Môn GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quyên và nghĩa vụ của công dân trong một số lĩnh vực cơ bản qua đó giúp học sinh bước vào cuộc Trang 7 Để thực hiện được
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÊ THỊ VÂN ANH
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
(QUA KHAO SAT TAI TRUONG THPT NGUYEN TRAI,
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Chính tri
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRAN VIET QUANG
NGHE AN - 2013
Trang 2LOI CAM ON Trong qua trinh thuc hién đề tài, bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của nhiều tổ chức, nhiều thầy cô giáo cũng như các đông nghiệp Với tình cảm chân thành nhát, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Lĩnh, Phòng Sau đại học, Ban Chủ nhiệm
Khoa Giáo dục Chính trị cùng tất cả các Thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 19 chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Chính trị trường Đại học Lĩnh, Ban Giảm hiệu trường THPT Nguyễn Trãi — Thành phố Thanh Hóa cũng như tô chuyên môn, đông nghiệp trong nhà trường, gia đình và các bạn cùng lớp Cao học đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện dé tai
Đặc biệt tôi xi gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến TS Trần
Liết Quang — Thầy giáo đã tận tình giúp đỡ và hướng dân tôi trong thời gian học
tập, nghiên cứu và thực hiện dé tai
Tôi xm chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Vân Anh
Trang 3MUC LUC
Trang
B _ NỌIDUNG Ằ 2 re 12
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỦA VIỆC KẾT HỢP
PHƯƠNG PHÁP THUYÉT TRÌNH VOI PHUONG PHAP NEU VAN DE
TRONG DAY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 -
1.2 Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học môn giáo dục công dân lóp 12 ở trường THPT Nguyễn
Trãi, Thành phố Thanh THÓA À - S11 15811511151115111115111151111111111 1 111k xu
Kết luận chương Ì 25c 55sS2EEEEE2221121112211211.22 22 eeerde CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KÉT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYÉT
TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐÈ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO
DUC CONG DAN LOP 12 0 TRUONG TRUNG HOC PHO THONG NGUYEN
2.1 Chuẩn bị thực MVE - 5 S3 SE 23211 151211111 121111111E1111111 81111 HH này
2.2 Nội dung thực nghi ỆHH - 5: S533 St SE53231155%5121112111111111111111111 18111111 xky 2.3 Kết quả thực nghiện . 5 55s SE EE211222122112221122.2ree Kết luận chương 2 5s 5t ESE211222112211221122121112212 1a CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KÉT HỢP PHƯƠNG PHÁP
THUYET TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NEU VAN DE TRONG DAY
HOC MON GIAO DUC CONG DAN LOP 12 6 TRUONG TRUNG HOC
PHỎ THÔNG NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHÓ THANH HÓA
3.1 Quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học môn giáo dục công dán lớp ]2 - 555: Sccccs+sccvxss+ 16
Trang 43.2 Một số giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đê trong dạy học môn giáo dục công dân lớp l2 -. z5-:+: 87 Kết luận ChUON G3 occ cece ces ceceseseesesessseevvseesvesevssviseessetivsesitiiessistisstiittisesssisssvisseeessess 98
C._ KẾT LUẬN ìì 100
D DANH MUC TAI LIEU THAM KHẢO -2222222222222222z22z2e 103
E PHỤLỤC 107
Trang 5NHUNG CHU VIET VAT SU DUNG TRONG LUAN VAN
Phương pháp truyền thống: PPTT
Cong nghiép hoa, hién dai hoa: CNH, HDH
Trang 6MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hội nhập quốc tế, giáo dục nói chung và giáo dục phố thông nói riêng ngày càng có vị trí và tam quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới Do vậy, giáo dục phố thông cần phải đôi mới một cách căn bản và toàn diện, trong đó đôi mới phương
pháp dạy học có vai trò hết sức đặc biệt Luật Giáo dục 2005 chỉ những quan điểm
cơ bản về phương pháp giáo dục phổ thông: “Phương pháp giáo dục phố thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm cúa từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện, kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho hoc sinh ”
Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải nắm vững và phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Thực tế cho thấy, không có bất kỳ một phương pháp dạy học nào được xem là tối ưu, hoàn hảo nhất Mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Đồng thời, có những hạn chế của phương pháp này lại được khắc phục bởi phương pháp khác Bởi vậy, kết hợp giữa các phương pháp trong dạy học nói chung, kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nói riêng là đòi hỏi tất yếu trong quá trình dạy học
Môn GDCD trong nhà trường phổ thông có vai trò rat quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh; giáo dục cho học sinh ý thức và hành
vi của người công dân; góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất, năng lực cần thiết của công dân trong xã hội dân chú, công bằng, văn minh Môn GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quyên và nghĩa
vụ của công dân trong một số lĩnh vực cơ bản qua đó giúp học sinh bước vào cuộc
sống đỡ bỡ ngỡ hơn và thích ứng nhanh với đời sống xã hội hơn, thực hiện một cách chủ động cả quyên và nghĩa vụ của công dân
Trang 7Để thực hiện được mục tiêu chương trình GDCD lớp 12 người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, đặc biệt phải biết kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đẻ trong dạy học Vì vậy trong thời gian qua các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa nói chung và trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng trong quá trình giảng dạy đã tiến hành kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD thông qua một số tiết day, qua
đó chất lượng giờ dạy đã từng bước được nâng lên rõ rệt Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc kết hợp hai phương pháp này trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPT hiện nay còn có những hạn chế nhất định, do đó
môn học chưa thực sự lôi cuốn được học sinh, chưa phát huy được tính tích cực của
học sinh, chưa thực hiện tốt được mục đích, yêu cầu đề ra
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 (Qua khảo sát tại Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa)” làm đề tài
luận văn Thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong lịch sử, đã từng xuất hiện những nhà tư tưởng rất coi trọng vai trò của người học, xem người học là chủ thể trong quá trình học, và tiêu biểu cho những nhà tư tưởng đó là Không Tử - nhà giáo dục vĩ đại Vấn đề đổi mới PPDH lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học cũng đã và đang được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục trên thế giới và Việt Nam bàn đến, đặc biệt là trong những năm gần đây
Từ những năm cuối của thế ki XX, phương pháp dạy học nói chung và dạy
học môn GDCD nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục trong nước và
nước ngoài quan tâm nghiên cứu Vấn đề phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học nêu vấn đề cũng được đề cập trong nhiều sách, tạp chí, luận văn Trên thế giới đã có rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu về vấn để này Có
thể kế ra một số tên tuổi tiêu biểu như: L.V.Reebroa, P.M Erdonier hay LF.
