Sử dụng phương pháp tích cực trong tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy văn học dân gian ở trường trung học cơ sởsở quận 12 thành phố HCM (Trang 60)

Để tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp phần văn học dân gian cần phải có sự chuẩn bị kỹ về khâu tổ chức, về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở trường THCS tại Quận 12 và đối tượng học sinh, có thể tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 6, 7, 8 và 9 như sau:

Lớp 6,7,8 là kể chuyện theo sách với các tác phẩm “Con rồng cháu tiên”, “Bánh chưng bánh dày”, “Thánh Gióng”, “Sự tích hồ gươm”, “Em bé thông minh”, “Cây bút thần”, “Thạch Sanh”, “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”

Lớp 9 thi hát dân ca 3 miền, trình diễn tiểu phẩm văn học dân gian, thuyết minh về 1 số câu ca dao,sáng tác ca dao theo các tiết mục dân ca kịch

2.3.3.1. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phần văn học dân gian theo khối, lớp học sinh

Mỗi lớp đăng kí 01 tiết mục dân ca, tập luyện và chọn trang phục phù hợp (đăng kí tên bài hát, người biểu diễn về cho Ban tổ chức (giáo viên bộ môn Văn).

Sau khi các lớp bốc thăm chọn tác phẩm “Lợn cưới, áo mới” hoặc “Treo biển” thì tiến hành viết kịch bản và tập luyện.

Mỗi lớp sưu tầm câu đố (10 câu) và ca dao theo chủ đề (mỗi chủ đề 20 câu):

+ Ca dao than thân, phản kháng. + Ca dao về tình yêu đôi lứa. + Ca dao về tình cảm gia đình. + Ca dao về sản vật, địa danh.

Mỗi lớp tham dự chọn đội tuyển gồm 4 thành viên dự thi (3 thành viên chính thức, 1 thành viên dự bị).

STT Tiết mục Lớp Ghi chú

1 Trống cơm – Đi cấy – Lí quạ kêu 9/1

2 Múa: Cây đa quán dốc 9/2

3 Múa: Cây đa quán dốc 9/3

4 Đi cấy 9/4

5 Hoạt cảnh: Tấm Cám 9/5

Mục đích: giúp HS rèn luyện khả năng phát huy tính tích cực của mình trong hoạt động tập thể nói chung và trong tìm hiểu văn học dân gian nói chung.

2.3.3.2. Tổ chức trò chơi “Giải đáp ô chữ”

a) Giải đáp ô chữ là gì? Giải đáp ô chữ bắt nguồn từ truyền thống đố chữ trong văn học và đời sống xã hội ngày xưa (bài thơ giải đáp ô chữ "lưỡng nhật bình đầu nhật…" của Trạng An Nam). Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, thường có các loại ô chữ thông dụng: ô chữ chữ nhật, ô chữ hình

khuyên, ô chữ hình cạnh khế,… Giải đáp ô chữ có cơ chế xuất phát từ những đặc điểm, tính chất của ô chữ về mặt cấu trúc, chức năng, ý nghĩa. Người tham gia giải đáp ô chữ phải có kiến thức về các vấn đề liên quan đến chủ đề chơi (tham gia giải đáp ô chữ về văn học dân gian phải có hiểu biết về văn học dân gian) và vốn kiến thức văn hoá - xã hội. Giải đáp ô chữ còn có cơ chế về mặt tâm lí - xã hội: người tham gia giải đáp ô chữ phải có sự thông hiểu nhiều lĩnh vực, có khả năng liên hệ, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán,…

b)Tác dụng: Giải đáp ô chữ là một trò chơi cho mọi loại đối tượng. Các tiết mục đố chữ trong các chương trình truyền hình (Kính vạn hoa, Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Ôlimpia, Chiếc nón kì diệu,…) hoặc trên các báo, tạp chí thực sự thu hút, hấp dẫn mọi đối tượng. Đối với việc sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học văn học dân gian ở trường THCS, trò chơi này có tác dụng: đa dạng hoá hình thức dạy học, phù hợp với quy luật tiếp nhận tri thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh; Cung cấp được tri thức, kĩ năng về văn học dân gian, bổ sung kiến thức toàn diện và giáo dục tư tưởng, tình cảm; Rèn luyện khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, rèn luyện khả năng giải quyết, thích ứng với các tình huống, các hoàn cảnh của cuộc sống; Tạo hứng thú học tập văn học dân gian cho học sinh; tạo nên sân chơi, các hoạt động tập thể bổ ích, lí thú. Trò chơi này cũng dễ sử dụng đối với học sinh, giáo viên, nhà trường và môi trường gia đình, xã hội

