1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍCH hợp văn hóa TRONG dạy học văn học nước NGOÀI ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn TRUNG học PHỔ THÔNG HIỆN NAY

120 217 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 256,38 KB

Nội dung

Các khóa luận tốt nghiệp thời gian gần đây mà chúng tôi được tiếp cận như: Dạy văn học nước ngoài lớp 11 ban cơ bản của tác giả Nguyễn Thanh Thảo, Phương pháp dạy học tác phẩm văn học nư

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HOÀN ANH

TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Hoàn Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo, TS Trần Hữu Phong, người thầy đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo trường Đại học

Sư phạm Huế, trường Đại học An Giang, trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang), trường THPT Thạnh Mỹ Tây (An Giang), khoa Ngữ văn và phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế, đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và thể nghiệm đề tài.

Xin được trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi, cảm

ơn tập thể lớp Cao học K25 đã luôn bên cạnh, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Thừa Thiên Huế, ngày 9 tháng 8 năm 2017

Tác giả Nguyễn Hoàn Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Giả thuyết khoa học 13

7 Đóng góp của luận văn 13

8 Cấu trúc của luận văn 14

PHẦN NỘI DUNG 15

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 15

1.1 Cơ sở lí luận 15

1.1.1 Giới thuyết chung về văn hóa, văn học và mối quan hệ giữa văn hóa với văn học 15

1.1.2 Giới thuyết chung về tích hợp và dạy học tích hợp 22

1.2 Cơ sở thực tiễn 26

1.2.1 Tiềm năng của phần văn học nước ngoài đối với vấn đề dạy học tích hợp văn hóa, văn học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay 26

1.2.2 Thực trạng dạy học văn học nước ngoài và dạy học tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở trường THPT hiện nay 32

Kết luận chương 1 38

Chương 2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 39

2.1 Định hướng tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay 39

Trang 5

2.1.1 Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài cần hướng

vào mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học 39

2.1.2 Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài phải đảm bảo đặc trưng của văn học 41

2.1.3 Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài phải phù hợp đặc trưng thể loại; đặc thù nội dung và tiến trình bài học 43

2.1.4 Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài phải hướng tới việc hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học 46

2.2 Một số biện pháp tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay 48

2.2.1 Tích hợp văn hóa, văn học ở khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh 48

2.2.2 Tích hợp văn hóa, văn học trong tiến trình lên lớp 54

2.2.3 Kiểm tra theo hướng tích hợp văn hóa, văn học 68

2.2.4 Tích hợp văn hóa, văn học trong hậu tiếp nhận của học sinh 73

Kết luận chương 2 74

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 75

3.1 Mục đích thực nghiệm 75

3.2 Đối tượng, thời gian, phương pháp và qui trình thực nghiệm 75

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm và thời gian thực nghiệm 75

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 76

3.2.3 Qui trình thực nghiệm 76

3.3 Nội dung thực nghiệm 77

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 86

3.4.1 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 86

3.4.2 Kết quả thực nghiệm 87

Kết luận chương 3 93

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 6

Aleksandr Solzhenitsyn “văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia”

cũng đã khẳng định rõ hơn điều này Và câu thơ Chế Lan Viên viết:

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn.

há chẳng phải cũng đề cập đến mối quan hệ văn hóa, văn học hay sao? Về phươngdiện tiếp nhận, người đọc nếu muốn khám phá, giải mã và đánh giá tác phẩm cũngcần phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử văn hoá mà nhà văn sáng tác Cho nên,trong nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận văn học, người ta thường lựa chọn một góc độrất đáng tin cậy đó là nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận văn học dưới góc nhìn vănhóa Càng am hiểu về môi trường văn hoá mà nhà văn sống, về những dấu ấn vănhoá được nhà văn đề cập trong tác phẩm bao nhiêu thì người nghiên cứu càng đưa

ra được nhận định xác đáng bấy nhiêu

1.2 Việc tiếp nhận văn học trong nhà trường cũng không nằm ngoài quy luật

đó Hay nói khác hơn, trong dạy học Văn, việc tích hợp văn hóa, văn học được xemnhư một trong những chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật củatác phẩm Đặc biệt, đối với dạy học văn học nước ngoài thì việc tích hợp văn hóa,văn học càng cần thiết để giúp học sinh tiếp nhận những tác phẩm văn học đượchoài thai và sản sinh từ một không gian văn hóa khác biệt

Thế nhưng, ở trường trung học phổ thông hiện nay, việc tích hợp văn hóatrong dạy học văn học nước ngoài vẫn chưa được chú trọng Phần văn học nướcngoài chiếm một dung lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổthông, xuyên suốt các lớp 10, 11, 12 Các tác phẩm văn học nước ngoài được lựachọn đưa vào chương trình sách giáo khoa phần lớn là các tác phẩm hay -một vài

Trang 7

tác phẩm đạt tới trình độ kinh điển - của văn học phương Đông, phương Tây Cùngvới phần văn học Việt Nam, văn học nước ngoài có một vai trò quan trọng trongviệc chuẩn bị hành trang trí tuệ, bồi đắp tâm hồn cho thế trẻ, hướng các em tới giátrị chân-thiện-mĩ ở đời cũng như rèn các kĩ năng sống cho học sinh Song, cả giáoviên và học sinh vẫn còn khá thờ ơ với việc dạy học văn học nước ngoài Bởi lẽ,phần này thường không nằm trong nội dung thi cử Có trường hợp giáo viên chỉ tậptrung dạy kĩ các tác phẩm văn học Việt Nam, còn phần văn học nước ngoài thì dạynhanh, qua loa, đôi khi chỉ đưa bài cho học sinh chép Nhiều giáo viên gặp khókhăn trong việc tìm ra biện pháp khả thi để giúp học sinh tiếp nhận tốt các tác phẩmvăn học nước ngoài Về phía học sinh, các em thường có tâm lý e ngại môn NgữVăn, nhất là phần văn học nước ngoài vì các em không hiểu hết ý nghĩa, không pháthiện hết được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài

do rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa

1.3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” - nghĩa là

xác định chuyển từ dạy kiến thức sang dạy kĩ năng và hình thành năng lực cho họcsinh Như vậy, không thể tiếp tục lối dạy học theo kiểu từ chương, học để thi cử nhưtrước đây Và rõ ràng, những bất cập trong dạy học văn học nước ngoài đã nêu ởtrên phải được giải quyết triệt để Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hóa, liên văn hóanhư hiện nay, việc dạy học văn học nước ngoài càng cần được chú trọng hơn để gópphần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

Thực trạng đó đặt ra một câu hỏi lớn cho người giáo viên: Làm thế nào đểdạy học văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông vừa đạt hiệu quả, đảmbảo chất lượng giờ dạy vừa phát huy hứng thú học tập và năng lực sáng tạo của họcsinh? Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học vănhọc nước ngoài

Đó là lý do chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Tích hợp văn hóa

Trang 8

trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

(THPT)” Ngoài ra, bản thân là giáo viên đứng lớp, là một người tâm huyết với vănhọc nói chung và phần văn học nước ngoài nói riêng; chúng tôi rất trăn trở khi nhìnthực trạng dạy học văn học nước ngoài tồn tại nhiều bất cập như hiện nay Điều đócàng thôi thúc chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp thêm giảipháp dạy học các văn bản văn học nước ngoài đúng hướng, góp phần nâng cao chấtlượng bộ môn, khắc phục một số cách dạy học thiếu cơ sở khoa học như hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ của văn hóa, văn học

Liên quan đến vấn đề của đề tài, có lẽ trước hết phải kể đến những công trìnhnghiên cứu về mối quan hệ văn hóa với văn học

PGS TS Đỗ Lai Thúy đã nói “Quan hệ giữa văn hoá và văn học, tự thân

nó, là một câu chuyện cũ Và, như người ta thường nói, cũ như trái đất.” [41;1]

Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học đã được khẳng đinh từ lâu và việc nghiên cứumối quan hệ văn hóa, văn học đã không còn là điều xa lạ

Trên thế giới, phải kể đến quan điểm của M.Bakhtin Trong Những vấn đề thi pháp Đôxtoiepxki và trong Lý luận và thi pháp tiểu thuyết Bakhtin đã chỉ rõ

nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với văn hóa Theo Bakhtin, văn học làmột bộ phận không thể tách rời của văn hóa Bakhtin cho rằng thế giới quanCacnavan với các yếu tố đặc trưng của nó có ảnh hưởng quan trọng đến thể loại vănhọc dân gian trung đại, cả văn học viết trung đại tạo thành dòng văn học Cacnavanhóa Ông đã nghiên cứu thi pháp Rabelais và Dostoievski theo nguyên tắc đó Nhưvậy, Bakhtin đã khẳng định mạnh mẽ mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và văn học

và xem đó là một nguyên tắc để nghiên cứu văn học Có thể nói, Bakhtin đã đề xuấtmột con đường nghiên cứu văn học rất xác đáng đó là nghiên cứu văn học từ trongmối quan hệ với văn hóa

Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu khai thác vấn đề này Nhìnchung, các nhà nghiên cứu khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và vănhọc, thừa nhận văn học là một phần của văn hóa và trong bản thân tác phẩm văn học

tồn tại những thông tin văn hóa Tác giả Trần Đình Sử đã viết trong bài Vai trò

của văn học trong sáng tạo văn hoá :“ Nói tới văn hoá của một dân tộc không ai là

