Kết quả nghiên cứu của tôi khi vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho thấyđiểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm có sự chênh lệch lớn so với điểm trungbình của lớp đối chứn
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục
1 Tóm tắt đề tài
2 Giới thiệu
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
3.2 Thiết kế
3.3 Quy trình nghiên cứu
4 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
4.1 Phân tích dữ liệu
4.2 Bàn luận kết quả
4.3 Hạn chế
5 Kết luận và khuyến nghị 5.1 Kết luận
5.2 Khuyến nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 21 TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Sinh học là một khoa học thực nghiệm Những tri thức của môn học được đúc rút
ra từ thực tiễn qua nghiên cứu thực nghiệm và từ các hoạt động trong đời sống và sảnxuất Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, tri thức môn Sinhhọc tăng lên hằng ngày, đòi hỏi người học phải biết tự tìm tòi nghiên cứu, khái quát cácthông tin để thu lượm kiến thức cho bản thân
Trong học tập, hứng thú học tập và năng lực tự tìm tòi nghiên cứu sẽ góp phần làmtăng kết quả và thay đổi hành vi học tập của học sinh qua các kì kiểm tra Kết quả này cóđược khi giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học
Tôi đã chọn lớp 8A1 làm lớp thực nghiệm và lớp 8A3 làm lớp đối chứng để nghiêncứu Kết quả nghiên cứu của tôi khi vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho thấyđiểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm có sự chênh lệch lớn so với điểm trungbình của lớp đối chứng│O3-O4│ = 0,81 Kết quả kiểm chứng bằng ttest độc lập cho kếtquả p = 0,0053; và kết quả kiểm chứng Khi bình phương cho p = 0,000629, chứng tỏ sựchênh lệch là do tác động chứ không phải do ngẫu nhiên mà có
2 GIỚI THIỆU.
2.1 Thực trạng:
Qua quan sát và qua kiểm chứng tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có hành vi tíchcực trong học tập bộ môn Sinh học 8 và kết quả kiểm tra còn thấp, chưa đáp ứng đượcmặt bằng chung của huyện
Theo tôi có một số nguyên nhân làm hành vi của học sinh chưa tích cực trong họctập và kết quả học tập của học sinh trong môn Sinh học 8 chưa cao như:
- Về phía học sinh: Động cơ, mục đích học tập chưa rõ ràng, còn ỷ lại vào lời giảng củathầy, chưa biết tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, chưa biết quan sát các mô hình, vậtthật để rút ra kiến thức
- Về phía giá viên : Chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, giảng dạy những điều có sẵn, chưakhai thác những tiềm năng, những hiểu biết có sẵn của học sinh để phục vụ cho bài học,
và do đó chưa thu hút học sinh vào môn học, học sinh chán học, khả năng tự học còn hạnchế, ngại học bộ môn
Từ đó dẫn đến khả năng thu nhận thông tin, khả năng ghi nhớ kiến thức của các emchưa sâu, chưa lâu làm kết quả học tập của các em chưa cao, và chưa thu hút học sinh vàobài học
2.2 Giải pháp thay thế:
Để giải quyết thực trạng trên, trong những năm học trước, bản thân tôi đã tìm tòi,nghiên cứu và vận dụng nhiều giải pháp vào quá trình dạy học như sử dụng phương phápnêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp “Bàn tay nặn
Trang 3bột”, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin…
Trong đó, tôi đã lựa chọn phương pháp Bàn tay nặn bột để nghiên cứu và vận dụng vào
thực tiễn dạy học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở N’Thol Hạ
“Bàn tay nặn bột” là một phương pháp được vận dụng trong dạy học các môn khoahọc Phương pháp này do giáo sư Georges Charpak sáng lập năm 1995 Ngay từ tháng 10năm 1995 khi phương pháp “Bàn tay nặn bột” vừa mới ra đời, thông qua “Hội gặp gỡViệt Nam”, giáo sư Jean Trần Thanh Vân, dưới sự giúp đỡ của giáo sư Georges Charpak,