c) Nội dung: Căn cứ vào đối tượng tham gia hoặc căn cứ vào nội dung giảng dạy của văn học dân gian ở THCS, căn cứu vào chủ điểm giáo dục (lứa tuổi, gia đình, nhà trường, ngày kỉ niệm, sự kiện lịch sử, lĩnh vực tri thức …) để thể hiện các tri thức và kĩ năng văn học dân gian cần cung cấp, rèn luyện cho học sinh. Đặc biệt, cần phát huy tính tích cực của học sinh trong tổ chức trò chơi này.

d) Quy trình tổ chức thực hiện gồm có các thao tác cơ bản: Chọn chủ đề (chủ đề phải phù hợp với yêu cầu dạy học văn học dân gian, phù hợp với đối tượng, phù hợp với nội dung giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách); Chọn từ

ngữ hàng dọc thể hiện chủ đề của giải đáp ô chữ (chọn một từ ghép hoặc một tổ hợp từ nhưng không được quá dài); Mã hoá câu hỏi hàng ngang, chọn từ để cài chữ cái của hàng dọc (câu hỏi đố về từ hàng ngang phải phù hợp với đối tượng, có tác dụng cung cấp kiến thức toàn diện, không được dễ quá hoặc khó quá); Trong nhiều trường hợp, có thể có nhiều câu hỏi để giải mã theo từng mức độ (ví dụ: Giải đáp ô chữ trong “Đường lên đỉnh Ôlimpia”); Hoàn chỉnh câu đố hàng ngang và hoàn chỉnh ô chữ.

Ví dụ: gợi ý nội dung và đáp án một số ô chữ có thể sử dụng trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phần văn học dân gian ở THCS

STT Gợi ý Đáp án

01 1. Đọc một bài ca dao có nội dung nói về một loài hoa không có cành.

2. Bài ca dao mang ý nghĩa nói về phẩm chất thanh cao, trong sạch của con người trong môi trường có nhiều cái xấu.

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

02 1. Đây là vật mà nhờ nó một ông vua trong truyện cổ tích nhận ra vợ mình. 2. Vợ vua sống cùng một bà lão ở một quán nước bên đường.

Miếng trầu (têm cánh phượng)

03 Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tôi kể ngày xưa chuyện ………., Trái tim lầm chỗ để trên đầu. 1. Đây là tên một nàng công chúa. 2. Cái chết của nàng có ảnh hưởng đến một loài vật sống dưới biển.

Mị Châu

04 1. Tên một câu chuyện cổ tích mà nhân vật chính là người mồ côi lấy công chúa và được làm vua.

2. Nhân vật chính đánh đàn “Đàn kêu

tích tịch tình tang. Ai mang công chúa dưới hang trở về”.

05 1. Đây là câu ca dao nói lên ước muốn bắc một chiếc cầu của cô gái. 2. Chiếc cầu được làm bằng một vật rất gần gũi với cô gái.

Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

06 1. Bài ca dao nhắc đến món ăn rất dân dã của người bình dân.

2. Bài ca dao nói về nỗi nhớ quê nhà của chàng trai.

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

07 Đây là nhân vật nào trong lịch sử ? 1. Tuổi già nhưng sức chẳng già, Vung gươm Bắc phạt: quân nhà Tống tan.

Xuôi Nam: Chiêm quốc kinh hoàng, Thơ “Thần” một áng: lời vàng còn lưu.

2. Là tác giả của bài thơ “Nam quốc sơn hà”.

Lí Thường Kiệt

08 Đây là nhân vật nào trong lịch sử ? 1. Nam Quan bái biệt cha già, Trở về nợ nước, thù nhà lo toan. 2. Lam Sơn góp lưỡi gươm vàng, “Bình Ngô đại cáo” giang sơn thu về.

Nguyễn Trãi

09 Đây là gì ?

1. Quê em thì ở thôn Đông,

Em đi lấy chồng trên thượng thôn Tây.

Sáng chiều lên xuống hàng ngày Nhìn em ai cũng cau mày nhăn nheo. 2. Buổi sáng thức dậy đằng Đông Buổi chiều về ngủ cánh rừng phía Tây.

10 1. Đây là câu tục ngữ nói về tinh thần tương trợ, tương thân tương ái.

2. Câu tục ngữ gồm 5 từ.

Lá lành đùm lá rách.

11 Điền từ vào chỗ trống:

Nước sông Thao biết bao giờ cạn Núi ……….biết vạn nào cây.

1. Một ngọn núi ở phía Tây Hà Nội. 2. Còn có tên gọi khác là Tản Viên.

Ba Vì

12 Điền từ vào chỗ trống:

…….. xe cát biển Đông

Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì. 1. Đây là con vật thường kiếm ăn trên bãi biển khi thủy triều xuống, ẩn nấp trong các hang dưới lớp cát.

2. Đây là hóa thân của một người đàn ông lấp biển nhằm đòi lại viên ngọc quí có thể hiểu tiếng muôn chim.

Dã tràng

* Hình nền: “ăn cây nào, rào cây ấy”: hưởng quyền lợi ở đâu thì chăm nom, vun vén cho nơi đó.

- Ước gì có cánh như chim

Bay cao liệng thấp đi tìm người thương. - Ước gì anh hóa ra gương,

Để cho em cứ ngày thường em soi.

2.3.3.3. Sử dụng phương pháp tích cực trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng chuyên đề về văn học dân gian

a) Vị trí.

Văn học dân gian là một nội dung quan trọng được dạy học ở các cấp học, trong đó ở THCS đã được dạy học một cách hệ thống, cơ bản. Trong các tác phẩm văn học dân gian, có một bộ phận bàn về "lời ăn tiếng nói" rất có tác dụng trong việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh. Đối với giáo viên, đây cũng là một nội dung phùg hợp với năng lực chuyên môn, phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay. Việc tổ chức đề tài này vừa có tác dụng phối hợp giữa dạy văn và dạy ngữ (đặc biệt là đối với chương trình THCS thí điểm được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp), vừa có tác dụng giáo dục hành vi nói năng cho học sinh, rèn luyện một số kĩ năng nhận thức và hoạt động thực tiễnphát huy tính tích cực của học sinh. Về đối tượng, có thể chọn học sinh lớp 7 (sau khi các em vừa học xong phần văn học dân gian), cũng có thể chọn học sinh lớp 9 (sau khi đã học cơ bản những vấn đề về tiếng Việt, hoạt động giao tiếp và có sự phát triển nhất định về tâm lí, thể chất, tinh thần trong hoạt động ăn nói, giao tiếp xã hội, bạn bè,…).

b) Vận dụng phương pháp tích cực để thiết kế, tổ chức một chuyên đề tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phần văn học dân gian ở trường THCS.

“Văn học dân gian với việc trau dồi lời ăn tiếng nói”

A. Mục đích yêu cầu:

+ Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về văn học dân gian với chủ đề sử dụng ngôn ngữ trong ăn nói hàng ngày.

+ Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, phân loại, đánh giá, phân tích các tác phẩm văn học dân gian, các hiện tượng của hoạt động ngôn ngữ.

+ Giáo dục hành vi ứng xử văn hoá trong giao tiếp và thái độ tiếp thu truyền thống có phân tích, đánh giá, chọn lọc.

B. Phương pháp tiến hành:

+ Đối tượng: học sinh cuối lớp 7 + Hình thức: nói chuyện chuyên đề

+ Thời lượng ( buổi): 2-3 tiết

+ Hoạt động phối hợp: biểu diễn hát dân ca, kể chuyện vui, sưu tầm phát hiện thêm dẫn chứng

C. Cấu trúc bài nói chuyện

I. Đặt vấn đề.

Văn học dân gian là tiếng nói tình cảm, là tri thức, triết lí, kinh nghiệm và quan điểm của nhân dân về cuộc sống con người, về tự nhiên, xã hội, tư duy. Trong những nội dung đa dạng và phong phú đó, một bộ phận văn học dân gian đã đề cập đến lời ăn tiếng nói của con người dưới những góc độ khác nhau.