Trang 9

không nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hoá.” [37;1] Nghĩa là, tác giả Trần Đình Sử thừa nhận văn học là một bộ phận quan

trọng, không thể tách rời của nền văn hóa Tác giả Phan Trọng Luận trong công

trình nghiên cứu Văn học với văn học nhà trường không phải là một cũng cho rằng

trong văn bản văn chương không phải chỉ có thông tin thẩm mĩ mà còn là còn có

thông tin về văn hóa [30] Điều đó có nghĩa, tác giả thừa nhận sự tồn tại của các tri thức về văn hóa trong văn bản văn học Tác giả Trần Lê Bảo trong cuốn Giải mã văn học từ mã văn hóa đã nhấn mạnh: “Sự phát triển mạnh mẽ và thâm nhập ngày càng sâu của văn hóa vào nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có văn học, làm cho mọi người càng thức nhận vai trò và sự gắn kết của văn hóa với văn học vốn đã có từ trong bản chất đến nay lại càng sâu sắc và không thể chia tách” [2] Như vậy, tác giả Trần Lê Bảo cũng đồng tình với các quan điểm thừa

nhận vai trò và sự gắn kết của văn hóa với văn học Ngoài ra còn nhiều công trình

nghiên cứu của các tác giả khác như: Văn học và văn hóa truyền thống Văn học của tác giả Huỳnh Như Phương; Mối quan hệ văn hóa-văn học nhìn từ lý thuyết hệ thống của tác giả Đỗ Lai Thúy…Các công trình kể trên đã khái quát được mối quan

hệ của văn hóa, văn học tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các công trình nghiên cứu

về văn hóa, văn học sau này

Bên cạnh việc thừa nhận mối quan hệ giữa văn hóa, văn học; các nhà nghiêncứu cũng đề xuất hướng một điểm tựa tin cậy trong nghiên cứu văn học đó là

nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa Tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa khẳng định “Chúng tôi tìm đến tiếp cận văn hóa như là hướng đi chủ yếu để nghiên cứu văn học Việt nam…tìm cách đọc văn học bằng con mắt văn hóa” [40;33] Tác giả cho rằng: “Cách tiếp cận loại hình học văn hóa cần được xem như sự bổ sung cần thiết cho các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu văn học trung đại nói chung” [40] Từ đó, tác giả đề xuất

một hướng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam đó là tiếp cận văn hóa, đọc vănhọc bằng con mắt văn hóa, dùng những hiểu biết về văn hóa trung đại Việt Nam để

giải mã văn học Trung đại Việt Nam Tác giả Trần Hữu Sơn trong Quan niệm con người và tiến trình phát triển của văn hóa trung đại cũng nhấn mạnh “Văn học đã

và mãi mãi sẽ là đại lượng tích hợp văn hóa, một phương thức biểu trưng văn hóa

Trang 10

cho mọi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi văn văn hóa Và đến lượt nó những giá trị văn hóa được thử thách qua thời gian lại trở thành thành tố văn hóa góp phần làm nên bảng màu văn hóa và di sản cho muôn đời sau Như thế, rõ ràng văn học không chỉ được soi sáng, lý giải bằng bối cảnh lịch sử mà cần được nâng cấp hoàn chỉnh từ điểm nhìn căn rễ văn hóa” [36] Có thể nói, các công trình trên đã mở ra một

phương hướng tiếp cận nghiên cứu văn học phù hợp, hiệu quả đó là nghiên cứu vănhọc dưới góc nhìn văn hóa

2.2 Những công trình nghiên cứu về dạy học văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông

Tiếp theo, chúng tôi xin đề cập đến những công trình nghiên cứu về dạy học

văn học nước ngoài.

Tài liệu chúng tôi nói đến đầu tiên là bộ sách Dạy học văn học nước ngoài

của tác giả Lê Huy Bắc Tác giả thống kê, tổng hợp các tác phẩm văn học nướcngoài trong chương trình Ngữ văn 10, 11, 12 (ở hai bộ sách cơ bản và nâng cao)đồng thời đưa ra một số thuật ngữ văn học cơ bản như: sử thi, thơ, thơ Đường…

Tài liệu tiếp theo là quyển Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ văn

12 do Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử chủ biên Trong quyển này, các tác giả đã

khái quát chương trình và đưa ra hướng tiếp cận mới với văn học nước ngoài Bêncạnh đó, các tác giả cũng nêu lên những điểm cần lưu ý trong quá trình dạy mỗi tácphẩm văn học nước ngoài

Tiếp theo có thể kể đến các công trình như: Thơ văn nước ngoài trên trang sách phổ thông trung học của tác giả Tạ Đức Hiền; Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường của tác giả Lê Nguyên Cẩn (chủ biên), Văn học nước ngoài trong nhà trường của tác giả Nguyễn Thị Lan, Dạy - học Văn học Nước ngoài trong trường phổ thông của tác giả Nguyễn Đức Khuông; Cảm thụ giảng dạy văn học nước ngoài của tác giả Phùng Văn Tửu…Các công trình này chủ yếu giới

thiệu các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài được chọn giảng dạy ở nhà trườngphổ thông

Trong công trình nghiên cứu Giảng dạy văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp (khảo sát trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và

Hà Tĩnh), mã số: B 2010 - 27 - 93, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã phân tích thực

Trang 11

trạng dạy học văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông hiện nay đồng thờiđưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học văn học nước ngoài nói riêng

và dạy học ngữ văn nói chung

Nhìn chung, các công trình đã nêu trên khá phong phú, đa dạng đã giúp íchrất nhiều cho giáo viên phổ thông trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên những côngtrình ấy thường mang tính bao quát và phần lớn đi vào khai thác khía cạnh nội dungcủa tác phẩm văn học nước ngoài khi giảng dạy

Các khóa luận tốt nghiệp thời gian gần đây mà chúng tôi được tiếp cận như:

Dạy văn học nước ngoài lớp 11 ban cơ bản của tác giả Nguyễn Thanh Thảo, Phương pháp dạy học tác phẩm văn học nước ngoài ở trường phổ thông dưới ánh sáng lý thuyết tiếp nhận của tác giả Nguyễn Thái Phong…các luận văn thạc sĩ như: Dạy đọc hiểu thơ Haiku từ đặc trưng thể loại của tác giả Hoàng Thị Minh Giang, Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình THPT của tác giả Trần Thị Diệu Thúy…đã cập nhật được xu

hướng nghiên cứu mới, chuyển sang hướng nghiên cứu phương pháp dạy học vănhọc nước ngoài, đưa ra những định hướng và biện pháp tổ chức dạy học văn họcnước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Thiết nghĩ, những công trình nghiên cứu sau này cần kế thừa thành tựu củacác trình nghiên cứu trước đồng thời cập nhật được những xu hướng nghiên cứumới Bên cạnh những công trình nghiên cứu bao quát về văn học nước ngoài cũngcần nghiên cứu chuyên biệt về một nền văn học, một giai đoạn văn học, một tràolưu văn học hoặc một thể loại văn học cụ thể trong toàn bộ chương trình văn họcnước ngoài được giảng dạy ở nhà trường phổ thông

2.3 Những công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn; vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văn dưới góc nhìn văn hóa

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, văn học;những công trình nghiên cứu về dạy học văn học nước ngoài; chúng tôi cũng xin điểmqua các công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn; vấn đềtích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văn dưới gócnhìn văn hóa để có cái nhìn bao quát hơn về đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu

Trang 12

2.3.1 Những công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn

Dạy học tích hợp là một trào lưu sư phạm xuất hiện từ những năm 60 của TK

XX, được đánh giá là mang lại nhiều kết quả tích cực trong dạy học hiện đại Vì lẽ

đó, từ khi ra đời cho đến nay, việc nghiên cứu, thực nghiệm dạy học tích hợp đã vàđang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam

Trên thế giới, có thể kể đến cuốn Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực của nhà trường của Xvaier Roegiers Trong công trình này,

Xvaier Roegiers đã nghiên cứu các quá trình dạy học theo tư tưởng tích hợp và phốihợp với các nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm Ông đã đưa ra định nghĩa về

khoa sư phạm tích hợp Xvaier Roegiers cũng trình bày các quan điểm “trong nội

bộ môn học”, “đa môn”, “liên môn”, “xuyên môn” Ông cho rằng các kiến thức

học được chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng được huy động vào các tình huống cụ thể

và học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn Học để biết, để hiểu chưa đủ mà phải biết vận dụng,sáng tạo những gì đã học vào tình huống thực tiễn Rõ ràng, quan điểm này đáp ứngnhững yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay [48]

Nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp nở rộ ở Việt Nam từ cuốithế kỉ XX đầu thế kỉ XXI Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tíchhợp trong môn Ngữ văn mà tác giả Trần Hữu Phong là người đặt ra vấn đề này khá

sớm ở bài báo Phân giải và tích hợp dạy học môn Tiếng Việt Bài báo này đã được

trình bày tại Hội thảo khoa học Miền Trung tổ chức ở đại học Sư phạm Vinh năm

1996 Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều các bài nghiên cứu về vấn đề dạy học tíchhợp trong môn Ngữ văn Chẳng hạn, các công trình nghiên cứu của các tác giả nhưDương Tiến Sĩ, Nguyễn Thanh Hùng…các công trình này đều dựa trên quan điểm

tích hợp của Xvaier Roegiers Và nhiều bài báo nghiên cứu khác như: Giảng dạy bộ môn phương pháp dạy học tiếng Việt ở trường sư phạm theo nguyên tắc tích hợp của Nguyễn Văn Tứ, Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc trung học cơ sở của Nguyễn Văn Đường, Mười cách tích hợp trong chương trình học của Nguyễn Thanh Hoàn, Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp của Lê Anh Chới…Hầu hết các

công trình này đã khái quát quan điểm về tích hợp, dạy học tích hợp nhưng chưa đisâu, triển khai cụ thể cách thức tích hợp ở từng phân môn, từng bộ phận kiến thức

và còn thiên về trình bày kiến thức lý thuyết chứ chưa chú trọng thực hành

Trang 13

Đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn, chúng tôi cũng nhận

thấy có công trình Đổi mới dạy học Ngữ văn ở THCS của Đỗ Ngọc Thống; tác giả

nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy học tích hợp, trong đó nhấn mạnh sựkhác biệt giữa việc cộng gộp kiến thức với dạy học tích hợp Cùng với các công trìnhcủa các nhà nghiên cứu nổi tiếng, chúng tôi cũng được tiếp cận với các khóa luận tốt

nghiệp, luận văn thạc sĩ về dạy học tích hợp trong thời gian gần đây như: Dạy học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực của tác giả Nguyễn Thị Phương Chi, Dạy học đọc hiểu các văn bản văn xuôi trung đại Việt Nam theo hướng tích hợp của tác giả Nguyễn Huỳnh Khánh Chân…các luận văn, khóa luận này đã

khai thác một số khía cạnh cụ thể của dạy học tích hợp ở môn Ngữ văn

2.3.2 Những công trình nghiên cứu về vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văn dưới góc nhìn văn hóa

Về vấn đề dạy học Ngữ văn dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy có

công trình Giảng dạy văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của tác giả Ngô

Thời Đôn Công trình này đã khẳng định mối quan hệ sinh thành - cội nguồn tưtưởng, phát triển - cội nguồn thẩm mĩ của văn hóa, văn học Việt Nam; đồng thờiđưa ra một phương hướng dạy học văn học Việt Nam - đó là giảng dạy văn học ViệtNam dưới góc nhìn văn hóa Công trình này đã định hướng cho giáo viên cáchgiảng dạy văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa tuy nhiên công trình này chỉ cótính gợi mở chứ chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu

Về vấn đề dạy học tích hợp văn hóa, văn học; chúng tôi được tìm hiểu luận

văn thạc sĩ Tích hợp văn học với văn hóa trong dạy học tiếp nhận văn chương ở trường THPT của tác giả Hoàng Thị Huyền Hương Công trình này đã đề xuất một số

định hướng và giải pháp cụ thể cho việc dạy học tích hợp văn hóa với văn học trongdạy học tiếp nhận văn chương nói chung ở trường phổ thông Công trình này có tínhbao quát lớn, đề xuất được hướng dạy học tiếp nhận văn chương trong nhà trườngphổ thông đó là tích hợp văn hóa, văn học Tuy nhiên vì chỉ hướng tới cái rộng lớn làtoàn bộ chương trình Ngữ văn mà chưa có được những đề xuất cụ thể cho việc giảngdạy từng bộ phận văn học bởi lẽ dạy văn học Việt Nam rất khác với dạy văn họcnước ngoài, dạy văn học trung đại cũng không giống với dạy văn học hiện đại…

Trang 14

Cùng đề cập đến vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có các Luận văn thạc sĩ:

Dạy học văn xuôi trung đại Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông từ góc nhìn văn hóa của tác giả Võ Khắc Đức; Sự phối hợp tri thức lịch sử, văn hóa,

xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận các tác phẩm văn học Trung Quốc trong chương trình Ngữ văn THPT của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang; Nâng cao hiệu quả dạy học phần văn học Trung Quốc từ hoạt động khai thác tri thức văn hóa của

tác giả Nguyễn Thị Nga…Các công trình này đã đi vào đề xuất được các biện phápdạy tác phẩm văn học bằng cách khai thác tri thức văn hóa đối với một bộ phận vănhọc, một thể loại văn học cụ thể

Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề chúng tôi nhận thấy: các công trình nghiêncứu về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học; vấn đề dạy học văn học nước ngoài;vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văndưới góc nhìn văn hóa rất phong phú và đa dạng Nhưng chúng tôi vẫn chưa tìmthấy công trình nghiên cứu về vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học vănhọc nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT, cũng như chưa nhận thấy nhữngcông trình đề ra định hướng cụ thể về các biện pháp tích hợp văn hóa, văn học trongdạy học văn học nước ngoài để giáo viên thực hiện hiệu quả; nếu có cũng chỉ là sự

đề cập sơ lược qua chứ chưa được nghiên cứu một cách tập trung, cụ thề

Cho nên, đề tài của chúng tôi vừa kế thừa những thành quả nghiên cứu kháiquát của các công trình trước đây vừa đi sâu nghiên cứu tập trung ở mảng đề tàitrước nay chưa được khai thác nhiều; đồng thời cũng cập nhật những vấn đề mangtính thời sự của dạy học Ngữ văn ở trường THPT như: đổi mới giáo dục, chuyển từdạy kiến thức sang dạy kĩ năng, dạy học tích hợp…

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở

chương trình ngữ văn trung học phổ thông”, chúng tôi hướng tới mục đích trước

mắt là đề xuất các biện pháp dạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văntrung học phổ thông theo hướng tích hợp văn hóa, văn học

Về lâu dài, đề tài sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn Ngữvăn, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói chung và hiệu quả của việc dạy học vănhọc nước ngoài nói riêng

Trang 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi thực hiện những nhiệm

vụ sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu những tri thức khoa học và lý luận liên quan đến tíchhợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văntrung học phổ thông hiện nay

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tích hợp văn hóa, văn học trong trongdạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văn trung học phổ thông hiện nay

Thứ ba, trên cơ sở lý luận đã có, xác lập các định hướng và đề xuất một sốbiện pháp tích hợp văn học, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở chươngtrình Ngữ văn THPT hiện nay

Thứ tư, thiết kế giáo án và tiến hành thực nghiệm để minh chứng tính khảthi, hiệu quả của các giải pháp dạy học đã đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vấn đề tích hợp văn hóa, văn họctrong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn phổ thông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Về lý luận: Những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữavăn hóa và văn học; tích hợp văn hóa, văn học và ứng dụng trong dạy học Ngữ văn

-Về thực tiễn: Nội dung, chương trình sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, 11,

12 phần văn học nước ngoài đang được tổ chức giảng dạy ở trường THPT trên toànquốc; thực trạng dạy học văn học nước ngoài ở một số trường THPT của tỉnh AnGiang (Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai trường: THPT chuyên Thoại NgọcHầu, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và trường THPT Thạnh Mỹ Tây, huyệnChâu Phú, tỉnh An Giang.)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp liên nghành

Tiếp cận đối tượng nghiên cứu (tác phẩm văn học nước ngoài trong chươngtrình Ngữ văn THPT) bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên

Trang 16

ngành như văn hóa, văn học…để tìm ra định hướng, biện pháp tích hợp văn hóa,văn học.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Phân tích, khái quát hóa các tài liệu liên quan để xác lập lịch sử vấn đề, cơ sở

lí luận và một số vấn đề liên quan

- Phương pháp khảo sát, điều tra.

Khảo sát, điều tra thực tiễn dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thôngnhằm xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài và một số vấn đề liên quan

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Thực nghiệm để chứng minh cho hiệu quả của định hướng và các biện pháp

đã đề xuất

- Phương pháp thống kê.

Xử lí các số liệu điều tra, số liệu thực nghiệm, số liệu kiểm tra làm cơ sở choviệc đánh giá thực trạng và kết luận thực nghiệm

6 Giả thuyết khoa học

Nếu xuất phát từ khía cạnh lý luận của vấn đề mối quan hệ giữa văn hóa, vănhọc; vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn để đề xuất những định hướng vàbiện pháp dạy học đúng đắn, hợp lí; tích hợp được văn hóa văn học trong dạy họcvăn học nước ngoài thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học văn họcnước ngoài ở trường phổ thông lên một bước

7 Đóng góp của luận văn

Trang 17

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có ba phần

Phần thứ nhất: Mở đầu

Phần thứ hai: Nội dung luận văn Gồm ba chương

Chương 1: Cở sở khoa học của việc tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.

Chương 2: Định hướng và một số biện pháp tích hợp văn hóa trong dạy họcvăn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Phần thứ ba: Kết luận

Ngoài ra, còn có mục lục; tài liệu tham khảo; phụ lục bao gồm: phiếu điềutra, giáo án thực nghiệm, đề kiểm tra

Trang 18

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Giới thuyết chung về văn hóa, văn học và mối quan hệ giữa văn hóa với văn học

1.1.1.1 Văn hóa

Văn hóa phát triển đồng hành với con người trong suốt tiến trình lịch sử Đó

là một hiện tượng phong phú, đa dạng Tùy theo góc độ nghiên cứu mà khái niệmvăn hóa được trình bày khác nhau Trong rất nhiều khái niệm, định nghĩa đó chúngtôi xin được điểm qua một số định nghĩa, khái niệm mà theo chúng tôi là có thể tạotiền đề cơ sở lý luận cho đề tài mà chúng tôi đang thực hiện

Trước hết, có thể kể đến định nghĩa của C.Mác C.Mác coi văn hóa là toàn

bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người

-[47; 136 - 137] Nói văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt độnglao động sáng tạo của con người tức là C.Mác đã thừa nhận con người chính là chủthể sáng tạo ra các giá trị văn hóa Hay nói cách khác, văn hóa có tính nhân sinh vàtính nhân sinh

Chúng tôi cũng nhận thấy trong Từ điển Bách khoa Xô Viết, văn hóa được

định nghĩa như sau: “Văn hóa là một tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo ra và được phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng tự nhiên”.

