Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát ở trường THPT bùi thị xuân, q1, TP hồ chí minh) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 77)

định tính khả thi của việc kết hợp các PPDH này và có khả năng áp dụng cho các trường THPT khác trong dạy học môn GDCD.

Kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 là một trong những nội dung đổi mới PPDH hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD ở trường THPT. Đồng thời, phát huy được tính tích cực tham gia giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tính chủ động học tập của học sinh, từ đó hình thành kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử của các em trong cuộc sống hằng ngày.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ VIỆC KÉT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO

LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12

3.1. Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương phápthảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12

3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình

Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó.

Quy trình dạy học là tổ hợp các thao tác mà chủ thể họat động tiến hành theo một trình tự lôgic nhất định nhằm đạt được mục đích dạy học.

Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo

luận nhóm trong dạy học môn GDCD chỉ đạt kết quả tối ưu khi được tổ chức theo một quy trình cụ thể. Khi xây dựng quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD chúng tôi dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD được liên kết theo một lôgic chặt chẽ, yếu tố trước phải là điều kiện, tiền đề theo sự thực hiện chức năng các yếu tố đứng sau, đồng thời các yếu tố đứng sau như là sự kế tục, sự hiện thực hóa các yếu tố đứng trước.

Ở mỗi bước, mỗi giai đoạn, các thao tác sư phạm của giáo viên phải phù hợp với các thao tác của học sinh và ngược lại. Sự phù hợp đó tạo thành sự thống nhất, toàn vẹn, hợp lý của quy trình. Để đạt được điều đó, cần xác định: - Số lượng các giai đoạn, các bước vừa đủ để hoạt động có hiệu quả. - Nội dung các giai đoạn, các bước không quá phức tạp cũng không quá đơn giản.

- Các giai đoạn, các bước phải được sắp xếp theo một cấu trúc lôgic, kế tục nhau.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản để xây dựng và xác lập quy trình dạy học kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 trường THPT.

3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 phải dựa vào điều kiện thực tiễn dạy học môn GDCD và ở trường THPT. Xây dựng quy trình phải phù hợp với đặc điểm, nội dung, điều kiện, yêu cầu của giáo viên và học sinh đồng thời có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Cụ thể là:

- Phù hợp với đặc điểm, nội dung, chương trình môn GDCD. - Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Phù hợp với trình độ chuyên môn của giáo viên môn GDCD, điều kiện cụ thể của các trường THPT, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT.

- Phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh THPT.

- Có khả năng nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD lớp 12, có nhiều ưu điểm hơn hẳn các PPDH truyền thống.

Như vậy, việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm theo quy trình đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phải có khả năng ứng dụng rộng rãi trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT hiện nay.

3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 không chỉ đảm bảo tính thực tiễn mà còn đảm bảo tính hiệu quả. Nó còn có thể ứng dụng rộng rãi trong dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay.

Việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được tri thức cơ bản, đầy đủ đồng thời hình thành cho các em kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giao tiếp và có thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu giải quyết vấn đề kết hợp với thảo luận nhóm theo quy trình này phải tăng cường được mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học, làm cho các em học tập tích cực, hứng thú, chủ động hơn và hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH hiện nay.

Như vậy, quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 phải tạo ra hiệu quả một cách toàn diện, giúp học sinh lĩnh hội được tri thức cơ bản, đầy đủ đồng thời hình thành cho các em kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giao tiếp và có thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Qua đó, hình thành và phát triển cho các em những năng lực và phẩm chất của con người mới năng động, sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn đang đặt ra trong thực tiễn xây dựng đất nước.

3.1.2. Quy trình thực hiện chung

Quy trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm bao gồm trật tự các bước, các giai đoạn, các thao tác dạy và học từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Ở mỗi bước, mỗi giai đoạn, các thao tác tác động

sư phạm của giáo viên và thao tác tự học của học sinh luôn phù hợp nhau giúp học sinh tích cực học tập, chiếm lĩnh tri thức bằng chính các hoạt động của mình theo các bước sau:

Giai đoạn 1: Công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Công việc chuẩn bị của giáo viên

- Bước 1: Xác dịnh mục tiêu bài học.

