trường THCS Quận 12 phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học tích cực.
Vì vậy, đối với giáo viên: có kiến thức chuyên môn sâu, rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, có trình độ để thiết kế bài dạy, tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động học tập. GV còn phải có ứng xử nhanh nhạy với những tình huống sư phạm xảy ra trong tiết dạy. Giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học – GV biết định hướng phát triển học sinh theo mục tiêu giáo dục; đồng thời cũng đảm bảo sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.
Đối với học sinh: Phải rèn luyện cách tự học, tự đọc và tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, làm bài tập kiến thức đã học, chuẩn bị những kiến thức cho bài mới, soạn bài, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề , có thắc mắc nêu câu hỏi phần chưa hiểu, rèn luyện tư duy hình
tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế. Biết tự hỏỉ cách áp dụng kiến thức đang học với cuộc sống, với môi trường ...
Đối với chương trình và sách giáo khoa: phải giảm bớt khối lượng kiến thức, tạo điều kiện cho thầy - trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực (có thể giảm bớt khối lượng kiến thức hoặc tăng tiết cho những bài học có kiến thức phức tạp, đa dạng để giáo viên có thời gian áp dụng các biện pháp dạy - học, các hoạt động học tập tích cực)
Đối với thiết bị dạy học: Đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng thì chất lượng dạy học mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bậc học THCS. Giáo án điện tử và máy tính xách tay cần được trang bị mới thực hiện trọn vẹn phương pháp dạy học tích cực và giáo viên thực sự nhuần nhuyễn trong thao tác dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.3. Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học văn học dân gian ở cáctrường THCS Quận 12 phải phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện trường THCS Quận 12 phải phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của các trường THCS Quận 12
Ngay từ những ngày đầu tách quận Hóc Môn thành quận 12 tập thể giáo viên nhà trường đã quán triệt tinh thần dạy theo hướng dạy học tích cực trong giảng dạy văn học dân gian. Tuy còn nhiều thiếu sót trong quá trình áp dụng xong bước đầu đã hòa chung vào sự thống nhất trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn nhất là quán triệt phương pháp tích cực trong văn học dân gian ở bộ môn. Hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa vào nhiều nội dung nặng nề, vai trò của người thầy là chủ thể trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá, tạo được điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tồ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Nhưng khi áp dụng phương pháp tích cực vào việc giảng dạy văn học dân gian giáo viên tự tin khi lên tiết. Việc kiểm tra đánh giá các khâu gắn kết chặt chẽ tạo thành một sự thống nhất cho người dạy và người học. Bên cạnh đó người dạy thực hiện bám sát chương trình ngày dạy tuần dạy ... sao cho học sinh
hiểu bài hứng thú tích cực chủ động không bị áp lực kiến thức hệ thống câu hỏi rõ ràng chuẩn mực làm chủ kiến thức truyền đạt cho học sinh lĩnh hội.
2.3. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở Quận 12