1.2.1. Vài nét về Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM 1.2.1.1. Đặc điểm chung của trường
Trường THPT Bùi Thị Xuân tọa lạc ở trung tâm Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh với hai dãy ba tầng đồ sộ uy nghi. Trước năm 1975, trường có tên là Trường nữ trung học Nguyễn Bá Tòng, một trường tư thục công giáo. Sau năm 1975, trường được vinh dự mang tên vị nữ anh hùng dân tộc Bùi Thị Xuân (kể từ năm học 1977 - 1978). Từ đó đến nay, Trường THPT Bùi Thị Xuân ngày càng phát triển, không những về học tập mà còn nhiều hoạt động khác: văn nghệ, thể dục thể thao, công tác xã hội..., trường sở cũng ngày càng mở rộng, đẹp hơn, tiện nghi hơn. Nhiều năm liên tiếp, điểm chuẩn lấy vào
trường trong kỳ thi tuyển học sinh vào lớp 10 là cao nhất thành phố. Mặc dù không phải là trường chuyên của thành phố nhưng trường luôn có học sinh đạt giải Quốc tế cũng như nhiều học sinh đạt được nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc và thành phố. Năm 2009 trường vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Đặc biệt, trường đã vinh dự nhận lá cờ đầu với thành tích 8 năm liên tiếp đạt tỉ lệ đậu tốt nghiệp 100%.
1.2.1.2. Tình hình đội ngũ giáo viên môn GDCD
Thống kê đội ngũ giáo viên môn GDCD Trường THPT Bùi Thị Xuân
Số lượng Trình độ đại học Chuyên ngành Giáo viên giỏi Thâm niên trên 10 năm
04 04 GDCD 03 02
Giáo viên môn GDCD của trường gồm 4 người, trong đó có 2 giáo viên đã giảng dạy trên 10 năm, chuyên môn vững, đầy tâm huyết và luôn trăn trở với sự nghiệp trồng người. Bên cạnh đó, 2 giáo viên trẻ năng động, ham học hỏi, tạo nên sự mới mẻ trong tổ.
Tất cả giáo viên dạy GDCD của Trường THPT Bùi Thị Xuân đều đạt chuẩn, được đào tạo chính quy, hằng năm đều được tham gia học các chuyên đề chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp dạy học. Nhiều năm qua cùng với bề dày truyền thống của trường, các thế hệ giáo viên GDCD cùng tiếp bước khi giáo dục học sinh lấy chữ TÂM làm đầu, góp phần đào tạo nhiều lớp học sinh giỏi, ngoan cho nhà trường và xã hội. Những điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD ở trường THPT.
1.2.2. Thực trạng việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM
Môn GDCD có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh những tri thức về thế giới quan một cách tương đối có hệ thống, toàn diện, giúp cho học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiện, của xã hội và của tư duy; giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng; biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn có ý thức vươn tới cái đẹp, “là một môn khoa học, môn GDCD cùng với tất cả các môn học khác góp phần hình thành và phát triển dần dần nhân cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT. Khác với môn học khác, môn GDCD hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức; nó gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môn GDCD có nhiệm vụ góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai” [8; 8]. Chính trên cơ sở những tri thức đó, học sinh sẽ hình thành dần dần những quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đồng thời, thông qua tri thức của môn GDCD sẽ hình thành từng bước phương pháp nhận thức tư duy khoa học và phương pháp hành động đúng quy luật khách quan.
Tuy nhiên, môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay vẫn bị xem là môn phụ, chưa được quan tâm đúng mức đang đặt ra nhiều vấn đề đối với người dạy, người học và cấp quản lý.
1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân
Khi tiến hành điều tra việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở 4 giáo viên GDCD của Trường THPT Bùi Thị Xuân kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Kết quả điều tra cách hiểu của giáo viên về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD.