- Bước 2: Xác dịnh mục đích việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm.

- Bước 3: Lựa chọn tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học. - Bước 4: Lập kế hoạch tổ chức cho học sinh thảo luận giải quyết vấn đề. * Công việc chuẩn bị của học sinh

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tìm hiểu trước nội dung bài học qua Sách giáo khoa, chuẩn bị tài liệu, dụng cụ… theo yêu cầu của giáo viên.

Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nghiên cứu giải quyết vấn đề

- Bước 1: Giới thiệu nội dung bài học, phần học một cách sáng tạo, hấp dẫn nhằm lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập.

- Bước 2: Tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận nhóm giải quyết vấn đề.

- Bước 3: Tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá. - Bước 4: Giáo viên nhấn mạnh nội dung trọng tâm.

Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Xác dịnh mục tiêu kiểm tra.

- Nghiên cứu nội dung học tập cần kiểm tra để xây dựng công cụ đánh giá.

- Tổ chức kiểm tra, chấm bài, tổng hợp kết quả.

- Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của học sinh, rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân để điều chỉnh và đổi mới phương pháp học tập.

3.1.3. Quy trình cụ thể

3.1.3.1. Giai đoạn 1:Công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giai đoạn này có ý nghĩa định hướng. Vì vậy chất lượng, hiệu quả việc dạy học kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm phụ thuộc rất nhiều ở khâu chuẩn bịcủa giáo viên và học sinh.

*Công việc chuẩn bị của giáo viên - Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.

Mục tiêu bài học là những gì học sinh phải đạt được sau mỗi tiết học, bài học. Giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học cụ thể để làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thông qua đó, giáo viên xác định được nội dung bài học nào cần có sự vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm. Nếu xác định đúng mục tiêu bài học thì việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm mới tiến hành đạt hiệu quả tốt.

- Bước 2: Xác định mục đích việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm.

Mục đích việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 là nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về pháp luật, đồng thời tạo cho các em có cách ứng xử đúng đắn thông qua những tình huống pháp luật thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Qua quá trình nghiên cứu giải quyết tình huống sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập để từ hiểu biết pháp luật, các em có thể áp dụng vào cuộc sống, có ý thức công dân, tự giác tuân thủ pháp luật nhà nước, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Bước 3: Lựa chọn tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên lựa chọn tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ học sinh để kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ của học sinh. Khi lựa chọn tình huống có vấn đề, giáo viên cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau đây:

+ Nội dung tình huống không quá khó hoặc quá dễ đối với khả năng của học sinh, gây tâm lý chán học hoặc xem thường, chủ quan.

+ Vấn đề phải chứa đựng những tin tức mới, cập nhật ở trong nước và thế giới.

+ Giáo viên phải có những hình thức đánh giá cần thiết, phù hợp để động viên học sinh học tập, say mê nghiên cứu, giải quyết.

Ví dụ:

Để giúp học sinh hiểu thêm về Luật bình đẳng giới trong Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực xã hội (tiết 2). Giáo viên lựa chọn tình huống sau:

Bà Phạm thị L. chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Việt Á cho biết: “Nếu có 2 người, 1 nam và 1 nữ ứng tuyển vào vị trí lãnh đạo của Việt Á, năng lực của họ ngang nhau thì chúng tôi sẽ chọn ứng viên là nữ. Đây là 1 trong nhiều cách để chúng tôi tạo ra sự bình đẳng giới”.

Hỏi:

a) Việc Bà L. ưu tiên chọn ứng viên là nữ vào vị trí lãnh đạo của Việt Á có phải là sự thể hiện bình đẳng giới không?

b) Nếu được ở vào vị trí như Bà L, em có tuyển dụng ứng viên như cách của Bà L. không? Cho biết vì sao?