Từ đây, có thể thấy các giá trị văn hóa rất phong phú, đa dạng Văn hóa không chỉ

là các giá trị vật chất mà còn bao hàm những giá trị tinh thần Chẳng hạn, hạt lúa làgiá trị văn hóa, điệu ca trù cũng là giá trị văn hóa Khái niệm văn hóa trong Từ điểnBách khoa Xô Viết cũng nhất mạnh văn hóa được con người tạo ra và được pháttriển theo lịch sử Nghĩa là, cũng giống như quan điểm của C.Mác, thừa nhận tínhnhân sinh của văn hóa, điều này khu biệt văn hóa với các đối tượng tự nhiên đồngthời cũng chỉ ra tính lịch sử của văn hóa Văn hóa do con người tạo ra nhưng khôngchỉ trong ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài từ thế hệ

Trang 19

này sang thế hệ khác Vì thế mà khi nói tới văn hóa người ta thường nhấn mạnh bềsâu, bề dày của các giá trị.

Có thể nói, từ hai định nghĩa này, chúng tôi đã tìm được điểm gặp gỡ đầutiên của văn hóa với văn học đó là cả văn hóa và văn học đều là thành quả được tạo

ra nhờ lao động sáng tạo của con người trong tiến trình lịch sử

Tiếp theo, chúng tôi muốn nhắc đến định nghĩa về văn hóa được nêu trongTuyên bố về những chính sách văn hóa, Hội nghị quốc tế do UNESCO tổ chức tại

Mehico vào năm 1982: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.” Trong định nghĩa này, UNESCO kế thừa các quan niệm trước đây, thừa

nhận văn hóa là một tổng thể giá trị vật chất và tinh thần Bên cạnh đó cũng chỉ rõvăn hóa là tổng thể những nét riêng biệt quyết định tính cách của một xã hội hay mộtnhóm người trong xã hội Điều này hoàn toàn xác đáng bởi lẽ trong thực tế đời sống,văn hóa thể hiện nét riêng biệt rất rõ ràng Chẳng hạn văn hóa phương Đông hoàntoàn khác văn hóa phương Tây, mỗi nước phương Đông lại có nét văn hóa khác nhau,thậm chí trong cùng một đất nước thì văn hóa của các vùng, miền cũng khác biệt Đó

là lý do vì sao trong công cuộc toàn cầu hóa, người ra kêu gọi hòa nhập nhưng khôngđược hòa tan các giá trị, bản sắc văn hóa Đồng thời, định nghĩa này cũng đã kháiquát những thành tố bộ phận của văn hóa như: nghệ thuật, văn chương, lối sống,quyền con người, các giá trị và những tập tục, tín ngưỡng…Chúng tôi hết sức lưu ý

sự khẳng định của UNESCO rằng “văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương” bởi

đây sẽ là một trong những cơ sở lý luận quan trọng cho đề tài mà chúng tôi thực hiện

Ở Việt Nam, cũng có nhiều nhà nghiên cứu vấn đề này Theo tài liệu Giảng dạy văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của TS Ngô Thời Đôn thì thời xưa, từ văn hóa trong Chu Dịch được tách thành hai từ văn và hóa: “Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành hạ” (Tạm dịch: Xem dáng về con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ).

Về sau, từ văn hóa được hiểu như là một phương thức để xây dựng cuộc sống, xây

dựng xã hội: “Văn hóa nội tập Vũ công ngoại tu” (Tạm dịch: Văn hóa là cho bên

trong hòa mục, vũ công để sửa sang bên ngoài.) Từ văn hóa trong tiếng La-tinh

Trang 20

được ghi là Cultus Bên cạnh đó Cultusagri có nghĩa là trồng trọt ngoài đồng,Cultusanimi có nghĩa là trồng trọt tinh thần [19]

Còn theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần cho con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn.” [39] Như vậy, từ định nghĩa của tác giả Trần Ngọc Thêm có thể

tạm đúc kết hai điều: Thứ nhất, văn hóa là các giá trị vật chất và tinh thần được conngười tạo ra Thứ hai, văn hóa được hình thành trong một quá trình tương đối lâudài; có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình của đời sống xã hội và luôn thẫm đẫm trongđời sống tinh thần của mỗi dân tộc Do vậy có thể nói văn hóa phản ảnh toàn bộ đờisống vật chất và tinh thần của con người qua các thời đại Đặc điểm này làm chovăn hóa tương đồng với văn học bởi văn học cũng là một tấm gương phản chiếutoàn bộ đời sống lớn lao của dân tộc, nhân loại

Tóm lại, từ những khái niệm trên chúng tôi nhận thấy: Văn hóa là toàn bộ cácgiá trị vật chất và tinh thần được con người tạo ra bằng lao động trong tiến trình lịch sử.Văn hóa là một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, trong đó có văn chương

1.1.1.2 Văn học

Trong bản dịch tài liệu Về nội dung và cấu trúc của khái niệm văn học nghệ thuật của Ju M Lotman, GS Trần Đình Sử có viết: Vấn đề đặc trưng văn học, nghệ thuật, hay nói cách khác là khái niệm văn học, một thời trong các sách lí luận văn học cả phương Đông lẫn phương Tây đều coi như là định luận Sự phân biệt văn học và phi văn học coi như là hiển nhiên Nhưng bắt đầu từ những năm 80 vấn đề

“văn học là gì” được đặt lại Từ Todorov đến T Eagleton, từ R Wellek đến J Culler, các học giả đã phủ nhận khả năng xác định được đặc trưng văn học theo một định nghĩa giản đơn nào đó [51;1] Thật vậy, việc tìm câu trả lời cho câu hỏi:

Văn học là gì? Bản chất của văn học là gì? là điều không đơn giản

Thời trung đại, ở phương Đông, văn học thường được gắn với phạm trù đạo

đức, từ đó sinh ra quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” Các học thuyết cổ

phương Đông đề cao đạo, đức, khí, lễ và cho rằng các yếu tố đó quyết định sự thịnhsuy của văn học Như vậy, có thể thấy từ thời xa xưa, trong quan niệm của conngười, văn học đã có mối quan hệ gắn bó với văn hóa bởi lẽ các yếu tố quyết định sựthịnh suy của văn học như đạo, đức, khí, lễ đều là các yếu tố thuộc về văn hóa

Trang 21

Thế kỉ XVIII-XIX, các học thuyết phương Tây cho rằng văn nghệ đượcquyết định bởi các yếu tố: hoàn cảnh, môi trường, chủng tộc Quan niệm này cũngchỉ ra được mối quan hệ giữa văn học với văn hóa vì nó cho rằng các yếu tố quyếtđịnh văn nghệ là hoàn cảnh, môi trường, chủng tộc mà các yếu tố này cũng là cácyếu tố văn hóa.

Lý luận của Mác- Ănghen khẳng định văn học nghệ thuật là một hình thái ýthức xã hội và cũng như các hình thái ý thức xã hội khác đều phụ thuộc vào cơ sở

hạ tầng Rõ ràng, trong quan niệm của Mác-Ănghen văn học có nét tương đồng vớivăn hóa Cả văn học và văn hóa đều là hình thái ý thức xã hội Tuy nhiên khái niệmvăn hóa rộng hơn, bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật

Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về văn học Có thể kể đến haiquan điểm

Quan điểm thứ nhất, xem xét đặc trưng của văn học theo ba cấp độ: cấp độmột: văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội; cấp độ hai: văn học với tưcách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù; cấp độ 3: văn học với tư cách là nghệthuật ngôn từ Quan điểm này khẳng định văn học là một hình thái ý thức xã hộinhư tôn giáo, chính trị, triết học…và đương nhiên chịu sự quyết định của tồn tại xãhội và cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, văn học cũng có khả năng tácđộng trở ngược lại tồn tại xã hội Chúng tôi hết sức lưu ý điểm này bởi nó chứngminh rằng văn học xét về bản chất là một trong những thành tố của văn hóa Tuynhiên văn học lại có tính đặc thù so với các thành tố khác của văn hóa như triết học,tôn giáo Đặc thù của văn học là nhận thức và phản ánh cuộc sống, tác động ngượclại cuộc sống bằng hình tượng và thông qua hình tượng Ở cấp độ cao hơn, quanđiểm này xem văn học và nghệ thuật ngôn từ Nghĩa là văn học là một loại hìnhnghệ thuật và loại hình nghệ thuật này sử dụng ngôn từ làm chất liệu sáng tác, phảnánh và tác động đến đời sống xã hội Quan điểm này được trình bày tương đối cụ

thể trong cuốn Lí luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên Trong công trình

nghiên cứu này, nhóm tác giả khẳng định văn nghệ là một hình thái ý thức xã hộithuộc kiến trúc thượng tầng; văn nghệ-một hình thái ý thức xã hội đặc thù; văn học-nghệ thuật ngôn từ

Quan điểm thứ hai, xem xét đặc trưng của văn học về đối tượng phản ánh,

Trang 22

đối tượng tư duy nghệ thuật và chất liệu.Trong đó, khẳng định văn học là loại hìnhnghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ; lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm.