đã đưa phương pháp dạy học này vào Việt Nam
Hiện nay, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở các trường tiểu học Ởcấp trung học cơ sở, phương pháp này cũng đã được đưa vào dạy học ở nhiều địa phươngnhư Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình, Cà Mau… và cũng đã có một vài giáo ánhoặc tham luận ở một số môn như Hoá học, Sinh học được đưa lên trang mạng “Bàn taynặn bột” để mọi người tham khảo Các trang báo chí online của Việt Nam đã có nhiều bànluận về phương pháp dạy học này Hầu hết các ý kiến đều hoan ngênh, ủng hộ và rất lạcquan về việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở nước ta, góp phần vào côngcuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Phương pháp bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc và tiến trình thực hiện chặt chẽ(xem ở phần phụ lục IV)
Phương pháp Bàn tay nặn bột có tiến trình dạy học gốm 5 bước, được tóm tắt như
sau:
Bước 1 Tình huống xuất phát:
Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết (mục tiêu bài học), thường dưới dạng câu hỏi.Bước 2 Bộc lộ biểu tượng ban đầu
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nêu ý kiến ban đầu của các em Đóchính là những hiểu biết, những suy nghĩ, những ý tưởng của học sinh khi chưa được họckiến thức mới Học sinh không sử dụng sách giáo khoa, không dùng vở soạn hoặc tài liệukhác mà phải chính từ suy nghĩ, hiểu biết cá nhân để phát biểu
Giáo viên chọn lọc ý kiến ban đầu để viết lên góc phải bảng: Chọn một hoặc vài ýkiến đúng, một hoặc vài ý kiến sai so với mục tiêu (ý đồ dạy học), tuyệt đối không đánhgiá ý nào là đúng hay sai
Bước 3 Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Giáo viên đề nghị và hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các ý kiến ban đầu ở trên
và để học sinh tự nêu các phương án thí nghiệm để trả lời các câu hỏi đó: ví dụ phảinghiên cứu tài liệu nào, ở đâu, quan sát cái gì, làm thí nghiệm gì và tiến hành ra sao…
Giáo viên cần định hướng cho học sinh lựa chọn phương án phù hợp với điều kiệnhiện tại để nghiên cứu
Trang 4Phương án thí nghiệm trong phương pháp Bàn tay năn bột được hiểu là bao gồm
việc quan sát, thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, thử nghiệm, chế tạo một mô hình… để giảiquyết vấn đề đặc ra
Bước 4 Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Học sinh thực hiện các phương án như đã chọn ở bước 3 Trong dạy học Sinh học
ở trường trung học cơ sở thường là các hoạt động quan sát mô hình, quan sát tranh vẽ dogiáo viên treo, nghiên cứu sách giáo khoa (gồm quan sát hình, đọc thông tin kênh chữ) lànhững hoạt động chủ yếu
Bước 5 Kết luận, hợp thức hoá kiến thức
Học sinh rút ra kết luận đã nghiên cứu được thông qua báo cáo kết quả, tự đốichiếu với ý kiến ban đầu ở trên Giáo viên rút ra kết luận
Trong một báo cáo tham luận của Bạch Thị Ái Ngọc, kèm theo là sáng kiến vậndụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học của Lê Thị QuỳnhTrang, trường Trung học cơ sở Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huếnhận xét rằng phương pháp bàn tay nặn bột dù mới vận dụng nhưng đã có những dấu hiệutích cực và đạt được một số hiệu quả nhất định
Để giúp học sinh lớp 8 tăng kết quả điểm kiểm tra, tôi thấy rằng trước hết cần nângcao khả năng tìm tòi, nghiên cứu, mà trước hết là nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, quansát mô hình, vật mẫu, quan sát thực tiễn để tự lĩnh hội kiến thức mới thông qua sự hướngdẫn của giáo viên Tôi lựa chọn phương pháp “Bàn tay nặn bột” để áp dụng vào dạy học
bộ môn Sinh 8 mà bản thân tôi đang đảm nhiệm với đề tài “Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở N’Thol Hạ”.
