1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy văn học dân gian ở trường trung học cơ sởsở quận 12 thành phố HCM

101 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy văn học dân gian ở trường trung học cơ sởsở quận 12 thành phố HCM. MỞ ĐẦU 1 Chương 1. 1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI VIỆC ĐỔI MỚI 1 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VĂN MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1 1.1. Sự hình thành và phát triển của phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường hiện đại 1 1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực 1 1.1.1.1. Phương pháp dạy học 1 1.1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực 1 1.1.2. Bản chất và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 5 1.1.2.1. Bản chất của phương pháp dạy học tích cực 5 1.1.2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 6 1.1.3. Cơ sở triết học và tâm lí học của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường trung học cơ sở 16 1.1.3.1. Cơ sở triết học 17 1.1.3.2. Cơ sở tâm lí học 18 1.2. Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 22 1.2.1. Môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 22 1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 25 1.2.2.1. Những ưu thế của phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 25 1.2.2.2. Những ưu thế của sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương trình văn học dân gian ở trường THCS 28 1.2.3. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn và dạy học văn học dân gian ở trường THCS Quận 12 TP. Hồ Chí Minh hiện nay 29 1.2.4. Nhận xét chung 31 1.2.4.1. Thuận lợi 31 Khi kiểm tra các nhóm đều thống nhất ra những câu hỏi có tính gợi mở để phát huy trí lực HS, nhất là các em khá giỏi.Bên cạnh đó các em có học lực yếu, trung bình sẽ có những câu hỏi dễ hơn để có thể làm bài được. Đề nào cũng có một câu đánh giá, nhận diện HS giỏi bộ môn. 32 Các em rất thích sinh hoạt nhóm, mỗi khi nhóm nào được trình bày phần bài làm của mình lên trước lớp là các em rất thỏa mãn, phấn khởi vì nếu đúng sẽ được điểm tốt. 32 Để tránh lối dạy đọc chép, trong giờ văn học dân gian chúng tôi cho các em vừa nghe giảng vừa gạch dưới những dẫn chứng từ SGK mà cô giáo hoặc các bạn phát hiện, rồi dựa vào đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung khi sinh hoạt nhóm, GV chọn một ý trả lời hay, đúng nhất để các em ghi vào vở, chỉ cần đúng ý (không nhất nhất phải đúng lời). 32 HS vẽ bản đồ tư duy rất tốt và cũng thích vẽ. Có thể vẽ cá nhân hoặc nhóm, vẽ nhóm thì có chất lượng hơn. 32

Trang 1

DIỆP THANH TÙNG

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, THÁNG 10 NĂM 2013

Trang 2

DIỆP THANH TÙNG

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

bộ môn Văn và Tiếng Việt

Mã số: 60.14.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN TỨ

NGHỆ AN, THÁNG 10 NĂM 2013

Trang 3

CCGD: Cải cách giáo dụcĐC: Đối chứngPPDH: Phương pháp dạy họcTHCS: Trung học cơ sởTHPT: Trung học phổ thôngTN: Thực nghiệmSGK: Sách giáo khoaGV: Giáo viênHS: Học sinh

Trang 4

Với tình cảm trân trọng và chân thành tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.

TS Nguyễn Văn Tứ đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên các trường THCS ở Quận 12 các bạn bè đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khoá học và luận văn.

Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi đã nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013

Diệp Thanh Tùng

Trang 5

Chương 1 1

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI VIỆC ĐỔI MỚI 1

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VĂN MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1

1.1 Sự hình thành và phát triển của phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường hiện đại 1

1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực 1

1.1.1.1 Phương pháp dạy học 1

1.1.1.2 Phương pháp dạy học tích cực 1

1.1.2 Bản chất và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.5 1.1.2.1 Bản chất của phương pháp dạy học tích cực 5

1.1.2.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 6

1.1.3 Cơ sở triết học và tâm lí học của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường trung học cơ sở 16

1.1.3.1 Cơ sở triết học 17

1.1.3.2 Cơ sở tâm lí học 18

1.2 Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 22

1.2.1 Môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 22

1.2.2 Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 25

1.2.2.1 Những ưu thế của phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 25

1.2.2.2 Những ưu thế của sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương trình văn học dân gian ở trường THCS 28

Trang 6

THCS Quận 12 TP Hồ Chí Minh hiện nay 29

1.2.4 Nhận xét chung 31 1.2.4.1 Thuận lợi 31

Khi kiểm tra các nhóm đều thống nhất ra những câu hỏi có tính gợi mở để phát huy trí lực HS, nhất là các em khá giỏi.Bên cạnh đó các

em có học lực yếu, trung bình sẽ có những câu hỏi dễ hơn để có thể làm bài được Đề nào cũng có một câu đánh giá, nhận diện HS giỏi bộ môn 32

Các em rất thích sinh hoạt nhóm, mỗi khi nhóm nào được trình bày phần bài làm của mình lên trước lớp là các em rất thỏa mãn, phấn khởi vì nếu đúng sẽ được điểm tốt 32

Để tránh lối dạy đọc chép, trong giờ văn học dân gian chúng tôi cho các em vừa nghe giảng vừa gạch dưới những dẫn chứng từ SGK

mà cô giáo hoặc các bạn phát hiện, rồi dựa vào đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung khi sinh hoạt nhóm, GV chọn một ý trả lời hay, đúng nhất để các em ghi vào vở, chỉ cần đúng ý (không nhất nhất phải đúng lời) 32

HS vẽ bản đồ tư duy rất tốt và cũng thích vẽ Có thể vẽ cá nhân hoặc nhóm, vẽ nhóm thì có chất lượng hơn 32

1.2.4.2 Hạn chế 32

Các GV trong tổ còn hạn chế về công nghệ thông tin nên việc xử

lí bài giảng còn chậm chạp Chưa có phương tiện để vẽ bảng đồ tư duy trên bài giảng ppt HS chưa chịu khó đọc các văn bản trước ở nhà (nhất là các em yếu) nên ảnh hưởng đến thời gian 45 phút dạy trên lớp 32

Việc sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học văn học dân gian còn hạn chế, rất hình thức, gượng ép Chưa phát huy sự hiểu biết của học sinh, những kiến thức về văn học giân dan mà học sinh được

Trang 7

1.2.4.3 Phương hướng giải quyết 32

Đề nghị thường xuyên mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử có chất lượng cho giáo viên biết và chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin để mở rộng tầm nhìn Đặc biệt chú trọng đến phương pháp thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư phạm khi trình chiếu bài giảng 32

Điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu ĐMPPDH cũng chưa được đảm bảo như phòng dạy ppt quá ít, đèn chiếu cũng ít lại hư hỏng nhiều Các lớp học đã có bảng sinh hoạt nhóm nhưng còn thiếu nam châm, thước kẻ 33

Chương 2 35

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 35

TRONG ĐỔI MỚI DẠY HỌCVĂN HỌC DÂN GIAN 35

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12 TP HỒ CHÍ MINH 35

2.1 Khái quát về chương trình dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở 35

2.2 Những nguyên tắc chung của việc sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học văn học dân gian ở các trường THCS Quận 12 36

2.2.2 Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học văn học dân gian ở các trường THCS Quận 12 phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học tích cực 36

2.2.3 Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học văn học dân gian ở các trường THCS Quận 12 phải phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của các trường THCS Quận 12 37

2.3 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở Quận 12 38

2.3.1 Sử dụng phương pháp tích cực qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn học dân gian theo khối lớp ở trường THCS 38

Trang 8

2.3.3 Sử dụng phương pháp tích cực trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và dạy học tự chọn về văn học dân gian ở trường trung

học cơ sở 44

2.3.3.1 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phần văn học dân gian theo khối, lớp học sinh 45

2.3.3.2 Tổ chức trò chơi “Giải đáp ô chữ” 46

2.3.3.3 Sử dụng phương pháp tích cực trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng chuyên đề về văn học dân gian 50

2.3.4 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập văn học dân gian của học sinh 56

2.4 Những điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực khi dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở Quận 12 57

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60

3.1 Mô tả thực nghiệm 60

3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm 60

3.1.2 Đối tượng của thực nghiệm 60

3.1.3 Thời gian và qui trình tiến hành thực nghiệm 61

3.1.4 Giáo án thực nghiệm 61

3.2 Tổ chức thực nghiệm 66

3.2.1 Tổ chức dạy 66

3.2.2 Theo dõi tiến trình dạy thực nghiệm 66

3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 66

3.3.1 Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm 66

3.3.2 Xử lí kết quả thực nghiệm 67

3.4 Kết luận chung về thực nghiệm 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 78

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Bước sang thế kỉ XXI, công cuộc xây dựng và phát triển của đất

nước ta trong bối cảnh mở cửa hội nhập với thế giới đã đặt ra những yêu cầubức bách về chiến lược đào tạo con người Chưa bao giờ, nhà trường Việt Namlại gánh vác nhiệm vụ nặng nề: phải nhanh chóng vươn lên, đáp ứng những yêucầu đó của xã hội Bởi theo xu thế thời đại, trong đà tiến của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ, với sự hình thành nền kinh tế tri thức thì giáo dục chính

là một lực lượng sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.Con người do nhà trường đào tạo ra phải đảm đương nhiệm vụ của người laođộng tự chủ có trình độ khoa học kĩ thuật và nhiệt tình cống hiến để đưa đấtnước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới mụctiêu của quốc gia có nền kinh tế phát triển, giữ vị thế xứng đáng trong trào lưuchung của thế giới và của khu vực

Trong chặng đường mới, trên đà phát triển, chúng ta không thể khôngdựa vào những thành tựu mà nền giáo dục đã góp phần vào sự nghiệp cáchmạng chung Tuy nhiên, khi lịch sử dân tộc bước vào kỉ nguyên mới thì nhàtrường cần phải có bước chuyển biến mạnh mẽ để vươn tới trình độ giáo dụctiên tiến, hiện đại Bởi trong nhiều thập niên vừa qua, dù có nhiều nổ lực songnền giáo dục vẫn bộc lộ những non kém, bất cập Điều minh chứng rõ ràng, vàothập niên 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục vớinhững mục tiêu và nhiệm vụ to lớn nhằm chuẩn bị cho bước chuyển sang thế kỉmới Tuy nhiên, sau một thời gian thực thi, kết quả của cải cách giáo dục còn rấthạn chế, chất lượng giáo dục suy giảm làm dư luận xã hội rất băn khoăn lo lắng.Chính vì thế, vào năm 2000, nhận thấy cần phải xoay chuyển tình hình giáo dụcmột cách triệt để và mạnh mẽ hơn, phải đưa nhà trường đi vào quỹ đạo chuyểnđộng chung của thời đại cách mạng khoa học công nghệ, của nền giáo dục hiệnđại, Quốc hội khoá X đã ra nghị quyết về vấn đề đổi mới giáo dục Nghị quyết

Trang 10

đã nhấn mạnh nhiệm vụ: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáodục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệtrẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam.”

1.2 Nằm trong bối cảnh chung của tình hình giáo dục, môn Văn là một

môn học đang đối đầu với những vấn đề thuộc về chất lượng dạy học và kết quảđào tạo Là môn học có vị trí quan trọng trong việc mở mang trí tuệ, tâm hồncho thế hệ trẻ, từ lâu nay, chúng ta từng nói đến sức cuốn hút lớn lao của mônhọc vừa là khoa học lại vừa có tính nghệ thuật cao này Chúng ta cũng từng tựhào về truyền thống yêu mến, quý trọng nền văn chương dân tộc đã hun đúc nênnhững tài năng, những thế hệ học sinh tài hoa, biết giữ gìn và phát huy bản sắctiếng nói dân tộc, nêu cao lòng nhân ái và trân trọng các giá trị thẩm mỹ Mônvăn chưa bao giờ rời xa mục tiêu góp phần tạo nên phẩm chất nhân văn cao quýtrong những con người sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước Tuy nhiên,

có một thực trạng của nhà trường hiện nay là khá nhiều học sinh chưa thật hàohứng trong việc học môn văn, chưa chú tâm vào việc trau dồi đối với môn họcvốn là điểm gặp gỡ giữa lí trí và cảm xúc, giữa khoa học và nghệ thuật, giữatrang sách và cuộc sống Đã có nhiều ý kiến trao đổi, tranh luận bày tỏ sự quantâm trước những vấn đề đặt ra từ thực tế nói đó Nỗ lực của dư luận trong vàngoài nhà trường trong việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục đã hé lộnhiều điều suy nghĩ quý báu, bổ ích Và hiện nay, theo sự chỉ đạo từ Nghị quyếtquốc hội khóa X, ngành giáo dục đang nổ lực khắc phục những thiếu xót, hạnchế nhằm đưa môn văn trở lại vị trí vốn có trong quá trình đào tạo con người.Chúng ta đã rút ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học khá sâu sắc, mới

mẻ và xác thực, từ đó có những cơ sở đáng tin cậy để tạo ra bước chuyển đổicủa việc dạy học môn văn trong nhà trường Đó là các vấn đề về mục tiêu dạyhọc, vấn đề xây dựng nội dung chương trình cho đến các vấn đề bức bách là đổithay cách dạy học đối với môn ngữ văn

Trang 11

1.3 Đến nay, sau một thời gian chuẩn bị, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã hoàn

thành việc triển khai, thay đổi chương trình và sách giáo khoa môn Văn ở bậcphổ thông với tên gọi chính thức là Ngữ văn dựa trên nguyên tắc tích hợp, liênkết, phối hợp giữa các phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn bấy lâu vốnrất độc lập Mục tiêu của việc dạy học Ngữ văn được xác định là hình thành vàrèn luyện cho học sinh năng lực đọc hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản.Quan điểm đổi mới căn bản đó đã đưa đến sự thay đổi quan trọng trong cấu tạochương trình: việc dạy học ngữ văn dựa trên hai trục chính là đọc văn và làmvăn, cũng như việc lựa chọn tác phẩm văn bản theo thể loại Với chương trìnhmới, cách hiểu về văn bản văn học và thể loại tác phẩm văn học được mở rộnghơn Văn bản tác phẩm văn học trong nhà trường bao gồm cả tác phẩm có sửdụng hư cấu và không hư cấu, đồng thời mở rộng phạm vi tuyển chọn cho tớigiai đoạn hiện nay (năm 2013) Theo đó, chương trình vẫn dựa vào tiến trìnhlịch sử văn học dân tộc và thế giới nhưng ở mỗi giai đoạn hay mỗi thời kì sẽ lựachọn các thể loại tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản mẫu cho việc dạyhọc đọc-hiểu Chương trình, sách giáo khoa thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến sự đổimới PPDH

Từ tư tưởng nền tảng “tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh” cóthể thấy PPDH mới đã thể hiện một bước chuyển biến quan trọng trong mụcđích đào tạo Hiện nay, với xu thế của cuộc cách mạng về PPDH, quan điểmnhấn mạnh tới vai trò tích cực của người học chính là tiền đề cho việc đổi mớiPPDH

Trong nội dung chương trình, sách giáo khoa mới tiến trình lịch sử vănhọc dân tộc được cấu tạo một cách hài hoà, hợp lý Ngoài các văn bản tác phẩmvăn học của thời kỳ trung đại và hiện đại, bộ phận văn học dân gian vốn đã hiệndiện từ lâu trong chương trình bậc phổ thông nay được chỉnh lý bổ sung hoànthiện hơn (chẳng hạn việc bổ sung một số tác phẩm mới mà trước đây chưa có).Đối với học sinh phổ thông, văn học dân gian là một hiện tượng văn học gần gũi

và lý thú, đầy sức lôi cuốn Hình ảnh con cò, cái bống trong ca dao hay hình

Trang 12

tượng Sơn Tinh -Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Thạch Sanh trong thần thoại,truyền thuyết, cổ tích vốn có sức lay động trí tưởng tượng bay bổng, hồn nhiêntrong tâm hồn trẻ và đó là những bài học đầu đời về cuộc sống mà các em tiếpnhận được từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Theo quan điểm đổi mới dạyhọc, việc dạy học văn học dân gian cũng đặt ra nhiều vấn đề về kiến thức vàphương pháp mà người giáo viên cần quan tâm.

1.4 Xuất phát từ những nhận thức nói trên, tôi lựa chọn đề tài luận văn

là: “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học văn học dân gian ởtrường trung học cơ sở Quận 12 TP Hồ Chí Minh” Luận văn sẽ đi vào việc tìmhiểu kiến thức về thể loại thông qua hệ đề tài, chức năng, thi pháp, hình thức kếtcấu… để đi sâu nắm bắt những giá trị xã hội nhân văn và nghệ thuật cao quýchứa đựng trong những “viên ngọc dân gian” Từ đó, trên cơ sở mục tiêu đổimới PPDH, tìm hiểu tác động của PPDH tích cực tới việc dạy học một số tácphẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS nhằm khẳng định ýnghĩa khoa học cũng như tính sư phạm của một phương pháp dạy học đangđược sử dụng phổ biến hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục

Quan điểm về vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong nhà trường đượcxem là thành tựu của khoa giáo dục hiện đại Vấn đề nhận thức về vai trò ngườihọc vốn có nguồn gốc từ lâu trong lịch sử giáo dục thế giới và ngày càng đượcchú ý, nghiên cứu phát triển hơn nữa Ở Việt Nam, từ thập kỷ 80 của thế kỷ XXtrở lại đây, quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh gắn liền với trào lưuđổi mới giáo dục diễn ra mạnh mẽ mang tính toàn cầu

Từ tư tưởng nền tảng “tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh” cóthể thấy PPDH mới đã thể hiện một bước chuyển biến quan trọng trong mụcđích đào tạo.Hiện nay, với xu thế của cuộc cách mạng về PPDH, quan điểmnhấn mạnh tới vai trò tích cực của người học chính là tiền đề cho việc đổi mớiPPDH

Trang 13

Đến những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi các nghành khoa họcđều phát triển mạnh mẽ, tâm lí đã trở thành nghành khoa học độc lập và cónhiều đóng góp quan trọng về nghiên cứu, phát hịên khả năng tâm lí ở trẻ em.Những công trình nghiên cứu nổi tiếng gắn liền với tên tuổi các nhà khoa họclần lượt ra đời Có thể kể tới: “Tâm lí học phát sinh phát triển” của Gan-tông(1822-1911) và Sac-cô (1825-1893), “Tâm lí học liên tưởng” của Mi-lơ(1806-1873), A.Ben (1818-1903) và Spen-xe (1802-1903), “Tâm lí học hànhvi” của Wat-son (1878-1958), “Tâm lí học hoạt động” của Vư-got-ski (1896-1934), Lê-on-chiep (1903-1979) và Gan-pe-rin Đặc biệt các công trình nghiêncứu của Pia-giê (1896-1983) và Bru-nơ đã mở ra bước phát triển vựơt bậc củanhận thức về vai trò người học, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nềngiáo dục hiện đại.John Deway định nghĩa một cách rất sâu sắc những phươngpháp dạy học tích cực và ông muốn tạo ra những tình huống xác thực về nhữnghành động liên tục mà học sinh quan tâm Từ đây, chúng ta có những cơ sơkhoa học vững chắc để nhìn nhận đúng mức vai trò chủ động, tích cực, sáng tạocủa học sinh trong quá trình giáo dục

Dựa vào những thành tựu của khoa tâm lí và giáo dục hiện đại như vừanói trên, từ những năm 20 của thế kỉ qua, nhà trường tiên tiến các nước trên thếgiới đã trải qua một cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục mà người tathường ví đó như cuộc cách mạng Cô-pec-nic trong giáo dục Phương pháp mớinày được gọi là Phương pháp giáo dục tích cực (dịch từ thuật ngữ tiếng PhápLes méthodes d éducation active)

2.2 Quan điểm dạy học tích cực trong nhà trường Việt Nam

Riêng ở nhà trường Việt Nam, vấn đề phát huy vai trò chủ thể tích cựccủa học sinh là một vấn đề còn khá mới mẻ, chỉ mới được quan tâm trongkhoảng thời gian vài ba thập niên gần đây Bởi do ảnh hưởng của điều kiện lịch

sử và kinh tế, trong suốt một thời gian khá dài, nền giáo dục nước ta gặp nhiềukhó khăn, trở ngại nên chưa có điều kiện bắt kịp bước tiến của xu thế giáo dụchiện đại trên thế giới

Trang 14

Tuy nhiên, trong nỗ lực xây dựng nền giáo dục dân chủ và xã hội chủnghĩa, kể từ ngày Cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta cũng đã từng nêu lênnhững quan điểm tiến bộ về vai trò của người học qua việc xác định mục tiêuđào tạo của nhà trường hay từ các phong trào cải tiến nội dung và phương phápdạy học Chúng ta dần nhận ra cần phải đưa nền giáo dục của đất nước thay đổithực sự để hoà nhập vào sự phát triển của cả thế giới, nhanh chóng làm cho nhàtrường ta thoát ra những rào cản của thói quen dạy học kiểu cũ, lạc hậu Vớiphương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “dạy học sát đối tượng” (50, 94),các nhà sư phạm cũng thể hiện nhiều nhận thức tiến bộ về vai trò của học sinh.

