Cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 32 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VŨ THỊ BÍCH THÚY
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (QUA KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG THPT
BÙI THỊ XUÂN, Q1, TP HCM) Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.11
TP HỒ CHÍ MINH – 2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VŨ THỊ BÍCH THÚY
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (QUA KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG THPT
BÙI THỊ XUÂN, Q1, TP HCM) Chuyên ngành: Lý luận và PPGH bộ môn Giáo dục chính trị
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI VĂN DŨNG
TP HỒ CHÍ MINH - 2012
Trang 3Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Bùi Văn Dũng Thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Nhân dây, tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị, khoa đào tạo sau đại học Trường Đại học Vinh đã giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới BGH, thầy cô giáo dạy học môn GDCD, các em học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP HCM, các bạn đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong quá trình học tập.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, do vậy luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Vinh và những ý kiến trao đổi của đồng nghiệp về nội dung của luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012
Tác giả
Vũ Thị Bích Thúy
Trang 4Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 9
1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm 9 1.2 Cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 32
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN, Q1, TP HCM 42
2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 42
2.2 Nội dung thực nghiệm 42
2.3 Kết quả thực nghiệm 56
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 67
3.1 Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 67
3.2 Một số giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 54 PPGQVĐ Phương pháp giải quyết vấn đề
5 PPTLN Phương pháp thảo luận nhóm
6 THPT Trung học phổ thông
Trang 6MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa vớimục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp Bốicảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới về nguồn lực con người và đặt ra chongành giáo dục những thách thức mới mà đổi mới PPDH luôn là nhiệm vụtrọng tâm Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết từviệc xác định mục tiêu đào tạo Khoản 1, Điều 27 Luật giáo dục quy định mụctiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trítuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển cá nhân, tính năng động, sángtạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17; 20] Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Đổi mớichương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tratheo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặt biệt coitrọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thứctrách nhiệm xã hội” [7; 216]
Đối với giáo viên THPT, việc vận dụng một cách sáng tạo, có sự phối hợpnhịp nhàng các PPDH, biết phát huy ưu thế từng phương pháp, sử dụng thiết
bị dạy học phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Một trong nhữnggiải pháp nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy và học môn GDCD theo hướng
“Lấy người học làm trung tâm” là kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề vớiphương pháp thảo luận nhóm
Trường THPT Bùi Thị Xuân tọa lạc tại Quận 1, quận trung tâm TP HCM,nơi đi đầu trong mọi lĩnh vực, trong đó có đóng góp đáng kể của ngành Giáodục và đào tạo Chính vì vậy, tập thể giáo viên nhà trường luôn quan tâm giáodục toàn diện học sinh Tuy nhiên, các em lớp 12 đang đến tuổi trưởng thành,
Trang 7sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế Hơn nữa, tâm lý học sinh thường ngánngại phần học lý thuyết pháp luật khô khan trong chương trình môn GDCDlớp 12 Do đó, người giáo viên GDCD không chỉ sử dụng một PPDH trongtiết dạy của mình mà cần có sự phối kết linh hoạt các phương pháp dạy họctích cực nhằm tạo sự hứng thú của học sinh trong học tập để từ hiểu biết phápluật, các em có thể áp dụng vào cuộc sống, có ý thức công dân, tự giác tuânthủ pháp luật nhà nước, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.
Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp còn nhiều bất cập, nhiều giáo viênGDCD chưa quan tâm đổi mới phương pháp hoặc áp dụng máy móc, đơn điệumột phương pháp dạy học, thiếu sự kết hợp linh hoạt các phương pháp dạyhọc tích cực Phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm
là hai trong số các phương pháp dạy học tích cực có thể kết hợp tạo nên hiệuquả tốt trong dạy học môn GDCD Khi kết hợp thì phương pháp giải quyếtvấn đề và phương pháp thảo luận nhóm sẽ hỗ trợ nhau và khắc phục hạn chếvốn có của mỗi phương pháp Do vậy, việc kết hợp phương pháp giải quyếtvấn đề và phương pháp thảo luận nhóm là cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn
Với những lý do trên, chúng tôi mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCD ở trường THPT thông qua việc lựa
chọn và nghiên cứu đề tài Kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương
pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 qua khảo sát ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP HCM.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đổi mới PPDH được tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã cónhiều Nghị quyết của Đảng và nhà nước ta, nhiều nguyên thủ quốc gia, nhàlãnh đạo ngành giáo dục và nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều dự án lớn đượctriển khai như: Nghị quyết trung ương lần II Ban chấp hành Trung ương khóa
VIII đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo ở người
Trang 8học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học,
đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh” [6; 41]; Cố Thủ tướng
Phạm văn Đồng đã nêu định hướng đổi mới PPDH trong bài viết Phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực - Một phương pháp vàng quý báu, Tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục, số 271/1994; Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
đào tạo Nguyễn Minh Hiển cũng khẳng định Đổi mới chương trình và PPDH
ở bậc tiểu học theo hướng ổn định, gắn kết chặt chẽ việc dạy chữ và dạy người, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1999 Tiếp sau đó “Dạy học lấy
người học làm trung tâm”, PPDHTC nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
đã có nhiều sách của các tác giả như: Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, NguyễnCảnh Toàn, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Quang… Nhiều công trìnhnghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực trong đó phương pháp giải quyết
vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm được các tác giả đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau Điển hình là các công trình: Nguyễn Gia Cầu (2007), Dạy
học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số