2.3 Vấn đề nghiên cứu:
Việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học 8 cólàm thay đổi hành vi học tập theo hướng tích cực và làm tăng kết quả học tập của học sinhlớp 8 hay không ?
2.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học 8
có làm thay đổi hành vi học tập theo hướng tích cực và có làm tăng kết quả học tập củahọc sinh lớp 8
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trang 5Bảng 1 Một số đặc điểm của hai lớp chọn nghiên cứu.
học sinh Nữ
Dân tộc Tâynguyên
Dân tộc ítngười khác
Dân tộckinh
Tôi dùng bảng kiểm quan sát để kiểm tra trước và sau tác động ở hai lớp thực nghiệm
và đối chứng và dùng phép kiểm chứng Khi bình phương để kiểm tra độ tin cậy của dữliệu Bảng kiểm quan sát do tôi tự thiết kế với 10 nội dung có thể quan sát được và tôi
dùng cách quan sát không công khai.
Kết quả quan sátTrước tác động Sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Kết quả kiểm tra trước tác động về hành vi tích cực của học sinh:
Kết quả quan sát trước tác động
Thiết kế 2 Để đo lường kết quả kiểm tra trước và sau tác động
Tôi chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương, vàdùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng
Bảng 2 Thiết kế trước và sau tác động với các nhóm tương đương
Nhóm Kiểm tra trước tác
Trang 6pháp Bàn tay nặn bột
Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút (là một dạng bài kiểm tra thường trên lớp) để kiểm tratrước tác động Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 1 điểm với
4 lựa chọn Kết quả kiểm tra trước tác động thể hiện ở bảng 3
Bảng 3 Kết quả kiểm tra trước tác động với các nhóm tương đương
Tôi nhận thấy giá trị trung bình (điểm trung bình cộng) của lớp thực nghiệm (8A1) và lớpđối chứng (8A3) có sự khác nhau, nên tôi dùng phép kiểm chứng ttest độc lập để kiểmchứng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai nhóm trước khi tác động
Kết quả kiểm chứng cho thấy p = 0,112 > 0,05, từ đó tôi kết luận sự chênh lệch điểm sốtrung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hay hai nhómđược xem là tương đương
3.3 Quy trình nghiên cứu.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Với lớp đối chứng 8A3: Tôi thiết kế bài soạn và dạy theo những phương pháp bìnhthường tôi vẫn sử dụng trên lớp, có sử dụng tranh, ảnh, mô hình … theo quy định, nhưngkhông sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Với lớp thực nghiệm 8A1: Tôi thiết kế bài soạn và dạy theo phương pháp “Bàn tay nặnbột”
Việc thiết kế bài dạy theo phương pháp “Bàn tay năn bột” tôi tiến hành như sau:
- Nghiên cứu kĩ tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy vàsách giáo khoa do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- Tìm hiểu đặc điểm học sinh của lớp 8 mà tôi đang dạy năm học 2013 – 2014
- Từ đó lựa chọn tiết dạy bài mới, trong mỗi tiết chọn tôi tìm hiểu, nghiên cứu từng nộidung kiến thức phù hợp
- Trong các tiết dạy, tôi áp dụng cho cả bài mới hoặc chỉ một nội dung (đề mục)
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham khảo thêm các giáo án có soạn theo phươngpháp “Bàn tay nặn bột” của bộ môn Sinh học tìm kiếm được trên mạng Internet
- Tiến hành soạn bài dựa theo cấu trúc trong tài liệu “Phương pháp bàn tay nặn bột” saocho phù hợp với đặc điểm nội dung, với học sinh và năng lực bản thân cũng như điều kiệncủa nhà trường hiện có
Một bài soạn theo phương pháp bàn tay nặn bột thường gồm 5 bước như sau:
Bước 1 Tình huống xuất phát: Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết dưới dạng câu hỏi
Trang 7Bước 2 Bộc lộ biểu tượng ban đầu.
