếp tục học và nếuđánh giá là tích cực, có hứng thú; bán cầu phải của não nhận các thông tin; trạng tháithứ ba xuất hiện khi đạt tới ngưỡng các dữ liệu; và trong giai đoạn cuối cùng bán cầutrái thừa nhận giải pháp được đưa ra.

Trang 21

-21

-Hình 1.4: Sơ đồ tính năng động của bộ máy học

Bộ máy học có vai trò rất lớn đối với quá trình học tập và tiếp nhận những kiếnthức mới Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong dạy học, các nhà giáo dục đã vận dụngsáng tạo bộ máy học vào quá trình dạy học, đó là ưu điểm vượt trội của QĐSPTT

Vai trò của các ẹỉác quan đối với nqười học: Vì rằng bất cứ người học đã biết,

đã tích lũy được một số kinh nghiệm từ các giác quan và chúng được kết hợp vàotrong phương pháp học của mình Nhờ vào các giác quan mà người học thu lượm, tiếpnhận những thông tin cho kiến thức mới và cần sử dụng thường xuyên các giác quancủa mình để sử dụng tốt hơn tiềm năng đã thu giữ được Không có một giác quan nào

là không quan trọng tới việc học Tuy nhiên, mỗi

Trang 22

một giác quan trong số chúng tạo nên các hình ảnh khác nhau mà những hình ảnh nàytrở lại giác quan này hoặc khác của người học trong vốn sống cá nhân của mình Cácgiác quan kích thích bộ nhớ và làm xuất hiện ở bộ nhớ một loạt các dữ liệu tạo nênmối liên hệ với việc học mới; không có những mối liên hệ này việc học mới khó thựchiện được Định đề nổi tiếng của Lavoisier vẫn luôn luôn đúng: “Không có gl tự nhiênmất đi, tất cả chỉ biến từ dạng này sang dạng khác” Phương pháp tiến hành học vì vậyđược bắt đầu bởi một quá trình kết hợp những nhận thức cảm tính mới với những nhậnthức cảm tính đã có trong bộ nhớ Cần phải ghi nhận rằng không có ranh giới giữa cái

cũ và cái mới: tất cả hòa nhập vào nhau, xếp kề nhau

Người học càng cần đến các giác quan thì càng có may mắn phát triển các sợinhánh của nơron Kết quả là người học càng luyện các giác quan thì càng tạo ra nhiềukhả năng nhớ Và việc sử dụng gia tăng các giác quan vừa làm thuận lợi cho việc tiếpnhận vào bộ nhớ vừa giúp cho phát triển bộ nhớ

Vai trò của các giác quan đối với người dạy: Người dạy điều chỉnh phương

pháp tiến hành sư phạm của mình theo đường đi bình thường mà người học chọn trongquá trình học của minh Trước hết người học cần sử dụng các giác quan Và người dạycần hướng dẫn chu đáo người học; giúp đỡ người học trong thao tác này Chính vì vậyngười dạy sẽ cố gắng “đập” vào các giác quan của người học hoặc gợi ý hoặc khơi dậy

ở anh ta nhớ về kinh nghiệm đã qua Mặt khác cũng có rất nhiều cách hòa vào hoặckích hoạt cái đã biết của người học để khắc sâu vào những khái niệm mới cần học Và

để cho người dạy có khả năng có những phát minh rất là ngạc nhiên nếu họ được tự dotưởng tượng và sáng tạo Người dạy không thể đánh giá thấp một giác quan nào: tất cảđều đánh thức trí nhớ Theo quan điểm này sẽ rất có lợi nếu làm phong phú, các kinhnghiệm, các dấu ấn sao cho kích thích được nhiều giác quan Hiển nhiên việc thiếu các

dữ liệu giác quan sẽ gây thiệt thòi cho người học trong đường đi của mình đến với trithức; Điều đó có nghĩa là người dạy phải có trách nhiệm sửa khiếm khuyết này nếu có.Một

Trang 23

23

-tình huống có vấn đề như vậy đòi hỏi tương tác người học người dạy bằngphương pháp sư phạm tương tác

