học văn học dân gian theo thể loại (tục ngữ, truyện,...)
Mỗi thể loại văn học nói chung và mỗi thể loại văn học dân gian có một đặc trưng riêng khi phân tích, giảng dạy. Đối với phương pháp dạy học tích cực trong dạy học văn học dân gian ở trường THCS cũng vậy, cần có một hệ thống câu hỏi phù hợp với chuyện cổ tích, chuyện cười, với ca dao,...
Tương tự như trên, việc thiết kế hệ thống câu hỏi hỏi chú ý đến đặc trưng của từng thể loại văn học dân gian được dạy học ở THCS.
Hệ thống câu hỏi và bài tập trong tiết dạy cũng được xây dựng đi theo từng phần, cấu trúc từ dễ tới khó, từ những vấn đề chung xung quanh tác phẩm đến những yếu tố bên trong tác phẩm và những câu hỏi hướng tới bản thân học sinh. Trong hệ thống này, bao gồm những câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm, tìm hiểu về đặc trưng của thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn (lớp 6), tục ngữ, ca dao (lớp 7)… Khái quát những cảm nhận chung ban đầu về tác phẩm như bố cục, hướng dẫn học sinh tái hiện tác phẩm, cho học sinh kể lại truyện, gọi học sinh khác nhận xét về cách kể, cách chọn sự kiện chính, chi tiết quan trọng, cách làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Câu hỏi này vừa rèn luyện lại khả năng tóm tắt tác phẩm truyện dân gian cho học sinh vừa kiểm tra phần đọc văn bản ở nhà của học sinh. Bên cạnh đó, là những câu hỏi, bài tập hướng vào nội dung văn bản, hướng dẫn phân tích tác phẩm. Các câu hỏi này cũng đi lần lượt, giúp học sinh định hướng được cách chiếm lĩnh tác phẩm.
Ngoài ra còn có những câu hỏi sáng tạo, đòi hỏi học sinh thể hiện suy nghĩ của bản thân qua sự so sánh với các truyện khác cùng thể loại, vận dụng vốn sống, sự hiểu biết của bản thân. Giáo viên cần đặt ra những câu hỏi hướng dẫn học sinh tổng kết lại bài học, rút ra những vấn đề chung của thể loại như các
lời thoại có vần có điệu có tính chất cố định trong truyện cổ tích; các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm; đặc trưng nghệ thuật của truyện cũng như giá trị nội dung của nó. Cuối cùng là bài tập nhằm cho học sinh phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo khi cảm nhận tác phẩm, viết lại kết thúc truyện theo suy nghĩ của mỗi học sinh.
Với truyện cười đòi hỏi học sinh phát hiện ra đối tượng, mâu thuẫn và lí do gây cười của truyện. Đây là câu hỏi ở cấp độ thấp nhưng quan trọng, góp phần tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, nhận xét về các chi tiết của văn bản. Hướng dẫn học sinh rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
Với ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa bao gồm nhiều bài ca dao theo nhiều nhóm, cho nên hệ thống câu hỏi, bài tập đi từ điểm chung của thể loại, đến nét riêng của từng bài và cuối cùng hướng dẫn học sinh khái quát lại điểm chung về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao. Ngoài mục đích cho học sinh nhắc lại các chủ đề chính của ca dao, còn giúp các em xác định được vị trí quan trọng của ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong kho tàng ca dao Việt Nam. Ở mỗi câu bao gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ phát hiện đến đánh giá, nhận xét, từ cụ thể đến khái quát. Trong mỗi câu đều có những gợi ý giúp học sinh dễ tìm hiểu hơn, cần phải so sánh bài này với bài kia, tìm ra điểm chung và nét riêng của những bài ca dao. Sau khi học sinh tìm hiểu cụ thể từng nhóm bài ca dao, hướng dẫn học sinh rút ra đặc điểm chung về nghệ thuật của các bài ca dao, chỉ ra ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật đó. Những câu hỏi nâng cao đòi hỏi học sinh phải có kiến thức văn học, phải biết so sánh mới phát hiện ra được sự khác biệt trong nghệ thuật của ca dao trữ tình với thơ trữ tình.