Bước 3 Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Bước 4 Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5 Kết luận, hợp thức hoá kiến thức
- Chuẩn bị các yêu cầu cần thiết cho các tiết dạy
- Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 8A1
- Ở lớp đối chứng 8A3 soạn và dạy theo các phương pháp thông thường vẫn tiến hành
Các tiết học của cả hai lớp được tiến hành theo thời khoá biểu trong giờ chínhkhoá
Các tài liệu phục vụ cho giảng dạy bình thường như Phân phối chương trình mônSinh học trung học cơ sở, Sách giáo khoa Sinh học 8, Sách giáo viên Sinh học 8, tài liệuChuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 8, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học mônSinh học cấp Trung học cơ sở Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu, vận dụngphương pháp mới “ Bàn tay nặn bột” ở lớp thực nghiệm tôi sử dụng thêm các tài liệu khác(xem ở phần tài liệu tham khảo) Tôi tham khảo, sưu tầm thêm trên mạng Internet qua cácwebsite: bantaynanbot.edu.vn
Tôi tiến hành soạn và dạy thực nghiệm ở các tiết thuộc môn Sinh học 8 như sau:Tiết 7- Bộ xương
Tiết 8 - Cấu tạo và tính chất của xương
Tiết 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
Tiết 13 – Máu và môi trường trong cơ thể
Tiết 14 - Bạch cầu - Miễn dịch
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra trước tác động Bài kiểm tra trước tác độnggồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu 1 điểm với 4 lựa chọn Nội dung kiểm
tra chủ yếu là kiến thức, kĩ năng Bài mở đầu và Chương I Khái quát cơ thể người Sinh học 8 (7 câu hỏi, chiếm 70%), và một số kiến thức về lớp Thú, học kì II, chương trình
Sinh học lớp 7 (3 câu hỏi, chiếm 30%)
Bài kiểm tra sau tác động cũng là bài kiểm tra 15 phút, nội dung chủ yếu là kiến thức, kĩ
năng Chương II Sự vận động của cơ thể, Sinh học lớp 8.
Nội dung các bài kiểm tra đều bám vào các tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiếnthức kĩ năng môn Sinh học Trung học cơ sở”, “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy họccấp Trung học cơ sở” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám vào sách giáo khoa và sát đốitượng học sinh dân tộc Tây Nguyên
Để làm tăng độ giá trị của dữ liệu, tôi đã cùng các giáo viên trong cùng môn, cùng
tổ thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng đề kiểm tra và các phương án lên lớp
Trang 84 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0,81
Như ở bảng 3 phần Thiết kế đã chứng tỏ rằng hai nhóm chọn để nghiên cứu trước tácđộng là tương đương
Sau tác động, tôi dùng độ lêch chuẩn, phép kiểm chứng Khi bình phương và phép kiểmchứng ttest độc lập và chênh lệch giá trị trung bình chuẩn để kiểm chứng kết quả
Kết quả kiểm chứng Khi bình phương sau tác động p = 0,000629 < 0,001, cho thấy tươngquan có ý nghĩa, hay các dữ liệu thu thập được không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên Haychứng tỏ việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã làm thay đổi hành vi học tập của học sinh lớp thực nghiệm
Mặt khác, khi kiểm chứng chênh lêch điểm trung bình bằng ttest cho p = 0,0053 < 0,05,cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là
có ý nghĩa Hay sự chênh lệch về điểm trung bình kết quả kiểm tra sau tác động của nhómthực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là do tác động bởi phương pháp “Bàn tay nặn bột”
mà có, chứ không phải do ngẫu nhiên
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,81 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc vậndụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Sinh học 8 làm tăng kết quả học tậpcủa học sinh là lớn
Kết quả của đề tài “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột” trong dạy học Sinh học 8 ởtrường trung học cơ sở N’Thol Hạ đã được kiểm chứng
5.40 5.60 5.80 6.00 6.20 6.40 6.60 6.80 7.00 7.20
Trước Tác Động
Sau Tác Động
Nhóm ĐC Nhóm TN
Trang 9Biểu đồ so sánh kết quả giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau tác động.