156; Dương Giáng Thiên Hương (2007), Phối hợp phương pháp nêu vấn đề
và thảo luận nhóm trong dạy một môn ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 165;
Nguyễn Trọng Sửu, (2007), Dạy học theo nhóm - phương pháp dạy học tích
cực, Tạp chí Giáo dục, số 171; Trịnh Quang Từ (2007), Thiết kế và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy học, Tạp chí Giáo dục, số
154; Vũ Thị Lan (2010), Dạy học giải quyết vấn đề phát huy tính tích cực của
sinh viên trong quá trình dạy học, Tạp chí Giáo dục, số 239; Thế Phong
(2011), Cần quan niệm đúng về phương pháp thảo luận nhóm, Tạp chí Thanh niên phía trước, số 48; Nguyễn Thị Toan (2011), Vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, Tạp chí
Dạy và Học ngày nay, số 48
Bên cạnh các bài viết trên các tạp chí, các luận văn của các tác giả là sinhviên, học viên cao học cũng để cập dến phương pháp giải quyết vấn đề,
Trang 9phương pháp thảo luận nhóm trong các môn học, cấp học như: Nguyễn Thị
Thu Hiền (2002), Xây dựng quy trình sử dụng phương pháp dạy học giải
quyết vấn đề trong dạy học môn Lao động - Kỹ thuật ở Tiểu học, Luận văn tốt
nghiệp Đại học Vinh; Đỗ Khánh Nam (2008), Sử dụng phương pháp đóng vai
kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn Khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học
Vinh; Vũ Thị Hồng Quế (2009), Quy trình sử dụng phương pháp dạy học
đóng vai kết hợp phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức,
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh; Nguyễn Thị Hồng Thơ
(2009), Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học
tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD lớp 11, Luận văn thạc
sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh; Trần Văn Hưng (2010), Vận dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 10 (phần 1) nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục
học, Trường Đại học Vinh; Đào Thị Hường (2011), Sử dụng phương pháp
tình huống kết hợp phương pháp đóng vai trong dạy học trong dạy học môn GDCD lớp 12, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh…
Ngoài ra, các chuyên đề thay sách giáo khoa, bồi dưỡng thường xuyên, tàiliệu hướng dẫn dạy học bộ môn cũng đề cập nhiều đến phương pháp giảiquyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học GDCD
Những bài viết này rất sâu sắc, đa số bàn về đổi mới phương pháp dạy họcnhằm nâng cao chất lượng đào tạo và giải pháp tối ưu là áp dụng phươngpháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Tuynhiên, về cơ bản các công trình trên thường đề cập đến cái chung về lý luận,còn về khía cạnh thực tiễn dạy học GDCD ở Trường THPT Bùi thị Xuân vàkết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhómtrong dạy học môn GDCD lớp 12 thì chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách có hệ thống
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 103.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo
luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD lớp 12 ở trườngTHPT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự kết hợp PPGQVĐ với PPTLN
trong dạy học môn GDCD;
- Điều tra thực trạng dạy học môn GDCD 12 ở Trường THPT Bùi ThịXuân;
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng khả thi của đề tài nghiêncứu;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả việc kết hợp phương pháp
giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCDlớp 12
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả việc kết hợp phương
pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mônGDCD lớp 12
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chủ yếu được nghiên cứu và áp dụng tại Trường THPT Bùi thị
Xuân, Quận 1, TP HCM Đề tài tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn
về sự kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luậnnhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 11Trong nghiên cứu đề tài, ngoài sử dụng phương pháp luận khoa học Lênin, còn có các phương pháp mang tính đặc thù sau đây:
- Phương pháp lịch sử và logic:
Phương pháp lịch sử là phương pháp nhằm tìm hiểu quá trình nghiên cứu
về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy, trong đó có kết hợp phương phápgiải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong những khoảng thờigian nhất định
Phương pháp logic được dùng để hệ thống các vấn đề nghiên cứu theo mộttrật tự hợp lý, khoa học
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Ở phương pháp này, người nghiêncứu sẽ thiết kế bảng câu hỏi để gửi cho người được điều tra, thăm dò ý kiếntrả lời, sau đó gửi lại phiếu trả lời cho người nghiên cứu Câu hỏi có hai dạng:trắc nghiệm và câu hỏi mở
- Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các giáoviên giảng dạy GDCD nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học môn GDCD lớp 12
ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm: Nhằm kiểm tra giả thuyết nghiêncứu bằng cách trực tiếp nghe nhìn (dự giờ, thực nghiệm giảng dạy)
- Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu: Xử lý kết quả thựcnghiệm theo hai loại định lượng và định tính Thông tin sẽ được xử lý và phântích dưới dạng văn viết; trình bày bảng bằng phần mềm word hoặc excel;trình bày dưới dạng biểu đồ
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trang 12Nếu đề ra được các giải pháp khả thi trong việc kết hợp phương pháp giảiquyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong môn GDCD lớp 12 sẽnâng cao hiệu quả của dạy học bộ môn.
7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả việc kết hợp phương pháp
giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCDlớp 12
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD lớp 12 ởtrường THPThiện nay
- Báo cáo khoa học đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viênchuyên ngành giáo dục chính trị
8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính luận văn gồm có 3 chương và 7 tiết:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp giải
quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp12
- Chương 2: Thực nghiệm sư phạm việc kết hợp phương pháp giải quyếtvấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ởTrường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP HCM
- Chương 3: Quy trình và giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả việc kết hợp
phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạyhọc môn GDCD lớp 12
Trang 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm
1.1.1 Phương pháp giải quyết vấn đề
1.1.1.1 Khái niệm về phương pháp giải quyết vấn đề
*Phương pháp là phạm trù gắn với hoạt động có ý thức của con người,
phản ánh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Do đó,phương pháp là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bạitrong hoạt động nhận thức và cải tạo của thế giới
Theo Tự điển Tiếng Việt, phương pháp là “cách thức để làm một việc gì
sau khi nghiên cứu kỹ: làm việc có phương pháp” [33; 994].
Trang 14Theo Tự điển Triết học, “phương pháp theo nghĩa chung nhất là cáchthức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trình tự nhất định”[26; 458].
