giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCDlớp 12
3.2.1. Về phía giáo viên
Qua nghiên cứu tình hình vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM, chúng tôi nhận thấy để việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên dạy học môn GDCD cần phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
- Giáo viên môn GDCD cần quán triệt định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là thay đổi cách dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực. Chú trọng vai trò của người học và vị trí của hoạt động học, đặc biệt là tự học, thúc đẩy chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập tích cực, tự giác, sáng tạo. Muốn vậy, giáo viên cần quán triệt định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, hướng dẫn cách học, rèn luyện phát triển các kỹ năng và thói quen học tập tích cực.
- Giáo viên môn GDCD phải đạt trình độ chuẩn theo quy định, phải được đào tạo đúng chuyên môn.
Đây là yêu cầu cơ bản nhất bởi vì giáo viên dạy học môn GDCD phải đạt trình độ chuẩn theo quy định, phải được đào tạo đúng chuyên môn thì mới có những hiểu biết cơ bản và mới đảm bảo chuẩn về kiến thức trong dạy học. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, thực sự yêu nghề, luôn
dành tâm sức cho bài giảng, luôn trăn trở nên sử dụng phương pháp nào cho bài giảng, từ đó tự rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện nghề nghiệp.
- Giáo viên môn GDCD phải nắm vững lý luận dạy học, ưu, nhược điểm của từng phương pháp dạy học.
Trong một tiết dạy giáo viên không nên chỉ sử dụng một phương pháp dạy học. Việc kết hợp các phương pháp phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung bài học, giáo viên cần cân nhắc trên cơ sở phát huy ưu điểm của từng phương pháp, đặt biệt là phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm để vận dụng kết hợp chúng một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với từng bài, từng nội dung cụ thể, từng đối tượng học sinh và luôn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác.
- Giáo viên môn GDCD phải dự kiến phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động trong tiết dạy.
Trong tiết dạy vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm, thì ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch, nội dung, phương tiện dạy học, các tình huống có vấn đề và định hướng cách giải quyết các tình huống có vấn đề đó, giáo viên cần dự kiến phân bố thời gian hợp lý cho hoạt động thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. Điều này rất quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lý, tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Vì vậy, giáo viên phải luôn chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về lý luận dạy học, tuân thủ logic của quá trình dạy học.
- Giáo viên môn GDCD cần nắm vững quy trình dạy học kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm.
Đặc biệt là cách nêu vấn đề và cách chia nhóm, tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia đầy đủ, có trách nhiệm và hiệu quả. Ngoài ra, việc tạo cho không khí tiết học tích cực, thân thiện của giáo viên sẽ giúp học sinh có tâm lý thoải mái, tự tin trong học tập. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên
cũng cần chú ý đến khâu quản lý lớp, tránh việc học sinh ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến giờ học của các lớp khác.
3.2.2. Về phía học sinh
Học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong hoạt động tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức. Theo chúng tôi, học sinh cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Học sinh cần phải có động cơ và mục đích học tập đúng đắn.
Để việc học tập môn học có hiệu quả, học sinh cần xác định rõ động cơ và mục đích học tập đúng đắn, tự lập kế hoạch học tập cho bản thân, loại bỏ tâm lý tự ty, e ngại, rụt rè khi tham gia thảo luận nhóm. Khắc phục tư tưởng xem môn GDCD là môn phụ, cần nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của môn GDCD trong việc hoàn thiện nhân cách con người, từ đó hình thành thái độ đúng đắn hơn trong việc tiếp thu kiến thức môn học.
- Học sinh cần rèn luyện thói quen tự giác trong học tập
Học sinh phải đổi mới phương pháp học tập, thay đổi cách tư duy truyền thống là chỉ biết lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng những gì đã ghi chép. Cần tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh tri thức.
- Học sinh phải biết tự xây dựng nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ học tập phải cụ thể, rõ ràng, nội dung phù hợp với năng lực và điều kiện học sinh. Ngoài việc chuẩn bị chu đáo bài học trước khi đến lớp, học sinh cần chú ý nghe giảng, tích cực tham gia phát biểu, mạnh dạn góp ý kiến xây dựng bài trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau để giải quyết tình huống giáo viên nêu ra.
- Học sinh phải tiếp nhận và chuẩn bị tốt nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra trước khi tiến hành thảo luận giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở đó có kế hoạch, có ý thức tự giác, chủ động, tìm tòi, sáng tạo, không nên trông chờ, ỷ lại các thành viên trong nhóm. Phải có tinh thần hợp tác với bạn, hợp tác với thầy trong quá trình thảo luận nhóm. Đặc biệt phải tạo thói quen tranh luận khoa học.
- Học sinh cần rèn luyện kỹ năng sưu tầm tài liệu và sử dụng các phương tiện phục vụ học tập
Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, cần ý thức được sự cần thiết phải có kỹ năng sưu tầm tài liệu để tăng hiểu biết và vốn sống giúp cho việc thảo luận giải quyết vấn đề đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra nhiều khả năng cho học sinh dễ dàng cập nhật tri thức và thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống.