4.2 Bàn luận kết quả.
Sau tác động bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, số lượng học sinh có tham gia vào cáchoạt động ở lớp thực nghiệm thay đổi rõ rệt so với trước khi tác động Số học sinh thamgia các hoạt động sau tác động giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác biệt.Ngoài ra, phép kiểm chứng Khi bình phương p = 0,000629 < 0,001 chứng tỏ có sự tươngquan lớn giữa việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đến thay đổi hành vi học tậpcủa học sinh lớp 8
Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm = 7,0 còn kết quả trung bình cộng của nhómđối chứng = 6,19 Độ chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là │O3-O4│ = 0,81 chothấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp đượcdạy học bằng phương pháp mới “Bàn tay nặn bột” có điểm trung bình cộng cao hơn lớpđối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm làSMD = 0,81 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn
Phép kiểm chứng t-test độc lập sau tác động của hai lớp là p = 0,0053< 0.05 Kếtquả đó đã khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫunhiên mà là do tác động bởi phương pháp dạy học đã vận dụng
4.3 Hạn chế:
Trang 10Thứ nhất là năng lực bản thân tôi: Năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa
học cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là hiểu biết về phương pháp Bàn tay nặn bột của bản thân còn có những hạn chế nhất định.
Thứ hai là điều kiện nhà trường: Theo bản chất của phương pháp “Bàn tay nặnbột”, thì việc tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu ở bước 4 bằng cách nghiên cứuthông tin sách giáo khoa (đọc tài liệu, quan sát hình ảnh, bảng biểu trong sách giáo khoa)được xem là biện pháp ít hiệu quả Tuy vậy trong điều kiện trường trung học cơ sởN’Thol Hạ, khi chưa có phòng học bộ môn, nhiều đồ dùng dạy học còn thiếu thì việc vận
dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học Sinh học 8 cũng có thể đạt được những
kết quả nhất định
Thứ ba là điều kiện học sinh: Phần lớn học sinh của trường là con em đồng bàodân tộc, những hiểu biết bên ngoài nội dung giáo dục khoa học của nhà trường còn rất hạnchế Phần lớn các em không có tài liệu tham khảo, số gia đình các em có kết nối mạngInternet trong toàn trường chỉ đếm trên đầu ngón tay
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
5.1 Kết luận.
Việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Sinh học 8 ở trườngTrung học cơ sở N’Thol Hạ đã làm thay đổi hành vi theo hướng tính tích cực ở các hoạtđộng trong giờ học và làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 8
5.2 Khuyến nghị.
Với các cấp quản lí:
- Cần tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu, nhất là tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, các thiết bịthí nghiệm để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, đặc biệt là khivận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Tổ chức tập huấn, xây dựng các chuyên đề để tìm hiểu thêm về mặt lí luận và thực tiễncủa phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Đối với giáo viên:
- Phải luôn nghiên cứu tìm tòi, vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào quátrình dạy học, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Sử dụng tối đa và có hiệu quả mọi đồ dùng dạy học hiện có và đồng thời tăng cường tựlàm một số đồ dùng dạy học phù hợp để phục vụ cho các tiết dạy
- Phải biết lựa chọn những nội dung phù hợp để vận dụng phương pháp mới, khi đó hiệuquả mới cao
Về việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
Trang 11- Phương pháp Bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc như giới thiệu trong phần phụ lục IV.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu không phải nguyên tắc nào cũng áp dụng dễ dàng vàhiệu quả ở điều kiện Việt Nam hiện nay
- Khi vận dụng phương pháp này ở vùng thuận lợi và phát triển hơn vùng đồng bào dântộc xã N’Thôl Hạ thì nên vận dụng ở mức cao hơn Chẳng hạn, có thể cho học sinh trựctiếp làm một số thí nghiệm nghiên cứu, mô hình ở nhà hoặc ở trường và có thể thực hiệntrong thời gian dài hơn phù hợp với từng môđun kiến thức
- Ngoài môn Sinh học 8 như bản thân tôi nghiên cứu vận dụng, thì phương pháp này cóthể vận dụng hiệu quả trong môn Sinh học 6, 7, 9 và các môn khoa học khác, kể cả cácmôn khoa học xã hội và nhân văn
PHỤ LỤCI- Kết quả quan sát trước và sau tác động.
1- Thiết kế nội dung quan sát:
Nội dung quan sát
Kết quả quan sát Trước tác động Sau tác động
1 Học sinh xung phong lên bảng kiểm tra bài cũ Có Có
Trang 12Không Không
2 Học sinh xung phong nhận xét ý kiến của
bạn/nhóm
Có Không
Có Không
3 Học sinh tự giác tham gia vào hoạt động ngay từ
đầu tiết
Có Không
Có Không
4 Học sinh xung phong nêu ý kiến trước lớp Có
Không
Có Không
5 Học sinh nêu ý kiến trong thảo luận nhóm Có
Không
Có Không
6 Học sinh xung phong lên bảng vẽ sơ đồ Có
Không
Có Không
7 Học sinh xung phong nêu ý tưởng mới Có
Không
Có Không
8 Học sinh vẽ hình minh hoạ cho rõ thêm ý kiến Có
Không
Có Không
9 Học sinh xung phong rút ra kết luận Có
Không
Có Không
10 Học sinh nêu thắc mắc với bạn/thầy giáo Có
Không
Có Không
Không
2- Tổng hợp kết quả quan sát ở lớp đối chứng (8A3):
Nội dung quan sát
Kết quả quan sát Trước tác động Sau tác động
1 Học sinh xung phong lên bảng kiểm tra bài cũ
Có Không
230
428
2 Học sinh xung phong nhận xét ý kiến của
bạn/nhóm
Trang 13Không 28 27
3 Học sinh tự giác tham gia vào hoạt động ngay từ
đầu tiết
Có Không
1616
1616
4 Học sinh xung phong nêu ý kiến trước lớp
Có Không
428
329
5 Học sinh nêu ý kiến trong thảo luận nhóm
Có Không
824
1220
6 Học sinh xung phong lên bảng vẽ sơ đồ
Có Không
428
725
7 Học sinh xung phong nêu ý tưởng mới
Có Không
230
428
8 Học sinh vẽ hình minh hoạ cho rõ thêm ý kiến
Có Không
230
329
9 Học sinh xung phong rút ra kết luận
Có Không
428
428
10 Học sinh nêu thắc mắc với bạn/thầy giáo
Có Không
131
230
3 Tổng hợp kế quả quan sát ở lớp thực nghiệm (8A1):
Nội dung quan sát
Kết quả quan sát Trước tác động Sau tác động
1 Học sinh xung phong lên bảng kiểm tra bài cũ
Có
Không
330
726
2 Học sinh xung phong nhận xét ý kiến của
Trang 14Có
Không
330
528
3 Học sinh tự giác tham gia vào hoạt động ngay từ
đầu tiết
Có Không
1815
2310
4 Học sinh xung phong nêu ý kiến trước lớp
Có Không
429
1122
5 Học sinh nêu ý kiến trong thảo luận nhóm
Có Không
726
1518
6 Học sinh xung phong lên bảng vẽ sơ đồ
Có Không
429
825
7 Học sinh xung phong nêu ý tưởng mới
Có Không
429
1221
8 Học sinh vẽ hình minh hoạ cho rõ thêm ý kiến
Có Không
231
726
9 Học sinh xung phong rút ra kết luận
Có Không
429
627
10 Học sinh nêu thắc mắc với bạn/thầy giáo
Có Không
132
627
Bảng kết quả kiểm chứng Khi bình phương sau tác động về sự thay đổi hứng thú học tập bộ môn Sinh học 8