Trang 8Khalarmov Trong do, I.F Khalarmov — nha giao duc X6 Viét vi dai da dé lai cho
chúng ta một công trình khoa học có giá trị là “Phát huy tính tích cực của học sinh
nh thế nào” (gồm 2 tập) Trong tác phâm này ông đã chỉ ra rằng: “Tri thức trở
thành kiến thức thực sự khi HS chiếm lĩnh nó bằng sức lao động, sáng tạo của
minh” [45; 13]
Trong cuốn Những cơ sở của dạy học nêu vấn để, V.Ôkôn, nhà xuất bản Giáo dục năm 1976 Cuốn sách này đã đúc kết những kết quả tích cực của chương
trình thực nghiệm về day hoc nêu van dé, kích thích học sinh tích cực chủ động tìm
tòi, giải quyết vấn đề và đạt được kiến thức một cách vững vàng I.L.Lecne đã phân tích bản chất dạy học nêu vấn đề, cơ sở, tác dụng và phạm vi áp dụng phương pháp nêu vấn để trong cuốn 2y học nêu vấn để
© Việt Nam, có nhiều công trình để cập đến các phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy môn GDCD nhằm góp phần đạt kết quả cao trong các giờ dạy gồm các phương pháp truyền thống và phương pháp đôi mới như: Vương Tất Đạt, Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân Nhà xuất bản Hà Nội, năm 1994; Nguyễn Cảnh Toàn - Lê Khánh Bằng, Thái Duy Tuyên, Phương pháp day hoc truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008: Nguyễn Cảnh Toàn,
Học và cách dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004; Vũ Văn
Tạo, Dạy — học giải quyết van dé, một hướng đổi mới phương pháp giáo dục, đào
tạo, huấn huyện, Trường quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội năm 1996; Trần Thị
Minh, Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp tích cực để
nâng cao hiéu qua day hoc mén GDCD, 2006, “ Đổi mới dạy học môn đạo đức và
GDCD” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân ( Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 1998; “Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT” do tác giả Nguyễn Đăng Bằng chủ biên ( Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 2001)
Các công trình trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề phương pháp dạy học; quan hệ giữa PPTT và PPHĐ trong dạy học môn GDCD, từ
đó giúp giáo viên định hướng phương pháp dạy học phù hợp đối với nội dung từng
Trang 9bài nhằm giúp người dạy vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy
học
Xung quanh vấn đề vận dựng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Nguyễn Thị Hồng Thư, lận dụng phương pháp nêu vấn đê đề dạy tốt phần “Công dân với các van dé chính trị - xã hội” chương trình Giáo dục công dân lớp I1 trung học phổ thông; Mai Phú Bình, Vận dung phương pháp nêu vấn đề trong day hoc phan Công dân
với các vấn đề chính trị - xã hội, chương trình Giáo dục công dân lop 11, nam
2008; Nguyễn Vinh Quang, Sử dựng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần
“Công dân với kinh tế” chương trình giáo dục công dân lóp 1] trung học phổ
thông, năm 2009
Liên quan đến phương pháp thuyết trình có các công trình tiêu biểu như: Luận văn Cao học của tác giả Lê Thị Lan, năm 2011; Kế hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học phan “Công dân với việc hình thành thể giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo đục công dân lóp 10 (Qua khảo sát tại Trường THPT Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Đông Tháp), Luận văn Cao học của tác giả Nguyễn Thế Diễn, năm 2012; “Sử dựng phương pháp thuyết trình và phương pháp xêmina trong đồi mới phương pháp dạy học sinh
học o truong CDSP” cua Ths Phan Thi Loan, Truong CDSP Quang Trị Luận văn Cao học của tác giả
Các công trình trên đã đề cập đến bản chất, vai trò, quy trình, giải pháp vận dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy một
số phần của môn GDCD ở trường THPT giúp cho hoạt động dạy và học đạt kết quả
Trang 10thống và cụ thể Các công trình của các tác giả trong và ngoài nước tạo cơ sở lý luận
để tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện đẻ tài của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đẻ, luận văn để xuất quy trình và giải pháp kết hợp hai phương pháp trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
- Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn để trong dạy học môn GDCD lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa
- Để xuất quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn để trong dạy học môn GDCD lớp 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn để trong dạy học môn GDCD lớp 12
-_ Đề tài tập trung khảo sát, thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn
Trãi, Thành phố Thanh Hóa
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và
Trang 11đổi mới giao dục; nội dung, chương trình môn học GDCD; lý luận dạy học và
phương pháp giảng dạy môn GDCD
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chú yếu như: phương pháp phân tích và tống hợp; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp thống kê và điều tra xã hội học; phương pháp thực nghiệm sư phạm, v.v
6 Giả thuyết khoa học
Nếu đề ra được quy trình và các giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề một cách khoa học, phù hợp sẽ góp phần nâng cao
được chất lượng dạy học môn GDCD lớp 12 trong điều kiện hiện nay
7 Ý nghĩa của luận văn
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD nói chung va dạy học chương trình GDCD lớp 12 nói riêng
- Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường THPT;
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên GDCD, cũng
như sinh viên ngành chính trị tại các trường Đại học, Cao đẳng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
Chương 3: Quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đẻ trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Nguyễn
Trãi, Thành phố Thanh Hoá.
Trang 12NOI DUNG Chuong 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC KÉT HỢP
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12
1.1.1 Lý luận về phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề 1.1.1.1 Phuong phap thuyét trình
* Khai niém phuong phap thuyét trinh:
Thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được
thực hiện trong hệ thống các nhà trường đã từ lâu và hiện nay mặc dù có một số
người cho rằng phương pháp này không còn phù hợp tuy nhiên đây vẫn là một trong những phương pháp có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học và vẫn
được sử dụng khá phô biến hầu hết ở tất cả các bộ môn đặc biệt là các môn khoa
học xã hội nói chung và môn GDCD nói riêng
Hiện nay có rất nhiều quan niệm và cách hiểu về phương pháp thuyết trình
Có thể đưa ra một số quan niệm
“Thuyết trình là dùng lời nói của giáo viên để thuyết minh, trình bày một vấn để có tính lý luận, nhằm: truyền đạt, thông báo, bày tỏ nội dung khoa học nào
đó Thuyết trình nhằm mục đích: truyền đạt kiến thức, thông báo hoặc lý thuyết hóa
nội dung khoa hoc” [9 ,27]
“ Thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích
nội dung bài học một cách có hệ thống lôgíc, theo chủ đích nhất định, nhờ vậy
người học sẽ tiếp thu bài giảng một cách có ý thức” [12; 58]
Có thể hiểu phương pháp thuyết trình là học sinh tiếp thu hệ thống tri thức
đó từ giáo viên và xứ lý tùy theo tính chủ thể của người học và yêu cầu của người dạy Đây chính là hình thức giáo viên dùng lời nói để thuyết minh, trình bày một
Trang 13van dé có tính lý luận nhằm truyền đạt, thông báo, giải thích, bày tỏ nội dung nào
đó một cách lôgíc theo một chủ đích nhất định mà giáo viên muốn truyên tải đến
học sinh qua đó học sinh tiếp thu được bài giảng một cách có ý thức Vì vậy đặc
điểm nỗi bật của phương pháp này là tính thông báo - tái hiện Phương pháp này đã chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội tri thức của trò Đối với phương pháp này thì thầy nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiến thông báo luồng thông tin tri thức đến trò Trò tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn cùng tư duy theo lời giảng của thầy sau đó hiểu, ghi chép và ghi nhớ
Đối với môn GDCD phương pháp thuyết trình giữ vai trò rất quan trọng, trong dạy học giáo viên chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản và thiết
thực song để học sinh có thể lĩnh hội được những tri thức trừu tượng của môn học
này một cách có hệ thống đòi hỏi giáo viên giảng dạy những nội dung cơ bản trong
SGK, mặt khác còn mở rộng có giới hạn tri thức sao cho học sinh tiếp thu tri thức
liên tục Có thể thấy những kiến thức đến với trò theo phương pháp pháp này gần như đã được thầy chuẩn bị sẵn đề trò thu nhận do vậy hoạt động của trò tương đối thụ động Phương pháp thuyết trình chỉ cho phép người học đạt đến trình độ tái
hiện của sự lĩnh hội tri thức Do đó theo hướng hoạt động hóa người học, cần hạn
chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện mà tăng cường phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi học sinh tự giải quyết vấn để đặt ra Theo hình mẫu đặt và giải quyết vấn đề mà giáo viên trình bày, học sinh được học thói quen suy nghĩ lôgíc, biết cách phát hiện van dé, đề xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm đề kiểm tra các giả thuyết nêu
Trang 14có vấn để để học sinh trả lời ngay tại lớp hoặc trao đối ngắn trong nhóm từ 2 - 4 người ngôi cạnh nhau trước khi giáo viên đưa ra câu trả lời
Có nhiều kiểu thuyết trình như: thuyết trình kiểu thuật truyện; thuyết trình nêu vấn đề; thuyết trình kiểu mô tả, phân tích; thuyết trình kiều nêu vấn đề có tính giả thuyết; thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp; thuyết trình kiểu kết hợp các phương tiện CNTT
Phương pháp thuyết trình thê hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phô thông
Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình trong đó có yếu tố
miêu tả, trần thuật Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học xã hội - nhân văn ma còn cả trong những bộ môn khoa học tự nhiên Nó được sử dung khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời, sự nghiệp của
nhà bác học lỗi lạc; những thành tựu nỗi tiếng trong khoa học công nghệ Trong giảng thuật giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn, những câu nói hay
những đoạn trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện lịch sử để làm cho bài
giảng thêm sinh động, diễn cảm, giàu hình ảnh Cũng có thê kết hợp sử dụng các
phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học để minh họa cho việc trình
bày của mình Cũng có thê đặt những câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý, định hướng sự
lắng nghe hoặc kích thích tích cực cũng như để kiếm tra hiệu quả việc lĩnh hội tri thức của học sinh
Giảng giải là một hình thức của phương pháp thuyết trình, là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói để giải thích cho học sinh và dùng những
luận cứ, số liệu để chứng minh một sự kiện, một hiện tượng, quy tắc, định lý, định
luật, công thức, nguyên tắc trong các môn học Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy lôgíc của học sinh Trong quá trình dạy học giảng giải thường kết hợp với giảng thuật Giảng giải thường được sử dụng khi giảng những tri thức mới
Trang 15Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình trong đó tri thức được tiếp thu theo hệ thống lôgic chặt chế gồm khối lượng kiến thức lớn, là phương pháp nhằm trình bày một vấn để hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài Thông qua lời giảng của giáo viên diễn giảng thường được áp dụng với những bài có nội dung tri thức phức tạp, khó tưởng tượng và có tính khái quát hóa cao
Cấu trúc lôgíc của phương pháp thuyết trình: Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn để nào đó cũng phải trải qua 4 bước đó là đặt van dé phat biểu vấn dé, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đẻ đó Cụ thé:
Đặt vấn để là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng chung nhất,
tổng quát nhất, có phạm vi rộng để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh, tạo
tâm thế bắt đầu làm việc và định hướng nghiên cứu
Phát biểu vấn đề là ngay khi thông báo vấn để nghiên cứu giáo viên nêu ra những câu hỏi cụ thể hơn, thu hẹp nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phải xem xét tạo nhu cầu của học sinh đối với kiến thức gây hứng thú học tập đồng thời vạch ra nội dung và dàn ý cần nghiên cứu
Giải quyết vấn để là bước này có thể tiến hành theo lôgíc quy nạp hay lôgíc diễn dịch trong đó:
- Lôgíc quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung, cái khái quát; từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc Theo lôgíc quy nạp có thê có 3 cách trình bày thứ nhất là quy nạp phân tích từng vấn dé đặt ra ở bước phát triển vấn để tương đối độc lập với nhau vì vậy có thể giải quyết từng vấn dé sau đó rút ra kết luận rồi chuyền sang giải quyết vấn đề khác; thứ hai là quy nạp phát triển tức là nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích nghĩa là giải quyết xong từng vấn đẻ thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền dé cho việc giải quyết vấn đẻ tiếp theo; thứ 3 là quy nạp song song đối chiếu là nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản, đối lập
Trang 16- Lôgie diễn dịch là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thé
Theo légic diễn dịch, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát sau đó tiến hành
giải quyết có thé theo 3 cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích so
sánh — đối chiếu
Kết luận là bước kết thúc việc trình bày vấn để Nó đưa ra sự kết tinh dưới
dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét Kết
luận chính là câu trả lời cô đọng cho những câu hỏi đã được nêu lên ở bước ], 2
Cách đặt vấn để và cách phát biêu van dé co thê tiến hành bằng cách thông báo tái hiện hoặc có tính vấn đề Cách giải quyết vấn để có thê bằng lôgíc quy nạp hay lôgíc diễn dịch điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phản anh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng
Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu đêm của phương pháp dạy học thuyết trình trong dạy học ở bậc THPT: Đây là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi bất cứ một phương tiện dạy học nào đối với giáo viên mà vẫn cung cấp được lượng kiến thức lớn tới học sinh
Từ đó học sinh nắm một cách cơ bản nội dung mà giáo viên truyền đạt trên lớp
Với cách điển đạt lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lôgie nhận thức và trình độ
của học sinh Sử dụng phương pháp này cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đụng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc Trong một khoảng thời gian ngắn ( 1 tiết học ) giáo viên có thể chuyên tải đến học sinh một khối lượng thông tin cần thiết, cô đọng theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ, phản ánh nội dung môn học
mà giáo viên đã chất lọc được từ kho tàng tri thức của nhân loại Đây là điểm mạnh của phương pháp thuyết trình mà những phương pháp khác không dễ gì có
được Thông tin trong SGK mà học sinh đọc thường lạc hậu hơn so với sự phát
triển hiện tại của những tri thức này trong thực tế Do đó nếu sử dụng phương pháp thuyết trình tốt sẽ cung cấp cho học sinh những thông tin cập nhật, chưa kịp trình
Trang 17bày trong SGK từ những nguồn tài liệu khác nhau mà học sinh phải mắt nhiều thời gian, công sức mới tìm hiểu và tổng hợp được
Phương pháp thuyết trình giúp cho học sinh nắm được hình mẫu về tư duy logic, cách đặt vấn để và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn để khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên Ngoài ra các bài thuyết trình còn cung cấp cho người học khuôn mẫu về phương pháp nhận thức, phương pháp tổng hợp, phân tích, cấu trúc tài liệu học tập, giúp học sinh có được phương pháp tự học Bên cạnh đó thuyết trình là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh vì vậy khi thuyết trình giáo viên có thể thường xuyên thay đổi các biện pháp, thủ thuật thuyết
trình và điều chỉnh nội dung tri thức cho phù hợp với nội dung bài học và đặc biệt
là phù hợp với đối tượng học sinh
Phương pháp thuyết trình còn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư duy, tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng
nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm Trong thực tế học sinh rất khó định
hướng khi tìm hiểu và nghiên cứu SGK, tài liệu môn học vì vậy bài thuyết trình của
giáo viên có thể giúp cho học sinh định hướng và nhận thức khi đọc tài liệu Với
phương pháp thuyết trình giáo viên sử dụng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ cùng các thao tác sư phạm có tác dụng lôi cuốn, kích thích người học tập trung chú ý, phát triển tư duy, lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống và có ý thức Phương pháp thuyết trình giúp người dạy không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói của mình tác động
trực tiếp đến học sinh mà với tư cách mẫu mực cùng với những cử chỉ thế hiện thái
độ, niềm tin, phâm chất, nhân cách của người dạy từ đó sẽ có tác động mạnh mẽ
đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và giúp người học hành động đúng đắn hơn
Phương pháp thuyết trình tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích
thích tính tích cực tư duy của học sinh vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời
giảng của giáo viên va mới ghi nhớ được bài học
Trang 18Thông qua phương pháp thuyết trình giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một thời gian, vì vậy đảm bảo tính kinh tế cao, phù hợp với điều kiện có số đông người học nhưng cơ sở vật
chất còn thiếu
Tuy nhiên phương pháp thuyết trình cũng như các phương pháp khác không phải là phương pháp tối ưu và duy nhất vì vậy trong quá trình dạy học bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định, cụ thé:
+ Hạn chế của phương pháp dạy học thuyết trình trong dạy học ở bậc THPT:
Sứ dụng phương pháp thuyết trình làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động vì đây là phương pháp thông tin một chiều học sinh chỉ thực hiện nhiệm vụ lắng nghe, ghi chép tức là chỉ chủ yếu sử dụng thính giác cùng với tư duy
tái hiện do đó làm cho học sinh nhanh mệt mỏi, nhàm chán Vì vậy sử dụng phương
pháp này sẽ hạn chế khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh Kiến thức từ một chiều do đó kiến thức của giáo viên vững hay không có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy quyết định thành công hay thất bại của bài giảng dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, ỷ lại giáo viên không chịu suy nghĩ dé đưa ra các quan điểm về nội dung bài học của bản thân Khi sử dụng phương pháp này giáo viên sẽ thu được ít thông tin phản hôi từ phía học sinh vì vậy khó có thể nắm bắt được học sinh hiểu bài hay không Sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên sẽ làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói
Phương pháp thuyết trình thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ
đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học
sinh Học sinh sẽ lưu trữ được rất ít thông tin dẫn đến mức độ hiểu bài của người học không cao bởi vì với phương pháp này giáo viên sẽ ít đưa ra câu hỏi cho học sinh do đó ít có khả năng rèn trí thông minh cho học sinh Nếu nội dung thuyết
trình giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo khoa hoặc tài liệu học sinh có sẵn thì dẫn
đến lãng phí thời gian vì học sinh có thể tìm hiểu những nội dung đó thông qua việc
tự học ở nhà.
Trang 19Với những hạn chế nhất định như trên thì trong quá trình giảng dạy để phát huy tích cực khắc phục hạn chế giáo viên nên kết hợp phương pháp thuyết trình với một số phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học và phương tiện dạy học phù hợp để giờ dạy đạt kết quả cao hơn Vậy phương pháp nào sẽ khắc phục được hạn chế của phương pháp thuyết trình, theo tôi nghĩ đó là phương pháp nêu vấn đề
ws, ce
Day học nêu vấn đề ” xuất phát từ thuật ngữ
~, 66
gọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi Phương pháp này còn có tên gọi là “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn để ” Vào những năm 50 của thế kỷ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng nhiều song tô chức dạy học còn lạc hậu Chính vì những lý do trên phương pháp dạy học nêu vấn dé chính thức ra đời
Nhà giáo dục học Ba Lan V.Ôkôn cho rằng: “ Day hoc nêu vấn để là toàn bộ
các hoạt động như tính chất tình huống có vấn đẻ, biểu đạt các vấn đẻ, chú ý giúp
đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn dé, kiểm tra cách giải quyết
đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức tiếp thu được” [47; 103]
“ Day — hoc néu vấn để là một kiều dạy học trong đó giáo viên đưa sinh viên
vào các tình huống có vấn đề giúp học tự lực và sáng tạo giải quyết các vấn đẻ đặt
ra, qua đó mà nắm được tri thức mới; đồng thời phát huy được tính tích cực sáng tạo Như vậy trong dạy học nêu vấn để giáo viên không cung cấp cho sinh viên những tri thức có sẵn như trong dạy học thuyết trình mà nêu cho sinh viên một vấn
Trang 20để cần phải giải quyết và tạo ra những điều kiện giúp cho sinh viên tự lực giải quyết trên cơ sở những mối liện hệ giữa cái đã cho và cái cần biết, giữa điều đã biết
và điều chưa biết” [33, 189]
Dạy học nêu vấn để là một tư tưởng về phương pháp dạy học Tư tưởng này
đã được làm quen với các thầy giáo ở nước ta vào những năm 60,70 của thế kỷ trước Theo PGS, TS Nguyễn Ngọc Bảo, “ Dạy học nêu vấn để là hình thức dạy học
dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách
sáng tạo, bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có những nét cơ bản của
sự tìm tòi khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự giác và năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học cho họ” [7, 41]
Trong những năm qua, phương pháp dạy học nêu vấn để là phương pháp được nhiều người đánh giá là có hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học đặc biệt
là ở các bậc THPT, Cao đẳng, Đại học Sử dụng phương pháp này góp phần kích thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tăng cường độ làm việc của cả giáo viên
và đặc biệt là của học sinh trong suốt giờ học Đây là hình thức dạy học mà trong
đó người giáo viên tìm mọi biện pháp để đưa học sinh vào các tình huống có van dé
từ đó hướng dẫn, giúp đỡ học sinh phát huy tinh sáng tạo, tính tích cực cá nhân đề giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra nhằm đạt mục đích cuối cùng là giúp học
sinh nắm được các tri thức mới hoặc cách thức hành động khi họ tích cực tham gia
vào quá trình dạy học nêu vấn đề Thực tế cho thấy trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp tích cực, chủ đạo được sử dụng trong các nhà trường nói chung
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học nêu vấn để tuy nhiên chúng đều giống nhau về bản chất và có thể định nghĩa như sau: Phương pháp dạy học nêu vấn để là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống mâu thuẫn, tình huống có vấn đẻ, tổ chức, điều khiển học sinh dẫn dắt học sinh vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó
Trang 21lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và thái độ học tập cũng như có kỹ năng, kĩ xảo
nhằm đạt được mục tiêu dạy học Như vậy dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy
học không phải giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức có sẵn như trong dạy học thuyết trình mà giáo viên đưa ra một số vấn đề cần giải quyết và tạo điều kiện giúp cho học sinh tự giải quyết trên cơ sở những kiến thức đã biết và kiến thức chưa biết Quá trình suy nghĩ, thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt nhất kích thích tính năng động sáng tao, sự độc lập suy nghĩ thông qua đó học sinh dần dân tiếp thu
kinh nghiệm hoạt động sảng tạo từ đó hình thành cach hoc tập và làm việc mới
Trong quá trình học giáo viên vừa là người cung cấp thông tin, truyền đạt kiến thức bằng cách nêu vấn để vừa là người kích thích tư duy, tự giác, sáng tạo của học sinh đồng thời tao bầu không khí dân chú giữa thầy và tro dé đạt hiệu quả cao trong học
tập
Phương pháp nêu vấn để là phương pháp dựa trên quy luật của sự lĩnh hội tri
thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn để và điều
khiến học sinh giải quyết những vấn đề đó Vì vậy mà nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tu duy sáng tạo và
hình thành cơ sở thế giới quan khoa học của họ
Qua các định nghĩa khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước về phương pháp dạy học nêu vấn đề là việc tổ chức quá trình dạy và học bằng cách tạo
ra tình huống có vấn đề trong dạy học, tạo ra ở người học nhu cầu phát hiện và giải
quyết các vấn đề nảy sinh, lôi cuốn, yêu cầu người học phải tự lực trong hoạt động nhận thức
Tùy theo nội dung kiến thức của từng bài giảng, trình độ năng lực tiếp thu của đối tượng học sinh để giáo viên vận dụng phương pháp nêu vấn đề ở những
hình thức khác nhau, cụ thể có các hình thức sau:
Trình bày nêu vấn để: Đây là mức độ thấp nhất trong dạy học nêu vấn đề, hình thức này được sử dụng khi cần phải truyền thụ kiến thức trừu tượng và khái
Trang 22quát cao hoàn toàn mới đối với học sinh, những thuật ngữ khoa học mà học sinh đã từng được nghe nhưng chưa có một chút hiểu biết gì về chúng Bản chất của việc trình bày có tính vấn để chính là ở chỗ giáo viên đặt ra vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề đó nhưng đồng thời chỉ ra con đường mâu thuẫn thực sự vừa sức cho học
sinh, vạch ra tiến trình suy nghĩ của học sinh khi vận động theo con đường giải
quyết đó Chức năng của phương pháp này là giáo viên chỉ ra những mâu thuẫn nhận thức và giải quyết một cách khoa học những vấn để còn học sinh kiểm tra tính đúng đắn của sự vận động đó, theo dõi có suy nghĩ lôgíc sự vận động đó khi đã nắm vững giai đoạn giải quyết những vấn để hoàn chỉnh Khi sử dụng phương pháp này giáo viên có thể sử dụng lời nói, suy lý lôgie, đọc bài khóa, những dé dùng trực quan, những phương tiện kỹ thuật tùy thuộc vào nội dung, bằng cách nào và hoạt
động tổ chức nào được nhận thức nhờ vào chúng
Tìm tòi bộ phận (từng phần) hay phương pháp Oristie: Đây là phương pháp
dạy học dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm giúp học sinh tự lực thực hiện từng
phần, từng bước trong việc giải quyết một vấn đề đặt ra vì trong mỗi bài giảng bao
gồm nhiều mục, mỗi mục lại bao gồm nhiều mục nhỏ Các đề mục và các mục có
liên quan chặt chế với nhau tạo thành một bài giảng trọng vẹn với kết cấu lôgic xác định nhờ vậy mà dần dân giúp cho học sinh tự lực giải quyết một vần để hoàn chỉnh Việc thực hiện phương pháp này có thể đòi hỏi học sinh tự tìm ra cách chứng minh;
tự rút ra những kết luận từ những sự kiện đã trình bày hoặc nêu lên giả thuyết CÓ
thể sử dụng theo các phương án khác nhau như: chia nhỏ các nhiệm vụ học tập phức tạp thành một loạt những nhiệm vụ nhỏ vừa sức từ đó tiến gần đến giải quyết nhiệm
vụ chính một cách để dàng Có thê áp dụng phương án xây dựng một loạt các câu hỏi
có liên hệ với nhau mà mỗi câu hỏi đó đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện những trị
thức của mình mà còn phải tiến hành tìm tòi, suy nghĩ và được sử dụng chủ yếu
trong hình thành khái niệm, định luật, định lý thuộc lĩnh vực khoa học tương ứng
Nêu vấn đề toàn bộ (toàn phần): Đây là hình thức có mức độ cao nhất trong phương pháp dạy học nêu vấn đề Ở hình thức này dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt
Trang 23khéo léo của giáo viên học sinh sẽ tự mình giải quyết toàn bộ một vấn đề nêu ra trong bài giảng
Phương pháp nêu vấn đề có những ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề: Trong những năm gan day đối mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng trong đó phương pháp dạy học nêu vấn để là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, việc áp dụng phương pháp này đã thu được rất nhiều kết quả trong quá trình giảng dạy vì nó có
nhiều ưu điểm, cụ thé:
Sứ dụng phương pháp nêu vấn đề tức là học sinh được đặt vào tình huống có vấn
đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn vì vậy sẽ giúp học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học, tự mình tìm ra tri
thức cần học chứ không phải được giáo viên giảng một cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học qua đó học sinh không những được học nội dung học tập
mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó hay nói cách khác học sinh học được cách phát hiện và giải quyết vấn đề Sử dụng phương pháp này
cũng không hạn chế việc đặt ra các nhiệm vụ, ràng buộc, gắn kết học sinh vào một cầu
trúc với vấn đề bỏ ngỏ mà ở đó chưa có cách tiếp cận hoặc giải pháp Học sinh học một
cách có chủ định Học sinh đóng vai trò như là người đặt ra các câu hỏi, kế hoạch và
mục đích cho chính mình Tức là giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở còn học sinh là người chủ động tìm tòi, giải quyết vấn để và thông qua đó lĩnh hội được kiến thức do chính mình phát hiện ra nên khi sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo học sinh
năm được tri thức một cách vững chắc, sáng tạo, linh hoạt đồng thời năm được cả
phương pháp tự học từ đó tạo sự nhiệt tình, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập đồng thời có tác dụng ghi nhớ kiến thức lâu hơn
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là tổ chức cho học sinh học trong một tình huống nhất định, tạo một môi trường giúp học sinh làm việc với các loại vấn đề có liên
quan và sử dụng trong tương lai, các kiến thức và kỹ năng giúp học sinh giải quyết các
Trang 24vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được trực tiếp làm việc với các tri
thức khoa học, tự mình nghiên cứu, tách các nội dung học tập thông qua các tình huống Bên cạnh đó khi giáo viên sử dụng phương pháp này giúp khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau trong giải quyết vấn dé và phát triển sản phâm của họ Học sinh cộng tác với các thành viên trong nhóm, trao đối kiến thức, học tập lẫn nhau, điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở đó dé hình thành và phát triển các kỹ năng của bản thân họ
Sử dụng phương pháp trên còn giúp tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, phát triển tư đuy sáng tạo, kĩ năng vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vào việc giải quyết các vấn đẻ học tập và trong các lĩnh vực khác nhau Phát triển cho học sinh kĩ năng thích ứng trong các tình huống khác nhau đây chính là mục tiêu cúa dạy
học hiện đại Từ đó học sinh tin tưởng vào khả năng của bản thân mình trong việc giải
quyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày Bên cạnh đó còn giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm qua việc cùng nhau nghiên cứu và giải quyết tình huống
Khi sử dụng phương pháp này giúp cho sinh viên thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất có thể bao phủ toàn bộ các trường hợp và các bối cảnh thường gặp trong cuộc sống, giúp học sinh tự giác, chủ động cũng như có động cơ học tập và tinh thân trách nhiệm cao trong học tập
Ngoài ra khi sử dụng phương pháp này còn giúp cho học sinh khơi dậy tư duy và khả năng điều tra khoa học Đây là một công việc giúp rèn luyện khă năng bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học của một sinh viên trong tương lai đối với học sinh THPT và kề cả trong trương lai về sau
Sứ dụng phương pháp nêu vấn để trong dạy học làm cho giáo viên như là một huấn luyện viên thông qua quá trình giải quyết vấn đề qua đó giáo viên mô tả, huấn luyện, cung cấp những chỉ dẫn cần thiết mặt khác khuyến khích sinh viên độc lập đặt ra mục tiêu và ra quyết định
Ngoài ra khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đẻ còn góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực cơ bản của người lao động đó là năng lực nhận thức, năng
Trang 25lực giải quyết van đề, năng lực sáng tạo Trong một xã hội đang phát triên nhanh chóng theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay sắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những
van dé nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống ở bat kề lĩnh vực nao
Kết quả của dạy học nêu vấn đề là kiến thức, kĩ năng được hình thành ở học
sinh một cách sâu sắc, vững chắc nhưng quan trọng hơn là học sinh biết cách chủ động chiếm lĩnh tri thức và đánh giá được kết quả học tập của bản thân mình và của người khác Thông qua đó các năng lực cơ bản được hình thành trong đó có năng
lực vận dụng tri thức dé giải quyết các vấn đẻ thực tiễn một cách linh hoạt và sáng
chuyên môn và trình độ chuyên môn cũng như am hiểu các vấn đề thực tế sâu rộng đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến bộ môn
Ở những lớp cấp dưới, lớp học sinh đông không thê áp dụng được phương pháp này vì cùng một nội dung dạy học so với sử dụng phương pháp khác thì phương pháp
day hoc nêu van dé can nhiéu thoi gian hon, nhiều điều kiện hơn đối với giáo viên và
phải trang bị nhiều cơ sở vật chất hơn cho phòng học thì tiết học mới có hiệu quả Giáo viên khó chủ động về mặt chương trình, kế hoạch và thời gian Phương pháp này nếu giáo viên không có sự chuân bị kỹ lưỡng trước và không có nhiều khả năng trong quản
lý lớp tốt rất dé roi vào trường hợp thiếu thời gian, không đúng chủ đề từ đó đưa ra kết luận về vấn đề cần nghiên cứu không chính xác Không có tiêu chí để phân nhóm giải quyết van dé
Sử dụng phương pháp nay đòi hỏi năng lực tổ chức, có vấn, trong tài và ứng xử với các kiểu nhân cách người học của giảng viên Đòi hỏi hành vi chuyên nghiệp của
Trang 26học sinh trong từng nhóm Học sinh phải có thói quen và khả năng tự học và học tập tự giác tích cực thì mới đạt kết quả cao
Sử dụng phương pháp này đôi khi học sinh dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống từ đó dé nản chí khi gặp tình huống khó hoặc không nhiệt tình khi gặp các tình huống it hap dẫn Khi giáo viên giảng giải một vấn đẻ sâu rộng trong thời gian
dai sé dan dén su đơn điệu và học sinh dễ rơi vào trạng thái thụ động, mệt mỏi
Phương pháp nêu vấn đề không phải có thê áp dung trong tất cả các nội dung day học đặc biệt là những môn có tính trừu tượng và khái quát cao Phương pháp này chỉ phù hợp cho những học sinh có khả năng làm việc độc lập, sáng tao cao Nếu giáo viên trong quá trình giảng dạy quá lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn dến tình trạng không dam bảo chất lượng kiến thức truyền thụ cho học sinh một cách đồng đều vì vậy dẫn đến những học sinh tiếp thu kém sẽ chán học
1.1.2 Sự cần thiết và phương thức kết hợp phương pháp thuyết trình với
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12
1121 Sự cần thiết kế hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12
* Yêu cầu đôi mới phương pháp dạy học trong nhà trường:
Với sự phát triển của cách mạng khoa học — công nghệ, với những bước nhảy vọt đưa thế giới chuyên từ ký nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và tri thức thì giáo dục và đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng Đối mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu Từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới giáo dục trước hết là đổi mới phương pháp dạy học, đây là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo duc va dao tao, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo Vấn dé đổi mới phương pháp dạy học được nhiều người quan tâm và có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này Một
trong những nhiệm vụ được đặt ra trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI về phát triển giáo dục và đào tạo, đó là Đối mới căn bản và toàn diện giáo dục,
Trang 27đào tạo trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ” do
đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng dạy học nói riêng là van dé mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất đề nền giáo dục nước ta trong giai đoạn đầu thế ký XXI có thê tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên Thế giới đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giáo viên bởi vì đổi mới chính là sự cải tiến, nâng cao chất lượng PPDH đang sứ dụng để góp phần nâng cao
chất lượng hiệu quả của việc dạy học; là sự bổ sung, phối hợp nhiều PPDH đề khắc
phục hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học; là việc
sử dụng các phương pháp ưu việt hơn đem lại kết quả cao trong dạy học Thực chất của đôi mới PPDH là “ Dạy học hướng vào người học” hay “ lấy người học làm trung
tâm” Đây là những cụm từ được dùng để xác định sự đôi mới của PPDH hiện nay
trong nhà trường Đó là tư tưởng, là sự định hướng cho dạy và học, phương pháp mới này khuyến khích học sinh tự học, tự phát huy sáng kiến, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và khi đó người dạy phải hiểu đựơc yêu cầu của học sinh dé cung cấp thông tin,
định hướng mục tiêu học tập, tô chức, hướng dẫn học sinh chủ động nhận thức, tư
duy, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức
Chúng ta đều biết rằng chỉ có đối mới căn bản phương pháp giảng dạy thì
mới có thê tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo được
mục tiêu chuyền từ dạy là trung tâm sang lấy học làm trung tâm Cho nên dạy học
là một quá trình hoạt động diễn ra là đạy và học Đó là hai nhân tố tác động biện
chứng trong một mối quan hệ thống nhất Mục đích của quá trình này là nhằm hình thành cho người học hệ thống tri thức khoa học, các Kĩ năng, kĩ xảo và khả năng
vận dụng vào thực tiễn Kết quả là trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, nâng
cao trình độ học vấn cho người học kề cả mặt kiến thức, phương pháp hoạt động và
năng lực tổ chức thực tiễn
Trang 28Trong quá trình hoạt động dạy và học thì nhân tố dạy của giáo viên giữ vai
trò chủ đạo song nhân tố học của học sinh là chủ động hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động để tiếp thu các kiến thức khoa học Quá trình dạy và học là hai hoạt động có sự tác động biện chứng lẫn nhau Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thì
không còn là một quá trình nữa Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tác
động kích thích, khơi dạy ở người học những nhu cầu mới Hoạt động học chỉ có
hiệu quả khi nó biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực đề lĩnh hội
kiến thức
Vậy, để đạt được yêu cầu nêu trên thì chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng vấn đề đôi mới phương pháp giảng dạy là việc : Phải đổi mới như thế nào? đổi mới bằng cách nào? Đề làm được điều này giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn các hoạt động Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho đối tượng học sinh biết hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động để đảm bảo được đôi mới chương trình giáo dục mà ngành đang thực hiện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức
quan trọng
Tuy nhiên đổi mới PPDH không có nghĩa là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ, PPTT thay bằng phương pháp mới mà phải biết kế thừa những mặt tích cực của phương pháp cũ, khắc phục hạn chế của nó đồng thời biết tiếp thu phương pháp mới đề khéo léo kết hợp PPTT với PPHĐ sao cho phù hợp với nội dung từng bài đề đạt đựơc kết qúa cao trong quá trình giảng dạy
Trên thực tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về PPDH truyền thống và PPDH hiện đại Có ý kiến phê phán PPDH cũ song cũng có những ý kiến nghi ngờ hiệu quả
của PPDH hiện đại đặc biệt khi sử dụng các PP này vào giảng dạy các môn lý luận
như môn GDCD Tuy nhiên với những ưu điểm và hạn chế của PPDH thuyết trình cũng như PPDH nêu vấn đề thì tác giả cho rằng trong giảng dạy môn GDCD cần kết hợp giữa PPDH truyền thống và PPDH hiện đại mà cụ thể là phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề là cách tối ưu nhất và hiệu quả nhát
Trang 29Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề một cách sáng tạo, linh hoạt sẽ phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên học sinh không còn ở trạng thái bị động khi tiếp thu kiến thức mà thông
qua đó những học sinh nhận thức tốt nhất cũng thốa mãn nhu cầu tri thức và đặc biệt
những học sinh yếu cũng được tham gia vào quá trình tiếp thu tri thức mới mà không còn cảm giác “ bị bỏ rơi”
Đôi mới PPDH là yêu cầu cấp thiết trong dạy học hiện nay Tuy nhiên việc đổi mới cũng gặp một số khó khăn nhất định như một số học sinh quen với phương pháp thuyết trình tức là thụ động, ghi chép mà không chịu suy nghĩ nên khi giáo viên đôi mới phương pháp học học sinh không ủng hộ nhiệt tình Bên cạnh đó đối với giáo viên thì số giáo viên lớn tuôi thì việc ứng dụng CNTT hạn chế còn giáo viên tuổi nghề còn trẻ thì kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều Vì vậy đổi mới PPDH tức là đối mới
cả phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò Muốn vậy người thay chỉ đạo cách học của trò bên cạnh đó thói quen học tập của trò cũng ảnh hướng không nhỏ đến PPDH của thầy Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải khéo léo kết hợp
PPTT với PPHĐ sao cho học sinh làm quen dần dần, vừa sức và đặc biệt phải có sự
hợp tác giữa giáo viên và học sinh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa dạy và học để giờ học
đạt hiệu quả cao
Bên cạnh yêu cầu đổi mới PPDH trong nhà trường thì kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề cũng xuất phát từ vai trò của giáo viên GDCD
* Xuất phát từ vai trò của giáo viên môn GDCD: Môn GDCD bậc THPT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Thông qua môn học này giáo viên giúp học sinh hình thành và hoàn thiện nhân cách của bản thân từ đó phát triển ở các em những năng lực, phâm chất cần thiết của một người công dân có ích cho xã hội Xuất phát từ đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nội dung chương trình cũng như thực trạng dạy học môn GDCD trong trường THPT hiện nay mà giáo viên GDCD phải chú trọng đến vấn đề đổi mới PPDH va van dé nay
Trang 30đang được thực hiện một cách tích cực Để thực hiện được đổi mới PPDH giáo viên là
yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đôi mới, giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy môn GDCD nói riêng phải có nhận thức đúng đắn, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và phương pháp tô chức tốt là những phẩm chat cần thiết của người thầy Đối với môn GDCD người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, nắm vững lý luận sư phạm về lĩnh vực giảng dạy của bản thân đồng thời phải biết chuyền tải những kiến thức đó vào nội dung môn học, vào phương pháp giảng dạy vào từng bài học cụ thể Có như vậy giáo viên mới có thê giúp học sinh tích cực, chủ động, phát huy khả năng sáng tạo trong học tập Giáo viên có nhiều kiến thức có nhiều cách tô chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ vấn đẻ cùng với
sự nhiệt tình trong giảng dạy sẽ tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả Phải không ngừng phấn đấu vươn lên thông qua việc tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn của mình để khẳng định mình trước học sinh Không những thế giáo viên phải sử dụng các PPDH phù hợp đề truyền tải đến học sinh ý thức bảo vệ Tổ quốc, cảnh giác trước âm mưu của các thế lực phản động trong tình hình
hiện nay Giáo viên phải đổi mới day hoc nhằm khắc phục tình trạng trước đây là giáo
viên giảng sau đó đọc cho học sinh chép Học sinh học thuộc lòng mà không biết cách vận dụng, suy nghĩ những vấn đề đựơc học vào thực tế Vậy để dam bao được yêu cầu này thì giáo viên phải phát huy, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh,
tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ quan điểm, y kiến cá nhân về van dé đang học,
khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho
thầy, cho bạn trao đối, tranh luận, thảo luận tạo nên mối quan hệ hợp tác trong
giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập Hợp tác trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác,
tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tình bạn, ý thức tô chức, tinh
thần tương trợ được phát triển
Trang 31Bên cạnh việc xuất phát từ yêu cầu của giáo viên GDCD thì việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn để cũng xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung của môn hoc
* Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung của môn học:
Chương trình đối mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong đó có môn GDCD thời gian vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến PPDH nhằm
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo Chính vi thế mà
người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thé phù hợp với từng đối tượng học sinh khơi dậy niềm say mê sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh, hiểu biết về các vấn đẻ xã hội hiện nay Với vị trí và chức năng của môn học, môn GDCD cần phải có những chuyên biến mạnh mẽ về đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh làm thay đổi quan niệm đây là một môn học mà ít được giáo viên và xã hội quan tâm Từ đó giúp cho học sinh và một bộ phận giáo viên hiểu
đúng din hơn về môn GDCD, phải hiểu nó là một khoa học và được đối xử “bình
đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, phong cách, nhân cách của con người
moi
Tất cả các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng đều có mục đích,
yêu cầu phù hợp với kiến thức của từng môn Việc xác định mục đích, yêu cầu của môn học rất quan trọng vì người giáo viên nếu xác định mục đích, yêu cầu đúng từ
đó sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, thiết bị dạy học phù hợp sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả giờ học từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tuy nhiên nếu giáo viên xác định sai mục đích, yêu cầu của môn học sẽ không tránh khỏi những
thất bại trong dạy học Mục đích của dạy học GDCD được hiểu theo nhiều cấp độ
khác nhau từ rộng đến hẹp, tuỳ vào từng phần, từng bài, từng tiết cụ thể dé giáo
viên có thê xác định mục đích khác nhau Tuy nhiên, mục đích cơ bản của môn học
Trang 32là xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng và hình thành nhân cách con người mới, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh, là cơ