Với các quan niệm trên đây, có thể hiểu phương pháp là con đường, cáchthức để đạt tới mục đích, để đạt tới sự nhận thức sự vật khách quan
*Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học không phải là một thực thể độc lập, vì mục đích tựthân, mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: hoạt động dạy
học Do đó, có thể định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy học là “những
con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học” [21; 145]
Dạy học giải quyết vấn đề không phải là vấn đề mới mà từ năm 1960chúng ta đã làm quen với thuật ngữ dạy học “Nêu vấn đề” Ngày nay do đặcđiểm của phương pháp dạy học mà người ta có xu hướng dùng thuật ngữ dạyhọc “Giải quyết vấn đề”
Giải quyết vấn đề là một ý tưởng xuất hiện trong giáo dục hiện đại mộtcách khá phổ biến và có tính hấp dẫn trong vòng hơn thập kỷ nay Hướng lấy
“vấn đề”, “chủ đề”, “tình huống có vấn đề” làm một hướng cải cách phươngpháp dạy học, lấy bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề là một yêu cầu mớicủa giáo dục, đào tạo
Từ những năm 70 của thế kỷ XVIII dạy học nêu vấn đề được các nhànghiên cứu ở Liên Xô và Đông Âu nghiên cứu thấu đáo và vận dụng vào thựctiễn dạy học Ở nước ta hiện nay nó đã trở thành quan điểm dạy học được ápdụng tương đối rộng rãi Đó là phương pháp giáo viên dùng câu hỏi đưa họcsinh vào tình huống có vấn đề nêu vấn đề, tạo những điều kiện cần thiết đểhọc sinh giải quyết được vấn đề nêu ra, kiểm tra giải quyết vấn đề đó là hệthống hoá, củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới thu nhận được
+ Vấn đề là một câu hỏi, một loại nhiệm vụ cần giải quyết nhưng khôngthể giải quyết chúng theo một khuôn mẫu có sẵn, không thể dựa vào các tri
Trang 15thức có sẵn Loại nhiệm vụ này gây khó khăn cho người giải quyết chúng vìkhông thể làm theo một mẫu đã có, cũng không đủ tri thức để giải quyết Đểgiải quyết nhiệm vụ này phải sáng tạo và sau khi giải quyết được nhiệm vụ,người giải quyết sẽ tích lũy được thêm kiến thức và kỹ năng mới Vấn đềtrong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề chỉ là một nhiệm vụ học tập,như một kiến thức mới, một kỹ năng mới mà học sinh phải tiếp thu Kiến thức
và kỹ năng này không mới đối với nhân loại nói chung và với giáo viên nóiriêng, nó chỉ mới đối với học sinh và chỉ là vấn đề của người học sinh màthôi
+ Tình huống có vấn đề: Là trạng thái tâm lý của người nhận thức khi gặpvấn đề cần giải quyết Trong đó xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, hưng phấn và
có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn bằng con đường sáng tạo, tìm tòi Tìnhhuống có vấn đề được xác định và đánh giá bởi mức độ thể hiện nhu cầu nhậnthức Những biểu hiện cụ thể của nó là tích cực, chủ động, say mê, kiên trì,hưng phấn, tập trung cao độ
Muốn tình huống có vấn đề hoàn thành được chức năng của nó là kíchthích tư duy thì nó phải được chủ thể tiếp nhận để giải quyết Tình hình này sẽxảy ra nếu chủ thể sẵn có những tri thức ban đầu nào đấy đáp ứng nội dung cụthể của tình huống, có sẵn những phương tiện của trí óc để xử sự với nội dung
cụ thể đó Trong trường hợp này tình huống có vấn đề trở thành một vấn đề.Vấn đề là một tình huống có vấn đề được chủ thể tiếp nhận để giải quyết dựatrên các phương tiện (tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tìm tòi) sẵn có của mình “Vấn đề chỉ xuất hiện khi nào đã hình thành các điều kiện để giải quyếtchúng, hay nói cách khác, vấn đề là câu hỏi đặt ra cho học sinh mà chưa biếtlời giải từ trước, phải có trình độ tư duy, tìm tòi sáng tạo để tìm ra lời giải,nhưng học sinh đã có sẵn những phương tiện ban đầu để bổ sung thích hợpvào việc tìm tòi đó” [14] Điều quan trọng đối với việc tổ chức quá trình dạyhọc giải quyết vấn đề là: giáo viên chỉ đặt ra vấn đề khi nào khả năng tìm
Trang 16cách giải quyết vấn đề đó đã chín muồi ở một học sinh, ở một lớp học, ở mộttập thể học sinh Và dù việc tìm tòi dễ hay khó dù bước đầu tìm tòi có sai lầmchăng nữa thì quá trình tìm tòi là một quá trình tư duy, một nhân tố phát triểnnăng lực sáng tạo của người tìm tòi.
Vấn đề thường được biểu thị bởi một hệ thống những mệnh đề và câu hỏihoặc yêu cầu hành động thoả mãn các điều kiện sau:
- Học sinh chưa giải đáp được câu hỏi đó (hoặc chưa thực hiện được hànhđộng đó)
- Học sinh chưa được học một quy tắc nào để giải được câu hỏi hoặc thựchiện yêu cầu đặt ra
Dấu hiệu của vấn đề là có tính tình huống có vấn đề chủ thể đã đượcchuẩn bị ở một chừng mực nào đó để tìm tòi lời giải, có thể có nhiều cáchgiải
1.1.1.2 Cách thức triển khai phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDCD
Để phát huy đầy đủ vai trò của giáo viên trong sự định hướng hành độngtìm tòi, xây dựng tri thức của học sinh cũng như phát huy vai trò tương táccủa tập thể học sinh trong quá trình nhận thức khoa học của mỗi cá thể họcsinh, việc triển khai phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDCDthường gồm các bước sau:
Bước 1: Phát hiện vấn đề
- Phát hiện vấn đề từ một tình huống có vấn đề
- Giải thích và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn
đề đặt ra
- Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó
Bước 2: Tìm giải pháp: Tìm cách giải quyết vấn đề thường được thựchiện theo các bước sau:
+ Phân tích vấn đề: làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm
Trang 17+ Học sinh tìm chiến lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất và thựchiện hướng giải quyết vấn đề.
+ Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: nếu giải pháp đúng thì kết thúcngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìmđược giải pháp đúng Sau khi đã tìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêmnhững giải pháp khác, so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháp hợp lí nhất Bước 3: Trình bày giải pháp: Học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phátbiểu vấn đề cho tới giải pháp
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
+ Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
+ Đề xuất những vấn đề mới và giải quyết nếu có thể
Tuy nhiên, cần phải tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong hoạtđộng học tập mà chúng ta có thể phân biệt 4 mức độ khác nhau trong bài dạygiải quyết vấn đề:
Mức độ 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinhthực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viênđánh giá kết quả làm việc của học sinh
Mức độ 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết
vấn đề Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáoviên khi cần Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học
sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựachọn giải pháp Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và họcsinh cùng đánh giá
Mức độ 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của
mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề,
tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc
Trang 18Như vậy, dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạyhọc ở đó giáo viên tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhậnthức, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm phương án giải quyết một cách tối ưu.Nhờ đó, phát huy tối đa tính độc lập của học sinh, kết hợp với sự hướng dẫncủa giáo viên Đặc trưng độc đáo của phương pháp giải quyết vấn đề là sựtiếp thu tri thức trong hoạt động tư duy sáng tạo
*Một số yêu cầu sư phạm đối với phương pháp giải quyết vấn đề
Khi tổ chức phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDCD,
để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc vận dụng, giáo viên cần tuân thủ một
số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Không nêu vấn đề quá khó hoặc quá dễ đối với khả năng của học sinh,gây tâm lý chán học hoặc xem thường, chủ quan
- Vấn đề phải chứa đựng những tin tức mới, cập nhật ở trong nước và thếgiới
- Giáo viên phải có những hình thức đánh giá cần thiết, phù hợp để độngviên học sinh học tập, say mê nghiên cứu môn học
1.1.1.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDCD
*Ưu điểm của phương pháp giải quyết vấn đề
- Giúp học sinh chủ động tham gia vào quá trình học, có cơ hội được trựctiếp giải quyết vấn đề trong thực tiễn, điều này làm cho học sinh hứng thúhơn
- Là phương pháp có tính bền vững cao về mặt bảo đảm tiếp thu tri thức
cho học sinh
- Tác động tích cực của phương pháp giải quyết vấn đề: Học sinh có thểthu được những kiến thức tốt nhất, mới nhất; tính chủ động, tinh thần tự giác,động cơ học tập và tinh thần trách nhiệm của người học được nâng cao
Trang 19*Những mặt hạn chếcủa phương pháp giải quyết vấn đề
- Là phương pháp khá mất thời gian so với phương pháp thuyết giảng
- Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, giáo viên phải chuẩn bị thật kỹbài tập tình huống bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau, phải hướng dẫn kỹlưỡng để học sinh chuẩn bị bài được giao một cách tốt nhất, đồng thời bảnthân giáo viên cũng phải nắm thật vững vấn đề để có thể điều hành thảo luận
trên lớp một cách hiệu quả.