TT Các quan niệm Số phiếu Tỉ lệ%
1 Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi để từng nhóm học sinh trả lời
1 25
2 Là cách dạy học tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm giải quyết tình huống có vấn đề do giáo viên nêu ra
3 75
3 Là cách tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi do học sinh nêu ra
0 0
4 Là cách tổ chức cho học sinh vui chơi 0 0 Kết quả điều tra cho thấy, 3/4 giáo viên cho rằng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là “cách dạy học tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm giải quyết tình huống có vấn đề do giáo viên nêu ra” chiếm tỉ lệ 75%. Như vậy, đa số giáo viên hiểu đúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD. Chỉ có 1/4 giáo viên cho rằng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là “phương pháp dạy học trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi để từng nhóm học sinh trả lời”. Với cách hiểu này, giáo viên chưa hiểu đúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD. Không có giáo viên nào có quan niệm kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là “cách tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi do học sinh nêu ra” hay là “cách tổ chức cho học sinh vui
chơi”. Như vậy, chứng tỏ giáo viên đã hiểu đúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ở bậc THPT.
Bảng 2. Kết quả điều tra về mức độ giáo viên kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12
Qua số liệu điều tra và dự giờ một số tiết của giáo viên dạy môn GDCD ở Trường THPT Bùi Thị Xuân tôi nhận thấy việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn GDCD bước đầu đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận: Đa số giáo viên đã nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua bảng 2 cho thấy có 25% giáo viên đã thường xuyên kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn GDCD. Một số giáo viên có sự kết hợp khá thành thạo phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD, thể hiện năng lực tổ chức, điều khiển, bao quát lớp tốt làm cho giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú với môn học. Giáo viên rất có ý thức tự chuẩn bị, đầu tư về thời gian và công sức phục vụ cho việc dạy học.
Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD của giáo viên Tổng số giáo viên Thỉnh thoảng kết hợp Tỉ lệ % Thường xuyên kết hợp Tỉ lệ %
Chưa bao giờ kết hợp
Tỉ lệ %
ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, chúng tôi tiến hành điều tra với tổng số 178 học sinh lớp 12 kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu như sau:
Bảng 3. Kết quả điều tra về tinh thần học tập của học sinh trong giờ học GDCD (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
TT Nội dung Tổng hợp ý kiến Tỉ lệ % 1 Thường xuyên chú ý nghe giảng 85 47,8 2 Luôn trao đổi ý kiến với bạn trong nhóm 102 57,3 3 Luôn chia sẻ kinh nghiệm với bạn 98 55,1 4 Luôn luôn ghi nhớ những điều đã học 52 29,2 5 Thường xuyên làm theo những điều đã
học
30 16,9
6 Có tham gia giải quyết vấn đề khi giáo viên nêu ra.
111 62,4 7 Đôi lúc còn rụt rè, chưa mạnh dạn phát
biểu.
21 11,8
8 Thường xuyên trình bày quan điểm của mình.
82 46,1
Qua bảng 3 cho thấy, đa số học sinh lớp 12 đã nhận thức được tầm quan trọng của môn GDCD đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho bản thân. Một số học sinh có ý thức học tập tích cực giúp cho không khí lớp học bớt đi sự đơn điệu, chất lượng giờ học được nâng cao. Khi tham gia thảo luận giải quyết vấn đề, một mặt học sinh đã biết hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với bạn, tạo nên sự đoàn kết trong nhóm. Mặt khác, tạo ra môi trường tranh đua giữa các nhóm trong học tập, nhờ vậy, không khí lớp học vui hơn, học sinh học hào hứng và giờ học thường thu được kết quả tốt.
Như vậy, việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm đã có những đóng góp nhất định vào quá trình đổi mới PHDH nói chung, PPDH môn GDCD lớp 12 ở trường THPT nói riêng.
1.2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân
Bên cạnh những mặt đạt được ở trên, qua điều tra chúng tôi thấy thực trạng việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm của giáo viên GDCD còn tồn tại những hạn chế sau:
- Qua kết quả điều tra, ta thấy giáo viên đã hiểu đúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm, nhưng có ít giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu giải quyết vấn đề thông qua thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD. Chỉ 1/4 giáo viên thường xuyên kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm, 3/4 giáo viên triển khai việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm. Một số giáo viên chia nhóm thảo luận còn quá lớn đã ra tạo điều kiện cho học sinh nói chuyện riêng. Có giáo viên còn lúng túng khi sử dụng việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD, bao quát lớp không tốt nên dẫn đến giờ học còn ồn ào.