Vai trò của môi trường đối với các giác quan: Môi trường đóng vai trò quan

trọng trong việc phát triển các giác quan Chính môi trường cung cấp các kích thíchcho các giác quan và tạo điều kiện gia tăng các sợi nhánh của nơron Cũng chính môitrường đánh thức trí nhớ trong suốt quá trình học Rất nhiều khả năng do môi trườngđưa đến để làm cho việc giảng dạy được cụ thể Thay cho các ví dụ ít ỏi từ các sáchgiáo khoa Tại sao lại không khám phá môi trường trực tiếp? Thí dụ người học sẽ nắmđược lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch sẽ khi cho HS quan sát việc giữ gìn sạch

sẽ ngay tại lớp mình và nêu cảm nhận của bản thân

Như vậy, QĐSPTT có cơ sở vững chắc là dựa trên sự phát triển của ngành khoa học thần kinh và được ứng dụng vào dạy học.

2.3. Nội dung của quan điềm sư phạm tương tác

2.3.1 Các tác nhãn chính của hoạt động dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác

Từ “ sư phạm” có nguồn gốc xuất từ một danh từ và một động từ trong tiếng

Hy Lạp và có nghĩa là “hướng dẫn một đứa trẻ” Nguồn gốc của từ chỉ ra rằng có sựtham gia của hai nhân vật: người hướng dẫn và người được hướng dẫn Ngày nay,người ta đồng hóa chung một cách hoàn toàn ngẫu nhiên vào người dạy và người học

Vì rằng người dạy và người học phát triển với những tính cách cá nhân trong một môitrường rất cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ, nên môi trường trở thành một tácnhân tham gia tất yếu Đó chính là vì sao phương pháp sư phạm tương tác quan tâmtới 3 tác nhân sau: người học, người dạy, môi trường

Người học

Tên “người học” mà nguồn gốc ( studium ) của nó có nghĩa là “cố gắng và họctập”, còn có nghĩa rộng là cam kết và trách nhiệm Đó chính là lí do ta đã chọn từ

Trang 24

“người học” hơn là từ “học sinh”; từ “học sinh” nhấn mạnh hơn tới mối quan hệ giữangười thầy và một cơ sở trường học Từ “người học” được dùng trong phương pháp sưphạm tương tác bao hàm tất cả các đối tượng đi học.

Người học là tác nhân chính của quá trình học tập Người học sử dụng bộ máyhọc của mình ( các giác quan, hệ thống nơ ron, não ) để tìm kiếm, khám phá tri thức.Trong quá trình học tập, người học luôn tìm kiếm phương thức học phù hợp với phongcách học của bản thân để việc đồng hóa một tri thức diễn ra thuận lợi nhất

Để đảm bảo cho việc học của người học thành công, trước tiên người học phải

có động cơ học tập đúng đắn Nghĩa là người học cảm nhận được sự cần thiết và tính

ưu việt của kiến thức cho hiện tại và tương lai, đặc biệt đối với môn đang học Bêncạnh đó người học phải có niềm tin vào bản thân, tin vào năng lực, ý tưởng và phươngpháp làm việc của chình mình Người học cần có cảm giác sâu sắc là có khả năng thựchiện thành công phương pháp học, phải tin vào khả năg và phương pháp làm việc củamình Tham vọng vượt qua chính mình cũng có thể trở thành một nguồn hứng thú cógiá trị đối với người học, làm như vậy người học đảm nhận việc làm hết minh để đóngvai trò người thợ chính của tất cả các công việc của anh ta Thứ hai là sự tham gia củangười học Người học phải thể hiện sự tham gia tích cực và bền vững trong suốt quátrình học Người học phải tự mình thực hiện những trải nghiệm bằng cách đóng góptoàn bộ năng lực, các kiến thức đã biết, cũng như các kinh nghiệm đã có của mình đểtìm kiếm và tạo dựng kiến thức cho bản thân Trước tiên, người học phải ý thức rằngbản thân người học có khả năng để tiến hành dự án này xong và anh ta có cơ hội dùngđến tất cả các phương tiện này Người học phải mong muốn tham gia tích cực vàophương pháp học của minh, một thử thách của chính mình, thử thách dựa trên sựmuốn học, dưa trên sư sở thích thu lươm kiến thức và nhu cầu thỏa mãn môt lơi íchnào đó

