1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm ở ninh bình

45 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 685,13 KB

Nội dung

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.là nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sự pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia Một đất nước phát triển khi biết phát huynhững khả năng của lao động nói chung và của phụ nữ nói riêng, trântrọng thành quả lao động mà họ mang lại, công nhận những đóng góp củaphụ nữ và nam giới như nhau Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội điều nàychưa được nhận thức đúng đắn, đặc biệt là những nước đang phát triển

Từ đó đã gây nên tình trạng không bình đẳng trong lĩnh vực lao động –việc làm giữa nam và nữ Việt Nam cũng không ngoại lệ khi rơi vào hoàncảnh này Nó đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển lâu dài và

để lại những hệ lụy không nhỏ trong xã hội

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt những chínhsách, bộ luật góp phần thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân vànâng cao vai trò của phụ nữ, giúp họ phát huy những khả năng vốn có,trau dồi kiến thức để xã hội phát triển tuy nhiên, để làm được điều nàyphải có trình tự, hệ thống, kiên trì, cố gắng và quan tâm của các banngành đoàn thể Có như thế mới đảm bảo quyền con người được áp dụngtriệt để và là nền tảng cho sự phát triển công bằng và hiệu quả

Phụ nữ đã và đang khẳng định được khả năng, vai trò, địa vị củamình trong xã hội, đặc biệt là họ đã làm chủ được cuộc sống của mìnhkhi họ có thể vừa là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có thểlao động – làm việc để khẳng định vai trò của mình Nhưng hiện nay, cònrất nhiều nguyên nhân đã kìm hãm sự phát triển, đảm bảo quyền bìnhđẳng của con người mà cụ thể là phụ nữ Để giải quyết tình trạng này,không chỉ cần sự cố gắng từ phụ nữ, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

mà còn cần xã hội thay đổi suy nghĩ, nhận thức về vấn đề này Đồng thờicần những biện pháp, khuyến nghị để có sự bình đẳng trong lao động

giữa nam và nữ giới Đây cũng là lý do sinh viên chọn đề tài “Bình đẳng

giới trong lĩnh vực lao động – việc làm” cho bài tiểu luận của mình.

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - việclàm, chỉ ra những thực trạng, nguyên nhân của vấn đề đồng thời cónhững biện pháp để cải thiện tình hình Ngoài ra, đề tài còn nêu nên một

số khuyến nghị nhằm phát huy những mặt thuận lợi và hạn chế nhữngkhó khăn khi thực hiện những quyền đáng có của phụ nữ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm

Thời gian: từ ngày 10/05/2011 đến ngày 10/06/2011

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tài liệu: gồm các văn bản có liên quan nhưphân tích những chính sách, bộ luật của Đảng và Nhà nước về quyền củaphụ nữ, những đề tài liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vựclao động – việc làm

Trang 3

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.

là nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng

và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia,đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển;được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thànhquả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội và quyết định cuộc sống củamình

Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai tròcủa nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng không phải là sựtuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tínhtrong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặcbiệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo

cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện về mọi mặt Đồng thờitạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mangthai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại

1.2 Giới.

Giới (Gender): Là sự khác biệt về nữ giới và nam giới xét về mặt xã

hội Nói cách khác, nói đến giới là nói đến các quan niệm, thái độ, hành vi,các mối quan hệ và tương quan về địa lý xã hội về nữ giới và nam giới trongmột bối cảnh cụ thể

1.3 Lao động.

Trang 4

Lao động là hoạt động tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hộiĐây là hoạt động quan trọng nhất của con người, đóng vai trò quyếtđịnh trong lịch sử phát triển của loài người Ph Ăng ghen đã viết “ lao động

là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức vàtrên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chínhbản thân con người” (C Mác – Ph.Ăng ghen, tuyển tập, tập 5, NXB SựThật, Hà Nội 1983 tr 491) Đây cũng chính là phương thức tạo ra của cải vậtchất và các giá trị tinh thần đem lại cuộc sông ấm no cho con người và lànhân tố quyết định sự phát triển của xã hội

Ngay từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết săn bắt, hái lượm đểnuôi sống bản thân và dòng tộc, đây chính là hình thức lao động sơ khai đầutiên đã hình thành trong suy nghĩ của con người khi loài người xuất hiện.Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật, biết tíchlũy kinh nghiệm để chinh phục tự nhiên, làm chủ cuộc sống của mình, tạonên một nền văn minh của chính con người như ngày nay Cac Mac cũngkhẳng định

Như vậy, có thể nói rằng biết lao động là một phẩm chất đặc biệt và làphẩm chất sống còn của con người trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựngnước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyến thống lao độngcần cù, sáng tạo Đây là một tài sản quý của con người và dân tộc Việt Nam,truyền thống này cần được giữ gìn, tiếp tục phát huy trong công cuộc đổimới và xây dựng đất nước Nhất là thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóađất nước

1.4 Việc làm.

Khái niệm việc làm được Bộ luật lao động quy định: mọi hoạt độngtạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việclàm

Hiểu một cách nôm na thì việc làm chính là sự kết hợp giữa sức laođộng với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đíchcủa con người

Mọi hoạt động lao động là tất cả các hoạt động tạo ra các giá trị vậtchất, tinh thần cho xã hội Những hoạt động lao động này phải tạo ra nguồnthu nhập và không bị pháp luật cấm Đây cũng chính là sự khác nhau giữalao động và việc làm Lao động được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả

Trang 5

lao động tạo ra nguồn thu nhập và lao động không tạo ra nguồn thu nhậpnhư lao động công ích, các hoạt động từ thiện, các sáng tạo nghệ thuậtkhông nhằm mục đích tạo ra thu nhập Còn việc làm thì phải tạo ra thu nhậpcho người lao động.

Khái niệm này đã cho phép người lao động và người sử dụng lao động

có thể tạo ra nhiều việc làm phong phú và đa dạng

1.5 Bình đẳng giới trong lao động – việc làm.

Là sự công bằng giữa nam giới và nữ giới về quyền lợi, vị trí, tráchnhiệm, tiếp cận cơ hội và ra quyết định trong quá trình tạo ra các giá trị vậtchất, tinh thần

2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.

Định kiến giới: Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực

về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ ( Luật bình đẳng giới)

Giá trị giới: Là các ý tưởng mà mọi người nghĩ nữ và nam nên như

thế nào và hoạt động nào mà họ nên làm

Nhu cầu giới: là nhu cầu của giới nam hoặc giới nữ, nó có thể là những

thứ nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể, giúp họ tồn tại như cơm ăn, áo mặc,nhà ở, điện nước, chất đốt hoặc có thể là những thứu khó nhận thấy, trừutượng nhằm giúp cho mỗi giới phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân,nâng cao địa vị và vị thế trong xã hội như thông tin, được đến trường, họchành, tham gia bầu cử, hội họp…

Phân biệt đối xử giới: Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận

hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữanam và nữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình

Phân công lao động:Là sự phân chia lao động để sản xuất ra một haynhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cầnnhiều người thực hiện

Có hai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động

cá biệt là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từngcông ty, xí nghiệp, cơ sở Ví dụ sản xuất ra cái bàn thì cần người cưa,ngườibào, người đục Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu

Trang 6

cầu tiêu dùng của người sản xuất Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sảnxuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặcmua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa Thứ hai, Phân cônglao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong xã hội để tạo rasản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn,đèn, điện mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đócung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy Các sản phẩm này khôngcòn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi,mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm

đó được gọi là hàng hóa

Thu nhập:Là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã

bỏ ra Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lươngbao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhậptài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất độngsản) và các thu nhập khác (tiền thưởng, )

3 VAI TRÒ CỦA ĐỀ TÀI.

Đối với Việt Nam, lao động nữ luôn là nguồn nhân lực to lớn gópphần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đổi mới Nhờ những thành tựu nổi bật vềkinh tế - xã hội, những chính sách đúng đắn, những cam kết, luật về quyềncon người, Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện một hệ thống chính sách

xã hội công bằng, tiến bộ, hướng vào mục tiêu phát triển con người, tạo điềukiện và cơ hội cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ Thực tế cho thấy, phụ nữViệt Nam thực sự được giải phóng, tiềm năng lao động nữ được phát huy và

vị thế người phụ nữ ngày càng được nâng cao trong xã hội Tuy nhiên, bêncạnh những thuận lợi, cơ hội, lao động nữ cũng đang có những khó khăn,thách thức, nhất là trong lĩnh vực lao động – việc làm

Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ phụ thuộc vào mức độ ảnhhưởng từ những tư tưởng định kiến giới trọng nam khinh nữ trong xã hội,quan điểm văn hóa truyền thống mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nướctrong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới Điều đó dẫn đến sự hạn chế các cơhội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề,

cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, vị trí và cải thiện vị thế của họ tronglĩnh vực kinh tế Để giải quyết tình trạng này, phải có những biện pháp phù

Trang 7

hợp, tích cực để phụ nữ và nam giới đều được hưởng những lợi ích cũng như

cơ hội như nhau

Mục tiêu bình đẳng giới nói chung vừa là vấn đề quyền con người vừa

là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả Vì vậy việcnghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm có ýnghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội

mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lựccủa tăng trưởng kinh tế - xã hội

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

Truyền thống xưa nay của phụ nữ Việt Nam là giỏi việc nước đảmviệc nhà Trong gia đình nữ giới đã thể hiện tốt vai trò làm vợ, làm mẹ,gópphần xât dựng gia đình hạnh phúc, êm ấm, trong hoạt động kinh tế - xã hội,phụ nữ ngày càng khẳng định được mình trong thị trường lao động Chính vìvậy, vấn đề thúc đẩy bình đẳng giữa nam và nữ được được Đảng và Nhànước xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế vàxây dựng một xã hội: công bằng – dân chủ và văn minh Nhận thấy sự cầnthiết đó, ngay từ những ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, bình đẳng giới đã là một mục tiêu lớn mà Đảng ta đặt ra TrongTuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đãviết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” tư tưởng đó đãđược quán triệt nhất quán trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền,dân chủ nhân dân trong suốt hơn 60 năm qua Từ đó, nhiều văn bản phápluật về bình đẳng giới đã được ban hành, hoàn thiện và áp dụng, bổ xungcho đến ngày nay

Chúng ta đều thừa nhận rằng việc xúc tiến sự bình đẳng giữa nam và

nữ sẽ đem lại cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho tất cả mọi người, đem lạilợi ích cho toàn xã hội, giúp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị

và công bằng xã hội Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng làm tốtmục tiêu này Không thể phủ nhận những thành quả mà Đảng và Nhà nước

đã đạt được cùng những lợi ích mà mọi nguời được hưởng, đặc biệt là phụ

nữ khi áp dụng những chính sách bình đẳng giới, đó là thành quả, công laođáng được ghi nhận và phát huy

Phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong

xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế Thực hiện bình đẳng giới đã giúp họthoát khỏi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cam chịu, làngười chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc các thành viên trong giađình, đồng thời là người làm việc nhà là chủ yếu Ngày nay, họ được thamgia vào các lĩnh vực quan trọng như chính trị, giáo dục, y tế và đặc biệt làtrong lĩnh vực lao động – việc làm, họ đã làm chủ được cuộc sống của mình

Trang 9

khi là những người góp phần tạo ra thu nhập và tiếng nói của họ đã có trọnglượng hơn trong gia đình, xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế phụ nữ vẫn chưa đạt được bình đẳng thực sựtrong việc tiếp cận các cơ hội và đối xử trong công việc Đây thực sự là mộtvật cản lớn, hạn chế cơ hội, khả năng phát huy năng lực của phụ nữ, kìmhãm sự sáng tạo trong công việc của họ Nó còn là căn nguyên của đóinghèo, bất bình đẳng trong xã hội, gây nên tình trạng bạo hành gia đình Mộtkhi vấn đề này chưa được giải quyết thì bình đẳng thực sự trong xã hội chưathể đạt được như mong muốn, quyền con người chưa được thực hiện mộtcách tối đa