- Kết quả điều tra về tinh thần học tập của học sinh trong giờ học môn GDCD cho thấy có 85/178 học sinh chú ý nghe giảng chỉếm 47,8%, 102/178 học sinh luôn trao đổi ý kiến với bạn trong nhóm chiếm 57,3%, 111/178 học sinh có tham gia giải quyết vấn đề khi giáo viên nêu ra chiếm 62,4%, có 98 / 178 học sinh luôn chia sẻ kinh nghiệm với bạn chiếm 55,1%, học sinh thường xuyên trình bày quan điểm của mình chiếm 46,1% nhưng thường xuyên làm theo những điều đã học chỉ 30/178 học sinh chiếm 16,9%, chỉ có 42/178 học
sinh ghi nhớ những điều đã học chiếm 23,6% và 21/178 học sinh đôi lúc còn rụt rè, chưa mạnh dạn phát biểu chiếm 11,8%.
*Nguyên nhân căn bản của thực trạng trên là:
Đối với giáo viên, do chưa thực sự nắm vững lí luận về việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD nên khi vận dụng nhiều giáo viên còn bị lúng túng.
Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư nghiên cứu tình huống có vấn đề để đưa vào dạy học, có khi do quá tham kiến thức khi dạy học, đưa vào bài giảng nhiều nội dung tri thức vượt quá yêu cầu của chương trình chuẩn, khiến việc thực hiện kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm bị hạn chế.
Nhiều giáo viên vẫn bị chi phối bởi các phương pháp dạy học chỉ thiên về thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, khiến tiết học GDCD chưa thực sự gây hứng thú cho học sinh trong học tập, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức, điều khiển, bao quát lớp của một số giáo viên còn hạn chế. Hơn nữa, việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu, sáng tạo, đầu tư nhiều thời gian nên giáo viên thường ngại vận dụng.
Đối với học sinh, nhiều em chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của môn GDCD trong nhà trường phổ thông nên chưa có ý thức tự giác trong học tập môn học, đôi khi học sinh còn rụt rè, nhúc nhát khi tham gia thảo luận nhóm. Có em chỉ tập trung học những môn thi tốt nghiệp, thi đại học còn các môn khác như môn GDCD các em chỉ học qua loa, đối phó.
Từ thực trạng trên cho thấy, việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân hiện nay chưa thực sự đồng bộ ở tất cả giáo viên dạy học môn GDCD của trường. Với kết cấu, đặc thù của phần “Công
dân với pháp luật” và thực trạng dạy học đã nêu, đặt ra yêu cầu phải đổi mới PPDH, đặc biệt là việc cần thiết phải kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD ở trường THPT.
Kết luận chương 1
Đổi mới phương pháp dạy học trong trường THPT là nhằm thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDHTC. Vận dụng PPDHTC trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Các phương pháp dạy học tích cực có vai trò rất quan trọng trong dạy học môn GDCD, tạo ra được môi trường học tập tích cực cho học sinh. Phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm là hai trong số các
PPDHTC có ưu điểm lớn là phát huy chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên việc vận dụng phối hợp hai phương pháp này trong giảng dạy môn GDCD còn có nhiều hạn chế. Do vậy, để kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 Trường THPT Bùi Thị Xuân đạt hiệu quả cao cần phát huy vai trò của cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu về mặt tài liệu, xây dựng tình huống phù hợp với nội dung của bài và phù hợp với đối tượng. Học sinh lớp 12 phải có ý thức tự đổi mới phương pháp học tập, năng động, sáng tạo nhằm lĩnh hội tri thức môn học.
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN, Q1,
TP. HCM 2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
2.1.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Bùi Thị Xuân nhằm