Quan điểm này được thể hiện trong Từ điển thuật ngữ văn học do tác giả Lê Bá Hán

chủ biên.Với quan điểm này, chúng tôi cũng nhận ra sự gặp gỡ giữa văn học với vănhóa Thứ nhất, văn học là nghệ thuật ngôn từ mà ngôn từ, như chúng ta đã biếtchẳng những là hiện thân của văn hóa mà còn là phương tiện truyền tải văn hóa.Thứ hai, văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm mà con ngườicũng chính là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và đến lượt mình, văn hóa cũng tác độngtrở lại cuộc sống con người

Như vậy, chúng tôi có thể tạm kết rằng tất cả quan niệm về bản chất văn họcđều thể hiện được mối quan hệ mật thiết giữa văn học với văn hóa Hay nói kháchơn, từ bản chất của văn học có thể khẳng định được vị trí quan trọng của văn hóatrong văn học bởi văn học chính là một phần của văn hóa và giữa chúng luôn cómối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời

1.1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Từ những giới thuyết chung về văn hóa, văn học đã nêu trên; chúng tôi nhậnthấy giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần mà con người tạo ra trongtiến trình của đời sống xã hội Còn văn học là một loại hình nghệ thuật-nghệ thuậtngôn từ; là một hình thái ý thức xã hội đặc thù Có thể suy ra, văn hóa bao gồm cảvăn học và văn học là một phần của các giá trị văn hóa Tuy nhiên, mối quan hệgiữa văn hóa và văn học lại không giản đơn là quan hệ bao hàm hay sở thuộc

Theo PGS.TS Đỗ Lai Thúy, trước đây quan hệ giữa văn hóa và văn học đượccoi là mối quan hệ tương hỗ, ngang bằng; văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứucho nhau Nhưng gần đây, khi công trình nghiên cứu của M.Bakhtin được giới thiệuvào Việt Nam và khi UNESCO đưa ra khái niệm về văn hóa thì nhiều nhà nghiên cứuchuyển hướng cho rằng trong mối quan hệ giữa văn hóa và văn học thì văn hóa đóngvai trò chi phối, đó là sự chi phối của cái toàn thể đối với cái bộ phận, của hệ thốngđối với yếu tố Song, bản thân văn học cũng có sự năng động tích cực của nó

Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương, trong bài Văn hóa và văn học truyền thống, đã nói “Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức,

Trang 23

phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa

là nơi định hình những giá trị đã hình thành Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.” [35;1]

TS Trần Lê Bảo đã khẳng định trong lời giới thiệu quyển Giải mã văn học

từ mã văn hóa: “Văn học là sự tự ý thức văn hóa Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại

và một cộng đồng dân tộc Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ.”[2; 1]

GS Trần Đình Sử cũng phân tích sự năng động tích cực của văn học trong

bài viết Vai trò của văn học trong sáng tạo văn hóa Ông đã chỉ rõ: văn học trước

hết phát huy vai trò sáng tạo những mô hình nhân cách con người; văn học phê phánvăn hoá và cuối cùng văn học có vai trò sáng tạo văn hóa [37]

Kế thừa quan điểm của các công trình đi trước, chúng tôi nhìn nhận vai tròchi phối của văn hóa đối với văn học Văn hóa bao gồm nhiều phương diện nhưtrong đó có văn học Văn hóa như là một hệ thống còn văn học là yếu tố Văn hóa làcái toàn thể còn văn học là bộ phận Bản thân văn học là một giá trị văn hóa, như

tác giả Trần Nho Thìn đã khẳng định “Sáng tác văn học trước hết là một hành động văn hóa Tác phẩm văn học, sự kiện văn học là một loại chứng tích văn hóa.”[40].

Văn hóa là không gian sinh tồn, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn; bạn đọc Văn hóacung cấp đề tài, nội dung cho văn học; đặc biệt chi phối nhà văn trong việc lựa chọnnội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm văn học Tuy nhiên, cũng phải nhậnthấy rằng văn học là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, nó phản ánh và biểu hiện nền

Trang 24

văn hóa của cộng đồng, dân tộc, quốc gia Bên cạnh việc lưu giữ những giá trị vănhóa tốt đẹp, văn học còn đả phá, phê phán những yếu tố văn hóa lạc hậu Chẳng hạn

Người trong bao của Sê-khốp (*Kể từ đây, chúng tôi sẽ viết tên tác giả, tác phẩm, nhân vật văn học nước ngoài theo cách viết của SGK hiện hành) lên án lối sống

trong bao, tính cách trong bao, hèn nhát, co cụm của một bộ phận không nhỏ tríthức Nga cuối thế kỉ XIX Đôi khi văn học còn dự báo những giá trị văn hóa trong

tương lai Biển của thời đã mất của G.Maquez, Hóa thân của F.Kafka đều đưa ra

cảnh báo về sự mai một của những giá trị văn hóa trong tương lai Gần đây, nhiềutruyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng được xem là đã gửi những thông điệp dựbáo về sự biến đổi của một trong những giá trị văn hóa sông nước miền Tây

“Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát (…), đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt) Đất dưới chân chúng tôi thu hẹp dần” Văn học đã làm tròn sứ mệnh lưu dấu ấn

những giá trị văn hóa tốt đẹp; phê phán những yếu tố văn hóa lạc hậu; dự báo nhữnggiá trị văn hóa trong tượng lai Bằng cách đó, văn học đã góp phần thay đổi hành vivăn hóa của con người, giúp con người nhận ra những giá trị chân thiện mĩ ở đời; từ

đó tác động trở ngược lại văn hóa, giúp phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hạnchế và loại trừ những yếu tố lạc hậu của một nền văn hóa Đó là tính năng động,tích cực của văn học trong mối quan hệ với văn hóa

Từ những điểm nêu trên, có thể kết luận: văn hóa và văn học có mối quan hệmật thiết, hữu cơ Đó là mối quan hệ tác động qua lại để cùng phát triển Do vậy,không thể hiểu văn học nếu tách nó ra khỏi mạch nguồn văn hóa Nghĩa là muốngiải mã văn học thì không thể không giải mã văn hóa Từ đó, có thể khẳng định việctìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa là cần thiết cũng như việc tích hợp văn hóa,văn học trong dạy học văn nói chung và văn học nước ngoài nói riêng là một hướng

đi phù hợp, triển vọng Tuy nghiên, trong mối quan hệ này, văn học không chỉ là bộphận, là sự biểu hiện đơn thuần của văn hoá mà còn có những giá trị đặc thù của nó.Nếu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần đã được xác lập một cách tươngđối rõ ràng, ổn định thì văn học không ngừng khơi mở những giá trị văn hoá mới,văn học có thể phản ánh những giá trị văn hoá vật chất nhưng mục đích mà nóhướng tới lại là những giá trị văn hoá mang tính tinh thần Nhận thức điều này để

Trang 25

tránh việc đơn giản, dung tục hoá việc phân tích, giải mã và tiếp nhận và dạy họctác phẩm văn chương trong nhà trường

1.1.2 Giới thuyết chung về tích hợp và dạy học tích hợp

Tiếp theo đây, chúng tôi xin trình bày một số giới thuyết chung về tích hợp

và dạy học tích hợp để tiếp tục tạo thêm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

1.1.2.1 Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration”, một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa

là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

Như vậy, khái niệm tích hợp là một khái niệm rộng và bao trùm nhiều lĩnhvực của đời sống Khi đi vào lĩnh vực sư phạm, khái niệm tích hợp được vận dụng,

phát triển thành một trào lưu sư phạm mang tên “dạy học tích hợp”.

Trong lý luận dạy học hiện đại, thuật ngữ tích hợp được dùng để chỉ một

trào lưu sư phạm ra đời khoảng những năm 60 của thế kỉ XX Xavier Roegers định

nghĩa về trào lưu này như sau: Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó, toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động [48;73]

Thuật ngữ dạy học tích hợp xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của thế

kỉ XX Từ đó đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp vàđưa ra nhiều quan điểm soi đường cho việc thực hiện trào lưu sư phạm này trongthực tiễn giáo dục Việt Nam

Theo Từ điển Giáo dục học của nhóm tác giả Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Văn Tảo: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Theo tác giả Nguyễn Văn Tứ: Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn hoặc hoặc các phân môn khác nhau thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên

Trang 26

hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học, phân môn học đó [43; 31]

Tác giả Trần Hữu Phong trong Dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông theo các định hướng đổi mới đã nhấn mạnh: Tư tưởng tích hợp được phát triển theo hướng cụ thể hóa thành chiến lược dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học…nhưng cốt lõi của nó vẫn chính là kiểu dạy học sao cho diễn ra được một sự phối kết hợp các tri thức, kĩ năng liên quan môn học cụ thể đó [34;7]

Như vậy, có thể tạm kết luận: Dạy học tích hợp là sự kết hợp, phối kết các trithức, kĩ năng của các môn học hoặc các phân môn khác nhau khi các môn học hoặccác phân môn này nét tương đồng nhằm mục tiêu hình thành một hệ thống năng lực

cụ thể cho học sinh

Tuy nhiên, không nên hiểu dạy học tích hợp là sự cộng gộp giản đơn cácmôn học, phân môn một cách tùy tiện Tích hợp phải dựa trên mối liên hệ mật thiếtgiữa các đối tượng, yếu tố; phải hướng tới phát huy giá trị của các đối tượng yếu tố

cũng như ý nghĩa của toàn bộ chủ đề được tích hợp “Tích hợp không phải là phép cộng đơn giản các yếu tố riêng lẻ mà là sự siêu liên kết, siêu tổng cộng để tạo nên một nội dung mới, tính chất chức năng mới không có trong các yếu tố khi tồn tại riêng biệt.” [24;16]

Dạy học tích hợp từ lâu đã chứng minh được tính ưu việt trong dạy học nóichung và dạy học Ngữ văn nói riêng Trào lưu sư phạm này đã tạo điều kiện để họcsinh phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo; đồng thời góp phần hìnhthành tư duy tổng hợp cho học sinh; giúp đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hộihiện đại trong việc phát triển toàn diện con người Khi dạy học tích hợp, giáo viên

sẽ phát triển được năng lực đồng thời tận dụng vốn kinh nghiệm của người học Bêncạnh đó, dạy học theo hướng tích hợp cũng giúp thiết lập mối quan hệ giữa các kiếnthức, kĩ năng và phương pháp môn học; tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nộidung ở các môn học