3.2.3. Về phía nhà trường
Để thực hiện có hiệu quả việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 nhà trường THPTcần thực hiện các biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD
Nhà trường chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường mình. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của các tổ chuyên môn, chủ nhiệm, dưới sự tổ chức và quản lý của Ban giám hiệu.
Lãnh đạo nhà trường cần nhận thức rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của bộ môn GDCD và mối quan hệ chặt chẽ của bộ môn GDCD với các môn học khác trong việc giáo dục đạo đức, nhận thức của học sinh. Hơn nữa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động nhà trường. Nhà trường luôn cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Điều đó cũng có nghĩa là làm cho toàn thể cán bộ, giáo viên hiểu rõ về sự đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết và nhu cầu vận dụng thường xuyên, trong đó phát huy hiệu quả việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong nhà trường nói chung và môn GDCD lớp 12 là một việc làm cần thiết.
- Tăng cường vai trò quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD.
Thông qua các tổ chức, lãnh đạo nhà trường quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD như sau:
*Quản lý hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
Tổ chuyên môn có nhiệm vụ cụ thể hóa chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học của cấp quản lý thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện. Kế hoạch của tổ phải rất cụ thể, chi tiết trên cơ sở xác định nội dung rõ ràng và dự kiến kết quả đạt được. Đặc biệt cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường cần kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tự kiểm tra, đánh giá của tổ chuyên môn.
*Quản lý hoạt động của giáo viên bắt đầu từ quản lý việc soạn bài.
Bài soạn là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức cho học sinh hoạt động. Tiêu chuẩn về một bài soạn chỉ là tiền đề cho sự thành công của một tiết dạy. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy quản lý tốt giờ lên lớp, đặc biệt là tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Cần đổi mới cách đánh giá giờ dạy, chuyển từ chú ý đến nghệ thuật truyền thụ, sang đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động tự học, sáng tạo cho học sinh.
*Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học thì căn bản phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần phải đổi mới cách một cách đồng bộ các khâu từ nội dung, hình thức kiểm tra, việc chấm chữa bài và đánh giá chất lượng học sinh, kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học
Cơ sở vật chất, thiết bị trường học là những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học, thiếu điều kiện này thì quá trình dạy học không thể diễn ra hoặc diễn ra không hoàn thiện, đặc biệt là cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, chủ động của người học. Đáp
ứng yêu cầu này, cần đảm bảo cơ sở vật chất, phòng học đầy đủ, đồng bộ, tạo cảnh quan môi trường sư phạm như:
Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí cộng sản, Tạp chí giáo dục, báo Pháp luật…
Trang bị đầy đủ phòng bộ môn, thiết bị, phương tiện kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và tự làm đồ dùng dạy học.
- Tăng cường hoạt động của Tổ, nhóm chuyên môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD.
Ở Trường THPT Bùi Thị Xuân hiện nay nhóm GDCD sinh hoạt ghép với các môn Lịch sử, Địa lý nên hoạt động chuyên môn chưa cao. Vì vậy, nhóm GDCD ở Trường THPT Bùi Thị Xuân cần thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng kế hoạt hoạt động bám sát định hướng hoạt động của cấp quản lý, nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, có chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Thực hiện chuyên đề dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức thao giảng, dự giờ dạy tốt để trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy.
Cùng với cấp quản lý chăm lo bồi dưỡng giáo viên về công nghệ thông tin để mọi giáo viên có thể tổ chức tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Động viên giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cần có sự kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD, từ đó tạo được một nề nếp, phong trào thực hiện một cách tự giác, thường xuyên của các giáo viên GDCD.
Tóm lại, việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 là một đòi hỏi khách quan nhưng việc áp dụng phương pháp dạy học không phải dễ dàng, muốn vận dụng có hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo những yêu cầu nhất định. Mặt khác, không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Vì vậy, trong quá trình vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần kế thừa những ưu điểm của chúng để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
Kết luận chương 3
Để việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 có hiệu quả cần tuân theo các quy trình thực hiện cụ thể, từ khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh đến khâu tổ chức cho học sinh thảo luận, nghiên cứu giải quyết vấn đề và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Từ việc xây dựng và tuân theo quy trình nêu trên, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 đối với giáo viên, học sinh và đối với nhà trường. Trong đó, giáo viên môn GDCD cần quán triệt định hướng đổi mới phương pháp dạy học, nắm vững lý luận dạy học và quy trình dạy học kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm để vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học. Học sinh cần phải có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, có thói quen tự giác trong học tập để chiếm lĩnh kiến thức môn học. Lãnh đạo nhà trường cần tăng cường vai trò quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học giúp cho việc vận dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễncủa việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 và tiến hành thực nghiệm sư phạm Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. HCM, chúng tôi rút những kết luận sau:
1. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học đã và đang được giáo viên toàn ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm và nỗ lực thực hiện. Giáo viên môn GDCD đã tích cực triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, góp phần đào tạo học sinh trở thành những công dân có đủ tri thức và năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Từ thực tiễn việc kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Bùi