Quá trình học đòi hỏi người học một sự vận dụng liên tục và rất nhiều cố gắng Conđường trải qua đôi khi được gieo đầy trắc trở khó khăn và nhiều ẩn số; khi người họccảm thấy bất lực, người học cần người dạy, người biết mang sự giúp đỡ mong muốn

Trang 25

25

-Thứ ba là trách nhiệm của người học Ngoài động cơ và sự tham gia, người học cần tỏ

rõ trách nhiệm của mình trong suốt quá trình học tập Trước tiên, người học phải thểhiện khả năng chủ động, tự chủ chứ không phải một cách máy móc theo yêu cầu củagiáo viên cũng không dựa vào sự giúp đỡ của các HS khác Chịu trách nhiệm cũngmuốn nói với người học là phải tham gia bền bỉ Thực tế, tính bền bỉ trở thành một hànthử biểu tin cậy đánh giá cấp độ trách nhiệm của người học với dự án học cá nhân củamình Trước những bế tắc có thể xuất hiện vào lúc này, lúc khác, người học có tráchnhiệm thường tỏ ra sáng tạo; người học cố gắng tự tìm các cách thoát ra khỏi bế tắcmột mình, bằng cách sử dụng các tri thức đã có và các kinh nghiệm đã trải qua; sángkiến của người học thậm chí đưa người học đến phiêu lưu, nhưng trước mắt người học

có nhiều hứa hẹn Vì vậy, người học phải có dịp giải thích các quan điểm cá nhân củamình, những lí do đã dẫn anh ta tới mạo hiểm như vậy và đi những con đường nhưvậy; ý thức trách nhiệm sẽ dẫn người học đến việc đánh giá các dự án học của mình vàlàm cho dự án tốt hơn

Tóm lại, phương pháp sư phạm tương tác đòi hỏi ở người học: hứng thú, thamgia và trách nhiệm

Người dạy

Theo J.M.Denome và M.Roy trong “sư phạm tương tác _ một tiếp cận khoa họcthần kinh về học và dạy” người dạy với tư cách là nhà sư phạm phải lưu tâm trợ giúpngười học sử dụng được một cách hiệu quả nhất hệ thần kinh của anh ta nhằm tiếp thukiến thức Đối với người dạy đó chính là phương pháp truyền đạt kiến thức của mìnhcho người học Trên quan điểm hệ thần kinh của người học, người dạy phải có cáchhành động như một người hướng dẫn có nhiệm vụ xác định mục tiêu học tập và tiếnhành đánh giá sự phát triển của người học

Trang 26

trong quá trình học tập của anh ta, người dạy phải hành động như người dẫn dắtgiúp người học ở mỗi chặng đường của cả quá trình học tập, người dạy phải hànhđộng như người tạo điều kiện thuận lợi kích thích người học học tập để đi tói thànhcông, như một người giao tiếp lưu tâm đến việc chuyển tải thành công một thông điệp.Chính người dạy đã hành động và người học thì phản ứng Như vậy người dạy làngười có nhiệm vụ dẫn dắt người học bằng cả kinh nghiệm và hiểu biết của mình: chỉcho người học mục đích cần đạt được, hỗ trợ, gây hứng thú và dẫn dắt người học đếnbến bờ thành công Chức năng cơ bản của người dạy là giúp người học học tập và hiểubiết Có thể nói người dạy là người phục vụ người học Bên cạnh đó, trong quá trình tổchức các tương tác nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của người học hay nói khác đinhằm phát triển người học thì người dạy và cả môi trường cũng nhờ thế mà vận động

và phát triển theo hướng tích cực Thông qua sự phản hồi của người học, sự điều chỉnhbản thân để phù hợp với môi trường, người dạy cũng thu lượm được những thông tin,kiến thức bổ ích và nhờ thế trong quá trình tương tác với người học, với môi trường