1.1.2.2 Nguyên tắc tích hợp trong dạy học

Việc dạy học tích hợp muốn đạt mục tiêu và phát huy hiệu quả giáo dục thìcần tuân theo những nguyên tắc nhất định

Tác giả Lê Thị Thu Hiền trong đề tài nghiên cứu khoa học Các biện pháp dạy học làm văn nghị luận lớp 12 đã xác định trong dạy học, để tích hợp đạt hiệu

quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, coi trọng tính đặc thù của bộ

Trang 27

môn Thứ hai, cần chú ý đến logic sư phạm của các phân môn Thứ ba, cần đảm bảotính chọn lọc Thứ tư, cần đúng thời điểm [24;13] Đó là những nguyên tắc chung

mà người giáo viên cần tuân thủ khi dạy học tích hợp ở tất cả các bộ môn

Đối với tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn, tác giả Trần Hữu Phong trong Dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông theo các định hướng đổi mới cũng có lưu ý

thêm: Tích hợp phải hướng tới thực hiện mục tiêu cấp học, lớp học, môn học; phảitheo hướng toàn diện và các tri thức Ngữ văn phải luôn chuyển di theo cả chiềungang lẫn chiều dọc; phải dựa vào đặc thù nội dung và tiến trình bài học Đặc biệt,tác giả Trần Hữu Phong cũng nhấn mạnh: trong dạy học đọc hiểu văn bản cần phảitích hợp được tri thức Ngữ văn với tri thức văn hóa, lịch sử [34; 9]

Như vậy, bên cạnh các nguyên tắc tích hợp nói chung, chúng tôi nhận thấytích hợp tri thức Ngữ văn với tri thức văn hóa được xem là một trong những yêu cầuquan trọng trong dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp Đây sẽ là tiền đề quan trọng

để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình

1.1.2.3 Một số phương thức tích hợp trong dạy học

Việc dạy học tích hợp có thể được tiến hành bằng nhiều phương thức khác

nhau Ở đây, có thể kể đến quan điểm của Xvaier Roegiers Xvaier Roegiers trong cuốn Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực của nhà trường đã trình bày các quan điểm “trong nội bộ môn học”, “đa môn”,“liên môn”,“xuyên môn” Quan điểm trong nôi bộ môn học cho rằng nên ưu tiên các nội

dung môn học, sử dụng kiến thức của phân môn này để dạy học kiến thức phân mônkhác trong bộ môn khoa học Các kiến thức trong môn học được kết nối với nhaumột cách hệ thống, logic và chặt chẽ Quan điểm này nhằm duy trì các môn họcriêng rẽ Quan điểm đa môn đề nghị những tình huống, những đề tài có thể nghiêncứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau.Theo quan điểm này các môn học tiếp tục được duy trì một cách riêng rẽ và chỉ gặpnhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu đề tài Quan điểm liên môn đềxuất tình huống chỉ có thể tiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều mônhọc Ở đây nhấn mạnh sự liên kết của nhiều môn học, làm cho chúng tích hợp vớinhau để giải quyết vấn đề cho trước, các quá trình học tập sẽ không được đề cậpmột cách rời rạc mà phải liên kết đến vấn đề giải quyết Quan điểm xuyên môn chủ

Trang 28

yếu phát triển các kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học,trong tất cả các tình huống, những kỹ năng này được gọi là kỹ năng xuyên môn.

Như vậy, trong quan điểm của Xvaier Roegiers chúng tôi nhận thấy có hai phương

thức tích hợp cơ bản: tích hợp trong nội bộ môn học (quan điểm trong nội bộ mônhọc) và tích hợp giữa các môn học (quan điểm đa môn, liên môn, xuyên môn)

Ngày nay, tùy vào quan điểm mà người ta đề ra những phương thức khácnhau trong việc tích hợp các phân môn, các môn học Tích hợp giữa các phân môntrong nội bộ môn học thì có: tích hợp ngang (làm cho kiến thức di chuyển theochiều ngang), tích hợp dọc (tích hợp theo từng vấn đề, vấn đề đang dạy và nhữngvấn đề liên quan) Tích hợp giữa các môn học thì có tích hợp liên môn (phối kếtnhiều môn học để soi sáng một nội dung kiến thức)

Về phương thức tích hợp, TS Trần Hữu Phong cũng đề xuất: Tích hợp luôn diễn ra theo cả trục tuyến tính lẫn trục đồng tâm Theo trục tuyến tính, các kiến thức về môn học được phân giải thành các yếu tố, đơn vị để học sinh chiếm lĩnh Theo trục này, người ta sẽ phát triển kiến thức theo bề dày Theo trục đồng tâm, kiến thức lại được phát triển theo chiều sâu Nghĩa là, dựa trên sự đồng tâm, một vấn đề nào đó thuộc tri thức Ngữ văn sẽ được đào sâu, mở rộng thông qua sự phối kết hợp, tương tác với tri thức tương đồng [34; 9]

Đối với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phương thức tích hợp liênmôn, phối kết kiến thức văn hóa, văn học để soi sáng nội dung văn học nước ngoàitrong chương trình Ngữ văn THPT Tuy nhiên, tích hợp văn hoá vẫn còn là mộtkhái niệm cần tiếp tục được làm sáng tỏ trước khi vận dụng vào thực tế dạy học

Dựa vào khái niệm tích hợp nói chung, chúng tôi cho rằng tích hợp văn hoá

về bản chất là phương thức tích liên môn, sử dụng phối hợp có hiệu quả các tri thức về văn hoá trong giờ đọc hiểu để học sinh có thể cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc, đầy đủ và chiếm lĩnh được các giá trị văn hoá chứa đựng trong

nó Khái niệm này tự nó đã đặt ra hai yêu cầu đối với việc tích hợp văn hoá trong

dạy học đọc hiểu: sử dụng văn hoá như tiền đề, phương tiện để triển khai hoạt độngđọc hiểu và xem văn hoá là một trong những mục đích cần hướng tới của hoạt độngđọc hiểu Nói cách khác, tích hợp văn hoá đòi hỏi phải xem văn hoá vừa là yêu cầuvừa là mục tiêu hướng tới của việc đọc hiểu Xem văn hoá là yêu cầu, giáo viên cần

Trang 29

phải xác định được những tri thức văn hoá có liên quan đến nhà văn, nhà thơ vànhững sự kiện, tình huống xuất hiện trong tác phẩm như hoàn cảnh lịch sử, phongtục tập quán, quan niệm và thị hiếu nghệ thuật, chính trị, tôn giáo… và hướng dẫnhọc sinh sử dụng những tri thức văn hóa này để giải mã tác phẩm Xem văn hoá làmục đích, giáo viên cần giúp học sinh không những hiểu được nội dung, nghệ thuậtcủa tác phẩm, hình thành cảm xúc thẩm mĩ mà còn góp phần để học sinh nhận rađược những vẻ đẹp văn hoá vật chất và tinh thần được nhà văn tái hiện trong đó Vàmức độ tích hợp mà chúng tôi lựa chọn ở đây là lồng ghép, liên hệ; nghĩa là chúngtôi đưa sẽ các yếu tố nội dung văn hóa vào dòng chảy chủ đạo của bài học văn họcnước ngoài ở những thời điểm thích hợp để làm sáng rõ nội dung bài học.

Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát nội dung văn học nướcngoài được giới thiệu trong bộ SGK Ngữ văn cơ bản Có thể hình dung khái quátbằng bảng tổng hợp dưới đây

Lớp 10

1 Uy - lit - xơ trở về (trích Ô - đi - xê) 2

2 Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) 1 Đọc thêm

4 Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu); Nỗi oán

của người phòng khuê (Vương Duy)

1 Đọc thêm

6 Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam Quốc

diễn nghĩa- La Quán Trung)

2

Trang 30

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

(Trích Tam Quốc diễn nghĩa- La Quán

5 Người cầm quyền khôi phục uy quyền

2 Số phận con người (Sô-lô-khốp) 2

3 Ông già và biển cả (Hê-minh-uê) 2

Nhìn chung, các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu trongchương trình là những tác phẩm hay, thuộc về các nền văn học lớn của thế giới.Thời lượng dạy nội dung văn học nước ngoài ở lớp 10, 11 là 8 tiết, lớp 12 là 6 tiết;một số tác phẩm được bố trí ở phần đọc thêm; hiện nay một số trường phổ thôngcòn linh hoạt chuyển một số bài văn học nước ngoài vào phần tự học có hướng dẫn

Để bước đầu mang đến cho học sinh nhãn quan rộng lớn về nền văn học thếgiới, chương trình văn học nước ngoài ở phổ thông giới thiệu các tác phẩm, đoạntrích tiêu biểu của các nền văn học lớn trên toàn cầu như: Hy Lạp, Ấn Độ, TrungQuốc, Pháp, Nga, Mĩ, Anh, Nhật Bản Hơn nữa, mỗi bài học lại hàm chứa nhiều dữliệu văn hóa phong phú, đa dạng Hay nói khác hơn, phần văn học nước ngoài cónhiều tiềm năng với vấn đề dạy học tích hợp văn hóa, văn học

Thứ nhất, đa phần những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình

Ngữ văn phổ thông có tính cách biệt về thời gian đối với học sinh Từ sử thi I-li-at, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na cho đến thơ Đường, thơ Hai-kư, tiểu thuyết Minh - Thanh

đều ra đời từ những năm tháng xa xưa trong lịch sử Kể cả những tác phẩm văn học

Trang 31

hiện đại của nền văn học Pháp, Nga, Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ như: Những người khốn khổ của Victor Huygo; thơ Pu-skin, Người trong bao của Sê-khốp, Số phận con người của Sô-lô-khốp; thơ Ta-go; Ông già và biển cả của Hê-minh-uê; Thuốc

của Lỗ Tấn…cũng có sự cách biệt về thời gian từ vài chục năm đến cả trăm năm đốivới học sinh Do vậy, bắt buộc học sinh cần phải có một sự hiểu biết nhất định vềvăn hóa của thời đại tác phẩm ra đời mới có thể lý giải tác phẩm

Thứ hai, nội dung văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn THPT có

sự khác biệt về không gian đối với học sinh Không gian tác phẩm ra đời là ở một đấtnước khác, thậm chí một châu lục, một phương trời khác mà học sinh chưa từng biết,chưa từng đặt chân tới Và ngày nay, cho dù có “thế giới phẳng” bởi internet nhưnghọc sinh chưa đặt chân tới những vùng đất được miêu tả trong các tác phẩm tức làchưa được trải nghiệm thực tế thì đối với các em đó vẫn là những không gian nghệthuật hoàn toàn xa Lầu Hoàng Hạc, dòng Trường Giang, cố đô của Nhật Bản, thànhphố Paris hoa lệ, rừng già đại ngàn của Ấn Độ hay những cánh đồng tuyết trắng phủkhắp nước Nga…đều là những không gian lạ với học sinh Đó không phải là nhữnglũy tre, cánh đồng, mái đình, cây đa …như trong văn học Việt Nam mà các em quenthuộc Có thể nói, sự khác biệt về không gian là một trong những trở ngại trong quátrình tiếp nhận văn học nước ngoài của học sinh Vì vậy, tích hợp văn hóa, văn họctrong dạy học văn học nước ngoài là một cách giúp học sinh vượt qua trở ngại về sựkhác biệt đó

Thứ ba, và đây cũng là điểm đặc biệt nhất, đó là nội dung văn học nướcngoài có tính khác biệt về môi trường văn hóa đối học sinh Văn hóa là một đốitượng phản ảnh của văn học do đó văn hóa chi phối nội dung văn học; đặc biệt tácđộng đến cách lựa chọn nội dung, hình thức của nhà văn Văn học nước ngoài ra đờitrong những môi trường văn hóa khác biệt đối với học sinh nên sẽ tạo một rào cảnvăn hóa với học sinh trong quá trình tiếp nhận dẫn đến việc không thể hiểu, cảmnhận được vẻ đẹp của tác phẩm một cách đúng đắn, đầy đủ và trọn vẹn Khôngnhững văn hóa phương Tây có những nét khác biệt mà cả văn hóa của các nướcphương Đông - kể cả những nước lân cận Việt Nam cũng tồn tại nhiều nét riêng.Phải hiểu được những nét khác biệt, đặc trưng của môi trường văn hóa mà tác phẩmvăn học sinh thành thì mới có thể lý giải, tiếp nhận hiệu quả Chẳng hạn như: Nếukhông hiểu văn hóa Thiền của Nhật Bản thì học sinh sẽ không thể bừng ngộ trước

Trang 32

những vần thơ Hai-kư ngắn ngủi mà thâm sâu Và nếu không có hiểu biết về lối tưduy u mê, lầm lạc của người Trung Quốc trong những năm đầu TK XX, học sinh sẽkhông thấy hết giá trị của tác phẩm Thuốc cũng như khao khát cháy bỏng của nhàvăn Lỗ Tấn muốn tìm một phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần dân tộc TrungHoa lúc bấy giờ Quả thực, nếu không hiểu được những nét đặc trưng của một môitrường văn hóa thì có khả năng sẽ không cắt nghĩa được văn học, nhất là đối với vănhọc nước ngoài-văn học được sinh ra từ một môi trường văn hóa khác biệt.

1.2.1.2 Dữ liệu văn hóa trong nội dung văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Từ góc độ chương trình, có thể thấy, các tác phẩm văn học nước ngoài đượclựa chọn giới thiệu trong SGK Ngữ văn hiện nay đều ít nhiều hàm chứa nhiều dữliệu văn hóa để có thể triển khai dạy học tích hợp văn hóa, văn học nhằm nâng caohiệu quả của giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài ở nhà trường phổthông Mà như chúng ta đã biết, dữ liệu văn hóa là một trong những chiếc chìa khóa

mở ra cánh cửa đi vào thế giới tác phẩm bởi lẽ muốn hiểu tác phẩm phải có một vốnhiểu biết nhất định về những nội dung văn hóa hàm chứa trong tác phẩm đó

Đối với văn học cổ Hy Lạp, học sinh được học đoạn trích sử thi Ô-đi-xê Dữ

liệu văn hóa trong nội dung này là: những hiểu biết nhất định về đất nước, conngười Hy Lạp cổ đại- nơi được xem là cái nôi văn minh của thế giới; khát vọngkhám phá của thời kì quá độ lên chế độ chiếm hữu nô lệ Người Hy Lạp lúc nàykhông còn ngợi ca sức mạnh chiến đấu mà thiên về tôn vinh trí tuệ, lòng dũng cảm,

sự thông minh…Họ khao khát vượt biển, mở rộng giao lưu, thoát khỏi thời kì môngmuội để đến gần hơn với thời đại văn minh

Đối với văn học Pháp, học sinh được học một đoạn trích của tiểu thuyết

Những người khốn khổ của V Huy-gô ở lớp 11 Dữ liệu văn hóa trong nội dung văn

học này là: đặc điểm kinh tế - xã hội Pháp khoảng hai mươi năm đầu của TK XIX,lối tư duy đề cao tình cảm, sự tự do của lớp trí thức-nhà văn Pháp thuộc trào lưu vănhọc lãng mạn, những ảnh hưởng của tư tưởng ánh sáng, của chủ nghĩa xã hội khôngtưởng đến lối suy nghĩ của một bộ phận người Pháp lúc bấy giờ

Đối với văn học Nga, học sinh được làm quen với đoạn tác phẩm Người trong bao của Sê khốp ở lớp 11 và Số phận con người của Sô-lô-khôp ở lớp 12 Ở Người trong bao của Sê khốp cần lưu ý đặc điểm xã hội Nga cuối TK XIX: không

Trang 33

khí ngột ngạt, lối tư duy bó buộc trong các thông tư, chỉ thị cùng với lối sống “trongbao”, tính cách “trong bao”, hèn nhát, co cụm của một bộ phận không nhỏ trí thứcNga; đó là một thời kì đen tối với nhiều biểu hiện lạc hậu của nền văn hóa Nga Ở

Số phận con người của Sôlôkhôp phải nắm bắt được đặc điểm xã hội Nga, tâm lý

người Nga sau thế chiến: nỗi đau mà chiến tranh để lại cho toàn xã hội Nga; tâm lý

cô đơn khổ đau của con người sau nhiều mất mát, những giá trị nhân văn và sứcmạnh vươn lên mà người Nga tôn sùng…

Đối với văn học Anh, học sinh được làm quen với trích đoạn kịch trích từ vở

kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia Để giải mã được tác phẩm, ngoài

việc chú đặc trưng của thể loại kịch; học sinh cần có hiểu biết về đặc điểm văn hóacủa thời kì Phục Hưng ở phương Tây nói chung và ở Anh nói riêng; tư tưởng nhânvăn tỏa sáng thời đại, sự ràng buộc của những yếu tố văn hóa lạc hậu kéo dài từ đêmtrường trung cổ, sự quẫy cựa của cái tôi cá nhân chống lại những giáo điều xưa cũ…

Đối với văn học Mỹ, SGK chọn giới thiệu đoạn trích tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê Ở tác phẩm này, đặc trưng văn hóa phương Tây

được thể hiện rõ nét Đó là khao khát chinh phục của con người, nét tâm lý vốn có ởngười phương Tây từ ngàn xưa cho đến thời hiện đại Học sinh cần nắm được đặcđiểm tâm lý này, cần hiểu văn hóa chinh phục của phương Tây để thấy được vẻ đẹpcủa cuộc chiến đấu không cân sức giữa ông già đơn độc và sức mạnh đến từ biển cảbao la Dữ liệu văn hóa sẽ làm thông điệp của tác phẩm thêm ý nghĩa: “Con người

có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”

Đối với văn học Trung Quốc, ở lớp 10, SGK chọn giới thiệu một số bài thơ

Đường và đoạn trích tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa Ở lớp 12 học sinh được học tác phẩm Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn Với thơ Đường, tiểu thuyết Minh Thanh, học sinh

cần có vốn hiểu biết nhất định về đặc điểm chính trị -kinh tế- xã hội Trung Quốc thờitrung đại, tình trạng cát cứ phân tranh triền miên trong lịch sử dẫn đến khao khát cháybỏng về cuộc sống yên bình; đồng thời cần hiểu biết về văn hóa Nho giáo (tư tưởngtrung quân, đề cao nhân lễ nghĩa trí tín), Đạo giáo (đề cao sự hòa hợp với tự nhiên, vô

vi, thư nhàn)…Với Thuốc của Lỗ Tấn, học sinh cần được tích hợp kiến thức về đặc

điểm chính trị- kinh tế- xã hội Trung Quốc những năm đầu TK XX, đặc biệt là lối tưduy lầm lạc của người Trung Quốc, những hủ tục, sự mê tín dị đoan, sự xa rời quầnchúng của một bộ phận người làm cách mạng dẫn đến những bi kịch lịch sử…