Dù sao, những nỗ lực đó cũng chỉ là những khởi động bước đầu, nặng tính kinhnghiệm, tự phát nên hiệu quả còn hạn chế, do chúng ta chưa có điều kiện tiếpcận một cách đầy đủ và có hệ thống quan điểm dạy học theo khoa học tiến bộ.Điều đó giải thích tại sao phương pháp tích cực chưa trở thành chỗ dựa vữngchắc cho giáo viên và học sinh nhằm khắc phục lối dạy truyền thống

Trong thời kì đổi mới, khi tình hình xã hội đòi hỏi tiến hành cuộc cải cáchgiáo dục toàn diện sâu rộng, chúng ta có điều kiện nhìn lại sư trì trệ kéo dàitrong nhà trường do lối tư duy giáo dục giáo điều, xơ cứng Trong xu thế mởcửa tiếp nhận những thành tựu mới từ nền giáo dục các nước tiên tiến, nhàtrường nước ta bước vào thực thi những quan điểm dạy học hiện đại, phươngpháp tích cực được coi là những nhân tố mới, có vai trò quan trọng: cải thiện vàthúc đẩy nhà trường phát triển, gắn kết nhà trường hoà nhập với những pháttriển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực, đem lại lợi íchcho xã hội hiện đại Từ đây, việc xác định mục tiêu đào tạo, nội dung và phươngpháp đào tạo được hoạch định khá bài bản và có hệ thống Có thể thấy vấn đềnổi bật trong đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo là việc xác định vai trò chủ thểcủa học sinh: học sinh được xem là nhân vật trung tâm của nhà trường vớinhững phẩm chất, năng lực của những cá thể - trò - tự giác, chủ động, tích cựctham gia vào quá trình dạy học Phương pháp dạy học tích cực tỏ ra có ưu thế vàtrở thành đối tượng chú ý của nhiều nhà giáo dục thực sự muốn bắt tay vào công

Trang 15

cuộc đổi thay thực trạng dạy và học cũ Tuy nhiên, từ nhận thức lí luận cho tớihành động thực tiễn bao giờ cũng có những khoảng cách, có những độ vênh Dovậy không thể một sớm một chiều, chúng ta có thể xoay chuyển mạnh mẽphương thức đào tạo theo quan điểm tích cực hiện đại

2.3 Một số tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm

Ở nước ta, các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tích cực chưađầy đủ và hệ thống Do chưa cập nhật đầy đủ nguồn tư liệu vì đây cũng là vấn

đề cỏn mới mẻ nên bước đầu chỉ có một số tác giả biên soạn có tham khảo như

“Phương pháp giáo dục tích cực” của Nguyễn Kỳ (Nhà xuất bản giáo dục1995) “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Trần Kiều chủbiên, viện khoa học giáo dục, HN 1993 Cần kể tới một vài tài liệu có tính chấttham khảo như: Historie et actialites des methodes Pedagogiques của J Vial.Còn lại là các bài viết in rải rác trên các tạp chí và trong các chuyên đề nghiêncứu phương pháp, các tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên Nhìn chung nhữngcông trình nghiên cứu của nhà giáo dục trong nước viết về lĩnh vực này còn hạnchế Cần phải kể tới bài viết của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Một phươngpháp cực kì quý báu” (Bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 18-11-1994) và bàiviết của nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân “Cáchmạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thờiđại mới.” (Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục 1-1995) “ Thực hiện dạyhọc tích cực như thế nào” (Bài đăng trên tạp chí GD, 2002) của Trần Bá Hoành.Một số bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Giáo Dục của Đặng Thành Phong vàmột số tài liệu hướng dẫn cải cách giáo dục môn văn, các giáo trình dạy văn củaĐHSP Riêng các công trình nghiên cứu tâm lí giáo dục của các tác giả trong vàngoài nước gần đây được dịch và xuất bản khá nhiều Tài liệu “Hành vi và hoạtđộng” của Phạm Minh Hạc, “Tâm lí học dạy học” của Hồ Ngọc Đại là nhữngcông trình quý báu cho chúng ta học tập và nghiên cứu Các tài liệu ngoài nước

có thể kể tới: Tuyển tập tâm lí học của J.Piaget (NXB Giáo dục 1996), Tuyển

Trang 16

tập tâm lí học của L.X Vưgốtxki (NXBĐại học quốc gia Hà Nội,1997) Một sốcông trình của nhà tâm lí học A.N Lêonchiep (NXBGiáo dục 2003) Ngoài ra,những chuyên luận của một số nhà nghiên cứu sư phạm nước ngoài khác nhưcác chuyên luận về vấn đề cảm thụ văn học của Nhikiphirova, phương pháp dạyvăn của Cudriasep…Giáo trình “Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổthông” của Nhiconxki được dịch và giới thiệu rộng rãi với bạn đọc Đáng chú ýnhất có “phương pháp luận dạy văn học” do giáo sư tiến sĩ Rez chủ biên cũng

đề cập đến những phương hướng nghiên cứu, phương pháp luận bộ môn và đềxuất những phương pháp dạy học sáng tạo có hiệu quả rất cao trong dạy học Hệthống phương pháp của giáo trình nhằm vào cái cơ bản, khái quát, phản ánhđược những thành tựu lí luận của các ngành khoa học khác

Có thể nói, việc nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực trong nhàtrường nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn đã được nhiều nhà khoa học,nhà giáo dục nghiên cứu Những kết quả nghiên cứu của họ đã đưa lại nhữngtiền đề về mặt lý luận để đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạyhọc môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Tuy nhiên, với sự quan tâm vàhiểu biết của chúng tôi về môn Ngữ văn ở trường THCS, chúng tôi muốn vậndụng phương pháp dạy học tích cực vào việc tìm hiểu, giảng dạy văn học dângian ở trường THCS Đây là một vấn đề mà việc dạy học môn Ngữ văn ở cáctrường THCS Quận 12, TP Hồ Chí Minh chưa có ai triển khai nghiên cứu mộtcách có hệ thống

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn để nắm bắt bản chất, đặc trưng của hệphương pháp dạy học tích cực cũng như vận dụng vào thiết kế giáo án thựcnghiệm Từ đó, luận văn góp phần khẳng định ưu thế và khả năng vận dụngphương pháp dạy học này vào việc giảng dạy văn học dân gian ở trường THCS

4 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 17

Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp tích cực trong việc dạy học phầnvăn học dân gian ở trường trung học cơ sở hiện nay.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu tài liệu lí luận, luận văn hệ thống lại những kiến thức líthuyết về phương pháp dạy học tích cực Từ cơ sở lý luận đó để đánh giá thựctrạng vận dụng trong dạy học nói chung cũng như đề xuất một số nội dung liênquan đến việc sử dụng phương pháp này trong dạy học văn học dân gian ởtrường trung học cơ sở Quận 12, TP Hồ Chí Minh

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu vào việc giảng dạy văn học dân gian

ở trường THCS Quận 12, TP Hồ Chí Minh trong mấy năm gần đây

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đọc và nghiên cứu những công trình về lí luận dạy học tích cực, nhữngchuyên luận, giáo trình về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương.Tham khảo những tài liệu về triết học, tâm lí giáo dục, lí thuyết tiếp nhận, … đểtổng hợp, phát hiện ra những vấn đề làm cơ sở cho việc vận dụng phương phápdạy học tích cực vào việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường THCS

5.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

Khảo sát tình hình dạy học văn học dân gian tại trường THCS NguyễnẢnh Thủ và THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp - Q.12 nhằm tìm ra những vướng mắc,những vấn đề còn tồn tại để làm cơ sở thực tiễn, sau đó đưa phương pháp dạyhọc tích cực này vào giờ dạy văn học dân gian

Trang 18

tác phẩm văn chương cũng như hoạch định hướng đi đúng đắn, khẳng định tínhkhả thi của luận văn này.

5.4 Phương pháp thống kê

Phương pháp này dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thựcnghiệm

6 Đóng góp của luận văn

Đề tài góp phần khẳng định ưu điểm của hệ phương pháp dạy học tíchcực - một phương pháp có khả năng phát huy tính chủ động sáng tạo của chủthể học sinh trong giờ học nói chung, giờ học văn học dân gian ở THCS nóiriêng

Đề tài cũng giúp giáo viên có cơ sở khoa học để vận dụng phương phápdạy học tích cực vào việc giảng dạy các thể loại khác, thực hiện yêu cầu đổi mớiphương pháp giảng dạy phần văn học dân gian ở trường THCS

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:Chương 1 Phương pháp dạy học tích cực với vấn đề đổi mới hoạt độngdạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông

Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đổi mới dạyhọc văn học dân gian ở trường trung học cơ sở Quận 12 TP Hồ Chí Minh

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 19

Chương 1.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI VIỆC ĐỔI MỚI

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VĂN MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Sự hình thành và phát triển của phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường hiện đại

1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực

Trong hoạt động dạy học ở nhà trường hiện nay, người dạy có thể lựachọn sử dụng các phương pháp để phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, phùhợp với người dạy và người học, phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt độngdạy học Phương pháp dạy học tích cực là một trong những phương pháp dạyhọc hiện đại, có hiệu quả, được áp dụng trong nhà trường nói chung và trongdạy học môn Ngữ văn ở trường THCS nói riêng

Trang 20

triển, hoàn thiện cho đến giai đoạn sau này Những luận điểm chính của quanđiểm dạy học hướng vào người học là:

- Người học là trung tâm của quá trình giáo dục, có các nhu cầu, sở thích

và năng lực, dựa trên các nhu cầu, sở thích và các năng lực của bản thân để tựkhám phá tri thức và thế giới một cách tích cực, chủ động phát triển các nănglực của bản thân (xu hướng này còn được gọi là cá nhân hóa người học, dạy họctham gia tích cực)

- Giáo dục là cơ hội để học sinh khám phá và áp dụng kinh nghiệm vàonhững tình huống mới (dạy và học là quá trình khám phá)

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người học và giáo viên và giữangười học với người học (hay dạy học tương tác)

- Học tập là trách nhiệm cá nhân (tự học, học tập suốt đời) Học tập gắnvới thực tiễn cuộc sống, để người học nhúng mình vào cuộc sống thật (học thật,dạy thật và đánh giá thật)

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệbùng nổ và phát triển như vũ bão trên thế giới, thúc đẩy nhiều lĩnh vực thuộcđời sống xã hội chuyển biến theo, mở ra nhiều triển vọng hết sức lớn lao chocon người Cuộc sống nhân loại với các hoạt động xã hội, khoa học, văn hoá có

sự thay đổi kì diệu Chưa bao giờ nhà trường hiện đại lại đứng trước nhữngthách thức to lớn như bây giờ Tất cả điều ấy đòi hỏi chúng ta phải đầu tư xâydựng nền giáo dục để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự phát triển nhằm đảm bảoviệc hoà nhập cùng thế giới Hệ phương pháp dạy học tích cực ra đời thể hiện tưtưởng, quan điểm dạy học mới Phương pháp dạy học tích cực đưa đến nhậnthức mới có ý nghĩa lớn lao đối với giáo dục khi đặt đúng tầm quan trọng củangười học Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy họcthành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của người học vớivai trò tổ chức hướng dẫn khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên.Vậy câu hỏi đặt ra là phương pháp dạy học tích cực là gì? Nó có những đặc

Trang 21

trưng gì và đóng góp gì vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhàtrường hiện nay?

Theo cách suy nghĩ của Comenius có thể thấy phương pháp dạy học tíchcực là phuơng pháp giúp cho thầy giáo giảng dạy ít hơn và cho các em học sinhhọc được nhiều hơn Từ điển Giáo Dục học, 2001 định nghĩa: đó là nhữngphương pháp sư phạm tích cực, là phương pháp dạy học theo cách trình bàynhững chủ đề dạy học như là những vấn đề phải giải quyết, cung cấp cho ngườihọc tất cả những thông tin và phương tiện cần thiết để người học giải quyết vấn

đề Phương pháp này đặt người học vào những điều kiện để tự khám phá, tự tìm

ra kết quả Vai trò của người thầy chủ yếu là giúp đỡ người học tìm ra nhữnggiải pháp hơn là cung cấp đáp án có sẵn Như vậy, theo phương pháp này giáoviên không được đưa kiến thức cho học sinh lĩnh hội như trước đây mà chỉ đưa

ra vấn đề, cung cấp những thông tin và phương tiện cần thiết để học sinh tựkhám phá kiến thức Còn theo tác giả Trần Bá Hoành thì phương pháp tích cực

là thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáodục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc; tích cực trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủđộng trái với nghĩa không hoạt động, thụ động

Khác với phương pháp dạy học cổ truyền - một phương pháp trong đó vaitrò của người học sinh chưa được quan tâm đúng mực, phương pháp dạy họctích cực tỏ ra có nhiều ưu thế hơn khi hướng tới người học như là nhân vật trungtâm Phương pháp tích cực dùng để chỉ những phương pháp dạy học nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học Phương pháp tích cựchướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học,nghĩa là tập trung vào phát huy tính năng động của người học chứ không phảitập trung vào người dạy.Phương pháp này nhằm đón nhận tính hành động trongthực tiễn Từ lúc còn ở tuổi mẫu giáo, trẻ đã được làm quen với cuộc sống quanhững hành động, tiếp xúc với thực tiễn, quan sát, điều khiển bằng tay, chơi vàthực hành Jean Piaget nói “ở người lớn lí thuyết đẻ ra thực hành” Đó là trình

Trang 22

tự của phương pháp giáo điều, lấy thầy dạy làm trung tâm Ở đứa trẻ nó không

có khả năng suy luận mà tiến hành bằng hành động

Phương pháp là một bộ phận hữu cơ trong quá trình dạy và học Vớiphương pháp tích cực không nên hiểu nó đơn thuần chỉ là một phương pháp đơn

lẻ mà là sự kết hợp, biến hoá nhiều phương pháp với nhau một cách chặt chẽ,liên thông và người dạy biết vận dụng phương pháp nào trong những trườnghợp nào cho thích hợp để phát huy hết vai trò của chủ thể học sinh trong giờdạy Tuỳ từng bài học và tuỳ theo đối tượng mà giáo viên áp dụng nhữngphương pháp giảng dạy khác nhau như: thuyết minh, vấn đáp, nghiên cứu, thí

nghiệm, giảng bình, nêu vấn đề…Khi học sinh được tôn trọng, tức là được xem

là chủ thể của giờ học thực sự thì kiến thức tìm thấy thật có ý nghĩa vì kiến thức

ấy được tiếp thu một cách chủ động không phải là sự áp đặt hay gượng ép Điềunày có nghĩa là chúng ta đã phát huy tính tích cực, chủ động, khơi gợi được khảnăng sáng tạo của người học, đôi khi chính là sự đánh thức một tiềm năng đangngủ quên của học sinh Không giống với cách dạy truyền thống, phương phápdạy học tích cực không lấy phương thức truyền thụ làm chính, điều quan trọng

là giáo viên biết cách tổ chức, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi phát hiện kiếnthức Nếu với cách học cổ truyền, kiến thức mà học sinh tiếp thu theo nhiều conđường như tái hiện, ghi nhớ rồi trình bày lại bằng cách học thuộc lòng thì khidạy học theo phương pháp tích cực lại đặt học sinh vào vị trí chủ thể nhận thức,

tự chiếm lĩnh tri thức Chủ thể học sinh chủ động vận dụng những hiểu biết củamình vào hoạt động tư duy, huy động vốn kiến thức sẵn có để giải quyết vấn đề.Chẳng hạn, trong giờ học văn, sau khi đã tìm hiểu về nhân vật Tấm, giáo viên

có thể cho học sinh nhận thấy quan niệm về cái đẹp của tác giả dân gian bằngcâu hỏi: “Qua nhân vật Tấm, em hiểu gì về con người và tính cách của Tấm nhưthế nào?” Từ đó, học sinh phải nhanh chóng huy động vốn kiến thức vừa mớiđuợc tìm hiểu xong, tổng hợp, phân tích để rút ra kết luận cho vấn đề đặt ra là:theo nhà văn, cái tâm – cái tài; cái thiện - cái mỹ không thể tách rời nhau Khigiải quyết vấn đề, tức là học sinh đã có tư duy sáng tạo và phát huy tính tích cực

Trang 23

trong giờ học Sáng tạo ở đây không phải là phát hiện hay tạo ra cái gì mới mẻcho xã hội mà là tự tìm thấy nguồn kiến thức mới cho bản thân nhằm phục vụcông việc học tập của mình đồng thời hoàn thiện mình hơn.Đây là điều rất quantrọng và được mong đợi nhất trong quá trình dạy học.

1.1.2 Bản chất và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

1.1.2.1 Bản chất của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp giáo dục là sản phẩm của sự liên kết lí thuyết và thực hành

sư phạm nhằm giúp cho người học chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện năng lực giảiquyết vấn đề, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách Mặc dù có nhiều khácbiệt, nhưng các phương pháp giáo dục đều có chung hai đặc điểm Một là, sựliên kết giữa tư tưởng cơ bản về lao động giáo dục với hoạt động sư phạm đượcđịnh hướng và thiết kế theo sự chỉ đạo của tư tưởng đó Hai là, tính hiệu quả củaphương pháp, vì phương pháp bao giờ cũng nhằm một mục tiêu xác định, từmục tiêu tổng quát đến mục tiêu cụ thể của từng bài học Chính vì vậy, phươngpháp giáo dục tích cực được xem là bước chuyển biến lớn lao làm thay đổi, đảongược những quan điểm, những cách thức bấy lâu nay đã diễn ra trong quá trìnhgiáo dục Jean Vial từng khẳng định: “Chúng tôi sẽ nói rằng có phương pháptích cực mỗi khi mà người được giáo dục được xem xét tách riêng, là tác nhân

tự nguyện, hoạt động và ý thức được sự giáo dục của riêng mình”(53,tr39) Đây

là sự chuyển đổi quan điểm từ kiểu dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm”chuyển sang kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” mà những tiêu chuẩncần thiết và chủ yếu là tính hành động, tính tự do và tính tự giáo dục Tất cả đềunhằm một mục đích đem lại cho học sinh tính tự chủ, sáng tạo và năng độngtrong quá trình học tập Hệ thống phương pháp dạy học văn truyền thống mangnặng bản chất tái hiện nên học sinh rất thụ động.Giáo viên che khuất mất tài liệugiảng dạy, ít cho học sinh tiếp xúc trực tiếp và tự tìm kiếm kiến thức Học sinhchỉ ghi nhớ, sau đó vận dụng kiến thức có sẵn Phương pháp truyền thống chỉ cóthể làm được nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức một cách thụ động vàkiểm tra sự tiếp thu đó qua con đường tái hiện Phương pháp dạy học này tồn tại

Trang 24

phổ biến và rất lâu trong lịch sử giáo dục.Đây là phương pháp lấy thầy và tàiliệu học tập làm trung tâm Giáo viên xem trách nhiệm chính của mình là truyềnđạt hết kiến thức, hết nội dung của chương trình Bằng phương pháp thuyếttrình, giải thích, minh hoạ, thầy nói trò ghi, giáo viên độc thoại những kinhnghiệm, hiểu biết để rồi học sinh thụ động tiếp thu, giáo án được thiết kế theomột đường thẳng cho chung mọi đối tựơng học sinh Đặt biệt, giáo viên làngười độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh.Vì thế, phương pháp nàychủ yếu chú ý tới khả năng ghi nhớ, tái hiện thông tin của học sinh.

Ngược lại, phương pháp dạy học tích cực quan tâm đến vai trò chủ thểcủa học sinh lại chú trọng việc chuẩn bị cho học sinh khả năng thích ứng với xãhội hiện đại, hướng đến lợi ích của học tập, hứng thú của học sinh và chú trọngxây dựng kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đềthực tiễn Giáo án được thiết kế theo nhiều phương án, nhiều nhánh thích hợpvới từng đối tượng, giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo tình huống với sự thamgia tích cực của học sinh Ở đây học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập

và tự đánh giá hay đánh giá lẫn nhau

Phương pháp giáo dục tích cực là thành tựu của khoa học giáo dục hiệnđại được vận dụng vào nhà trường hiện đại nước ta nhằm đáp ứng cho nhu cầucủa giáo dục trong giai đoạn mới Nắm bắt và thực hiện triển khai phương phápdạy học tích cực vào thực tiễn dạy học là một quá trình thử thách với không ítkhó khăn, vì thế người giáo viên cần tìm hiểu sâu sắc và nắm vững để vận dụngmột cách sáng tạo và chủ động nhất

1.1.2.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Ưu thế của phương pháp dạy học tích cực đã được chứng minh trongnhiều mô hình nhà trường trên nhiều nước trên thế giới Xuất phát điểm của mọihoạt động tuỳ thuộc vào sáng kiến của học sinh, vào lợi ích, nhiệt tình hoặc nhucầu của họ mà thầy giáo cố gắng điều phối, giúp đỡ họ bằng thái độ gần gũi,chú trọng vào việc làm nảy nở nhân cách của từng học sinh Cho nên, phươngpháp giáo dục tích cực là sự tích hợp thường xuyên các mối quan hệ dạy học:

Trang 25

học sinh - lớp học - giáo viên trong quá trình hoạt động giáo dục Có thể thấynhững yếu tố sau đây là những đặc trưng cơ bản nhất của phương pháp dạy họctích cực.

a) Dạy học thông qua hoạt động của học sinh

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạtđộng dạy đồng thời là chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào các hoạtđộng học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo Thông qua đó, học sinh tự lựckhám phá những điều mà mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thunhững tri thức được thầy giáo đưa sẵn Học sinh vừa nắm được kiến thức mới,

kĩ năng mới lại vừa biết được phương pháp tìm ra kiến thức Các kĩ năng đókhông rập khuôn theo một mẫu có sẵn nên học sinh có cơ hội bộc lộ, phát huytiềm năng sáng tạo Giáo viên không đơn giản là truyền đạt tri thức mà cònhướng dẫn hành động Học bằng hành động, học qua làm, điều đó có nghĩa làchúng ta nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa tư duy và hành động, giữa lí thuyết vàthực hành của người học Điều này được tổng kết về khả năng tiếp nhận và lưugiữ thông tin: nghe sẽ nhớ 20%; nhìn nhớ 30%, nghe + nhìn sẽ nhớ 50%, kếthợp nghe, nhìn, thảo luận nhớ 70%, nhưng khi tất cả kết hợp với làm sẽ nhớ90% Vì thế, khi dạy học tác phẩm văn học dân gian cụ thể, giáo viên cần chú ýhướng dẫn cho học sinh vận dụng những phương pháp nào, lựa chọn vấn đề nào

để phát hiện hết cái hay cái đẹp, hoặc học sinh cần thảo luận những câu hỏiquan trọng nào nhằm lột tả được cái “thần” của văn bản Ví dụ ở “Sọ Dừa”,ngay từ khi tìm hiểu, giáo viên cần cho học sinh thấy rõ số phận bất hạnh củanhân vật Sọ Dừa qua câu hỏi thảo luận nhóm: Sọ Dừa được sinh ra như thế nào?Các em sẽ nhanh chóng phát hiện nhiều chi tiết (từ ngữ, hình ảnh mà tác giả dângian đã sử dụng) liên quan đến số phận của nhân vật mà đó là dấu hiệu để tìmhiểu cuộc đời có những con người bất hạnh gợi cho ta sự cảm thông Như vậy,giáo viên phải biết tổ chức, đầu tư vào các hoạt động bằng cách hướng dẫn họcsinh nổ lực làm việc để tự tìm ra kiến thức.Giáo viên cần triển khai vấn đề,hướng dẫn hành động, xử lí tình huống thật khéo léo để giờ học đem lại hiệu

Trang 26

quả tối ưu nhất Bằng nhiều phương pháp dạy học như đọc sáng tạo (đọc diễncảm, đọc phân vai, tóm tắt lại…), thuyết trình, vấn đáp tìm tòi, học tập theonhóm, nêu và giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh đọc - hiểu văn bản tốt hơn

b) Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Tự học, tự quản trong công việc học tập là cái nút của những phươngpháp tích cực Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tậpcho học sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mộtmục tiêu học tập lấy phương pháp tự học làm cốt lõi Thầy giáo đặt ra nhữngmục tiêu và cung cấp nhiều thông tin cho mỗi học sinh tự do định nhịp độ laođộng và sẵn sàng giúp đỡ người khác Chủ thể học tập sẽ được trang bị mộtcách có hệ thống những “quyền lực” hoặc công cụ tinh thần đủ sức giải quyếtvấn đề và hoàn thành nhiệm vụ Chẳng hạn, khi tìm hiểu hình ảnh “con cò”trong ca dao Việt Nam, học sinh sẽ được giáo viên dẫn dắt để tìm hiểu về cuộcđời, số phận, của “cò” trong xã hội phong kiến ngày xưa Từ hình ảnh “con còlặn lội bờ sông” đến “con cò mà đi ăn đêm”, rồi lại thêm “nước non lận đận mộtmình, thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” thì thân phận cò trở nên chua xót

và tội nghiệp biết bao Thế mà đến Tú Xương, thân phận cò được khắc hoạ thậtsinh động bằng chính cuộc đời bà Tú khi “lặn lội thân cò khi quãng vắng” để

“nuôi đủ năm con với một chồng” Từ đó, học sinh có thể khái quát cuộc đời

“cò” và tìm ý nghĩa chứa đựng trong nó, hay nói đúng hơn, đó chính là cuộc đờingười phụ nữ Việt Nam ta trong xã hội phong kiến, hiện thân cho thân phậntruân chuyên của kiếp nguời Khi được tiếp xúc với tác phẩm văn học, trongtâm hồn, tình cảm các em sẽ mở ra một thế giới đầy bí ẩn, đồng thời cũng chuẩn

bị tâm lí để đón nhận nhiều khó khăn trong khi cảm thụ, tìm hiểu Lúc này, chủthể học tập cần tự huy động nhiều khả năng như tư duy, tưởng tượng, sángtạo… để giải mã ý nghĩa tác phẩm Học sinh phải biết cùng đau, cùng cười vuisướng, hạnh phúc cùng nhân vật hay nói cách khác phải trải nghiệm và đồngcảm cùng nhân vật Phương pháp tự tìm hiểu, tự học tập như vậy giúp cho họcsinh có thói quen tốt trong trong học tập cũng như trong cuộc sống Có thể trong

Trang 27

quá trình tự học như vậy học sinh sẽ tự nêu ra những vấn đề hay gặp nhữngkhúc mắc, mâu thuẫn nhưng điều đó chính là động lực to lớn giúp học sinh cóthể đào sâu, hiểu kĩ về bài học trước khi có sự giải đáp của giáo viên Làm đượcnhư vậy, học sinh đã tự đặt mình vào vị trí chủ thể trước những tình huống nhậnthức để từng bước chiếm lĩnh tác phẩm Sau cùng, học sinh có cảm giác thỏamãn, vui sướng thật sự khi tìm thấy giá trị thật của tác phẩm Cách thức dạy họctích cực nói đó làm cho lớp học cổ truyền bị phá vỡ Nếu rèn luyện cho ngườihọc có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý thức tự học sẽ tạo cho họ lòngham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi con người Nỗ lực tạo ra sự chuyểnbiến từ việc học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển thóiquen tự học ngay trong nhà trường phổ thông Đây là vấn đề tự quản để từngbước xây dựng nhân cách, làm thức tỉnh năng lực nhạy cảm, sự vững chắc củaphán đoán Mọi hành vi học tập nên xuất phát từ sự tự nguyện học hỏi, không là

sự gượng ép từ bên ngoài

c) Tăng cường học tập cá thể kết hợp với tập thể trong dạy học

Một đặc trưng quan trọng của phương pháp dạy học tích cực là lồng ghépcông việc cá nhân vào trong hoạt động của tập thể Đó chính là hành động cóđộng cơ và tự nguyện của học sinh Trong phương pháp giáo điều, cá nhân làmviệc đơn lẻ, không có sự đồng hành của tập thể nhưng với phương pháp tíchcực, mỗi học sinh lại lao động như bạn mình ở bên cạnh, cùng một đối tượng vàcùng nhịp độ Cả nhóm sẽ đảm nhận mục tiêu duy nhất và được hoàn thànhbằng cách phân công nhiệm vụ cho từng người nhằm xây dựng nhiệm vụ chungcho cả nhóm Từ đó, hình thành những mối quan hệ vừa theo chiều dọc (thầygiáo - học sinh) , vừa theo chiều ngang (học sinh - học sinh) Nhà trường là mộtthể chế mà ở đó học sinh phải học cách sống và cách lao động chung để hoànhập Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đềuđược hình thành bằng những hành động độc lập cá thể Lớp học là môi trườnggiao tiếp giữa thầy - trò; trò - trò tạo nên mối quan hệ hợp tác các cá nhân trêncon đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận nội

Trang 28

dung bài học, ý kiến mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ, được khẳng định hoặc bác bỏnếu sai lầm Qua đó, người học tự nâng mình lên một trình độ mới cao hơn, bàihọc vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và cả lớp họcchứ không phải chỉ dựa vào vốn hiểu biết của người thầy Như vậy, từ hoạtđộng chung của cả lớp là tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm(giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ của từng nhóm và cách tiến hành hoạtđộng của các nhóm) Sau đó học sinh tự phân công trong nhóm, các cá nhân làmviệc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, tiến tới thống nhất ý kiến.Nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể Cácđại diện khác trình bày kết quả các học sinh khác nghe, quan sát và nhận xét, bổsung , đánh giá Sau cùng giáo viên tổ chức chốt lại nhằm xác nhận kiến thức vàđặt vấn đề tiếp theo Đánh giá cho điểm trên mức độ đóng góp cá nhân tronghoạt động nhóm.Sự hợp tác giữa các cá thể trong tập thể như vậy sẽ phát huytính tích cực trong học tập, giúp học sinh có cơ hội phát triển cá nhân, hiểu biếttrở nên sâu sắc, bền vững hơn Kiến thức tăng tính khách quan và khoa học bớtphần chủ quan phiến diện Các kĩ năng giao tiếp, năng lực lao động hợp tác theonhóm hình thành và phát triển đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập

d) Kết hợp đánh giá của người dạy với đánh giá của người học

Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm với mục đích làm cho chủthể tự phát hiện kiến thức, cá nhân phải tự làm dù có thể mắc sai lầm, song kếtquả lại có giá trị đào tạo vì nhiều lẽ Có thể nói rằng trong phương pháp tíchcực, học sinh suy nghĩ, làm việc nhiều hơn phương pháp giáo điều vì sáng kiếnđược quy cho chính từng em và không giao lại cho người khác Phương pháptích cực giảm dần phần việc trên lớp của nguời giáo viên và tăng thời gian dànhcho nhiệm vụ sáng tạo cá nhân của nguời học Nét nổi bật của vấn đề đổi mớiphương pháp dạy học là hoạt động cũng như cuờng độ làm việc của học sinhchiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên Phương pháp tích cực giúpcác em tiếp thu được một lượng thông tin lớn mà lại nhớ được rất lâu vì họ coi

Trang 29

đó là tài sản riêng mà chính công sức lao động của chúng tạo ra, huy động tronghành vi trí thức nhân cách của nguời học Ở phương pháp này, học sinh đượcđối xử như là một con người thực thụ, như một người trưởng thành sành sỏitrong tương lai So với phương pháp dạy học cũ mang nặng tính áp đặt, phươngpháp dạy học tích cực tạo ra niềm vui, hứng thú và sự thoã mãn trong hành trìnhtìm kiến thức mới, chân lí mới Người học cảm thấy sung sướng thực sự Chính

vì điều đó nên chúng ta nêu phương châm của việc dạy học là phải xuất phát từhọc sinh, cho học sinh và bằng học sinh Đó là quan điểm hiện đại và tinh thầnthực tiễn Cần chuyển hẳn từ dạy tái hiện sang dạy sáng tạo, từ thông tin tiếp thụsang giảng dạy phát triển, thay bài giảng đơn thuần bằng lới nói sang hành độngtích cực của học sinh Chúng ta cần hạn chế việc giáo viên độc thoại trong giờhọc văn và huớng đến những hoạt động huớng dẫn học sinh tự phân tích vấn đề

Có như vậy học sinh mới thực sự là chủ thể của giờ học Mọi sự ngộ nhận vềvai trò của người giáo viên sẽ hạ thấp hiệu quả của công việc dạy và học Giáoviên đóng vai trò là người hướng dẫn chứ không phải là người cảm thụ giúp rồisau đó truyền thụ lại Phải biết thiết kế những hành động bên trong của học sinh

để tự các em cảm thụ, phân tích và giải mã tác phẩm văn học nhằm có bước tựnhận thức, tự phát triển về mọi mặt Giáo viên như người nhạc trưởng, điềukhiển cho dàn nhạc công sử dụng hài hoà những nhạc cụ của mình Điều quantrọng là người nhạc trưởng không được tự biến thành nhạc công Học sinhkhông phải là cái bình chứa mà là một ngọn lửa và người giáo viên phải biếtthắp sáng lên ngọn lửa ấy Có như vậy học sinh mới có hứng thú sáng tạo nhâncách

Nói tóm lại, với phương pháp dạy học tích cực, vai trò chủ thể của họcsinh được phát huy cao độ vì học sinh trở thành đối tượng trung tâm, trở thànhchủ thể của giờ học Phương pháp dạy học tích cực không phải là sự loại bỏ mà

có sự kế thừa, phát huy những ưu thế của phương pháp dạy học cổ truyền Trên

cơ sở những phương pháp cổ truyền như giảng bình, vấn đáp,… phương phápdạy học tích cực tiếp thu những tinh hoa và phát triển chúng cho phù hợp với

Trang 30

yêu cầu cuả giáo dục thời đại ngày nay Một giờ học theo phương pháp dạy họctích cực sôi nổi, ồn ào hơn vì có sự tích cực hoạt động, thảo luận của chủ thể -học sinh Đúng như nhận xét của một số nhà sư phạm: hoạt động làm cho lớphọc ồn ào hơn nhưng là sự ồn ào hiệu quả

Vấn đề chủ thể học sinh lâu nay chưa được nhận thức một cách toàn diệnnên nội dung của việc phát huy vai trò của học sinh vẫn còn rất phiến diện Sailầm của giáo dục lâu nay là coi học sinh như một khách thể, một đối tượng thụđộng, chịu sự tác động của giáo viên, của giáo tài, của quá trình giảng dạy màkhông thấy rõ học sinh chính là chủ thể năng động trong tiến trình sư phạm.Nhìn nhận sáng rõ vai trò chủ thể của học sinh là đưa đến những thay đổi rất cơbản trong nội dung, quan điểm, phương pháp dạy học Học sinh càng tích cựctham gia và tham gia một cách tự giác, một cách có ý thức vào quá trình dạyhọc bao nhiêu thì kết quả càng vững chắc và sâu sắc bấy nhiêu Như vậy, nộidung của việc phát huy năng lực chủ thể chính là sự huy động một cách có cơ

sở khoa học phù hợp với qui luật của cảm thụ văn học, những năng lực chủquan của bản thân học sinh để các em chủ động tích cực, hứng thú tham gia vàoquá trình học văn Chúng ta thấy không ít những giờ dạy văn trong đó giáo viên

là người trình bày suốt một mạch và học sinh nghe thụ động và ghi chép, ghinhớ một cách máy móc Thực trạng đó đã trở thành mối quan tâm đáng lo ngạicho việc dạy - học văn Vì vậy, trong cơ chế dạy học văn theo lối cũ, mối liên

hệ giữa giáo viên - học sinh là mối liên hệ giữa người giảng với người nghe,giữa người truyền thụ và người tiếp thụ, người đưa thông tin và người nhậnthông tin, người trình bày và người ghi nhớ nên năng lực chủ quan của ngườihọc sinh bị thủ tiêu Học sinh chỉ cần nghe - ghi nhớ - lập lại Như vậy “họcsinh chỉ cần múa chữ” (Phạm Văn Đồng) Theo đó những thói quen và nhiềumối quan hệ bị phá vỡ: mối quan hệ giữa học sinh - sách giáo khoa - tác phẩm

bị phá vỡ Học sinh lười đọc sách giáo khoa, không tiếp xúc trực tiếp với tácphẩm vì đã có giáo viên đọc giúp Thói quen đọc sách, năng lực độc lập pháthiện kiến thức không còn, thay vào đó là căn bệnh đại khái, hời hợt và ỷ lại

Trang 31

trong lao động Lepsin cho rằng “giáo viên không phải là bảo mẫu mớm cơmcho trẻ” Dạy văn trước hết là phải dạy suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo Đây là điềurất mới so với nội dung dạy trước đây Tư tưởng đổi mới phương pháp giáo dụctheo hướng dạy học tích cực xem người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể củaquá trình nhận thức, tích cực tham gia vào quá trình chiếm lĩnh và hình thànhkiến thức làm cho người học có khả năng tự kiểm soát hoạt động học tập, đượctôn trọng và khích lệ nhu cầu tự giải phóng tiềm năng sáng tạo của bản thân đểphát triển toàn diện Điều tâm niệm đối với người giảng dạy là phải tôn trọnghọc sinh Người giáo viên có tài năng thường đứng sau học sinh để chỉ đạo quátrình phát triển nhân cách Có như vậy mới tạo không khí cởi mở, đồng cảm, tôntrọng giữa giáo viên và học sinh Xa rời đối tượng học sinh hoặc chỉ xem họ làmột đối tượng thụ động thì việc giảng dạy chỉ là sự độc thoại buồn tẻ Bên cạnhhọc sinh là đối tượng tích cực, tác phẩm văn học cũng là một hiện tượng động.Cần tránh khuynh hướng coi tác phẩm văn chương nhà trường là một hiệntượng tĩnh.Khi đó học sinh vô tình bị gạt ra khỏi quĩ đạo tác động trực tiếp củatác phẩm vì giáo viên đã cảm thụ hộ cho học sinh Hứng thú học tập bị giảm sút

và mai một dần Đây là nguyên nhân sâu xa của tình trạng học sinh ngày càngchán học môn văn Khuynh hướng này phản ánh rõ rệt nhận thức còn trì trệ vềvai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học văn mà lí luận dạy học hiện đạiđang nghiên cứu Phương pháp dạy học tích cực đề cao vai trò của người học vìhọc sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức trong quá trình học tập.Theo Lênin, cần thay vào lối học vẹt lỗi thời, lối huấn luyện khắc nghiệt cổ lổ,chúng ta cần tạo ra khả năng tự nắm lấy tổng số hiểu biết của nhân loại khôngphải bằng cách học thuộc lòng mà được suy nghĩ, kết luận theo quan điểm hiệnđại Như vậy, đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình giảng dạychính là tìm ra phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy văn.Phươnghướng đó không những phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện nay màcòn là vấn đề thuộc về bản chất Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là tư tưởnggiáo dục có tính nhân văn cao, đã từng là sản phẩm trí tuệ của nhiều nhà sư

Trang 32

phạm tiêu biểu Theo nhà nghiên cứu Phan Trọng Luận thì chúng ta cần tiếp thumột cách có nguyên tắc, có lựa chọn, có tính toán, có cân nhắc một cách đồng

bộ trong nhiều mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, giữa nhà trường với xãhội, giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại vì tinh thần cốtlõi của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là chú trọng đến đốitượng học sinh, tăng cường và giải phóng vai trò chủ thể của người học, cải tiếnmối quan hệ dạy học, “tạo cho người học có vai trò chủ động, sáng tạo trongquá trình học tập, giúp người học bộc lộ được những tiềm năng vốn có và pháttriển một cách đầy đủ nhân cách của mình”(50, tr 43) Vì phương pháp là sự kếttinh của trình độ, bản lĩnh, tài năng và cách tiếp cận nên chúng ta phải đi sâu,nắm cho được cái nguyên lí, cái cốt lõi và vận dụng thiên biến vạn hoá, lấy cáibất biến ứng với cái vạn biến.Những câu chuyện kết hợp với các câu hỏi có ýnghĩa khơi gợi trí tò mò, đầy hấp dẫn cho học sinh lắng nghe, tìm tòi, suy nghĩ.Đặt vấn đề hay vào bài cần có sức lôi cuốn, có chiều sâu để tạo khí thế chongười học Điều này rất cần thiết trong quá trình học tập

Các phương pháp tích cực đều được xác định bởi sự tôn trọng có ý thức

và chính xác tâm lí học sinh theo độ tuổi Trò là chủ thể của hoạt động giáo dục.Người học, học tích cực bằng hành động của chính mình, tự mình tìm ra cáichưa biết, cái cần khám phá, tự tìm ra kiến thức qua những tình huống cụ thể,thiết thực gần gũi với cuộc sống thường nhật Từ đó, người học có nhu cầu giảiquyết những mâu thuẫn, những vấn đề vô cùng phong phú của thực tại trong sựquan sát, suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân mình Ví dụ sau khi tìm hiểu tác hạighê gớm của thuốc lá qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá!” thì bản thân học sinhcần có những hành động tích cực nào để hạn chế vấn đề hút thuốc trong môitrường sống quanh ta Các tri thức và học sinh tự khám phá là những cái mới,

do đó hoạt động tự lực đi tìm cái chưa biết mang tính sáng tạo Khó khăn, sailầm trong cuộc đi tìm cái chưa biết chỉ là sự cố tạm thời để tìm ra chân lí.Nhưvậy, người học đã “hành để học” nhằm mục đích “học để hành” Theo Kant thì

“cách tốt nhất để hiểu là làm” nên người học bằng hành động, việc làm mà

Trang 33

trưởng thành hơn Tuy kiến thức mà người học tìm ra còn mang tính chủ quan,phiến diện, có thể chưa là chân lí nhưng với sự kết hợp, làm việc với bè bạn vàthầy thì cái chủ quan kia dần nhường chỗ cho chân lí sáng tỏ vì hành động giáodục là hành động hợp tác diễn ra trong lớp học, không thể là một hành động cánhân thuần tuý Lớp học là nơi giao tiếp thường xuyên, mặt đối mặt giữa thầy -trò, trò - trò và được bố trí theo một không gian nhất định (hình tròn hoặc hìnhchữ U) để biểu tượng cho vai trò chủ thể là trung tâm của người học Qua tranhluận, trao đổi, bàn bạc kiến thức được khám phá mà lại mang tính khách quan,khoa học cao Học bạn, hợp tác với bạn, với thầy là tự nâng mình lên tầm caomới Quan hệ theo chiều dọc giữa thầy -trò vẫn tồn tại song dựa trên những cơ

sở khác: sự thông cảm, tôn trọng và hợp tác lẫn nhau Quan hệ theo chiều ngangtrở thành yếu tố chi phối tính năng động trong lớp Mối quan hệ một chiều giữanội dung dạy học giữa giáo viên và học sinh được thay đổi theo hướng đa chiều.Thầy định hướng cho cá nhân hành động, thầy đạo diễn, tổ chức tập thể và cuốicùng thầy là trọng tài cho các cuộc tranh luận sôi nổi Tất cả đều nhằm một mụcđích duy nhất là hình thành và phát triển nhân cách con người lao động tự chủ,năng động sáng tạo và có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Sau quá trình đi tìm chân lí với sự hợp tác của bạn và thầy, người học sẽ

tự đánh giá lại sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa chữa lỗi lầm và rút kinhnghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề rồi tự điều chỉnh để hoàn thiệnmình Người học có sai sót là điều tất yếu song biết sửa sai là điều đáng quý.Thầy lại dựa vào kết quả đánh giá của trò mà cho điểm Đó là cách cho điểm cơđộng có tác dụng rất lớn trong việc kích thích học sinh đánh giá, sửa sai để cảitiến phương pháp học tập

Với 4 dấu hiệu đặc trưng, phương pháp dạy học tích cực tỏ ra chiếm ưuthế so với các phương pháp khác Có thể nêu sự khác biệt cơ bản giữa hệphương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy cổ truyền qua bảng so sánhsau:

Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học cổ truyền

Trang 34

- Lấy trò làm trung tâm

- Lấy thầy làm trung tâm

- Thầy truyền đạt kiến thức

- Thầy độc thoại

Yêu cầu học học thuộc, ghi nhớ

và tái hiện máy móc, sau đó độcquyền đánh giá, áp đặt một chiều

Như vậy, phương pháp giáo dục tích cực thể hiện sự vận động và địnhhướng cần thiết của hoạt động trí tuệ trong việc hình thành kiến thức giúp họcsinh có thể sử dụng đúng đắn và toàn bộ năng lực tự học sáng tạo của mình.Kiến thức và cấu trúc tư duy đã hình thành kiến thức đó được phát triển cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu Các em không còn thụ động bằng cách nghe thầygiảng mà học tích cực bằng hành động của mình vì kiến thức chỉ có giá trị và ýnghĩa khi nó là kết quả đạt được do hành động của bản thân Cần chú ý rằng đổimới phương pháp dạy học không có nghĩa là người giáo viên phải từ bỏ nhữngphương pháp dạy học cổ truyền, hoặc độc tôn, hoặc cải tiến một phương phápdạy học nào đó hay áp dụng triệt để, máy móc một vài phương pháp Cũngkhông thể hiểu một cách chungchung rằng theo phương pháp tích cực là thầygiảng một nửa, học sinh làm lấy phần còn lại Vấn đề không phải là chỉ bản thâncác phương pháp dạy học mà còn là ở cách vận dụng chúng một cách phù hợp,đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tronghoạt động học tập

1.1.3 Cơ sở triết học và tâm lí học của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường trung học cơ sở

1.1.3.1 Cơ sở triết học

Trang 35

Đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình giảng dạy và học tậpvăn hoá là phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiên nay và còn là vấn đềthuộc về bản chất chính trị của chế độ ta, phù hợp với quan điểm nhân văn cộngsản và nhận thức luận Mac-xit về tư duy với khoa học về con người Trong lịch

sử nhà trường đã tồn tại một quan điểm sai lầm trong thời gian dài là coi họcsinh chủ yếu như một khách thể, một đối tượng thụ động chịu sự tác động củangười giáo viên

Nhưng rồi sau đó, trước sự phát triển của xã hội, của thời đại, của cáckhoa học liên nghành và chuyên nghành, vai trò chủ thể và hoạt động sáng tạotích cực của học sinh trong quá trình dạy học đã được nhận thức, phát hiện lại

và được đặt biệt chú ý Hiện nay, vấn đề phát triển chủ thể học sinh đang bùnglên với một sức mạnh mới, trở thành xu thế phổ biến thu hút sự quan tâm nghiêncứu của nhiều nhà phương pháp, nhà sư phạm học Trong xu thế phát triển ấy,vấn đề dạy học lấy học sinh làm trung tâm nổi lên như một vấn đề then chốt,trọng yếu của công cuộc đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học ở nước ta.Vậy quan niệm đó được xây dựng trên những căn cứ luận nào?

Chủ thể trong triết học được hiểu như một phẩm chất của con người màtrong đó tính tích cực chính là nhân tố quan trọng trong quá trình học tập vàkhẳng định vai trò chủ thể của mình Tính tích cực là một phẩm chất vốn có củacon người trong đời sống xã hội Khác với động vật, con người không chỉ tiêuthụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà còn chủ động, bằng lao động xản xuất

ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoácho mỗi thời đại Hình thành và phát triển tính tích cực trong xã hội là củng cốmột trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo ra những con ngườinăng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng Sự tồn tại của conngười gắn với vai trò chủ thể của giới tự nhiên và xã hội là vấn đề được đặt ratrong triết học

Là động vật bậc cao, con người sinh ra như một thực thể tự nhiên, bị tựnhiên chi phối nhưng con người có khả năng nắm bắt được tự nhiên, tác động

Trang 36

trở lại tự nhiên Như vậy, giới tự nhiên trở thành “ khách thể” và con người trởthành “chủ thể” của nó Các nhà triết gia từng nói “Con người là cây sậy biếtsuy nghĩ” hay “ Tôi suy nghĩ là tôi tồn tại” là vậy Con người có vai trò chủ thểbởi con người biết tư duy Tư duy lại dựa vào ngôn ngữ nên cuộc sống của conngười không ngừng phát triển, con người biết sản xuất ra công cụ lao động đểphục vụ cuộc sống “Chính sự tác động qua lại không thể phá vỡ mối liên hệgiữa chủ thể và khách thể mà có hành động - cội nguồn của nhận thức Điểmxuất phát của nhận thức là mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể Chínhtrên cơ sở đó mà khách thể và các thuộc tính của nó được phát hiện.” (34,75)

Phương pháp giảng dạy của giáo viên và tính tích cực nhận thức của họcsinh có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Phương pháp dạy họccủa giáo viên sẽ thúc đẩy và có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực nhận thứccủa học sinh Ngược lại, tính tính cực nhận thức của học sinh sẽ góp phần làmcho công tác dạy học của giáo viên thành công hơn, hiệu quả hơn Tại trường,thông qua các phương pháp dạy học của giáo đã thu được một số kết quả khảquan về tính tích cực của học sinh thông qua một số biểu hiện như: Khả năngđịnh hướng đối với nhiệm vụ nhận thức và định hướng khi nghiên cứu tài liệuhọc tập được thể hiện rõ rệt; học sinh có hứng thú đối với nhiệm vụ học tập, vớiđối tượng nghiên cứu; trong quá trình học, học sinh có sự tập trung chú ý cao,trong giải quyết các nhiệm vụ học tập, có sự say sưa, nhiệt tình đối với nhiệm

vụ nhận thức; học sinh có ý chí, khắc phục khó khăn, huy động suy nghĩ đểhoàn thành nhiệm vụ; có khả năng linh hoạt để đáp ứng lại những tình huốngkhác nhau, để đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kiểm tra kết quả giải quyết vấn đề.Đây là những biểu hiện đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của tính tích cực nhậnthức, thể hiện bản chất của tính tích cực

1.1.3.2 Cơ sở tâm lí học

Lứa tuổi học sinh THCS được đánh giá là lứa tuổi có nhiều đột phá, biếnchuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, trong nền kinh tế thị trường được biểu hiệnmột cách tập trung nổi bật cái tốt và cái xấu; khi thì mạnh mẽ can trường, khi thì

Trang 37

đua đòi, tò mò bắt chước cái tốt lẫn cái xấu, dám xả thân cứu bạn, dám dốc túicho bạn đến đồng bạc cuối cùng, ngược lại thậm chí có khi dẫn đến nhiều hànhđộng cực đoan cướp của, giết người chỉ vì vài đồng tiền, một lời xúc phạm, mộtlời thách đố Độ tuổi đã biết tiêu tiền và bắt đầu biết kiếm tiền trong nhiều hoàncảnh khác nhau, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các băng nhóm vì đồng tiền, khi thìnhân ái cao thượng, có khi lại yên hùng bất chấp tất cả, chưa thành người lớnnhưng không muốn người lớn coi mình là trẻ con và sẵn sàng phản ứng và làmkhác đi lời dạy bảo của người lớn.

Độ tuổi này khoảng 11, 12 đến 14, 15 tuổi được gọi là tuổi thiếu niên(Luật hình sự gọi là người chưa thành niên), đây là thời kỳ phát triển phongphú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển,hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân Đây là độ tuổi chịu sự tácđộng mạnh của xã hội, gia đình và nhà trường mà đặc điểm nỗi bật là tiếp nhậnnhanh cái tốt và cái xấu, phản kháng yếu ớt trước sự tấn công của kẻ xấu nhất làcái xấu mang bộ mặt lương thiện

Trong giáo dục đạo đức cho con em (học sinh) lứa tuổi thiếu niên vì vậycàng trở nên khó khăn và cấp thiết Vì thế cần có cách nhìn toàn diện biệnchứng mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy người; giữa gia đình, nhà trường và xãhội; giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong mối quan hệ với luậtpháp của xã hội và sự tác động của kinh tế thị trường

Trong giáo dục đạo đức cho lứa tuổi chưa thành niên trong tổng hòa cácmối quan hệ nêu trên, việc giáo dục nhận thức và ý thức trách nhiệm lại là mộtnội dung quan trọng mang tính đột phá không thể tách rời khỏi hệ thống nhữngchuẩn mực đạo đức, hệ thống chương trình, sách giáo khoa, hệ thống giáo viêndạy dỗ các em từ tuổi mẫu giáo đến hết phổ thông trung học Đây là một chuỗiliên hoàn có tính khách quan trong hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục Ýthức trách nhiệm của con người nói chung và giáo dục ý thức cho học sinhTHCS nói riêng mang tầm giá trị nhân văn rất to lớn, bởi trách nhiệm và ý thứctrách nhiệm là một chuẩn mực đạo đức khác (yêu nước, tự trọng, lòng nhân ái,

Trang 38

đoàn kết…) Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh lứa tuổi THCS là mộttrong những công việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trongnhà trường.

Hiểu biết tâm lí học sinh là một việc rất quan trọng vì nó cho phép ta đối

xử với học sinh một cách đặc biệt, tôn trọng những lợi ích của các em nhằm tạo

ưu thế cho nhiều cách tiếp cận cụ thể những hoạt động mang tính sáng tạo,nghiên cứu cá nhân mang tinh thần tự quản cao Sự ra đời của những phươngpháp dạy học tích cực có nguồn gốc xâu xa từ tâm lí học Từ lâu người ta vốnquen thuộc với cách tạo ra “ một người lớn thu nhỏ”, cần giáo dục, uốn nắn nhưthế nào để càng giống người lớn càng tốt chứ không phải là tạo dựng một conngười thật sự Quan điểm này chi phối phần lớn những phương pháp sư phạmcủa chúng ta Đó là những phương pháp cổ truyền trong giáo dục Khác vớiquan điểm ấy, phương pháp dạy học tích cực quan tâm đến bản chất riêng củatừng đứa trẻ, cầu viện đến những qui luật cấu trúc tâm lí cá nhân và những quiluật về sự phát triển thụ động hay hoạt động cá nhân Những phương pháp giáodục hiện đại làm cho nhà trường thích ứng với trẻ em vì theo J Reauseau thì “hãy để cho trẻ em hoạt động thật sự” Trí tuệ phát triển nhờ sự hoạt động tâmthần, đó là vai trò dành cho tâm lí học của thế kỉ này và là điểm xuất phát củakhoa sư phạm Sự thông minh của đứa trẻ là kết quả của một chuỗi hành động

có sự xây dựng và tiến triển lâu dài do nội tâm điều khiển, tái lập những mốiliên hệ giữa hành động và chủ thể Nhờ có chủ thể hành động và đối tượng sẽlàm cho trẻ thông minh và phát triển Sư phạm hiện đại không thể thoát thai từtâm lí học trẻ em theo sự tiến bộ của kĩ thuật công nghiệp từng bước sinh ra từnhững khám phá của các khoa học chính xác Ý chí và nhân cách là những sángtạo liên tục Đó là tính hoạt động không ngừng của tinh thần Những trào lưulớn của tâm lí học phát sinh hiện đại là nguồn gốc của những phương pháp mới.Cuộc sống tinh thần là một thực tế năng động, trí thông minh là một hoạt độngthực tại Nhà trường truyền thống áp đặt công việc cho học sinh, bắt học sinhlàm việc dưới sự cưỡng ép của giáo viên dù đó là vô thức hay sự tiếp nhận một

Trang 39

cách tự nguyện Nhà trường với yêu cầu hoạt động thật sự, lao động hồn nhiên,xây dựng nên nhu cầu và tạo nhiều hứng thú cho mỗi cho cá nhân Khi ứngdụng tâm lí học chuyên nghành vào vấn đề giảng dạy theo phương pháp tíchcực đã đưa đến nhiều phát hiện mới về vai trò chủ thể cảm thụ của người học.Đứng trước một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn chương, chủ thể muốn amhiểu tường tận, muốn tìm kiếm những lời giải đáp thỏa đáng cho chính mình thìđòi hỏi chủ thể phải tích cực hoạt động trí tuệ Chẳng hạn, khi kết thúc truyện cổtích “Cô bé bán diêm”, thật tội nghiệp khi cô bé chết trong cái rét, cái đói củamùa đông nhưng nếu em được đặt ra một kết thúc khác cho truyện em sẽ…?Lúc này, học sinh được tự do bộc lộ quan điểm riêng một cách thoải mái Từng

em sẽ có những quan điểm riêng để giải quyết vấn đề Như vậy, từ chỗ đây làtiếng lòng của nhà văn đã trở thành nhu cầu, nỗi niềm của học sinh thôi thúchọc sinh khám phá Chủ thể đã phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình đểtiếp nhận và giải quyết vấn đề mang dấu ấn chủ quan rõ rệt Rõ ràng, với tâm líhọc chuyên nghành, phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm

có khả năng khơi gợi hứng thú cũng như khả năng tư duy độc lập, phát huy tínhtích cực trong học tập của người học Học sinh làm việc một cách chủ động,chúng muốn làm những gì mà chúng muốn Vì vậy mọi phương pháp mới vềgiáo dục cần phải quan tâm đến hứng thú trong học tập Có như vậy nhữngphương pháp này mới thật sự đưa lại kết quả cao

Hoạt động dạy học cũng như mọi hoạt động khác, con người luôn luônhướng tới một đối tượng nào đó Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từngnói rằng người dạy phải coi người học là trung tâm, là đối tượng Hoạt động cóđối tượng là quan niệm tiến bộ của khoa tâm lí học hiện đại Giữa chủ thể và đốitượng hoạt động có mối quan hệ mật thiết và được các nhà tâm lí học hoạt động

và tâm lí học nhận thức nghiên cứu một cách sâu sắc Hướng vào chủ thể ngườihọc tất yếu phải nghiên cúư đặc điểm, qui luật tâm lí cảm thụ của học sinh như

là một vấn đề then chốt về phương pháp luận nghiên cứu và giảng dạy văn học.Vấn đề chủ thể học sinh nếu không được làm sáng tỏ từ góc nhìn của tâm lí học

Trang 40

thì sẽ thiếu cơ sở khoa học, không có sức thuyết phục Một số công trình đángchú ý đề cập đến những vấn đề này như: “Cơ cấu chuyển vào trong” và “tư duyđồng tại” trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Thanh Hùng; “Tâm líhọc cảm thụ văn học” của O.I Nhikiforova; “Đặc điểm cảm thụ ở từng lứa tuổihọc sinh” của N A Stanchek…vv Quá trình hình thành tư duy là quá trình trảiqua nhiều giai đoạn để “chuyển vào trong” dần hình thành “ý nghĩ, ý thức, tâmlí” (Hồ Ngọc Đại- Tâm lí học dạy học) Như vậy, vấn đề chuyển vào trong, vấn

đề tính hoạt động của trẻ em thực chất là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng.Tác giả Nguyễn Thanh Hùng xem vấn đề tiếp nhận là quá trình chủ quan hoácái khách quan và quá trình khách quan hoá cái chủ quan Giáo sư Phan TrọngLuận cho rằng “điểm xuất phát không phải là ở chủ thể, không phải là ở đốitượng khách thể mà là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, đó là đối tượngthẫm mĩ và các thuộc tính của nó được phát hiện ra”(28,tr64) Vì vậy, hai nhân

tố chủ quan và khách quan tác động qua lại, chuyển hoá, thâm nhập vào nhaumột cách hữu cơ biện chứng

Như vậy, quan niệm về chủ thể và khách thể là vấn đề cơ bản của triếthọc Các nhà tâm lí học hoạt động và tâm lí học nhận thức thường chú ý tới mốiliên hệ giữa chủ thể và khách thể, tức đối tượng và hoạt động để nhấn mạnh tớivai trò của tính hoạt động, hành vi của học sinh trong quá trình nhận thức

1.2 Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

1.2.1 Môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ,ngành Ở đây người giáo viên cần lưu ý đặc biệt đến việc dạy học theo chuẩnkiến thức, kỹ năng sáng tạo của bộ môn

Người giáo viên cần quan tâm đặc biệt tới việc soạn bài theo hướng đổimới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Làm sao để giáo viên làngười tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức

Ngày đăng: 19/12/2014, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn An, Bùi Kim Phượng,…(1995), Lí luận dạy học, Trường ĐHSP TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học
Tác giả: Nguyễn An, Bùi Kim Phượng,…
Năm: 1995
2. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề dạy học giảng văn, (Tài liệu tham khảo), ĐHQG TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dạy học giảng văn
Tác giả: Nguyễn Đức Ân
Năm: 1996
3. Trần Thanh Bình, Lê Xuân Lít (tuyển chọn, 1987), Về một hướng dạy và học văn, NXB Nghĩa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một hướng dạyvà học văn
Nhà XB: NXB Nghĩa Bình
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn, Hà Nội. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông mônngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001),Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn Văn và Ttiếng Việt THPT, Hà Nội. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội nghị tập huấn phươngpháp dạy học môn Văn và Ttiếng Việt THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Văn và Tiếng Việt 7/2003, Hà Nội. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu về đổi mới phương pháp dạyhọc môn Văn và Tiếng Việt 7/2003
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2003
8. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtheo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2003
9. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2004
10. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo Dục , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theoloại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1971
11. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Ca dao dân ca- Đẹp và hay, Nxb Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng daỵ văn học TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao dân ca- Đẹp và hay
Nhà XB: Nxb Trẻ - Hộinghiên cứu và giảng daỵ văn học TP. HCM
12. Phạm Văn Đồng, Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí NCGD, số 46/ 1994, tr. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, mộtphương pháp vô cùng quý báu
13. M.Gorki (1970), Bàn về văn học, Nxb Văn học Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Tác giả: M.Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học Hà Hội
Năm: 1970
14. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hành động, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi và hành động
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1989
15. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
16. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy họctác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
17. Nguyễn Thuý Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn THCS, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổimới phương pháp dạy học văn THCS
Tác giả: Nguyễn Thuý Hồng, Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
18. Nguyễn Thanh Hùng, Dạy văn hiểu văn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn hiểu văn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Nguyễn Thanh Hùng, Phân tích chiều sâu của tác phẩm văn chương trong nhà truờng, Tạp chí NCGD số 6/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chiều sâu của tác phẩm văn chươngtrong nhà truờng
20. Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kỹ thuật, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kỹ thuật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
21. Nguyễn Thị Thanh Hương, Góp phần đổi mới việc dạy học tác phẩm văn học ở trường THPT, 11/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đổi mới việc dạy học tác phẩmvăn học ở trường THPT

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w