Sau khi tiến hành dạy học thực nghiệm và dự giờ các giờ dạy, chúng tôi tiến hành tổ chức họp trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên đi dự giờ, các giáo viên trong tổ bộ môn, ban lãnh đạo nhà trường cùng dự.
Về kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành chấm bài kiểm tra nhận thức của các em theo thang điểm đã định sẵn.
2.3.1. Lập bảng kết quả thực nghiệm
Bảng 1. Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của học sinh lớp thực nghiệm lần 1, lần 2 tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (2 lớp - 87 học sinh).
Điểm Lớp thực nghiệm lần 1 Lớp thực nghiệm lần 2 Số lượng % Số lượng % Điểm 9 - 10 14 31,8 15 34,9 Điểm 7 - 8 20 45,5 19 44,2 Điểm 5 - 6 10 27,7 9 20,9 Điểm < 5 0 0 0 0 Tổng 44 100 43 100
Bảng 2. Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của học sinh lớp lớp đối chứng lần 1, lần 2 tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (2 lớp - 91 học sinh).
Số lượng % Số lượng % Điểm 9 - 10 7 15,5 6 13 Điểm 7 - 8 19 42,2 18 39,1 Điểm 5 - 6 18 40 21 45,7 Điểm < 5 1 2,2 1 2,1 Tổng 45 100 46 100
Bảng 3. Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (178 học sinh).
Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng % Số lượng % Điểm 9 - 10 29 33,3 13 14,2 Điểm 7 - 8 39 44,8 37 40,7 Điểm 5 - 6 19 21,8 39 42,9 Điểm < 5 0 0 2 2,1 Tổng 87 100 91 100
Đồ thị biểu diễn tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại Ttrường THPT Bùi Thị Xuân về vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với thảo luận nhóm
2.3.2. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm
Từ kết quả bảng thống kê trên, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: Ở lớp đối chứng 13/91 học sinh đạt điểm giỏi (điểm 9 - 10) chiếm tỉ lệ 14,2 %. Nhưng với sự kết hợp các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học thì ở lớp thực nghiệm số HS đạt điểm giỏi là 29/87 học sinh chiếm tỉ lệ 33,3 %. Đây là kết quả thể hiện phương pháp dạy học phù hợp với quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh và khả năng biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Số học sinh đạt điểm khá (điểm 7 - 8) ở lớp thực nghiệm là 39/87, chiếm tỉ lệ là 44,8%. Trong khi đó ở các lớp đối chứng cùng bài dạy nhưng không có sự kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm là 37/91, chiếm tỉ lệ 40,7%.
Đối với điểm trung bình (điểm 5 - 6) thì ở lớp đối chứng là 39/91, chiếm 42,9%. Còn ở lớp thực nghiệm thì số học sinh đạt điểm trung bình đã giảm đi rất nhiều chỉ còn 19/87, chiếm 21,8%.
Đối với điểm kém (điểm <5) ở lớp đối chứng là 2/91 học sinh, chiếm 2,1%, trong khi đó ở lớp thực nghiệm thì không có học sinh nào.
Như vậy, trong dạy học môn GDCD lớp 12, nếu giáo viên vận dụng tốt việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm sẽ phát huy được tính tích cực của HS và nâng cao được chất lượng học tập môn GDCD của học sinh.
Sau các tiết dạy học thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đã phát phiếu trưng cầu ý kiến học sinh và có kết quả sau:
Bảng 4. Tổng hợp kết quả phiếu trưng cầu ý kiến học sinh tại Trường THPT Bùi Thị Xuân.
TT Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời
Tổng hợp ý kiến
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
1
Em có thích bài học hôm nay không?
a. Thích nhưng không nhiều lắm 9 14
b. Không thích 0 3
c. Bình thường 7 65
d. Rất thích 71 9
2
Em cho biết thái độ của các bạn trong lớp đối với giờ học vừa qua
a. Uể oải, chán nản 0 3
b. Học bình thường 6 60
c. Tích cực làm việc 41 18
d. Hứng thú học tập 40 10
3
Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không?
a. Hiểu 70 10
b. Chưa hiểu lắm 4 59
c. Có nội dung hiểu, có nội dung chưa hiểu rõ
13 22
c. Không hiểu 0 0
4
Trong giờ học môn GDCD em thích thầy cô dạy học bằng những phương pháp nào? (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
a. Thầy cô thuyết trình, giảng giải nội dung bài học
8 10
b. Thầy cô nêu vấn đề cho học sinh nghiên cứu giải quyết
86 80
c. Thầy cô tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
87 81
d. Thầy cô sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
81 72
e. Thầy cô đọc cho học sinh chép nội dung bài học
6 8
5
Em có kiến nghị gì về cách dạy của giáo viên đối với giờ học này ?