1.1.1.4 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề
*Nhiệm vụ của giáo viên
- Chọn lọc và đưa ra tình huống có vấn đề để giúp học sinh tìm hiểu nộidung và nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu các khái niệm khi các em trao đổi, đưa ra dự đoán
- Nêu các câu hỏi và hướng dẫn để học sinh suy nghĩ, tìm cách giải quyết
- Khuyến khích các ý tưởng khi các em báo cáo, trình bày
- Chú ý lắng nghe, quan sát, đưa ra kết luận giúp học sinh khắc sâu và mởrộng kiến thức
*Nhiệm vụ của học sinh
- Tích cực, tự giác trong quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề
- Cần rèn luyện thói quen tìm hiểu thông tin qua sách báo, tư liệu, internetnhằm mở mang vốn sống giúp suy nghĩ sâu sắc, chính xác hơn, để phân tích,đối chiếu minh họa, dẫn chứng bài học
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ việc học tập
1.1.1.5 Những điều lưu ý khi dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề
Để việc dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả thì cả
giáo viên và học sinh cần lưu ý:
- Khi cho học sinh giải quyết vấn đề đối với một số bộ phận nội dung học
tập, giáo viên nên có sự giúp đỡ với các mức độ nhiều ít khác nhau
Trang 20- Giáo viên cần hiểu đúng cách tạo tình huống gợi vấn dề và tận dụng các
cơ hội để tạo ra tình huống đó, đồng thời tạo điều kiện để học sinh tự lực giảiquyết vấn đề
- Trình độ học sinh ở mỗi lớp có sự không đều nhau, khi nêu vấn đề, giáoviên cần hướng tới mọi đối tượng học sinh chứ không phải áp dụng cho họcsinh khá giỏi Vấn đề nên xây dựng theo hướng đảm bảo tính vừa sức với họcsinh yếu, trung bình nhưng đồng thời có sự mở rộng đối với học sinh khá giỏi
để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội làm việc tích cực
1.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm
1.1.2.1 Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó
nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viêntrong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ýkiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [21; 223]
Phương pháp thảo luận nhóm có mầm mống từ những năm 70 của thế kỷ
XX, ở trường đại học sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học
“Năng động tập thể” (Group dynanies) - một môn học dạy cho sinh viên kỹ
năng làm việc tập thể Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làmviệc theo nhóm, từ đó hình thành nên PPTLN trong dạy học ở tất cả các cấphọc Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từnhững năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
Xuất phát từ tính chất tham gia hợp tác của nhiều người để cùng giải
quyết một vấn đề của bài học, phương pháp thảo luận nhóm có thể hiểu đó là phương pháp giáo viên tổ chức lớp thành các nhóm, các thành viên trong nhóm được quyền tự do trao đổi về vấn đề do giáo viên đặt ra nhằm tạo điều
kiện cho học sinh trình bày quan điểm, ý kiến riêng của mình, đồng thời biếtlắng nghe ý kiến và quan điểm của các bạn khác, từ đó đi đến thống nhất
chung trong nhận thức vấn đề được nêu ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trang 21*Các hình thức thành lập nhóm
- Một cách ngẫu nhiên: Chọn theo dãy bàn, bốc thăm số
- Theo chủ đề được giao: Chọn theo cùng chuyên môn
- Theo quan hệ bạn bè: Chọn theo nguyện vọng, sở thích.
- Theo năng lực: Chọn theo trình độ và khả năng thực hiện
*Kích cỡ của nhóm
- Mỗi nhóm phải vừa đủ về nguồn lực để giải quyết vấn đề của bài tập.Nguồn lực đó thể hiện ở kích cỡ của nhóm (cả về số lượng và trình độ nănglực, phương pháp của nhóm)
- Số lượng người trong 1 nhóm tối thiểu là 2 người, tối đa là 16 (tùythuộc vào công việc và trình độ của người học) Kinh nghiệm thực tế cho thấy
số lượng từ 4-8 người/nhóm thì hoạt động sẽ có hiệu quả nhất
- Số lượng các nhóm được xác định phụ thuộc vào: Vấn đề chung cho cácnhóm cần giải quyết, thời gian báo cáo của nhóm
*Vai trò của trưởng nhóm
Một nhóm cần có 1 trưởng nhóm đó là một việc cần thiết Trưởng nhómcần có những ưu điểm sau:
+ Đóng vai trò mẫu mực trong các hoạt động thảo luận
+ Có phẩm chất tốt
+ Nhận thức được rằng sử dụng tinh xảo các kỹ năng sẽ mang lại hiệu quả
và sự tiến bộ
*Vai trò của các thành viên
Trong nhóm phân công mỗi người một phần việc, mỗi thành viên đềuphải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người có hiểu biết rộng, cótính năng động Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu
ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗinhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quảlàm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân
Trang 22công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là kháphức tạp.