sở điều kiện đề hình thành nhằm giáo dục ý thức và hành vi của người công dân từ
đó góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong tình hình mới cũng như trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Học xong chương trình GDCD lớp 12 học sinh cần đạt được các yêu cầu như: hiểu được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật, mối quan hệ
giữa pháp luật với đạo đức; nhận biết được vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại
và phát triển của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội; nắm được một số nội dung cơ
bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyên bình đẳng, tự do,
dân chủ và phát triển của công dân, v.v
Nội dung môn GDCD lớp 12 gồm hai chủ để lớn, đó là:
Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, của đất
nước và nhân loại
Quyên và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Từ mục đích, yêu cầu và nội dung của môn GDCD lớp 12 để học sinh tiếp thu lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy tùy vào nội dung của từng bài giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề
* Xuất phát từ đối tượng người học:
Đối tượng tiếp thu tri thức môn GDCD trong trường THPT Nguyễn Trãi là
học sinh, là đối tượng ham học hỏi, thích tìm tòi và tính thần tích cực, sáng tạo
trong học tập rất cao Yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu tri thức
môn học Tuy nhiên, với tâm lý đây là môn học khô khan nên người học thường có
tâm lý chán, mệt mỏi, buôn tẻ Vì vay, dé tao sự lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn, thuyết
phục người học trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến đối tượng học sinh
từ đó sứ dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, kỹ thuật cũng như
Trang 33phương tiện dạy hoc phù hợp tránh sử dụng duy nhất một phương pháp hoặc sử dụng những khái niệm trừu tượng để giải thích những tri thức trừu tượng mà khái
niệm giáo viên đưa ra phải rõ ràng, cụ thể, đễ hiểu, vừa sức đặc biệt gắn với thực
tiễn càng nhiều thì học sinh tiếp thu càng dễ dàng và có thể nhớ ngay tại lớp
Việc giảng dạy môn GDCD trong nhà trường phô thông không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy ở học sinh tư duy sáng tạo, hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục kỹ năng sống và liên hệ với thực tế cuộc sóng thông qua các bài học cụ thé
Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ học môn GDCD, học sinh không chi được trang bị kiến thức trong SGK mà còn hình
thành phâm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ Đề làm được điều này không phải là dễ muốn vậy giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, sâu sắc không chỉ về lý thuyết của môn học mà còn phải am hiểu về kiến thức thực tiễn để có thê áp dụng trong nội dung của từng bài giảng, từng tiết giảng sao cho học sinh dễ hiểu nhất Bên cạnh việc kết hợp các phương pháp đặc biệt là phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu van dé cũng như có kiến thức sâu rộng thì việc kết hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy GDCD còn căn cứ vào thực trạng dạy và học môn này ở trường THPT Nguyễn Trãi trong giai đoạn hiện nay
1122 Phương thức kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lóp 12
Để dạy tốt môn GDCD ở bậc THPT nói chung và môn GDCD lớp 12 nói
riêng, giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề là yêu cầu tất yếu Nếu giáo viên sử dụng một cách linh hoạt sự kết hợp giữa hai phương pháp trên trong dạy
học sẽ mang lại hiệu quả cao đặc biệt là đối với chương trình GDCD lớp 12 nội
dung kiến thức là pháp luật Trên thực tế trước đây giáo viên thường chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình vì vậy học sinh tiếp cận bài học thường khô khan, ít hứng
Trang 34thú dẫn đến hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh chưa cao, tuy nhiên nếu giáo viên khéo léo kết hợp hai phương pháp trên sẽ có nhiều ưu điểm như giúp học sinh phát huy được tính sáng tạo, chủ động từ đó dễ lôi cuốn học sinh vào giờ học cũng qua đó giáo viên rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng ứng xứ, kĩ năng xứ lý tình huống cho học sinh Song việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu
vấn đề không chỉ mang lại ưu điểm mà vẫn có những hạn chế nhất định như: học
sinh vốn quen với phương pháp thuyết trình vì vậy khi giáo viên đưa ra các tình huống có vấn để để các em suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết có thê bước đầu các
em còn bỡ ngỡ hoặc không phải bất cứ nội dung kiến thức nào cũng có thê sử dụng kết hợp hai phương pháp trên mà tùy vào nội dung kiến thức cụ thê của từng mục, từng phần, từng bài để giáo viên sử dụng cho hợp lí Muốn thực hiện tốt, có hiệu quả việc kết hợp hai phương pháp này, giáo viên cần phải thực hiện các yêu cầu Sau:
Một là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề phụ thuộc vào nội dung từng bài, từng phần cụ thể Đối với phương pháp thuyết trình, giáo viên sử dụng đề truyền thụ nội dung kiến thức cơ bản như khái niệm, nội dung các quyên của công dân Còn đối với phương pháp nêu vấn đề giáo viên sử dụng để phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh khi đưa ra một số tình huống
có vấn đề sau khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản hoặc học sinh giải quyết
các tình huống sau đó giáo viên đi đến kết luận vấn để và đưa ra kiến thức cơ bản
học sinh cần nắm được
Ví dụ: Bài 2 “Thực hiện pháp luật”, sau khi sử dụng phương pháp thuyết trình giới thiệu với học sinh khái niệm thực hiện pháp luật thì giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề đưa ra các tình huống thực hiện pháp luật trong đời sống
để học sinh tự giải quyết tình huống Giáo viên có thể đưa ra tình huống: “ Một người cha nói với con rằng sau khi tốt nghiệp THPT con nên thi vào trường Đại học Bách khoa, người mẹ thì cho rằng con mình phải thi vào trường Kinh tế Quốc dân vì có am hiểu về kinh tế thì sau này mới có cuộc sống đầy đủ nhưng người con
Trang 35đã quyết định thi vào trường Đại học Xây dựng vì rất ham mê ngành xây dựng và cũng phù hợp khả năng, năng khiếu của mình” Giáo viên đưa ra câu hỏi: Trong ba người trên ai thực hiện đúng quy định của pháp luật? Nếu có người thực hiện đúng
thì đó là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào? sau khi học sinh giải quyết tình huống giáo viên nhận xét và đưa ra khái niệm về hình thức thực hiện
pháp luật liên quan đến tình huống trên và mỗi hình thức thực hiện pháp luật như thế giáo viên có thể đưa ra các tình huống của các hình thức khác hoặc từ tình huống giáo viên xây dựng yêu cầu học sinh tự xây dựng các tình huống ở những hình thức thực hiện pháp luật còn lại để lớp cùng giải quyết Từ đó giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình đưa ra khái niệm từng hình thức thực hiện pháp luật Hai là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề phụ thuộc vào đối tượng học sinh từng lớp Đối với những lớp mà phần lớn học sinh trình độ tiếp thu chỉ ở mức độ yếu và trung bình thì giáo viên nên sử dụng chú yếu
là phương pháp thuyết trình Tuy nhiên đối với những lớp mà phần lớn học sinh trình độ tiếp thu ở mức độ khá, giỏi thì giáo viên nên sử dụng phương pháp nêu vấn
để là chính đề phát huy tính tích cực, chủ động của các em
Với nội dung kiến thức “ Các hình thức thực hiện pháp luật” ở bài 2 đối với
lớp đa số các em tiếp thu ở mức độ khá giáo viên nên xây dựng các tình huống có vấn để liên quan đến từng hình thức thực hiện pháp luật để học sinh tự giải quyết tình huống qua đó giúp các em nắm được khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật Tuy nhiên với những lớp đa số các em tiếp thu ở mức độ trung bình trước hết giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình đề giới thiệu từng hình thức thực hiện pháp luật rồi từ đó đưa ra và phân tích các tình huống liên quan đến các hình thức thực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp đề các em dễ tiếp thu kiến thức của bài cũng như biết cách xứ lý tình huống tương tự nếu các em
gặp phải
Ba là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn để giúp
học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, khơi dậy tính sáng tạo, chủ động, tích cực của
Trang 36học sinh trong việc giải quyết các tình huống mà giáo viên đưa ra, từ đó giúp các
em định hướng giải quyết các tình huống nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống
Để thực hiện tốt yêu cầu này ví dụ ở bài 2 “ Thực hiện pháp luật” giáo viên
có thể sử dụng phương pháp thuyết trình giới thiệu khái niệm từng hình thức thực hiện pháp luật sau đó giáo viên chia lớp thành các nhóm yêu cầu các em tự xây dựng tình huống dựa trên các hình thức đó Khi xây dựng và giải quyết được các tình huống sẽ giúp các em chủ động biết cách định hướng giải quyết các tình huống