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (tiết 1). Giáo viên lựa chọn tình huống để học sinh giải quyết: Ông T (sinh năm 1956) là 1 doanh nhân, kết hôn với cô H (sinh năm 1990). Hai vợ chồng sống trong ngôi nhà khang trang do Ông T dùng tiền xây nên. Sau 3 năm chung sống, do Ông T có quan hệ vợ chồng với một phụ nữ khác và thường xuyên đánh đập vợ, nên dù đã có chung 1 con gái (sinh năm 2009). Cuối năm 2011, cô H đã nộp đơn xin ly hôn với Ông T.

Hỏi:

+ Pháp luật có cấm kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác không?

+ Ông T có quan hệ như vợ chồng với một phụ nữ khác dù đã kết hôn có vi phạm pháp luật không? Tại sao?

+ Theo em, nếu ông T không đồng ý ly hôn, tòa án sẽ giải quyết vụ việc trên như thế nào?

+ Vấn đề tài sản và con chung của hai người sẽ giải quyết như thế nào? Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 3). Giáo viên lựa chọn tình huống để học sinh giải quyết:

Bạn M tính hiền, ngoan và luôn tự hào với bạn bè rằng mình là người hạnh phúc nhất, vì M là con một, học giỏi, con nhà giàu, được cha mẹ yêu thương. Nhưng đến hết học kỳ 1 lớp 12, bạn bị “cú sốc” trong gia đình - Bạn phát hiện cha mẹ mình tham gia buôn bán ma túy đã 6 năm rồi. Sự việc trên đã ảnh hưởng đến việc học của M. Tố cáo cha mẹ ư? Còn nếu không tố cáo việc làm sai trái trên của cha mẹ thì M sẽ là người tòng phạm trong vụ buôn bán ma túy cùng với gia đình.

Hỏi: Em hãy giúp M giải quyết vấn đề trên như thế nào cho trọn đạo lý? - Bước 4: Lập kế hoạch tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề.

Việc lập kế hoạch tổ chức cho học sinh thảo luận giải quyết vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình dạy học, giúp giờ học diễn ra đúng kế hoạch, đúng thời gian quy định, giúp hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra có mục đích, có trọng tâm, không lan man, dàn trải.

Kế hoạch tổ chức cho học sinh thảo luận giải quyết vấn đề được thể hiện thông qua việc soạn giáo án. Giáo án là bản kế hoạch chi tiết tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạt động nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, hiệu quả.

Khi soạn giáo án, lập kế hoạch tổ chức cho học sinh thảo luận giải quyết vấn đề, giáo viên cần thiết kế hệ thống các tình huống có vấn đề, kích thích các nhóm học sinh tích cực, động não tìm ra phương án tối ưu để giải quyết, qua đó tự các em sẽ rút ra tri thức bài học.

Tìm hiểu trước nội dung bài học qua sách giáo khoa, chuẩn bị tài liệu, dụng cụ…theo yêu cầu của giáo viên.

3.1.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nghiên cứu giải quyết vấn đề

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến hiệu quả của quá trình kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm. Để đảm bảo mục tiêu bài học, hoạt động của giáo viên và học sinh đều phải tuân theo các bước sau:

- Bước 1: Giới thiệu nội dung bài học, phần học.

Giới thiệu nội dung bài học, phần học rất cần thiết nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Giáo viên có thể giới thiệu nội dung bài học, phần học bằng nhiều hình thức khác nhau như:

+ Kể chuyện. + Trò chơi. + Tình huống. + Câu hỏi gợi mở.

- Bước 2: Tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận nhóm giải quyết vấn đề.

Đây là bước quan trọng nhất trong tiến trình dạy học kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm.

*Công việc của giáo viên

Chia lớp thành các nhóm nhỏ, bố trí vị trí ngồi thảo luận của các nhóm, có thể phân công nhóm theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại với nhau. Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên có thể thay đổi thành phần nhóm bằng cách chia khác nhau để tạo điều kiện cho học sinh hợp tác, giao lưu với nhau, tránh sự nhàm chán cho học sinh.

Nêu tình huống có vấn đề một cách cụ thể để học sinh các nhóm tìm hiểu,

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát ở trường THPT bùi thị xuân, q1, TP hồ chí minh) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w