1.1.2.2 Cách thức triển khai phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
môn GDCD
Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm cần tiến hành các bước sau:
- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 đến 8học sinh), giao yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận
và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhómkhác lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến Nội dung thảo luận ở cácnhóm có thể giống hoặc khác nhau Mỗi nhóm chọn một thành viên trongnhóm làm nhóm trưởng, một thành viên làm thư ký Nhóm trưởng điều khiểnthảo luận, học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng và thư ký và luân phiênnhau đại diện cho nhóm mình trình bày kết quả thảo luận
Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lờinói, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to… có thể do một người thay mặtnhóm trình bày, có thể do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếpnhau
Trong thời gian học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, giáo viên sẽ đi vòngquanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của các em, giúp đỡ, gợi ý nếu cần thiết
*Một số yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thảo luận nhóm
Khi tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD, để nâng cao chấtlượng và hiệu quả việc vận dụng, giáo viên cần tuân thủ một số yêu cầu cơbản sau đây:
- Tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túctrong nhóm, có như vậy, các em mới phát biểu một cách tự nhiên; tránh épcác em không ưa nhau vào cùng một nhóm
Trang 23- Học lực và khả năng của các nhóm tương đương nhau, tạo sự đồng đều
về nhân lực giữa các nhóm, trong nhóm nên chọn ra hai em có khả năng phùhợp làm nhóm trưởng và thư ký
- Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gần gũi và được các em quan tâm, câuhỏi nêu ra phải vừa sức với học sinh (nếu câu hỏi khó thì chia nhỏ ra thànhcác câu hỏi đơn giản hơn); tránh đưa ra hành vi, tình huống xa lạ hay câu hỏiquá đơn giản cũng như quá khó đối với học sinh
- Cần tạo điều kiện cho học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mình, cần độngviên kịp thời bằng những lời khen để tạo ra sự phấn khởi và tạo ra không khíthi đua lành mạnh giữa các nhóm
1.1.2.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD
*Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm
- Tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểubiết của mình, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều nàyđặc biệt có ích với học sinh nhút nhát)
- Giúp giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa họctrong kiến thức của học sinh
- Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác vàkhông khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau
- Giáo viên có thông tin phản hồi từ học sinh để điều chỉnh việc dạy củabản thân và việc học của học sinh đồng thời tăng cường mối giao cảm thầytrò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn
- Tác động tích cực của phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo
luận nhóm có những tác động tích cực về mặt nhận thức sau: Người học ý
thức được khả năng của mình; nâng cao niềm tin của học sinh vào việc họctập; nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, thông tin về sự việc vào giải
quyết các tình huống khác nhau
Trang 24*Những mặt hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm
- Nếu học sinh tham gia thảo luận không muốn chia sẻ suy nghĩ hoặc ý
tưởng thì hiệu quả thảo luận không cao
- Đòi hỏi nhiều thời gian, dễ gây mất trật tự
- Ý kiến các nhóm bị phân tán hoặc có khi lại mâu thuẫn nhau
1.1.2.4 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm
*Nhiệm vụ của giáo viên
- Điều động, theo dõi công việc của các nhóm nhằm xem các nhóm cótìm ra cách giải quyết hợp lý nhất hay không
- Tìm những sai lầm mà các nhóm mắc phải, sai lầm điển hình, sai lầmchưa được sửa chữa
- Đặt câu hỏi bổ sung
- Nhắc lại các ý kiến
- Nhấn mạnh các khái niệm, ý quan trọng
- Tóm tắt, liên kết các báo cáo của nhóm trong nội dung bài học
- Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn giáo viên có thể tham gia vào với tưcách chỉ đạo thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó
*Nhiệm vụ của học sinh
Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu nội dung bài, độc lậpsuy nghĩ; thảo luận rút ra nội dung kiến thức nội dung kiến thức; tránh tìnhtrạng kéo dài thời gian dẫn đến bài học không đạt yêu cầu
1.1.2.5 Những điều lưu ý khi dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm
Để việc dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả thì cả
giáo viên và học sinh cần lưu ý:
*Đối với giáo viên
Trang 25- Lựa chọn nội dung phù hợp với phương pháp học tập theo nhóm, bởinhóm không phải là cách tổ chức tốt nhất cho tất cả mọi nội dung, mọi bàihọc Do đó, tùy nội dung, tùy bài học để tổ chức hoạt động nhóm.
- Phiếu giao việc vừa sức, quy định thời gian thảo luận cụ thể trước khicác nhóm hoạt động
- Giáo viên phải theo dõi nhóm hoạt động và hỗ trợ nhóm khi cần thiết
- Không nên chia nhóm quá đông để tránh tình trạng một số học sinh ỷ lạikhông tham gia hoạt động
* Đối với học sinh
- Phải nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân
- Phải hướng mặt vào nhau khi trao đổi, thảo luận
- Mỗi người phải tích cực tham gia ý kiến và phải lắng nghe
- Tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng
- Các thành viên trong nhóm luân phiên thay đổi vai trò
1.1.3 Kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn GDCD lớp12 ở trường THPT
1.1.3.1 Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của môn GDCD trong trường
THPT
*Vị trí, vai trò của môn GDCD trong trường THPT
Môn GDCD là một trong những bộ môn khoa học được đưa vào dạy vàhọc từ THCS đến THPT, là bộ môn khoa học xét cả nội dung lẫn hình thức,
cả về đối tượng và chức năng môn học, cả về mặt giáo dưỡng lẫn giáo dục.Bởi vậy, môn GDCD cần được đối xử một cách nghiêm túc và trân trọng Môn GDCD vừa có vị trí thông thường của một môn học, vừa có vị tríđặt biệt của nó Ở vị trí thông thường, môn GDCD được xếp cùng loại, nganghang với các môn học khác trong hệ thống các môn học Ở vị trí đặt biệt, mônGDCD có những đặc điểm riêng, những nhiệm vụ riêng khác biệt so với cácmôn học khác, nó vừa là một hệ thống tri thức khoa học, vừa là một hệ thống
Trang 26các yêu cầu về hành vi chính trị, đạo đức.
*Mục tiêu, nhiệm vụ của môn GDCD trong trường THPT
Môn GDCD trong nhà trường THPT hướng tới các mục tiêu:
- Trang bị tri thức công dân trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế,pháp luật
- Hình thành ý thức công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ; giáo dục tinhthần trách nhiệm, tình cảm lành mạnh của người công dân
- Rèn luyện hành vi, thói quen, ý thức tình cảm đạo đức, phù hợp vớichuẩn mực xã hội, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã tích lũy giảiquyết vấn đề trong cuộc sống
Xuất phát từ mục đích môn học, có thể nêu lên nhiệm vụ của môn GDCD như sau:
- Trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức cơ bản, phổ thông, thiếtthực, hiện đại theo quy định của chương trình và thế giới quan Mác-Lênin, lýluận về CNTB, CNXH, về thời đại, về đạo đức, pháp luật, về đường lối chínhsách của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ đó giúp học sinh nhận thức đúng đắn
về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những tri thức này giúp học sinh
có thêm điều kiện để học tốt các môn học khác, đặc biệt là giúp học sinh rènluyện tư tưởng, đạo đức
- Trên cơ sở những tri thức khoa học, môn GDCD bước đầu có nhiệm vụhình thành và phát triển ở học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quancách mạng, các phẩm chất đạo đức của người công dân, người lao động mới,củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vào sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, không ngừng động viên tính tích cực của học sinh tronghọc tập, tu dưỡng, trong hoạt động thực tiễn…
- Từng bước hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng vận dụng nhữngtri thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động sinh hoạt, giúp các em định
Trang 27hướng đúng đắn về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong các hoạt động xã hội,trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng cho học sinh cơ sở ban đầu về phương pháp tư duy biệnchứng, về các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong
xã hội, biết phân tích đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm khoahọc, tiến bộ, biết ủng hộ cái mới, đấu tranh chống cái sai, lỗi thời, tiêu cực
1.1.3.2 Nội dung chương trình GDCD lớp 12
- Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học, trong những nămgần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đã
và đang được giáo viên bộ môn GDCD ở trường THPT đặc biệt quan tâm và
nỗ lực thực hiện Giáo viên GDCD đã tích cực triển khai việc đổi mới phươngpháp dạy học, coi đây là nhân tố quyết định thành công của một tiết dạy gópphần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hiện nay ở các trường THPT, đổi mới PPDH môn GDCD đang đượcthực hiện theo các xu hướng sau:
Thứ nhất, môn GDCD là môn học thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và
thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành Vì thế, giáo viên phải tăng cường cáchoạt động có sự tham gia tích cực của học sinh để phát huy được tính tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khảnăng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, loại bỏ thói quen họctập thụ động theo kiểu: Thầy giảng - trò nghe, thầy hỏi - trò trả lời, thầy đọc -trò chép và học thuộc
Để các tiết giảng thực sự hiệu quả, học sinh phải nghiên cứu tài liệu trước
ở nhà, còn giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, bố cục, các tình huống
sư phạm… trước khi lên lớp Trên lớp giáo viên nên khai thác tối đa vốn hiểubiết và kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội và động viên khuyến khíchhọc sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học Giáo viên
Trang 28cũng cần khuyến khích học sinh tranh luận, trao đổi, đặt câu hỏi cho thầy, chobạn để tạo nên mối quan hệ thầy và trò, giữa trò và trò trong quá trình chiếmlĩnh nội dung học tập.
Thứ hai, môn GDCD là môn học trực tiếp trang bị cho học sinh về các
lĩnh vực thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các chuẩn mực đạo đức,pháp luật… để từ đó, học sinh nêu cao ý thức trách nhiệm công dân Nhưng
do đặc thù của bộ môn nên những kiến thức môn GDCD mang tính khái quáthoá, trừu tượng hoá và thường bị cho là khô khan, khó hiểu Vì thế, trong dạyhọc, giáo viên cần kết hợp giữa các phương pháp dạy học môn GDCD mộtcách linh hoạt, tránh lối truyền thụ một chiều, phải phát huy được khả năngsáng tạo Có như vậy, giáo viên mới khơi dậy được niềm say mê, tính tích cựchọc tập, sự yêu thích môn học của học sinh
Như vậy, để môn GDCD thực sự làm tròn được chức năng, nhiệm vụ,phát huy một cách tốt nhất và đầy đủ vai trò đặc biệt quan trọng của mình thìviệc cần thiết là phải đổi mới PPDH
- Đặc điểm và cấu trúc chương trình môn GDCD lớp 12
Cùng với các môn khoa học cơ bản trong chương trình giáo dục phổthông ở nước ta hiện nay, môn GDCD có vai trò quan trọng trong đào tạo,phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Đây là một môn học thuộc khoa học xã hội nhằmtrang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về thế giới quan và phương phápluận duy vật biện chứng, những chuẩn mực đạo đức, một số phạm trù và quyluật kinh tế cơ bản, bản chất nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa, hiểu được bản chất, vai trò của pháp luật đối với sự phát triển đấtnước, nhân loại…
Chương trình GDCD lớp 12 ở trường THPT cung cấp những hiểu biết cơbản về bản chất, vai trò và nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực củađời sống xã hội nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành
Trang 29vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa
vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủnghĩa Việt Nam
Nội dung chương trình phần này gồm 10 bài, thời lượng được phân phốinhư sau:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đờisống xã hội (3 tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển của đất nước (4 tiết)
Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (2 tiết) *Nội dung kiến thức cơ bản của các bài trong chương trình GDCD lớp 12 Xuất phát từ đặc điểm phát triển của lứa tuổi và mục tiêu giáo dục, nộidung kiến thức môn GDCD lớp 12 nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất giaicấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế,chính trị, đạo đức; nhận biết được vai trò và giá trị cơ bản của pháp luật đốivới sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, nhà nước và xã hội; hiểu đượcmột số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệquyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân Vì vậy, nội dungkiến thức cơ bản của các bài trong chương trình GDCD lớp 12 được sắp xếpnhư sau:
Trang 30Bài 1: Giúp học sinh hiểu được khái niệm, bản chất của pháp luật; mốiquan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức; nhận biết được vai tròcủa pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân.
Bài 2: Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và cácgiai đoạn thực hiện pháp luật; hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và tráchnhiệm pháp lý, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Bài 3: Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật; hiểuđược thế nào công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và pháp trách nhiệmpháp lý
Bài 4: Nêu được nội dung một số quyền bình đẳng của công dân trongmột số lĩnh vực của đời sống xã hội; nêu được trách nhiệm của Nhà nước đốivới việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong một số lĩnhvực của đời sống xã hội
Bài 5: Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳnggiữa các dân tộc, tôn giáo; hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 6: Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của một số quyền tự do
cơ bản của công dân; nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trongviệc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
Bài 7: Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện cácquyền dân chủ của công dân; trình bày được trách nhiệm của Nhà nước vàcông dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền dân chủ của công dân
Bài 8: Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập, sángtạo, phát triển của công dân; trình bày được trách nhiệm của Nhà nước vàcông dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền học tập, sáng tạo, pháttriển của công dân
Bài 9: Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vữngcủa đất nước; trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật đối với sự
Trang 31phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốcphòng.