+ Nhắc lại khái niệm về văn học dân gian, các thể loại chính

+Văn học dân gian là một hình thức thể hiện của ngôn ngữ con ngưòi (truyền miệng và được ghi lại bằng văn bản), thể hiện hoạt động nói năng (nói có vần vè, kể chuyện, diễn xướng,…)

+ Văn học dân gian thể hiện những nhận thức về lời ăn tiếng nói. Đó chính là "ngôn ngữ học dân gian": câu đố chữ, tục ngữ ca dao về lời ăn tiếng nói, chuyện vui ngôn ngữ, giai thoại chữ nghĩa,..

II. Nội dung cơ bản.

1. Văn học dân gian là một biểu hiện của tiếng Việt phong phú, giàu đẹp. + Sức diễn tả của ngôn ngữ văn học dân gian: các biện pháp tu từ, các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, văn bản) trong văn vần, văn xuôi.

+ Ngôn ngữ văn học dân gian là một trong những chuẩn mực của ngôn ngữ, được vận dụng thường xuyên trong cuộc sống.

+ Ngôn ngữ văn học dân gian còn ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bính,…

2. Văn học dân gian hàm chứa những tri thức về hệ thống ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp

+ Thông qua các câu đố, tục ngữ- ca dao, chuyện vui, giai thoại,… văn học dân gian cung cấp, lí giải những nhận thức về hệ thống ngữ âm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, văn bản,…

+ Văn học dân gian có khả năng cung cấp những tri thức về hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Đó là những tri thức về việc sử dụng ngôn ngữ trong các mối quan hệ xã hội, các nhân tố giao tiếp.

3. Văn học dân gian giáo dục thái độ văn hoá trong hoạt động nói năng. + Nêu lên mối quan hệ giữa ngôn ngữ với bản chất con người, về vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ trong việc tạo lập các mối quan hệ xã hội, quan hệ con người.

+ Văn học dân gian thể hiện tài năng trí tuệ và tinh thần umua trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong hoạt động nói năng. Đó là nghệ thuật chơi chữ, khai thác tiếng cười qua những đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ.

4. Văn học dân gian mang dấu ấn của thời đại nên trong đó có những nhận thức lạc hậu, phiến diện hoặc cách thể hiện không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ trong quan niệm về ngôn ngữ và hoạt động nói năng hiện nay. Đó là những yếu tố cần gạt bỏ để việc trau đồi lời ăn tiếng nói được chính xác, trong sáng hơn.

III. Kết luận

Đánh giá chung về tác dụng của văn học dân gian đối với việc trau dồi ngôn ngữ. Rút ra bài học cho bản thân

Sau đây là một số hình ảnh của các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp phục vụ dạy học phần văn học dân gian, môn Ngữ văn và hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức ở các trường THCS Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Học sinh lắng nghe thể lệ vòng thi kể chuyện Văn học dân gian.

Tiết mục múa “Trống cơm

2.3.4. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập văn học dân gian của học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học văn học dân gian có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là “khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục”. Kiểm tra, đánh giá không phải lúc nào cũng thực hiện một cách máy móc là yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK hoặc từ “ngân hàng đề thi” có sẵn vì như vậy sẽ dễ lặp lại và nhàm chán. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá cả về nội dung cũng như hình thức hiện nay cho phép người GV linh hoạt, sáng tạo hơn. Do đó, việc sử dụng tài liệu VHDG để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học cũng là một biện pháp để giáo dục về văn hóa truyền thống lịch sử của dân tộc.

Ví dụ, để kiểm tra miệng hay viết, sau khi dạy xong bài Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, GV có thể cho HS kiểm tra bằng câu hỏi: “Qua các truyện

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy văn học dân gian ở trường trung học cơ sởsở quận 12 thành phố HCM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w