mà người dạy được nâng lên một tầm cao mới chín chắn hơn, hoàn thiện hơn

Môi trường

Theo quan điểm sư phạm tương tác, khái niệm môi trường được hiểu là hỗnhợp của nhiều yếu tố khác nhau ( vật lí, hóa học, gia đình, xã hội, bối cảnh, nhàtrường, nghề nghiệp ) và của một số giá trị tri thức, tình cảm, nghệ thuật, xã hội, vănhóa, đạo đức, tinh thần và tôn giáo, những yếu tố này tác động trực tiếp hay gián tiếpđến hoạt động dạy và học Môi trường có thể được xem là bối cảnh phát triển của hoạtđộng sư phạm, nó bao gồm: các hoàn cảnh, các cá nhân, các tư tưởng, hệ thống, sựkiện, phong tục, địa dư

Cũng theo quan điểm này, hoạt động của môi trường gồm một loạt các yếu tốvừa tương đối rộng và đa dạng tác động lên hệ thần kinh và gây ra những phản ứngcủa các giác quan, các nơ ron thần kinh và của vùng limbic Các yếu tố môi trườngđến từ hai phía khác nhau: một số xuất phát từ vùng ngoại biên, ngoài chủ thể tác nhân

là người học và người dạy, một số khác có nguồn gốc bên trong con người Một số

Trang 27

-yếu tố đặc biệt tạo nên các mối quan hệ tương hỗ, trong khi đó một số khác lại thuộclĩnh vực tình cảm Hay nói một cách khác, hoạt động sư phạm diễn ra trong một môitrường có nhiều yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài Một số nhân tố xuất phát từbên ngoài người học và người dạy nên được gọi là yếu tố ngoại diên, trong khi đó một

số khác gắn bó với cuộc sống của họ nên được gọi là yếu tố nội diên

2.3.2 Mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân

Phương pháp sư phạm tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương hỗ tồn tạigiữa ba tác nhân Ba tác nhân này luôn luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tácnhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia Ta có thể khái quáttheo sơ đồ dưới đây:

J Hình 1.5: Mối liên hệ giữa ba yếu tố trong dạy học tương

tác

người dạy bằng lời, thông qua bình phẩm, suy nghĩ hoặc đặt câu hỏi, hoặc bằng cử chỉhành động đồng tình hay không và như vậy người dạy phản ứng lại bằng cách cungcấp thêm cho người học những thông tin cần thiết, trả lời các câu hỏi thắc mắc hoặcđộng viên người học tiếp tục quá trình học tập đã được tiến triển hơn nữa là đối thoại

Trang 28

với người học để làm sáng tỏ thêm các thông tin, điều đó giúp người dạy có thể gợi ýthêm một số điều chỉnh hoặc một số hướng nghiên cứu mới Người học đi theo conđường mà người dạy vạch ra Nếu người học cảm thấy sung sướng và thoả mãn, ngườihọc dễ dàng có cảm tình với người dạy, ngược lại, thì người học sẽ cảm thấy nản lònghoặc thiếu hứng thú Lúc này, chính người dạy đã hành động còn người học thì phảnứng Sự tác động qua lại khá tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mốiquan hệ rất đáng chú ý của phương pháp sư phạm tương tác Đây chính là hình thứctương tác cần được ưu tiên phát triển.

Bằng phương pháp sư phạm của mình, người dạy luôn ở bên cạnh người họchướng dẫn giúp đỡ, khuyến khích người học học và đi đến thành công Nhiệm vụ quantrọng nhất của người dạy là giúp cho người học sử dụng hợp lí và hiệu quả nhất bộmáy học của mình trong quá trình tìm tòi và khám phá tri thức Để hiện thực hóanhiệm vụ trọng đại này, người dạy phải làm tốt công tác của một người hướng dẫn,người đồng hành, người tạo điều kiện thuận lợi, người hoạt náo và người giao tiếp

Tương tác trò - trò

Phương pháp sư phạm tương tác khẳng định dứt khoát người học là người thợchính trong phương pháp học Người học đảm nhiệm vai trò mấu chốt này bằng cáchthể hiện ngay từ khi bắt đầu học một sự hứng thú hiển nhiên và trong suốt quá trìnhhọc một sự tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm

Người học, khi tham gia vào quá trình học, phải tỏ ra có hứng thũ rõ rệt với lợiích của tri thức phải thu lượm Sự hứng thú, trong một khả năng rộng, dựa vào lòng tựtin Người học cần có cảm giác sâu sắc là có khả năng thực hiện thành công phươngpháp học, phải tin vào khả năng và phương pháp làm việc của mình Tham vọng vượtqua chính mình cũng có thể trở thành một nguồn hứng thú có

Trang 29

án tập thể lớp Thật vậy, người học mong muốn thực hiện cùng một việc học ở trongmột nhóm dưới sự hướng dẫn của cùng một người dạy Vì vậy, tất cả cùng chia sẻ dự

án và cùng cố gắng chung để thực hiện dự án cá nhân và dự án tập thể Sự tham giatích cực vào dự án tập thể này đưa người học thiết lập được quan hệ chặt chẽ vớingười dạy và với những HS khác của lớp mình và tăng cường giao tiếp giữa họ, điềunày sản sinh ra tính năng động mạnh mẽ hơn trong các mối quan hệ qua lại giữa ngườihọc và người dạy; người học do vậy theo đuổi dự án cá nhân của mình trong lòng dự

án tập thể của lớp

Ngoài tiềm năng và sáng kiến của người học, phương pháp học phải dựa trên ýthức trách nhiệm của người học Thật vậy, người học phải đảm nhiệm đầy đủ tráchnhiệm người thợ chính của mình bằng cách tham gia tích cực và thoải mái trong quátrình học “của mình” Thậm chí, anh ta phải có ý thức về những trách nhiệm tham gia,

nó khơi dậy ở anh ta tính năng động và những cố gắng cần thiết để đi tới kết thúc côngviệc Và người học có nhiều khả năng làm điều này!

Tương tác thầy, trò - môi trường:

Trong quá trình hoạt động sư phạm, một loạt các yếu tố phức hợp của môitrường tác động trực tiếp ít nhiều đến người học và người dạy Những nhân tố ấy cósức mạnh và tạo ra áp lực đối với người học và người dạy trong những ứng xử bêntrong hay bên ngoài của họ Như vậy môi trường tác động đến quá trình dạy học vàphương pháp dạy

Sự ảnh hưởng của môi trường có thể tích cực hoặc tiêu cực đến người dạy,

Trang 30

người học và hoạt động của họ Sự ảnh hưởng của môi trường đến người học, ngườidạy và hoạt động của họ từ nhiều phía, có khi ảnh hưởng từ một yếu tố, có khi ảnhhưởng cộng hưởng của nhiều yếu tố cùng một lúc làm cho tác động của môi trườngđược gia tăng và phức tạp hơn đến người học và tác động sư phạm của người dạy.Theo phương pháp sư phạm tương tác môi trường can thiệp vào tất cả các hoạt độngdạy và học, vì vậy ảnh hưởng đến người học và người dạy; ảnh hưởng này không phảibao giờ cũng bộc lộ rõ nét, nhưng nó tồn tại và người ta không thể bỏ qua trong mốiquan hệ qua lại giữa người dạy và người học Ánh hưởng của môi trường xảy ra theonhững cách thức khác nhau, khi thì một trong những yếu tố của môi trường có thể gópphần làm dễ dàng hơn giai đoạn này hoặc giai đoạn khác của quá trình học hoặc củaphương pháp tiến hành giảng dạy, khi thì một yếu tố khác gây nên những khó khănlàm chậm lại hoặc ngăn cản sự diễn ra bình thường của chúng Một đêm ngủ ngon làm

dễ dàng công việc vất vả của người học và của người dạy, trong khi một chứng đauthần kinh có thể cản trở năng suất của họ