Nói tóm lại, hệ thống câu hỏi và bài tập khi thiết kế phải bao gồm nhiều mức độ, hướng tới nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Có những câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức, kiểm tra vốn văn học, kiểm tra việc đọc, chuẩn bị bài ở nhà; có những câu rèn luyện khả năng phát hiện ra vấn đề của học sinh; có câu lại
nhằm phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo, khả năng lí luận, phân tích đánh giá vấn đề; có câu hỏi đòi hỏi làm việc theo nhóm nhỏ nhằm phát huy tinh thần hợp tác trong học tập, lao động. Những câu hỏi dễ thường để ở đầu bài học, đầu mỗi phần, dành cho đối tượng học sinh trung bình, yếu. Khi các em trả lời được một câu hỏi của giáo viên các em sẽ thấy tự tin hơn, nhận thức được mình cũng có khả năng đóng góp xây dựng được bài học, như thế các em sẽ tích cực hơn, hăng hái phát biểu hơn. Còn những câu hỏi khó, các em phải suy nghĩ, vận dụng kiến thức, phải vận dụng óc sáng tạo thường dành cho học sinh khá giỏi. Tìm ra được một đáp án, giải mã được một tín hiệu nghệ thuật sẽ làm cho các em cảm thấy thích thú, phấn khởi, đó là cơ sở để các em tiếp tục quá trình học tập một cách tích cực, tự giác.
Ví dụ cụ thể như:
Với Truyền thuyết “Thánh Gióng” mang chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. “Thánh Gióng” là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. “Thánh Gióng” có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp, chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện dân gian này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngày nay.
Có thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức về văn học dân gian:
- Mạch kể chuyện có thể ngắt làm mấy đoạn nhỏ? Ý chính của mỗi đoạn?
- Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?
- Một đứa trẻ được sinh ra như Gióng là bình thường hay kì lạ? - Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kì lạ như thế?
- Ra đời kì lạ, nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng?
- Nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé lên ba cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói gì?
- Tiếng nói này có ý nghĩa ra sao?
- Ý nghĩa của việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. - Từ sau hôm gặp sứ giả thì thân hình Gióng có đổi khác không?
- Điều đó nói lên suy nghĩ và ước mong gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc?
- Những người nuôi Gióng lớn lên là ai? Nuôi bằng cách nào?
- Như thế Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Điều này có ý nghĩa gì?
- Thánh Gióng ra trận được miêu tả qua các chi tiết nào? - Suy nghĩ của em về cái vươn vai thần kì của Gióng?
- Theo em, chi tiết “Gióng nhổ những cụm tre bên đường để quật vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
- Khi đánh tan giặc, Gióng đã làm gì và hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào trong tư tưởng của nhân dân ta?
- Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em truyện “Thánh Gióng” có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Bài học nào được rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng?
- Theo em tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
Hay một ví dụ khác về tìm hiểu tục ngữ, ca dao: Với bài ca dao:
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Có thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau để đáp ứng tính tích cực trong giảng dạy văn học dân gian:
- Bài ca là lời của ai? Nói với ai? Về việc gì?
- Biện pháp nghệ thuật quen thuộc nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu? - Theo em có điều gì sâu sắc trong cách so sánh của tác giả dân gian? - Cách so sánh độc đáo trên có ý nghĩa gì?
- Ghi lòng được hiểu như thế nào?
- Câu ca dao cuối khuyên con cái phải làm gì?
- Theo em con cái có cần phải thuộc lòng ''Cù lao chín chữ'' một cách máy móc hay không? Cần thể hiện lòng biết ơn ấy như thế nào?
- Em hãy tìm những bài ca dao có cùng chủ đề như bài ca dao trên?
2.3.3. Sử dụng phương pháp tích cực trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp vàdạy học tự chọn về văn học dân gian ở trường trung học cơ sở