a. Không có ý kiến gì 0 6
b. Luôn dạy như thế này 80 5
c. Giảng kỹ hơn 3 68
Từ bảng tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến trên, rút ra một số nhận xét: Đối với câu hỏi 1: Em có thích bài học hôm nay không? Khi sử dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm ở lớp thực nghiệm có 71/87 học sinh trả lời là rất thích. Trong khi đó cùng bài dạy nhưng ở lớp đối chứng không có vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm thì chỉ có 9/91 học sinh trả lời là rất thích. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp dạy học của giáo viên có một vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thich tinh thần học tập cúa học sinh.
Ở câu hỏi 2: Em cho biết thái độ của các bạn trong lớp đối với giờ học vừa qua ? Đa số học sinh ở lớp thực nghiệm đã nhận xét các bạn tích cực làm việc 41/87 học sinh, hứng thú học tập có 40/87 học sinh, chỉ có 6/87 học sinh cho rằng giờ học bình thường và không có học sinh nào uể oải, chán nản trong giờ học. Nhưng cũng câu hỏi đó, ở lớp đối chứng có tới 70/93 học sinh cho rằng giờ học là bình thường, học uể oải là 3/91 học sinh, tích cực làm việc 18/91 học sinh, hứng thú học tập chỉ 10/91 học sinh. Như vậy, chúng ta thấy nếu như trong quá trình dạy học, người giáo viên biết sử dụng và kết hợp thành thạo các PPDH sẽ đem lại sự hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động làm việc của học sinh.
Ở câu hỏi 3: Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không ? có 70/87 học sinh ở lớp thực nghiệm và 10/91 học sinh ở lớp đối chứng cho rằng hiểu nội dung bài học hôm nay. 4/87 học sinh ở lớp thực nghiệm cho rằng chưa hiểu lắm, trong khi đó có tới 59/91 học sinh ở lớp đối chứng lại cho là chưa hiểu lắm. Điều đó chứng tỏ rằng chính sự hăng say phát biểu, tích cực làm việc đã quyết định chất lượng, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Từ câu hỏi của chúng tôi: Trong giờ học môn GDCD em thích thầy cô dạy học bằng những phương pháp nào? (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
bằng những phương pháp dạy học: được nghiên cứu giải quyết vấn đề, được thảo luận nhóm, tiết học có sử dụng công nghệ thông tin.
Đồ thị biểu diễn học sinh mong muốn giáo viên dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề kết hợp với thảo luận nhóm và các phương pháp dạy học tích cực khác
Ở câu hỏi 5: Em có kiến nghị gì về cách dạy của giáo viên đối với giờ học này ? Đa số học sinh ở lớp thực nghiệm đều mong muốn giáo viên dạy học theo những PP này (80/87 học sinh), còn học sinh lớp đối chứng chỉ có 5/91 học sinh. 68/91 học sinh ở lớp đối chứng mong muốn giáo viên giảng kỹ hơn và 12/91 học sinh muốn giáo viên đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn hơn. Điều này cho thấy học sinh mong muốn giáo viên dạy học có sự kết hợp các phương pháp, đặt biệt là phương pháp giải quyết vấn đề kết hợp với thảo luận nhóm. Từ kết quả học tập, kết quả trưng cầu ý kiến học sinh ở cả hai nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy rằng việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là rất cần thiết. Thông qua việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong thực tế dạy học, học sinh hứng thú học tập hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn. Ngoài ra,
nó đã kích thích tính tích cực cúa học sinh, giúp các em tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức và nhu cầu vận dụng tri thức đã học để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là hoàn toàn có khả năng thực hiện, có thể áp dụng vào dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPT.
Kết luận chương 2
Vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm, chúng tôi đã nghiên cứu, thiết kế hai bài giảng: Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3) và Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (tiết 1) trong chương trình GDCD lớp 12. Để so sánh với kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng các PPDH truyền thống vào dạy hai bài trên tại hai lớp đối chứng có sự tương đồng về trình độ và điều kiện học tập như nhau tại Trường THPT Bùi Thị Xuân. Kết quả kiểm tra, trưng cầu ý kiến học sinh đã khẳng định: Học sinh ở nhóm lớp đối chứng
hứng thú với giờ học có sự kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm. Điểm kiểm tra chất lượng học tập qua bài kiểm tra 15 phút của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề