1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 và vận dụng chuyên đề virus và bệnh truyền nhiễm vào giảng dạy

44 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

Trong năm học 2014-2015, chúng tôi tham gia hội thảo xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi vậndụng kiến thức liên môn vào giải quyết c

Trang 1

XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 VÀ VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ

"VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" VÀO GIẢNG DẠY

A LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI SKKN

1 Cơ sở xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

Thực hiện các công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm

2013 của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn và giáoviên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh theo các "chủ đề dạy học" Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrHngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn sinh hoạtchuyên môn về xây dựng kế hoạch và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra,đánh giá phù hợp với các "chuyên đề dạy học" Thực hiện các văn bản chỉ đạocủa Sở GD - ĐT, của trường THPT B Phủ Lý về tập huấn sinh hoạt tổ nhómchuyên môn, xây dựng nội dung tham gia hội thảo môn Sinh học cấp Tỉnh, xâydựng các chuyên đề dạy học và sử dụng websize trường học kết nối,

Tại công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH và công văn số GDTrH trên đã sử dụng hai thuật ngữ khác nhau: "chủ đề dạy học'' và "chuyên

5555/BGDĐT-đề dạy học" Vậy "chủ 5555/BGDĐT-đề dạy học'' và "chuyên 5555/BGDĐT-đề dạy học" có gì khác nhau?Các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên nên xây dựng "chủ đề dạy học" hay

"chuyên đề dạy học"? Dạy học tích hợp liên môn hay đơn môn là gì? Bảnchất và phương pháp dạy học liên môn và đơn môn? Đó là những câu hỏi thực

tế đã khiến không ít giáo viên còn khá lúng túng trong quá trình xây dựng cácchủ đề/chuyên đề dạy học

Trong năm học 2014-2015, chúng tôi tham gia hội thảo xây dựng các chủ

đề tích hợp liên môn trong dạy học, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi vậndụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, trong khi đó,bản thân tôi trực tiếp tham dự lớp tập huấn tại Yên Bái về xây dựng các chuyên

đề đơn môn trong dạy học và chia sẻ những kinh nghiệm học được cho giáo

1

Trang 2

viên Năm học 2014-2015, tôi cùng nhóm Sinh của trường THPT B Phủ Lý đãtrực tiếp xây dựng, thực hiện và nộp 6 chuyên đề dạy học tích hợp đơn môn lênwebsize trường học kết nối, đồng thời, tôi tham gia xây dựng báo cáo tham luậntại hội thảo cấp Sở GD về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong mônSinh học, ngoài ra, tôi còn trực tiếp hướng dẫn nhóm học sinh tham gia cuộc thi:

"Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn" do Bộ

GD - ĐT tổ chức và sản phẩm của nhóm đã được Sở GD - ĐT Hà Nam chọn gửi

đi tham dự kì thi cấp quốc gia

Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thời sự cấp thiết về mặt lý luận vàthực tế của ngành giáo dục trong năm học này cũng như một số kinh nghiệm củabản thân trực tiếp tham gia trong năm học qua, cùng với các chuyên đề đơn môn

đã được gửi lên trường học kết nối, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này,tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình trong quá trình xây dựng một sốchủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học 10 Đặc biệt, với ý tưởng

đã được thai nghén trong thời gian rất dài khi nghiên cứu về virus cúm gia cầmtrên đối tượng gà Móng Tiên Phong trong đề tài nghiên cứu sinh của mình, tôi

đã xây dựng chi tiết chủ đề liên môn: " Virus và bệnh truyền nhiễm" Chủ đềnày đã được tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là giảng viên trực tiếphướng dẫn tôi khi tôi tham gia các lớp tập huấn tại Hà Nội và Yên Bái, đặc biệt

là các ý kiến của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh Hà Nam cũng như bảnthân được trực tiếp giảng dạy tại các lớp 10A1, 10A2,10A3 và lớp 10 B1, B2,B3 tại trường THPT B Phủ Lý trong năm học 2014-2015

2 Phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng

Nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm này gồm 2 vấn đề chủ yếu và đượcthực hiện ở 2 thời điểm khác nhau có tính áp dụng rộng rãi tới giáo viên và họcsinh trong toàn tỉnh Cụ thể:

Phần thứ nhất: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn

Sinh học 10 (là bản báo cáo tham luận cấp Sở GD - ĐT tại Hội thảo Sinh họcdiễn ra tại THPT A Phủ Lý - tháng 10 năm 2014, do Sở GD - ĐT Hà Nam tổ

Trang 3

nghe góp ý của NGUT - Thạc sỹ Bùi Văn Tâm - nguyên PGĐ Sở GD - ĐT HàNam và các đồng nghiệp dạy môn Sinh trong Tỉnh tại Hội thảo môn Sinh học).

Phần thứ hai: Xây dựng chi tiết 1 chuyên đề: " Virus và bệnh truyền

nhiễm" trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công nghệ, môn Văn, mônGDCD, môn Địa và môn Tin Nội dung phần này có sự tham khảo một số nộidung và ý kiến của Tiến sĩ Phan Thị Hội - bộ môn Phương Pháp, Khoa Sinh học,Trường ĐH SP I Hà Nội; cũng như các thầy, cô giáo của nhiều môn khác nhautại trường THPT B Phủ Lý trực tiếp dự giờ và đóng góp ý kiến khi tôi trực tiếpgiảng dạy mẫu tại hội đồng giáo dục nhà trường, tháng 3 năm 2015 Chủ đềđược xây dựng dựa trên cấu trúc thống nhất đã được tập huấn tại Yên Bái theochương trình của Bộ GD - ĐT Đặc biệt, để phù hợp hơn với những đổi mới của

Bộ GD - ĐT trong giảng dạy, thi cử và kiểm tra đánh giá được thực hiện ngay

từ năm học này, tôi đã thiết kế chủ đề với 4 tiết lý thuyết với những hoạt độngdạy và học (chứ không phải là giáo án) dựa trên những chuẩn kiến thức và kĩnăng của các môn liên môn và đặc biệt hơn nữa, tôi đã xây dựng bộ công cụđánh giá theo 4 cấp độ cho mỗi tiết học (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vậndụng cao), mỗi bộ công cụ đánh giá, tôi cố gắng xây dựng các dạng câu hỏi khácnhau: từ trắc nghiệm khách quan, ghép nối các cột, trắc nghiệm điền thiếu đếntrả lời tự luận hoặc xây dựng các bài thuyết trình tuyên truyền ý thức đến cộngđồng Tiết 5, tôi thiết kế chi tiết quá trình dạy học theo dự án - đặc trưng của dạyhọc theo những chuyên đề có vận dụng kiến thức tương ứng vào thực tiễn

Với hai phần nội dung mang tính thời sự trên của đề tài, tôi tin chắc rằng,

đề tài sẽ giúp ích các thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy môn Sinhtrong toàn tỉnh

3

Trang 4

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

*/ Những vấn đề lý luận chung

Trước hết, để giải đáp cho những băn khoăn về "chủ đề dạy học'' và

"chuyên đề dạy học", theo quan điểm của cá nhân tôi, giữa "chủ đề dạy học'' và

"chuyên đề dạy học" có một số khác biệt Nếu như "chủ đề dạy học" là vấn đềrộng, là tư tưởng trung tâm của một vấn đề, một đơn vị tương đối hoàn chỉnh cócấu trúc logic về một nội dung kiến thức nào đó thì "chuyên đề dạy học" là vấn

đề chuyên sâu, là các vấn đề chuyên môn liên quan đến nhau để giải quyết nộidung hoặc thực tiễn cụ thể Vì vậy, chủ đề thường "rộng hơn" nhưng chuyên đềlại "sâu hơn" Tại lớp tập huấn Yên Bái (tháng 12 năm 2014) tất cả giáo viêntham gia tập huấn đều nhất trí với quan điểm của tiến sĩ Ngô Văn Hưng - chuyênviên môn Sinh của Bộ GD - ĐT, đồng nhất hai thuật ngữ: "chủ đề dạy học" và

"chuyên đề dạy học" trong các công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH và công văn

số 5555/BGDĐT-GDTrH trên Do đó, trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi

đã sử dụng cả hai thuật ngữ trên cho phù hợp với thời gian thực hiện hai phầncủa nội dung bản sáng kiến

Về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đã được đưa

ra thảo luận rất kĩ tại buổi :"Hội thảo về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môntrong dạy học môn Sinh học:", diễn ra tại trường THPT A Phủ Lý, do Sở GD -

ĐT Hà Nam tổ chức tháng 11 năm 2014 Tại đó, tất cả giáo viên dạy học mônSinh học trong toàn Tỉnh Hà Nam tham dự thống nhất và khẳng định: dạy họctheo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đều thuộc về nội dung dạy học chứkhông phải là phương pháp dạy học Tuy nhiên, trong nội dung dạy học đó, giữadạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với dạy học theo chủ đề đơn môn cónhững sự khác biệt Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một mônhọc nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai haynhiều môn học Mặc dù vậy, theo tôi, về phương pháp và hình thức tổ chức dạyhọc thì không có gì khác biệt Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thìvẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng

Trang 5

phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn mônhay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp Điều quan trọng là dạy học nhằmphát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực

và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp,ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâmđến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đềthực tiễn

*/ Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Trên cơ sở đó, nội dung bản SKKN này, tôi tập trung xây dựng 3 chủ đềtích hợp liên môn và tập trung chi tiết vào một chủ đề minh họa: Virus và bệnhtruyền nhiễm Phần thứ nhất, tôi tập trung phân tích và tìm hiểu nguyên nhâncủa những thuận lợi, khó khăn và thực trạng ở trường THPT khi thực hiện xâydựng các chủ đề tích hợp liên môn Đặc biệt là biện pháp xây dựng 3 chủ đề tíchhợp liên môn trong giảng dạy môn Sinh 10 cũng như đánh giá hiệu quả của cácbiện pháp đó Phần thứ hai, tôi xây dựng chi tiết chủ đề : Virus và bệnh truyềnnhiễm, dựa trên các các vấn đề đã phân tích ở phần thứ nhất, sau đó đánh giá, sosánh hiệu quả với giảng dạy theo những tiết phân phối chương trình hiện hành

5

Trang 6

Phần thứ nhất XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10

I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1-Cơ sở lý luận

a Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là gì?

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quanvào quá trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục phápluật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Tức là,dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyếtnhững tình huống cụ thể, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực ở ngườihọc Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhaucủa các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho học sinh khảnăng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyếtcác tình huống tích hợp

Dạy học liên môn là hình thức dạy học xác định các nội dung kiến thứcliên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lạinhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Đối với nhữngkiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạytrong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác Trường hợpnội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liênmôn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá

trình dạy học các bộ môn liên quan

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nộidung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tưtưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từmột số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý

Trang 7

nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiếnthức và vận dụng vào thực tiễn

b Ưu điểm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Theo quan điểm của các thầy, cô giáo nhóm Sinh của cụm các trườngTHPT thành phố Phủ Lý, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn

sẽ có nhiều ưu điểm

- Đối với học sinh:

Thứ nhất, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho

qúa trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối

quan hệ của quá trình học Thứ hai, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực

tiễn, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động,hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tậpcho học sinh Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vậndụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ

kiến thức một cách máy móc Thứ ba, các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học

sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn họckhác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổngquát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn

- Đối với giáo viên:

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên khôngcòn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướnghoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học Do đó, giáo viên các bộmôn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhautrong dạy học Vì vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tảicho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình màcòn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáoviên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáoviên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp

7

Trang 8

2 Cơ sở thực tiễn dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.

- Đối với các cấp quản lý giáo dục:

Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Sở GD&ĐT Hà Nam đã tập huấncho giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giátheo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng cácchủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp vớiphương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địaphương, nhà trường Bên cạnh đó, Sở đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạotới các trường…

Tại các trường, qua sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên mônđầu năm, các nội dung trên cũng đã được triển khai đến từng giáo viên Bêncạnh đó, trong kế hoạch năm học của từng cá nhân, các tổ - nhóm chuyên môn

và kế hoạch năm học của nhà trường, việc dạy học theo chủ đề tích hợp liênmôn đã được cụ thể hóa bằng việc đăng kí các chủ đề dạy học, các kế hoạch hộithảo, lồng ghép với kì thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, các đợt hội giảng vàđặc biệt là các đợt hội thảo cấp tổ, cấp trường Tuy nhiên, Sở cần có những vănbản chỉ đạo cụ thể hơn nữa, các cuộc hội thảo, các cuộc thi cần có những hướngdẫn cụ thể hơn Nhà trường cần đẩy mạnh các cuộc thi giáo án tích hợp đối vớigiáo viên, đặc biệt các giáo án tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giảiquyết tình huống thực tiễn

- Đối với các tổ nhóm chuyên môn:

Tại các tổ, nhóm chuyên môn, hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợpliên môn đã được triển khai ngay từ đầu năm học, nhằm nâng cao chất lượngsinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên trong từng tổ, nhóm chuyên môn bướcđầu chủ động rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạyhọc trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn Mặt khác, xây dựng kế

Trang 9

dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, xác địnhnhững năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề Đồng thời giáoviên biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạyhọc; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chứcdạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm

- Đối với giáo viên:

Trong năm học này, mặc dù giáo viên đã được tập huấn về đổi mớiphương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học vàchủ đề tích hợp liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường Tuy nhiên, giáo viênchúng tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện Đối với chúngtôi, nếu những khó khăn ban đầu có thể gặp như việc phải tìm hiểu sâu hơnnhững kiến thức thuộc các môn học khác … chỉ là bước đầu và có thể khắc phục

vì trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phảidạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự amhiểu về những kiến thức liên môn đó Tuy nhiên, một số khó khăn mà chúng tôirất cần sự quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn nữa của các cấp lãnh đạo Cụ thể:

+/ Thứ nhất, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn mới đối với nhà

trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học sinh và phụ huynhhọc sinh…

+/ Thứ hai, do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên

quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên đa phần giáo viên mò mẫm,chưa thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức

+/ Thứ ba, nội dung kiến thức chưa thống nhất về phân phối chương trình

đối với các môn, như phần cấu trúc của hidratcacbon, lipit và protein trongchương trình sinh 10 thì đối với môn hóa là chương trình cuối năm 11 và đầunăm 12… Phần tổ hợp, xác suất và thống kê thuộc chương trình toán 11 trongkhi các kiến thức đó lại cần để giải các bài tập về số loại bộ mã di truyền, số

9

Trang 10

cách sắp xếp các axit amin trong chương trình sinh học 10 Để giải các bài toánliên quan đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật thuộc chương trình sinh 10 thìphải sử dụng kiến thức về mũ, logarit trong chương trình toán 12 …

+/ Thứ 4, phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết

chính khóa, rất khó khăn khi xếp thời khóa biểu và ảnh hưởng đến các môn khác

+/ Thứ 5, công tác xã hội hóa chưa thực sự được chú trọng, do đó nhiều

chủ đề, nhiều dự án dạy học cần huy động sự tham gia của các tổ chức kháccũng gặp nhiều khó khăn

+/ Thứ 6, khó khăn về kinh phí khi thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp

liên môn như kinh phí in ấn, đi lại, xây dựng tư liệu phim, ảnh… thậm chí cónhững đề tài cần phân tích và xử lý mẫu thì nguồn kinh phí rất lớn…

Để khắc phục những khó khăn này, kiến nghị với nhà trường, Sở GD –

ĐT cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liênmôn Cung cấp cho giáo viên chúng tôi các tài liệu tham khảo, các báo cáo hộithảo, các giáo án mẫu … đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất,kinh phí… trong việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp Bên cạnh đó,

để dạy học theo các dự án, chủ đề huy động nhiều môn thì công tác xã hội hóagiáo dục cần được quan tâm nhiều hơn nữa

Ví dụ, Tại trường THPT B Phủ Lý, tập thể nhóm giáo viên liên môn Sinh,

Hóa, Lý, Địa, Công Dân, Toán và Tin cùng xây dựng và triển khai chủ đề “Tìm

hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn Tỉnh Hà Nam” Đề tài đã được sự ủng hộ rất lớn từ tập thể Ban

Giám Hiệu nhà trường, sự đam mê, nhiệt tình và trách nhiệm của các thầy, côgiáo và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể học sinh hai lớp 12A1 và12A3 của nhà trường Bên cạnh đó, thông qua NCS - thạc sỹ Nguyễn TrọngTuyển, đề tài còn có sự tham gia tích cực của tập thể cán bộ, nhân viên Trungtâm Quan trắc và Phân tích TNMT – Sở TNMT Tỉnh Hà Nam đã hướng dẫn họcsinh phân tích và đọc kết quả, đánh giá mức độ ô nhiễm tại 5 địa điểm lấy mẫu

Trang 11

chọn tham dự cuộc thi cấp quốc gia trong kì thi: "Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn" Tuy nhiên, trong việc triển khai đề tài

cũng gặp một số khó khăn như việc đi lại của học sinh, các trang thiết bị nhưmáy ảnh, máy quay phim đề xây dựng tư liệu dẫn chứng, nguồn tài liệu thamkhảo để đánh giá nguyên nhân, tìm hiểu các cơ sở pháp lý, các biện pháp khắcphục ô nhiễm, thời gian dành cho học sinh thực hiện đề tài…

II XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10:

1 Thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THPT

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn Sinh học gắn liềnvới cuộc sống thường ngày Vì vậy, các vấn đề mang tính thời sự rất dễ dàng được tíchhợp vào trong dạy học môn Sinh như: các dịch bệnh lây truyền (HIV, viêm gan B,cúm gia cầm, Ebola…), vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sựcạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chămsóc sức khỏe…Trong chương trình môn Sinh học ở trường THPT, học sinh có thể sửdụng kiến thức ở hầu hết các môn học như môn Toán, môn Hóa học, môn Vật lý,môn Địa lý, môn Văn học, môn Tin, môn GDCD, môn Công nghệ… để xây dựngchủ đề liên môn Trong khi đó, thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THPT từ cácnăm học có triển khai bộ sách giáo khoa phân ban đến nay đã gặp một số tồn tại nhưphân phối chương trình chưa cân đối về bố cục, nội dung hay về thời lượng dạy trong

1 môn và giữa các môn Thậm chí còn chồng chéo với các môn khác như môn Côngnghệ, môn Hóa, môn Địa, môn GDCD Vì vậy, dạy học theo chủ đề tích hợp liênmôn sẽ khắc phục những tồn tại đó Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, khôngphải đơn vị kiến thức nào giáo viên cũng dạy theo chủ đề Nhiều nội dung vẫnthực hiện như phân phối chương trình của các năm học trước, hoặc nhiểu đơn vịkiến thức nên dạy học theo chủ đề tích đơn môn thì hiệu quả sẽ cao hơn

11

Trang 12

2 Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy họcchứ không phải là phương pháp dạy học, chúng tôi xác định các nguyên tắcdạy học như sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mụctiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từngmôn học

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: không làm tăng tải nội dungchương trình, không tích hợp ngược Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinhkhai thác, vận dụng kiến thức của môn Sinh với các môn liên quan phải tươngđồng để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, hợp tác…

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: chủ đề tích hợp liên môn phải gắn vớithực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh , phù hợp với năng lực của học sinh, phù hợp với điều kiện khách quan củatừng trường hiện nay Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho họcsinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số

kỹ năng, năng lực chung

3 Các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Bước 1 Xác định chủ đề tích hợp: rà soát và phân tích nội dung chươngtrình của từng môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổsung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn

Bước 2 Xác định mục đích tích hợp: đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩnkiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác

Bước 3 Tìm các nội dung tích hợp: lựa chọn nội dung gắn với thực tiễnđời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiếnthức và kĩ năng cho từng môn học

Trang 13

Bước 4 Xác định mức độ tích hợp như cần đạt được những nội dung gì?thời lượng bao nhiêu? Phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương và nănglực của học sinh

Bước 5 Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định Dự giờ, rútkinh nghiệm… Sau đó có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm

4 Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn

Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đảm bảo đúngcác bước xây dựng chủ đề; đặc biệt là đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trongchương trình Sinh 10 với thời lượng 1,5 tiết/ tuần đồng thời đảm bảo chuẩnkiến thức và kĩ năng của các môn khác khi liên môn Chúng tôi đề xuất dạy tíchhợp liên môn theo một số chủ đề sau trong chương trình sinh học 10 ban nângcao dưới đây

13

Trang 14

MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN SINH 10

Trang 15

CHỦ ĐỀ TIẾT

PPCT TRONG CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG CẦN TÍCH HỢP

GHI CHÚ

Sinh 6

Tiết 7 Sự lớn lên và phân chia

tế bào thực vật

Kiểmtra 15phútvào tiết

Sinh 9

Bài

31 Công nghệ tế bàoCông

nghệ 10

Bài 27

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệpBài

20

Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống

Ảnh hưởng của các yếu

tố vạt

lý và hóa học đến sinh

Trang 16

Phần thứ hai VẬN DỤNG XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

VÀO GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 10 THPT

CHỦ ĐỀ: VI RUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Đặt vấn đề:

Thế giới chưa hết bàng hoàng với những căn bệnh lây truyền do virut gây

ra trong quá khứ như: dịch cúm Tây Ban Nha (1918) do một loại virut cùng họvới H1N1 gây ra làm chết khoảng 50 -100 triệu người; dịch hạch gây ra “cái chếtđen” trong 2 năm 1348 - 1350, làm khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch do mộtloại virus gây xuất huyết tương tự như virus ebola; đại dịch tả 1817; đại dịch sốtrét; dịch bệnh đậu mùa do virus đậu mùa gây nên….Ngày nay, bên cạnh sự pháttriển của khoa học công nghệ và nền kinh tế… thì tốc độ gia tăng các dịch bệnh

do vi khuẩn và virus gây ra ngày càng nhiều Chúng ta vẫn đang đương đầu vớinhiều dịch bệnh như AIDS, Sars, Viêm gan B, đau mắt đỏ … Trong khi hầu hếtcác quốc gia trên thế giới vẫn đang phải gồng mình chống chọi với dịch cúm giacầm gây ra với rất nhiều các biến chủng khác nhau, thì từ tháng 3 năm 2014 đạidịch sốt xuất huyết do virus Ebola đã bùng phát ở các nước Tây Phi và tính đếnngày 15/10/2014 đã có gần 5000 người chết vì đại dịch này Đại dịch này đangvượt khỏi tầm kiểm soát khiến nhiều quốc gia và các tổ chức y tế hàng đầu đềubáo động Điều đáng nói, tốc độ lây truyền virut Ebola đang lan nhanh theo cấp

số nhân (cứ 2 tuần số người chết tăng gấp đôi) mà con người vẫn chưa có văc xin

và pháp đồ điều trị!

Vậy virut Ebola và các virut khác có đặc điểm gì về cấu trúc và cơ chếgây bệnh? Tại sao chúng ta phải tìm hiểu về virus? Virus được con người ứngdụng trong những lĩnh vực gì? Tại sao bệnh do virut gây ra được gọi là bệnhtruyền nhiễm? Cơ thể con người và các sinh vật khác có biện pháp nào để bảo

vệ trước sự xâm nhập của virus? Các bệnh truyền nhiễm ở địa phương em chủ

Trang 17

yếu là gì? Em phải làm gì để bảo vệ cơ thể, người thân và môi trường sống trướcnhững hiểm họa về các bệnh do virut gây ra?

Đó là những nội dung chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề này

I Mục đích tích hợp:

Chủ đề xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công nghệ, mônGCCD, môn Địa, môn Văn … nhằm tổ chức cho học sinh thông qua hoạt độngchủ đề sẽ chủ động sử dụng các năng lực của mình để tìm hiểu về virus, miễndịch của cơ thể, ứng dụng và tác hại do virus gây ra Từ đó, hình thành nhữngkiến thức tổng quan, cơ bản về virus, miễn dịch và bệnh truyền nhiễm , đồngthời xác định ý thức bảo vệ bản thân, người thân; tuyên truyền và tham gia xâydựng môi trường sống lành mạnh, tránh những nguy cơ mắc phải những đại dịch

do virus gây ra

II Các nội dung tích hợp:

1.1 Mô tả chuyên đề

Chuyên đề này gồm các bài trong chương 3, thuộc Phần 3 Sinh học Visinh vật – Sinh học 10 THPT

Bài 29 Cấu trúc các loại virus

Bài 30 Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ

Bài 31 virus gây bệnh Ứng dụng của virus trong thực tiễn

Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

1.2 Mạch kiến thức của chuyên đề:

1 Khái niệm, cấu trúc, hình thái các loại virus

2 Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ

3 Vai trò và tác hại của virus

4 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

4.1 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus ở người và động vật:Sởi, Ebola, HIV/AIDS, bệnh dại…

4.2 Miễn dịch

17

Trang 18

Như vậy, qua hoạt động chuyên đề học sinh sẽ biết được:

- Cấu trúc các loại virus, sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ

- Nêu được một số dạng virus kí sinh ở động vật, thực vật và vi sinhvật

- Con người đã ứng dụng virus vào thực tiễn như thế nào?

- Đặc điểm bệnh truyền nhiễm và các phương thức lây truyền vàphòng tránh

- Khái niệm về miễn dịch, các loại miễn dịch và interferon

- Tìm hiểu hội chứng AIDS, cúm gia cầm và sốt xuất huyết do Ebola

và một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương

- Ý thức bảo vệ bản thân, người thân và môi trường sống khỏi nhữngnguy cơ mắc phải những đại dịch do virus và các vi sinh vật khác gây ra

III Kế hoạch tổ chức dạy – học theo nội dung tích hợp:

1 Mục tiêu chuyên đề

Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:

Kiến thức

- Nêu được khái niệm, cấu trúc và hình thái các loại virus

- Phân biệt được virus và vi khuẩn

- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ Giảithích được tại sao gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản

- Phân tích được vai trò và tác hại của virus trong thực tiễn

- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm Phân tích được các con được lâytruyền bệnh

- Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân,triệu chứng, cách phòng và chống bệnh

- Nêu được khái niệm miễn dịch Phân biệt được các loại miễn dịch

- Vận dụng kiến thức để giải thích được:

Trang 19

+ Giải thích được nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sửdụng phagơ.

+ Phân tích được những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâuhóa học?

+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh

+ Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựngmột nền nông nghiệp an toàn và bền vững

Kỹ năng

Rèn luyện được các kĩ năng sau:

- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa

- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp

Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực khoa học: quan sát, phân nhóm, định nghĩa, khảo sát…

2 Chuẩn bị của GV và HS

Chuẩn bị của GV

- Tranh về thí nghiệm nghiệm tìm ra virus của Ivanopski

- Tranh hình về thí nghiệm của Franken và Conrat

19

Trang 20

- Video về các loại virus; sự nhân lên của virus trong tế bào chủ.

- Tranh hoặc Video về các loại virus kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, độngvật, côn trùng và con người

- Phiếu học tập 1 về các loại virus kí sinh

- Thiết kế dự án Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chuẩn bị của HS

- Các phương tiện để thực hiện dự án Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch:máy ảnh; máy tính; các loại phiếu phỏng vấn, điều tra về bệnh

3 Phân phối tiết dạy theo chủ đề:

Chủ đề được xây dựng 5 tiết theo đúng phân phối chương trình Sinh học

10 ban nâng cao Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyếtchủ đề của học sinh là 1 bài kiểm tra ( lấy điểm 15 phút) và bài báo cáo ( điểmthực hành 1 tiết)

4 Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chuyên đề và các năng lực hướng tới.

hình thái các loại virus

- Nêu được khái

VR có đời sống kí sinh bắt buộc

- Phân tích được sự khác

- Chỉ ra được một số bệnh truyền nhiễm

do VR gây ra trong thực tiễn thông qua triệu chứng

- Giải thíchđược tại saonhững bệnhgây nên dovirus rất dễbiến thể

- Giải thích

- KN quan sát,

so sánh

- Kĩ năng phânloại, phânnhóm

- Kĩ năng địnhnghĩa

- Năng lựcGQVĐ

- Năng lực sử

Trang 21

được nguyên tắc sản xuất một số chế phẩm thế hệ mới dùng trong y học

và nông nghiệp

- Giải thích được cơ chế phòng bệnh của cơ thể dựa vào các hình thức miễn dịch

- Xác địnhđược cáctriệu chứngcủa người bịbệnh cúm,HIV/AIDS,sởi, Ebola

- Giải thíchđược việc cầnthiết phảitiêm vacxinđầy đủ để

khoa học củaviệc sản xuấtvacxin thế hệmới

- Giải thích

cơ sở khoahọc của việc

sử dụng cácchất ức chế

sự nhân lêncủa virus

- Phân tíchđược vai tròquan trọng

tranh sinhhọc trongviệc xâydựng mộtnền nôngnghiệp antoàn và bềnvững

- Thực hiện các biện pháp phòng

thông tin vàtruyền thông

ND 2: Sự nhân lên của virus

trong tế bào chủ

- Kĩ năng quansát, so sánh

- NL GQVĐ

- Năng lực môhình hoá cácchu trình nhânlên của virusnhờ CNTT

- Năng lực hoạtđộng nhóm vàđộc lập

mà không gọi

là sinh sản

- Giải thích được tại sao

VR chỉ có thểnhân lên được trong tế bào chủ

- Giải thích được tại sao mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vàomột số loại tếbào nhất định

- Phân biệt

21

Trang 22

được chu trình sinh tan

và tiềm tan;

phân biệt virus độc và virus ôn hoà

phòng bệnh

- Đề xuấtđược một sốbiện phápphòng vàđiều trị một

truyền nhiễm

ngừa HIV/AIDS, sởi, ebola

và tuyên truyền cách phòng tránh cho cộng đồng

- Tìm hiểu các nghiên cứu khoa họcliên quan đến ứng dụng của virus

ND3 Vai trò và tác hại của

VR

-KN so sánh, phân loại

- KN phát hiện một số triệu chứng của một

số cơ thể nhiễmbệnh do virus

và cơ thể bình thường

- NL GQVĐ

- Năng lực tổnghợp phân tích, đánh giá các táchại và vai trò của virus trong

- Phân tích cơ

sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn

- Giải thích được cơ sở khoa học của thuốc trừ sâu sinh học có chứa VR

Ngày đăng: 07/06/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w