Bài 10: Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triểntiến bộ của nhân loại; hiểu được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữađiều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
*Mục tiêu của chương trình
Học xong phần này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau đây:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biệnchứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
+ Nhận biết được vai trò và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại
và phát triển của mỗi công dân, nhà nước và xã hội
+ Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thựchiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân
- Về kỹ năng:
+ Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biểu hiện, tìnhhuống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xãhội
+ Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản đã được trang bị trong nhàtrường vào việc tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các mối quan hệ xãhội mà học sinh tham gia hàng ngày
- Về thái độ:
+ Trân trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng; có ý thức trách nhiệm
và tính tích cực công dân trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vìdân
+ Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật, trước tiên là tuân thủcác quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường,
Trang 32trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng, chống cácbiểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội [13; 24]
1.1.3.3 Tính tất yếu của sự kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp12 ở trường THPT
*Vai trò của phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luậnnhóm trong dạy học môn GDCD lớp12
- Vai trò của phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy họctích cực cần được áp dụng trong dạy học môn GDCD lớp12 Chính vấn đề vàtình huống có vấn đề là nguồn kích thích sự tìm tòi cách giải quyết vấn đềmột cách sáng tạo Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT cho thấy, khi giáoviện vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học sẽ giúp học sinhsớm tiếp cận với cách xử lý tình huống, nhờ đó sẽ nhớ lâu bài học, lớp họcluôn sôi động, tạo môi trường cho học sinh học thầy, học bạn và tự học
Như vậy, phương pháp giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng trong dạyhọc môn GDCD lớp 12 giúp học sinh chủ động tham gia vào quá trình học,trực tiếp giải quyết vấn đề, tiếp xúc với thực tiễn ở mức độ cao nhất Do đó,học sinh sẽ nắm bắt và nhớ kiến thức tốt hơn
Phương pháp giải quyết vấn đề có rất nhiều ưu điểm, song cũng có mặthạn chế nhất định Vì vậy, cần được phối hợp với các PPDH khác để khắcphục những hạn chế đó
- Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tích cực và cầnthiết trong dạy học môn GDCD lớp12 Đối với học sinh, trong quá trình thảoluận nhóm sẽ tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm,trong lớp Thực tiễn hoạt động dạy học cho thấy, thông qua sự nỗ lực củatừng cá nhân kết hợp với sự hợp tác theo nhóm học tập tạo ra sự tương tác có
Trang 33hiệu quả Nhờ sự hướng dẫn, khuyến khích của giáo viên, học sinh có cơ hộitrao đổi ý kiến, hiểu và nắm được kiến thức bài học Đối với giáo viên, thôngqua việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, giúp giáo viên có điều kiệntrực tiếp định hướng kiến thức cho học sinh; đánh giá sự tiếp thu và trình độhọc sinh, đồng thời giúp giáo viên có điều kiện bổ sung, mở rộng thêm kiếnthức bản thân.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng trong hoạt động dạy học môn GDCDlớp12 ở nhà trường, phương pháp thảo luận nhóm có vai trò quan trọng trongquá trình học tập của học sinh Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là gópphần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động củangười học, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay
*Ý nghĩa của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phươngpháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp12
Việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luậnnhóm trong dạy học môn GDCD lớp12 có ý nghĩa vô cùng quan trọng cụ thểlà:
Thông qua hoạt động giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm, học sinhđược hoạt động tích cực giúp các em lĩnh hội tri thức một cách chủ động
Sử dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với thảo luận nhóm giúphọc sinh hình thành được các kỹ năng tốt hơn, đặc biệt là kỹ năng hợp tác, kỹnăng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định
Vì vậy, việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương phápthảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD đặc trưng ở sự thảo luận nhóm,phát hiện và giải quyết vấn đề Nhờ đó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vữngchắc tri thức, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giớiquan khoa học
*Sự cần thiết phải kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp12
Trang 34Ở bậc Trung học phổ thông, môn Giáo dục công dân được dạy ở cả 3
khối lớp (từ lớp 10 - đến lớp 12) với thời lượng 35 tiết/khối lớp, trong đó kiến
thức pháp luật tập trung ở lớp 12 Nội dung chương trình GDCD lớp12 chú
trọng việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò
và vị trí của pháp luật Trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức đúng
về vai trò, vị trí của pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điềuchỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo các
quy định của pháp luật Môn GDCD lớp12 không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp các kiến thức pháp luật, giới thiệu các quy định pháp luật mà còn chútrọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng phápluật, ý thức tuân thủ pháp luật góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hànhpháp luật trong học sinh Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, nghiêncứu, tìm tòi, có phương pháp giảng dạy phù hợp thì bài giảng mới thu hútđược sự chú ý của học sinh, mới đạt hiệu quả và thực hiện được mục tiêu, yêucầu của chương trình môn học
Đối với học sinh lớp12, các em chuẩn bị rời trường THPT, chuẩn bịnhững hành trang cần thiết để là một công dân thực sự bước vào ngưỡng cửamới, tự khẳng định mình và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội.Một trong những hành trang cần thiết, không thể thiếu được đó là những kiếnthức cơ bản, phổ thông nhất về pháp luật Tuy nhiên, hệ thống kiến thức trong
phần“Công dân với pháp luật” của chương trình GDCD lớp12 tương đối khó,
khô khan, nặng nề về lý thuyết Với nội dung phần kiến thức này, nếu giáoviên cứ sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng thì học sinh sẽ có cảmgiác bị áp đặt, sẽ thụ động trong học tập Vì thế, giáo viên cần vận dụngphương pháp dạy học tích cực vào bài giảng giúp học sinh chủ động, sáng tạotrong học tập, đưa các em vào các hoạt động do giáo viên tổ chức, chỉ đạo,qua đó các em tự lực khám phá những điều chưa rõ, chưa có, chứ không phảithụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt
Trang 35Phương pháp giải quyết vấn đề có nhiều ưu điểm nhằm phát triển tư duysáng tạo cho học sinh; góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả kỹ năng tự lựctìm hiểu vấn đề diễn ra trong thực tế cuộc sống, qua đó giúp các em có thái độphê phán và đưa ra những quyết định về những hành vi cần thiết ứng với tìnhhuống nảy sinh
Thảo luận nhóm giúp kiến thức học sinh bớt phần phiến diện, nâng caoniềm tin của học sinh vào việc học tập; tạo môi trường học tập hợp tác, traođổi cởi mở, giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức, giao tiếpvới nhau