có thể nảy sinh trong cuộc sống sau này nếu các em gặp phải
1.2 Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu
vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ớ Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hoá
1.21 Khái quát về Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hoá
- Quá trình xây dựng và phát triển của Trường
Trường THPT bán công Nguyễn Trãi được thành lập năm 1994 đến tháng 5 năm 2010 được chuyển đổi sang trường công lập theo Quyết định số 1825/QĐÐ — UBND ngày 31/5/2010 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa
Trong 19 năm qua nhà trường đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt” động viên khuyến khích cùng nhau xây dựng nhà trường và được đứng tốp đầu của các trường ngoài công lập ở những năm đầu của thế kỷ 21 và cũng là một trong những trường
có nền nếp học tập tốt, đạt được nhiều thành tích trong các năm học Hiện nay nhà
trường có 22 phòng học trong đó 03 phòng học nằm phía sau tách riêng khu hiệu
bộ của nhà trường Có 01 phòng thư viện, 01 phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác Với sự phối kết hợp của các tô chuyên môn, các tổ chức khác trong nhà trường cũng như sự ủng hộ của cha mẹ học sinh toàn trường trong 2 năm gần đây
với tinh thần xã hội hóa giáo dục nhà trường đã được cha mẹ học sinh trong toàn
Trang 37trường đóng góp lắp đặt 100 % phòng học dạy bằng máy chiếu Được sự chỉ đạo trong việc thực hiện công tác chuyên môn cũng như xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể từng học kỳ, từng năm học của BGH nhà trường cũng như sự nhiệt tình, tâm
huyết của đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên và đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của các em học sinh hàng năm chất lượng cuối năm được nâng lên rõ rệt so
với đầu vào Số học sinh giỏi và học sinh tiên tiến cuối năm đạt gần 40 % trong đó
học sinh yếu kém là 041% Trường có nhiều học sinh đạt giải HSG cấp Tỉnh đặc biệt
trong năm học 2004 có 01 học sinh đạt giải Nhì HSG Quốc gia môn Lịch sử; năm
2009 có 01 học sinh đạt Giải Nhất vẻ thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức; năm học 2011 có 04 học sinh đạt huy
chương tại giải Điền kinh và Cờ vua học sinh phô thông Toàn quốc trong đó có 02 huy chương Vàng, 01 huy chương Bạc và 01 huy chương Đồng; năm 2012 có 04 học sinh đạt huy chương Đồng tại Hội khỏe phù đồng Toàn quốc; năm 2012 — 2013 nhà trường có 01 học sinh đạt huy chương Bạc và 01 học sinh đạt huy chương Đồng tại kỳ thi Giải toán trên mạng Internet cấp Quốc gia Năm 2006 là năm đầu
tiên thực hiện cuộc vận động “ Hai không” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động, tỷ
lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường đạt 96,28 % là trường năm trong tốp 10 trường có
tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất tỉnh Thanh Hóa Trong 3 năm học gần đây và năm học
2012 - 2013 tỷ lệ tốt nghiệp của nhà trường luôn đạt 100% ; tỷ lệ đậu Đại học, cao
đẳng luôn đạt từ 70% trở lên Nhà trường từ 07 lớp ban đầu với 321 học sinh và 15
cán bộ giáo viên nhân viên đến nay quy mô nhà trường là 22 lớp với 1.052 học sinh
và 51 cán bộ giáo viên công nhân viên Hiện nay 100% giáo viên đều đạt chuẩn trong đó có 15 giáo viên có trình độ Thạc sỹ chiếm 30% và 02 giáo viên đang theo
học Thạc sỹ tại trường Đại học Vinh
Với ý chí khắc phục khó khăn, phát huy kết quả đạt được và luôn nỗ lực trong công tác dạy và học của cả thầy và trò vì vậy nhà trường đã xây dựng được
uy tín của nhân dân trong địa bàn thành phố và một số xã ven thành phố Những năm gan đây số học sinh thi tuyến đầu cấp vào trường tăng lên rõ rệt đặc biệt có
Trang 38những năm số học sinh đăng ký thi vào trường cao hơn so với một số trường có bề dày truyền thống trên địa bàn thành phó Với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo
viên công nhân viên cũng như học sinh và đặc biệt là sự lãnh chỉ đạo của BGH nhà
trường và sự quan tâm sâu sát của cấp trên trong những năm qua nhà trường đã đạt
được nhiều thành tích
+ Tình hình đội ngũ giáo viên:
Nam hoc 2012 — 2013 nhà trường có 5T cán bộ giáo viên công nhân viên, trong đó có 45 giáo viên thuộc biên chế của nhà nước và 06 cán bộ giáo viên hợp đồng Đại đa số giáo viên trong nhà trường là giáo viên trẻ với độ tuôi trung bình
35 - 40 nhiệt tình, năng động, ý thức cao trong công việc được giao cũng như trong
tự học, tự bồi dưỡng Trong đó 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn; và có 15
giáo viên có trình độ Thạc sỹ đạt 30 % và 02 giáo viên đang theo học Thạc sỹ Môn GDCD có 02 giáo viên trong đó có 01 giáo viên hợp đồng và có 01 giáo viên đang theo học Thạc sỹ Trong quá trình công tác đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn
nêu cao tình thần tự học, tự bôi dưỡng dé nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ Hàng năm 100% giáo viên tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do
Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức như tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyên đề sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực; chuyên đề thay sách; tập huấn chuyên đề phô biến giáo dục pháp luật; chuyên đề tư vấn tâm lý học đường; chuyên
để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, chuyên đề phòng chống tham nhũng; chuyên
để tích hợp môi trường trong môn GDCD Đặc biệt giáo viên GDCD là giáo viên cốt cán của Sở Giáo dục và đào tạo nên thường xuyên được đi tiếp thu các chuyên
dé do Bộ Giáo dục và Vụ giáo dục trung học tô chức ở một số Tỉnh, Thành phố
trong cả nước vì vậy tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên trong việc nâng cao chuyên môn, ứng dụng CNTT và sử dụng phương pháp dạy học trong giảng dạy bộ môn Trong giảng dạy giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với từng môn, từng bài, từng tiết học cụ thể Trong năm học các tổ thường
Trang 39xuyên tô chức lựa chọn các bài khó đề thao giảng dự giờ đồng nghiệp, qua các giờ thao giảng tổ chuyên môn tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm để giờ giảng sau có kết qua cao hon BGH nhà trường thường xuyên dự giờ giáo viên đề kiểm tra, đánh giá, góp Ý giờ giảng cho giáo viên Tô chuyên môn, nhóm chuyên môn họp đề lên
kế hoạch, thống nhất ra đề kiêm tra sát chương trình, không cắt xén hay hạ thấp chương trình Hàng năm đồ dùng dạy học cũng như sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên đều được hội đồng khoa học nhà trường ghi nhận trong đó có nhiều đồ dùng và sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao và được gửi lên hội đồng khoa
học của Sở giáo dục và đào tạo
+ Tình hình học sinh
Học sinh trường THPT Nguyễn Trãi những năm trước đây do nhà trường là trường bán công nên chỉ xét tuyên số học sinh không đậu vào các trường công lập
vì vậy chất lượng đầu vào thấp vì vậy đây cũng là một trong những khó khăn trong
công tác dạy và học của nhà trường Đặc biệt học sinh thuộc nhiều địa bàn khác
nhau trong thành phố, có những em ở xa trường như ở xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Hoằng Hóa phải ở trọ để đi học hoặc đi về Nhiều em gia đình thuần nông ngoài giờ học các em phải tham gia nhiều công việc gia đình vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc học của các em nói riêng và của tập thể lớp cũng như chất lượng của toàn trường nói chung Bên cạnh đó còn nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh
khó khăn, một số học sinh ở làng SOS nên sự quan tâm đối với việc học của các em
còn ít Đây cũng là một trong những khó khăn của nhà trường trong việc giáo dục
học sinh
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn có những khó khăn như trên song nhờ sự nỗ lực cúa cả Thâầy và trò trong những năm gân đây chất lượng học sinh trong toàn trường đã có những chuyên biến rõ nét cả về học lực và hạnh kiêm Năm học 2012 — 2013 nhà trường có 1.050 học sinh thuộc 22 lớp của 3 khối Trong
đó kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phó Thanh Hóa đạt như sau:
Trang 40Từ các bảng khảo sát trên cho thấy, số học sinh khá giỏi gần 40% trong khi
số học sinh yếu kém hơn 4%, số học sinh xếp hạnh kiêm khá tốt hơn 90% trong khi
số học sinh xếp hạnh kiểm trung bình và yếu chỉ chiếm hơn 5%
1.2.2 Tình hình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Trãi,
Thành phố Thanh Hóa
1.2.2.1 Tình hình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu
vấn đề trong hoạt động dạy học của giáo viên
Đề thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và môn GDCD nói riêng nhằm
đào tạo học sinh thành những công dân có ích cho xã hội thông qua chương trình
GDCD THPT va đặc biệt là chương trình GDCD lớp 12 đạt hiệu quả, trường THPT
Nguyễn Trãi và nhóm giáo viên GDCD đã chú trọng giáo dục cho học sinh trong nhà trường không chỉ nắm vững nội dung kiến thức mà còn giúp học sinh biết nâng