Trang 34

Đối với văn học Ấn Độ, học sinh được làm quen với sử thi Ra-ma-ya-na ở lớp

10 và thơ Ta-go ở lớp 11 Với sử thi Ra-ma-ya-na, học sinh cần hiểu về văn hóa tâm

linh, tôn thờ thần thánh của người Ân Độ; quan niệm ứng xử của người Ấn Độ, họtrọng đạo đức và danh dự, họ luôn hướng về cộng đồng, đặt bổn phận với cộng đồnglên trên hết Với thơ Ta-go, học sinh cần thấy được sự hấp thu nền văn hóa Ân Độminh triết sâu thẳm của nhà thơ là người Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel văn học này

Đối với văn học Nhật Bản, chương trình chọn thơ Hai-cư để giới thiệu vớihọc sinh Đặc điểm nội dung, hình thức thơ Hai-cư gây khó khăn cho quá trình tiếpnhận bởi sự ngắn gọn, súc tích Thơ Haiku phần lớn do các thiền sư viết gắn với vănhóa Thiền định của Nhật Bản nên muốn cảm thụ cần phải có vốn hiểu biết về vănhóa thiền, tính cách trầm mặc, ưa thích sự u tịch của người Nhật Bản Có thể nóivăn hóa Thiền là cơ sở để giải mã thơ Hai-cư

Tóm lại, trên cơ sở phân tích nội dung văn học nước ngoài được trongchương trình sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, chúng tôi có

thể kết luận: văn học nước ngoài chính là một phương tiện để nâng tầm văn hóa cho

học sinh, bước đầu mang đến cho các em cái nhìn về nền văn hóa rộng lớn, đa chiềucủa thế giới Tuy nghiên do sự khác biệt về không gian, thời gian và khoảng cách vềvăn hóa và “tầm đón đợi” mà bản thân học sinh chưa tiếp nhận hết được vẻ đẹp củacác tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Đồng thời, chúng tôi cũngnhận thấy được tiềm năng của văn học nước trong việc dạy học tích hợp văn hóa,văn học cũng như nhận ra kho dữ liệu văn hóa phong phú, đa dạng ẩn mình trongcác tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu trong chương trình Ngữ vănTHPT hiện nay

Trang 35

1.2.2 Thực trạng dạy học văn học nước ngoài và dạy học tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở trường THPT hiện nay

1.2.2.1 Năng lực đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài và mức độ hiểu biết tri thức văn hóa của HS THPT hiện nay

Để đánh giá thực trạng năng lực đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài vàmức độ hiểu biết tri thức văn hóa nước ngoài của học sinh, chúng tôi đã tiến hànhkiểm tra, đánh giá ngẫu nhiên đối với 97 học sinh ở một số trường THPT trên địabàn tỉnh An Giang theo hai hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm Kết quả thuđược như sau

Bảng 1 Kết quả kiểm tra tự luận

KẾT QUẢ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Viết một bài văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống trong bao của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê-khốp.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy năng lực đọc hiểu văn bản văn học nướcngoài của HS đa số đạt mức độ trung bình (56,7%), tỉ lệ học sinh đạt mức độ giỏirất thấp (2,1%) Với câu hỏi đặt ra trong bài kiểm tra tự luận này, chúng tôi nhậnthấy phần lớn học sinh cho rằng lối sống trong bao của nhân vật Bê-li-cốp là lốisống lập dị, thu mình, hèn nhát, ích kỉ, đáng phê phán Nhưng các em chưa chỉ rađược căn nguyên của lối sống trong bao ấy là do bầu không khí ngột ngạt của xã hộiNga thế kỉ XX và đó cũng là lối sống, tính cách của một bộ phận không nhỏ ngườiNga lúc bấy giờ Nguyên nhân của thực trạng trên là do học sinh chưa được trang bịtri thức văn hóa liên quan đến bối cảnh ra đời của tác phẩm

Bảng 2 Kết quả kiểm tra trắc nghiệm

Trang 36

A 1919 47 48,5%

Câu 2: Ý nghĩa nhan đề Thuốc?

C Phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần của người dân

B Tương lai u tối của đất nước Trung Hoa 19 19,6%

D Sự hiển linh của vong hồn nhân vật Hạ Du 31 32%

Từ bảng tổng hợp kết quả kiểm tra trắc nghiệm cho thấy, đa số học sinhkhông hiểu biết về văn hóa Trung Quốc Chỉ có 13,4% trả lời đúng ở câu số 2 và19,6% trả lời đúng ở câu số 4 Các em không nhận thức được rằng sự u mê, lạc hậu

về tinh thần của người Trung Hoa ở thời điểm cách mạng Tân Hợi là rất đáng báođộng nên nhà văn Lỗ Tấn viết Thuốc như một lời cảnh tỉnh nhân dân Trung Hoa

Về chi tiết con quạ ở cuối tác phẩm, nhiều học sinh cũng cho rằng đó là biểu tượngxui xẻo, ma quái, điềm chẳng lành mà không biết được rằng người Hán xem quạnhư một dấu hiệu thần kì để tái lập trật tự xã hội, quạ là con chim của mặt trời, là

hiện thân của mặt trời, là “kim ô” mà câu chuyện Hậu Nghệ bắn mặt trời luôn được

truyền tụng đã cho thấy điều đó Chính vì không có tri thức văn hóa nên dẫn đếnviệc học sinh không hiểu hoặc hiểu sai lệch ý nghĩa, nội dung tưởng của tác phẩm

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: học sinh phải học quánhiều môn học nên không có thời gian nghiên cứu tìm hiểu; thiếu tài liệu thamkhảo; không có bộ môn văn hóa riêng trong chương trình phổ thông và cũng do giáoviên không chú ý cung cấp tri thức văn hóa cho học sinh để các em có đủ tri thức

Trang 37

đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài.

1.2.2.2 Nhận thức của GV và HS về dạy học văn học nước ngoài và dạy học văn học nước ngoài theo hướng tích hợp với văn hóa trong nhà trường THPT hiện nay

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 150 học sinh (HS) và 40 giáoviên (GV) ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang về thực trạng dạyhọc văn học nước ngoài và thực trạng dạy học theo hướng tích hợp văn hóa, vănhọc trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay,kết quả như sau:

Về thực trạng dạy học văn học nước ngoài hiện nay, chúng tôi thu thập được các thông tin như sau:

Bảng 1: Nhận thức của GV và HS về vai trò của phần văn học nước ngoài

trong chương trình Ngữ văn T

Trang 38

Bảng 3: Mục đích của HS hướng đến khi đọc một tác phẩm

văn học nước ngoài T

Bảng 4: Đánh giá của GV về năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài

của HS hiện nay T

Bảng 5: Đánh giá của GV về hiệu quả của việc day học văn học nước ngoài

ở chương trình THPT hiện nay T

T

Bảng 6: Những khó khăn của GV khi dạy học văn học nước ngoài T

T

Trang 39

4 Ý kiến khác 5 12,5%

Trang 40

Bảng 7: Những khó khăn của HS khi học văn học nước ngoài

T

T

3 Thiếu các tri thức đọc hiểu như văn hóa, lịch sử 93 62%

Như vậy, qua khảo sát thực trạng dạy học văn học nước ngoài hiện nay,chúng tôi nhận thấy: Về phía giáo viên, phần lớn giáo viên nhận thức được vai tròquan trọng của nội dung văn học nước ngoài tuy nhiên theo nhiều giáo viên thì hiệuquả của việc dạy học văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn THPT hiệnnay chỉ dừng lại mức độ trung bình và một trong những khó khăn lớn nhất mà giáoviên gặp phải là sự khác biệt về môi trường văn hóa Về phía học sinh, các em chưanhận thức được tầm quan trọng của phần văn học nước ngoài dù các đa số các emthích các tác phẩm văn học nước ngoài Nguyên nhân của thực trạng này phần lớn

là do nội dung văn học nước ngoài không nằm trong nội dung thi THPT Quốc giatrong khi nhiều giáo viên và học sinh hiện nay có tâm lý “học để thi” Chúng tôicũng nhận thấy, một trong các mục đích lớn mà học sinh hướng tới khi đọc một tácphẩm văn học nước ngoài đó là để tìm hiểu thêm về một nền văn hóa và trở ngại lớnkhi cảm thụ một tác phẩm văn học nước ngoài đó là thiếu các tri thức đọc hiểu nhưvăn hóa, lịch sử

Về thực trạng dạy học tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông hiện nay, kết quả khảo sát chúng tôi thu được như sau:

Bảng 1: Nhận thức về sự cần thiết của việc tích hợp văn hóa

trong dạy học văn học nước ngoài T

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (chủ biên), (2007), Dạy học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp
Tác giả: Lê A (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
2. Trần Lê Bảo, Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn học từ mã văn hóa
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp giáo dục THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới phương phápgiáo dục THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
12. Nguyễn Huỳnh Khánh Chân (2014), Dạy học đọc hiểu các văn bản văn xuôi trung đại Việt Nam theo hướng tích hợp, Luận văn thạc sĩ Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2014), Dạy học đọc hiểu các văn bản văn xuôitrung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Khánh Chân
Năm: 2014
3. Lê Huy Bắc (2008), Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
4. Lê Huy Bắc (2008), Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
5. Lê Huy Bắc (2008), Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
8. Bộ GD&ĐT (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 cơ bản, tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Khác
9. Bộ GD&ĐT (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Khác
10. Bộ GD& ĐT (2015), Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w