Trong tiết dạy GDCD, giáo viên cần sáng tạo để tránh gây nhàm cháncho học sinh bằng cách vận dụng thích hợp các phương pháp dạy học tíchcực, trong đó sự kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương phápthảo luận nhóm sẽ phát huy tốt hiệu quả giảng dạy Mặt khác, một trong
những ưu điểm mà phần “Công dân với pháp luật” môn GDCD lớp 12 có
được là chính là việc giải quyết các vấn đề trong những tình huống pháp lý cụthể Thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề, học sinh cùng vớigiáo viên có thể rút ra những nội dung cần tìm hiểu
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12
1.2.1 Vài nét về Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP HCM
1.2.1.1 Đặc điểm chung của trường
Trường THPT Bùi Thị Xuân tọa lạc ở trung tâm Quận I, Thành phố HồChí Minh với hai dãy ba tầng đồ sộ uy nghi Trước năm 1975, trường có tên
là Trường nữ trung học Nguyễn Bá Tòng, một trường tư thục công giáo Saunăm 1975, trường được vinh dự mang tên vị nữ anh hùng dân tộc Bùi ThịXuân (kể từ năm học 1977 - 1978) Từ đó đến nay, Trường THPT Bùi ThịXuân ngày càng phát triển, không những về học tập mà còn nhiều hoạt độngkhác: văn nghệ, thể dục thể thao, công tác xã hội , trường sở cũng ngày càng
Trang 36mở rộng, đẹp hơn, tiện nghi hơn Nhiều năm liên tiếp, điểm chuẩn lấy vàotrường trong kỳ thi tuyển học sinh vào lớp 10 là cao nhất thành phố Mặc dùkhông phải là trường chuyên của thành phố nhưng trường luôn có học sinhđạt giải Quốc tế cũng như nhiều học sinh đạt được nhiều giải trong các kỳ thihọc sinh giỏi toàn quốc và thành phố Năm 2009 trường vinh dự đón nhậnHuân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng Đặc biệt, trường
đã vinh dự nhận lá cờ đầu với thành tích 8 năm liên tiếp đạt tỉ lệ đậu tốtnghiệp 100%
1.2.1.2 Tình hình đội ngũ giáo viên môn GDCD
Thống kê đội ngũ giáo viên môn GDCD Trường THPT Bùi Thị Xuân
Số lượng Trình độ đại học Chuyên ngành Giáo viên giỏi Thâm niên trên
10 năm
Giáo viên môn GDCD của trường gồm 4 người, trong đó có 2 giáo viên
đã giảng dạy trên 10 năm, chuyên môn vững, đầy tâm huyết và luôn trăn trởvới sự nghiệp trồng người Bên cạnh đó, 2 giáo viên trẻ năng động, ham họchỏi, tạo nên sự mới mẻ trong tổ
Tất cả giáo viên dạy GDCD của Trường THPT Bùi Thị Xuân đều đạtchuẩn, được đào tạo chính quy, hằng năm đều được tham gia học các chuyên
đề chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp dạy học Nhiều năm quacùng với bề dày truyền thống của trường, các thế hệ giáo viên GDCD cùngtiếp bước khi giáo dục học sinh lấy chữ TÂM làm đầu, góp phần đào tạonhiều lớp học sinh giỏi, ngoan cho nhà trường và xã hội Những điều này sẽ
Trang 37tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD ở trường THPT.
1.2.2 Thực trạng việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP HCM
Môn GDCD có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục cho họcsinh những tri thức về thế giới quan một cách tương đối có hệ thống, toàndiện, giúp cho học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiện, của
xã hội và của tư duy; giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cánhân và cộng đồng; biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và
xã hội, luôn có ý thức vươn tới cái đẹp, “là một môn khoa học, môn GDCDcùng với tất cả các môn học khác góp phần hình thành và phát triển dần dầnnhân cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT Khác với môn học khác,môn GDCD hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức; nó gắn liềnvới đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Môn GDCD có nhiệm vụ gópphần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành nhữngphẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai” [8; 8] Chính trên
cơ sở những tri thức đó, học sinh sẽ hình thành dần dần những quan điểmmới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, lòng tin và hành
vi tốt đẹp của con người Đồng thời, thông qua tri thức của môn GDCD sẽhình thành từng bước phương pháp nhận thức tư duy khoa học và phươngpháp hành động đúng quy luật khách quan
Tuy nhiên, môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay vẫn bị xem là mônphụ, chưa được quan tâm đúng mức đang đặt ra nhiều vấn đề đối với ngườidạy, người học và cấp quản lý
1.2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân
Trang 38Khi tiến hành điều tra việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề vớiphương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở 4 giáo viên GDCDcủa Trường THPT Bùi Thị Xuân kết quả thu được như sau:
Bảng 1 Kết quả điều tra cách hiểu của giáo viên về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD.
1 Là phương pháp dạy học trong đó giáo
viên nêu ra hệ thống câu hỏi để từng nhóm
học sinh trả lời
2 Là cách dạy học tổ chức cho học sinh thảo
luận nhóm giải quyết tình huống có vấn đề
do giáo viên nêu ra
3 Là cách tổ chức cho học sinh thảo luận
câu hỏi do học sinh nêu ra
4 Là cách tổ chức cho học sinh vui chơi 0 0 Kết quả điều tra cho thấy, 3/4 giáo viên cho rằng kết hợp phương phápgiải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD
là “cách dạy học tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm giải quyết tình huống
có vấn đề do giáo viên nêu ra” chiếm tỉ lệ 75% Như vậy, đa số giáo viên hiểuđúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phươngpháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD Chỉ có 1/4 giáo viên chorằng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhómtrong dạy học môn GDCD là “phương pháp dạy học trong đó giáo viên nêu ra
hệ thống câu hỏi để từng nhóm học sinh trả lời” Với cách hiểu này, giáo viênchưa hiểu đúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đềvới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD Không có giáoviên nào có quan niệm kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phươngpháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là “cách tổ chức cho học sinhthảo luận câu hỏi do học sinh nêu ra” hay là “cách tổ chức cho học sinh vui
Trang 39chơi” Như vậy, chứng tỏ giáo viên đã hiểu đúng về bản chất của việc kết hợpphương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạyhọc ở bậc THPT.
Bảng 2 Kết quả điều tra về mức độ giáo viên kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12
Tổng số
giáo viên
Thỉnhthoảng kếthợp
Tỉ lệ
%
Thường xuyênkết hợp
đã nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của việc kết hợp phương pháp giải quyếtvấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Qua bảng 2 cho thấy
có 25% giáo viên đã thường xuyên kết hợp phương pháp giải quyết vấn đềvới phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn GDCD Một số giáo viên
có sự kết hợp khá thành thạo phương pháp giải quyết vấn đề với phươngpháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD, thể hiện năng lực tổ chức,điều khiển, bao quát lớp tốt làm cho giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú vớimôn học Giáo viên rất có ý thức tự chuẩn bị, đầu tư về thời gian và công sứcphục vụ cho việc dạy học
Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn
đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD của giáo viên
Trang 40ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, chúng tôi tiến hành điều tra với tổng số 178học sinh lớp 12 kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu như sau:
Bảng 3 Kết quả điều tra về tinh thần học tập của học sinh trong giờ học GDCD (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
TT Nội dung Tổng hợp ý kiến Tỉ lệ %
1 Thường xuyên chú ý nghe giảng 85 47,8
2 Luôn trao đổi ý kiến với bạn trong nhóm 102 57,3
3 Luôn chia sẻ kinh nghiệm với bạn 98 55,1
4 Luôn luôn ghi nhớ những điều đã học 52 29,2
5 Thường xuyên làm theo những điều đã
học
6 Có tham gia giải quyết vấn đề khi giáo
viên nêu ra