Những đòi hỏi của môi trường buộc người học phải thích nghi, qua đó làm pháttriển chính họ ( như sắp xếp lại hệ thống giá trị, kinh nghiệm, vốn sống được nânglên ) Theo phương pháp sư phạm tương tác vấn đề căn bản là có ý thức về ảnhhưởng của môi trường, chú ý đến môi trường thấm vào bên trong quá trình dạy và quátrình học Sự thích nghi của môi trường mang dáng dấp của sự tăng cường, hay biếnđổi Ví dụ khi người học vào lớp tràn đầy hưng phấn bởi một ngày trời nắng đẹp,người dạy cần tỏ ra cũng phấn khởi để đưa người học vào chương trình học; khi ngườihọc tỏ ra ương ngạnh đối với lợi ích của môn học người dạy có thể điều chỉnh ý kiếnđó Những quan hệ qua lại rất có lợi được thiết lập giữa các tác nhân của phươngpháp sư phạm tương tác: môi trường gây nên một sức ép thuận lợi hoặc không thuậnlợi đến người học và người dạy; những người học và người dạy này phản ứng bằngcách tìm ra cái lợi của những ảnh hưởng tốt của môi trường hoặc bằng cách điều chỉnhhoặc biến đổi các ảnh hưởng tiêu cực, ít nhất là người học và người dạy chấp nhậnthích nghi ứng xử

Trang 31

31

-của mình Rõ ràng môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học và phươngpháp sư phạm, và giữa chúng có sự tác động tương hỗ Phương pháp sư phạm tươngtác bằng việc coi môi trường có một vị trí trong những nguyên lí cơ bản, rõ ràng có ýđịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của tác nhân này trên phương diện sư phạm

Phương pháp sư phạm tương tác, đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tácđộng qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường Sự tham gia đa dạngcủa ba tác nhân là nguồn của các quan hệ năng động giữa chúng, yếu tố đặc trưng nhấtcủa phương pháp sư phạm tương tác

Hình 1.6: Hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác

Để vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào thực tiễn dạy học cần làm rõtương tác của người dạy đến môi trường hướng vào người học Theo sơ đồ trên chúng

ta dễ dàng nhận thấy cơ chế tươnq tác của môi trường đến người học có thể diễn ra

theo hai hướng sau:

-Hướng thứ nhất, môi trường tương tác trực tiếp đến người học.

-Hướng thứ hai, môi trường tương tác đến người học thông qua người dạy.

Trong thực tế dạy học, hướng tương tác thứ nhất mang tính tự phát và

thường diễn ra ở tầm vĩ mô nên khó kiểm soát, còn hướng tương tác thứ hai lại ít đượcngười dạy quan tâm khai thác, do đó trở nên mờ nhạt Vì vậy, trước đây, môi trường

Người học + -► Người dạy

Trang 32

chưa được phát huy đúng chức năng trong quan hệ với các yếu tố khác của hệ dạyhọc, đặc biệt là với yếu tố học.

Thực tiễn dạy học ở trường tiểu học, khó có thể cùng một lúc xem xét và khaithác tất cả các tác động có lợi của môi trường đến người học và phương pháp học của

họ Vì vậy trong phương pháp sư phạm của mình, người dạy phải xác định một số yếu

tố của môi trường để tác động vào ( những yếu tố bên trong người học ) nhằm pháthuy các tác động tích cực và hạn chế các tác động không có lợi của môi trường đếnhoạt động dạy và học

3 Một sô vấn đề về mỏn TNXH lớp 2

3.1 Mục tiêu môn TNXH lớp 2

Môn Tự nhiên _ Xã hội cung cấp một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiếtthực về cơ thể người Học sinh biết cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một sốbệng thông thường; biết một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hộixung quanh

- Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng như: tự chăm sóc

sức khỏe bản thân, biết ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời sống để phòngtránh một số bệnh tật và tai nạn

- Giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt

những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

- Giúp học sinh hình thành và phát triển thái độ và hành vi như: có ý thức thực

hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, biết yêuthiên nhiên gia đình, yêu nhà trường, yêu quê hương đất nước

- Học xong môn Tự nhiên _ Xã hội, học sinh biết sơ lược về các họat động cơ

quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người, phòng chống cong vẹo cột sống;giữ vệ sinh ăn uống, cách phòng chống bệng giun

- Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số

nghề nghiệp trong xã hôi, ở địa phương, biết giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toànkhi ở nhà, ở trường và khi đi đường

Trang 33

Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp mọi nơi; trên cạn, dưới

nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược vềhình dạng và đặc điểm của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao

3.2 Nội dung chương trình môn TNXH lớp

2 Gồm ba chủ đề: _ Con người và sức khỏe _

Xã hội _ Tự nhiên

• Con người và sức khỏe

Bài 1: Cơ quan vận động

Bài 2: Bộ xương

Bài 3: Hệ cơ

Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ?

Bài 5: Cơ quan tiêu hóa

Bài 6: Tiêu hóa thức ăn

Bài 7: Ăn uống đầy đủ

Bài 8: Ăn, uống sạch sẽ

Bài 9: Đề phòng bệnh giun

Bài 10: Ôn tập: Con người và sức khỏe

• Xã hội

Bài 11: Gia đình

Bài 12: Đồ dùng trong gia đình

Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở

Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Bài 15: Trường học

Bài 16: Các thành viên trong nhà trường

Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường

Bài 18: Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp

Bài 19: Đường giao thông

Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Tú Anh, Tiếp cận hoạt độnẹ dạy _ học từ ẹóc độ Tâm lí học nhận thức, Tạp chí Giáo dục số 18 (12/200 l),tr. 12 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hoạt độnẹ dạy _ học từ ẹóc độ Tâm lí học nhận thức
2. Ban nghiên cứu chiến lược - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bối cảnh quốc tế, trong nước và các quan điểm phát triển giáo dục giai đoạn 2008 - 2020, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 32, tháng 5 - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bối cảnh quốc tế, trong nước và các quan điểm phát triển giáo dục giai đoạn 2008 - 2020
3. Ban nghiên cứu chiến lược _ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bối cảnh quốc tế, tro nọ, nước và các quan điểm phát triển ẹỉáo dục ẹiai đoạn 2008 - 2020, Tạp chí Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bối cảnh quốc tế, tro nọ, nước và các quan điểm phát triển ẹỉáo dục ẹiai đoạn 2008 - 2020
4. Nguyễn Thanh Bình ( Chủ biên ), Nguyễn Thị Kim Dung, Ngô Thu Dung, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thu Lạc, Nguyễn Thị Hằng, Lí luận Giáo dục học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận Giáo dục học Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
5. Nguyễn Đình Chắt ( 2001 ), Phương pháp sư phạm tương tác: bản chất và hướng ứnẹ dụng, Tạp chí Giáo dục _ số 19 (12/2001), tr.19, 20, 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp sư phạm tương tác: bản chất và hướng ứnẹ dụng
6. Nguyễn Hữu Châu, Chương trình dựa trên triết lí “ Giáo dục vĩ sự phát triển toàn diện của mỗi con người”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 28, tháng 01 -2008, tr.l -9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục vĩ sự phát triển toàn diện của mỗi con người
8. Phạm Minh Hạc ( 2002 ), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
9. Trần Bá Hoành, Bàn tiếp về dạy học lấy học sinh là trung tâm, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 49, tr 22 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn tiếp về dạy học lấy học sinh là trung tâm
11. I.F. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh ( t ậ p II ), ( Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang dịch), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Tác giả: I.F. Kharlamôp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1979
12. Bùi Phương Nga ( Chủ biên ), Sách qiáo khoa Tự nhiên Xã hội lớp 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách qiáo khoa Tự nhiên Xã hội lớp 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Jean - Marc Denommé et Madeleine Roy ( 2000 ), [ Pour une pédagogie interactive ] Tiến tới một Phương pháp Sư phạm tương tác ( Người dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một Phương pháp Sư phạm tương tác
10. Trần Bá Hoành, Nhữnẹ vấn đề cơ bản vê dạy và học tích cực, Thế ẹiới trong ta, PB4, tháng 9 - 2006 Khác
13. Nguyễn Thành Vinh, Sự hình thành quan điểm sư phạm tương tác, Tạp chí Giáo dục số 122 ( 9/ 2005 ) Khác
14. Nguyễn Thành Vinh, Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tươnạ tác trong các trường ( khoa ) cán bộ quản lý %iáo dục và đào tạo hiện nay, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học ( ĐHSP HN ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w