Sử dụng phương pháp tích cực qua việc xây dựng hệ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy văn học dân gian ở trường trung học cơ sởsở quận 12 thành phố HCM (Trang 54)

trong dạy học văn học dân gian theo khối lớp ở trường THCS

Việc sử dụng văn học dân gian theo khối lớp ở trường THCS là để quán triệt nguyên tắc bám sát đối tượng. Như trên đã nói, văn học dân gian được dạy học ở lớp 6 và lớp 7, hai lứa tuổi có sự nhân thức khác nhau về môn Ngữ văn nói chung và phần văn học dân gian nói riêng.

Đối với học sinh lớp 6, là lớp học đầu cấp THCS, đã được làm quen với một số tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. lên THCS, các em được học với tư cách là tác phẩm văn học, tiếp xúc với đọc hiểu văn bản văn học. Vì vậy, khi dạy học các tác phẩm văn học dân gian ở lớp 6 (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh dày, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển, Lợn cưới, áo mới, ...), tác phẩm văn học dân gian ở lớp 7 (Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người, Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm,...) cần phải chú ý đối tượng học sinh (tâm lý lứa tuổi, hiểu biết về văn học dân gian, húng thú trong học tập,...).

Để bám sát được yêu cầu này trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, một vấn đề quan trọng là xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh khi học các tác phẩm văn học dân gian.

Đối với học sinh: Đặt câu hỏi được sử dụng như một phương tiện để tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức; câu hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ máy móc và tạo không khí học tập sôi nổi. Chú ý những hiểu biết về văn học dân gian trước khi học tác phẩm cụ thể ở THCS.

Đối với giáo viên: Đặt câu hỏi giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh, giúp người dạy có thông tin phản hồi từ phía người học để có những điều chỉnh phù hợp về tri thức và kỹ năng học tập văn học dân gian. Việc đặt câu hỏi còn nâng cao tầm hiểu biết của giáo viên bởi vì hỏi cũng là một cách bổ ích cho việc giáo viên đi sâu vào việc hiểu bài học.

Phân loại câu hỏi trong dạy học: Dựa theo tiêu chí mục đích của câu hỏi. Trong trường hợp này, mục đích của câu hỏi là làm nổi bật đặc trưng bộ môn Văn nói chung và thể loại văn học dân gian nói riêng, sử dụng trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.

Thiết kế câu hỏi trong dạy học: Muốn đặt câu hỏi có hiệu quả trong dạy học, câu hỏi phải được chuẩn bị trước chu đáo, phải dự kiến được những khả năng và mức độ trả lời. Những câu hỏi đưa ra cần có mối liên hệ chặt chẽ cho mạch suy nghĩ của học sinh và phải tạo được hứng thú trao đổi, tranh luận. Chú ý nguyên tắc chung với nguyên tắc cụ thể khi phân tích văn học dân gian.

Quy trình thiết kế: Xác định mục tiêu dạy học văn học dân gian, Phân tích logic nội dung dạy học; Xác định tri thức đã có của học sinh liên quan đến câu hỏi; Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu của quá trình dạy học văn học dân gian; Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi; Soạn đáp án cho câu hỏi về văn học dân gian; Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống theo mục đích lý luận dạy học.

Quy trình sử dụng câu hỏi: Nêu câu hỏi, Hướng dẫn nghiên cứu tài liệu cần thiết về văn học dân gian, Tổ chức thảo luận, Kết luận chính xác hóa kiến thức về văn học dân gian, Vận dụng kiến thức mới và yêu cầu học sinh nêu câu hỏi liên quan đến văn học dân gian (nếu có)

Đánh giá câu hỏi có hiệu quả trong dạy học: Yếu tố thứ nhất là chất lượng của câu hỏi, thể hiện ở phạm vi kiểm tra kiến thức cho học sinh rộng, huy động được nhiều thao tác, nhiều hoạt động tâm lý, trí tuệ của học sinh và giáo viên. Yếu tố thứ hai là chất lượng của câu trả lời, thể hiện ở việc học sinh phải đáp ứng được ba khía cạnh: tính cụ thể, tính logic hệ thống và lập luận có minh chứng thuyết phục. Tính cụ thể biểu hiện ở việc người nghe biết chính xác những gì học sinh nói. Tính hệ thống đòi hỏi học sinh trả lời đầy đủ và logic các ý của phương án trả lời. Sự đánh giá kèm theo minh chứng yêu cầu học sinh diễn

giải, đưa ra các lý lẽ, lập luận có sức thuyết phục. Yếu tố thứ ba là khả năng lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy văn học dân gian ở trường trung học cơ sởsở quận 12 thành phố HCM (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w