Trang 10

II THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

từ 25% đến trên 30% trong tổng số đảng viên mới kết nạp ở khối cơ quantrung ương, có nhiều Bộ, ngành tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng đã đạt từ

15 đến trên 20%

Trong Quốc hội, tuy tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIIthấp hơn nhiệm kỳ trước và chưa đạt chỉ tiêu của chiên lược Quốc gia vì sựtiến bộ của phụ nữ đén 2011, nhưng số dại biểu nữ giữ các trọng trách quantrọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên Tại các địa phương, sốlượng nữ dại biểu Hội đồng nhân dân các cấp qua các nhiệm kỳ 1994 –

1999, 1999 – 2004 và nhiệm kỳ 2004 – 2009 ( và được kéo dài đến năm

2011 theo Nghị quyết của Quốc hội) đều tăng so với các nhiệm kỳ trước Tại

ủy ban nhân dân cấp tỉnh, số thành viên nữ chiếm tỷ lệ 8,61%; Uỷ ban nhândân cấp huyện, số thành viên nữ chiếm tỷ lệ 6,4%; Uỷ ban nhân dân cấp xã,

số thành viên nữ chiếm tỷ lê 3,99%

Đội ngũ cán bộ, công chức tăng về số lượng và chất lượng, nhiều chị

đã được bổ nhiệm, đề bạt, giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quanhành chính nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương

Số lượng cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhànước, từ cấp huyện, tới trung ương chiếm khoảng 3,10%, trong đó, nữ lãnhđạo chiếm khoảng 18,4%, phụ nữ ngày càng có cơ hội bình đẳng với namgiới trong việc xây dựng và thực hiên quy định, quy chế của cơ quan, tổchức Ở cấp xã, cán bộ chuyên trách nữ chiếm 16,27% trong tổng số cán bộchuyên trách Nam giới và phụ nữ đã cùng bình đẳng trong tham gia xâydựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức

Trang 11

Tuy nhiên, kết quả tổng hợp báo cáo và khảo sát thực tế cho thấy, vẫncòn tồn tại khoảng cách về giới trên lĩnh vực này, hầu hết nam giới giữ vị trílãnh đạo, có vùng tỷ lệ nữ dưới 10% Tỷ lệ nữ ở khu vực đặc biệt khó khăntham gia HĐND cấp huyện và xã thấp hơn nhiều so với bình quân của toànquốc (6-7%, có vùng 12%)

2.1.2 Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trongnâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn Tỷ lệ phụ nữ so với nam giớitrong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể Chênh lệch về tỷ lệ học sinhnam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi

từ 15 đến dưới 40 bị mù chữ đã giảm dần qua các năm, tỷ lệ đi học cấp tiểuhọc của cả nước hiện nay đạt rất cao, năm học 2009 – 2010, tỷ lệ này đạt100% Tỷ lệ học sinh nữ cấp tiểu học trong tổng số học sinh hiện ở mức từ47% đến xấp sỉ 49%, học sinh dân tộc cấp tiểu học cả nước đạt 17,82% Về

cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấphọc trước năm 2015 Có 4 loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dànhcho người lớn, trong đó có phụ nữ Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hộihọc tập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước

Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặcbiệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành GD&ĐT đã thực hiệntương đối tốt vấn đề bình đẳng giới Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng HuỳnhMai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “chiếm hơn 70% đội ngũ toànngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐTnước nhà” Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạonhư Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng Nhiều

nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chứcdanh Phó Giáo sư Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng địnhvai trò của giới mình bằng cách tích cực học tập và rèn luyện, đạt kết quảxuất sắc Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa làhọc sinh nữ Còn trong các kỳ thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên nữ nhận bằng

cử nhân với thành tích xuất sắc

Tuy nhiên, thực chất bình đẳng giới trong GD&DT còn nhiều vấn đềcần xem xét Hiện nay, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ

vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc

Trang 12

giảng dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên.Trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với nam giới Nếu tính trung bìnhcho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29%

so với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với namgiới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của

nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam hoặc phụ nữ chỉmới chiếm trên 5% tổng số giáo sư, phó giáo sư trong nghề dạy học vànghiên cứu … Đồng thời, các chính sách trong giáo dục và Đào tạo cũng ảnhhưởng trực tiếp đến bình đẳng giới, chẳng hạn việc tăng giảm học phí ảnhhưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ

bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn

2.1.3 Trong lĩnh vực kinh tế và lao động.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ trong tổng số lao động có việclàm là 49,4% so với tỷ lệ 50,6% của nam giới, tỷ lệ nam giới và phụ nữ thamgia hoạt động kinh tế ở mức gần bằng nhau với 83% của phụ nữ so với mức85% của nam giới Lao động nữ đã tham gia ngày càng nhiều trong khu vựcphi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹthuật, công nghệ cao và khu vực dịch vụ, khu vực kinh tế phi chính thức Tỷ

lệ lao động nữ đã chiếm trên 46% trong số người làm công ăn lương trongcác lĩnh vực sản xuất kinh doanh so với 54% của nam giới; hơn 41% số chủ

cơ sở sản xuất kinh doanh là nữ so với 59% nam giới Tỷ lệ lao động nữtham gia xuất khẩu lao động hàng năm chiếm khoảng 33 – 34% Sau khi cóluật đất đai sửa đổi năm 2003, đã có gần 90% giấy chứng nhận quyền sửdụng đất được cấp mới có tên cả vợ và chồng tạo thuận lợi cho phụ nữ bìnhđẳng với nam giới trong việc thế chấp vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh

Tuy nhiên, do tình trạng mù chữ và tái mù chữ, rất ít phụ nữ sinh sốngtrong các bản làng dân tộc thiểu số tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh,hoặc làm việc trong các nhà máy, hay trở thành công chức Nhà nước Tỷ lệphụ nữ vùng dân tộc thiểu số có việc làm rất thấp, lao động nữ làm nôngnghiệp là chủ yếu Lao động nữ trong mọi loại hình doanh nghiệp đều cómức lương cơ bản thấp hơn so với lao động nam, chiếm khoảng 68% lương

cơ bản của lao động nam, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, khoảng 5,8%…

2.1.4 Trong lĩnh vực y tế.

Trang 13

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai trên 3 lần đạt tỷ lệ khá cao Tỷ

lệ bà mẹ khi sinh con được cán bộ y tế chăm sóc cũng không ngừng tănglên: năm 2006 là 93,4%, năm 2007 là 92,92%, năm 2008 là 95,6% Các hoạtđộng về khám thai trên 3 lần cho phụ nữ có thai trước khi sinh và được cán

bộ y tế hỗ trợ chăm sóc trước khi sinh, trong sinh và sau sinh cho phụ nữ cóthai đã góp phần giảm dần tỷ suất chết của các bà mẹ có liên quan đến thaisản nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân là một trong nhữngmục tiêu quan trọng trong đó có mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo 100% cáctrạm y tế có nữ hộ sinh; 80% trạm y tế xã, phường có bác sĩ…tuy nhiên, phụ

nữ ở vùng sâu, vùng xa vẫn ít có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ trên…dođiều kiện đi lại khó khăn, vật chất còn thiếu thốn…

2.1.5 Trong lĩnh vực thể dục – thể thao, văn hóa, xã hội.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực này được thể hiện tại điều 16 của Bộluật lao động với nội dung: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt độngvăn hoá, thông tin, thể dục, thể thao Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụvăn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin Nó được áp dụng và thểhiện rất rõ qua:

Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, các vận động viên nữ và nam đã cónhiều cống hiến và đóng góp vào thành tích chung của nền thể thao ViệtNam Năm 2009, tại SEAGAME 25, có 98 vận động viên nữ đạt huychương trong tổng số 215 huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam – chiếm45,5% (gồm 36/83 huy chương vàng, 36/75 huy chương bạc và 26/57 huychương đồng), trong đó nổi bật là thành tích của đội tuyển bóng đá nữ ViệtNam đã giành được huy chương vàng tại giải thi đấu Tại Đại hội Thể thaotrong nhà ASEAN Indoor Game lần thứ 3 (AIG 3), Đoàn Việt Nam đứng vịtrí thứ 2/42 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại hội với 42 huy chươngvàng, 30 huy chương bạc và 22 huy chương đồng Hầu hết các môn thi đấutại AIG 3 đều có sự góp mặt của các vận động viên nữ Trong tổng số 8 vậnđộng viên của Việt Nam được ghi nhận phá kỷ lục tại SEAGAME 25 vàAIG 3 có sự góp mặt của 2 nữ vận động viên do những thành tích xuất sắc

mà các chị đã đạt được

Hiện nay, phụ nữ được giao lưu, tiếp xúc, gặp gỡ với bên ngoài để mởmang kiến thức, hoàn thiện bản thân…tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều hạn chếtrong lĩnh vực này Chẳng hạn, do sự chênh lệch về điều kiện sống mà tỷ lệphụ nữ ở thành thị được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng caohơn phụ nữ ở nông thôn ( 38,3% phụ nữ thành thị được tiếp cận 3 loại hình

Trang 14

cơ bản của truyền thông: tivi, đài, báo in) nhưng tỷ lệ này ở nông thôn chỉ có15,5%.

2.1.6 Trong gia đình.

Hiện nay, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và cácquan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình, có quyền, nghĩa vụ ngangnhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhậpchung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình Đồng thờibình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biệnpháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con

ốm theo quy định của pháp luật Con trai, con gái được gia đình chăm sóc,giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí vàphát triển

Tuy nhiên, vẫn còn nạn bạo hành trong gia đình, phụ nữ bị buôn bánđiều này thể hiện rõ trong chính sách xây dựng nhà tạm lánh của Hội Liênhiệp phụ nữ Việt Nam cho những nạn nhân của bạo lực gia đình, bị buônbán Hiện nay, cả nước có 10 nhà tạm lánh, trong đó có 2 nhà dành cho nạnnhân của bạo lực gia đình và con cái của họ (tại Hà Nội và Huế), số còn lại

là dành cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân bị buôn bán trở về (tại Hà Nội,Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Cần Thơ và Tp Hồ Chí Minh).Các nhà tạm lánh là nơi giúp cho phụ nữ và trẻ em gái có thể tiếp cận cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn, giáo dục, dạy nghề và một số kỹ năngsống cần thiết…

2.2 Thực trạng bình đẳng giới trong lao động – việc làm.

2.2.1 Bình đẳng giới về phân công lao động.

Hiện nay, cả nước có 70% phụ nữ trong độ tuổi 16- 55 tham gia lựclượng lao động, và phụ nữ chiếm 52% tổng lực lương lao động Tuy nhiênphụ nữ chỉ chiếm 40% số việc làm được trả lương và tiếp tục chiếm tỷ lệthấp trong những nghề nghiệp có vị thế cao, trong khi lại chiếm số đôngtrong các nghề nghiệp có vị thế thấp 41% lao động làm công ăn lương trongcác doanh nghiệp nhà nước (SOEs) và 50% làm việc trong khu vực tư nhân

Trang 15

Tuy nhiên, khu vực kinh tế chính thức chỉ tạo việc làm cho dưới 20%tổng số việc làm ở nước ta, và tỷ lệ này đang giảm Theo báo cáo của Ngânhàng thế giới (2009), 88% lực lượng lao động ở thành thị đang làm việc ỏkhu vực kinh tế không chính thức ở các khu đô thị Phụ nữ đã phải chịu tácđộng không tương xứng so với nam giới do việc giảm biên chế ở khu vựcnhà nước và khu vực kinh tế hợp tác vào những năm 1992 – 1994 khoảng550.000 phụ nữ đã bị mất việc làm do việc giảm bớt số lượng của doanhnghiệp nhà nước, trong khi đó số nam giới bị mất việc là xấp xỉ 300.000.điều đó dẫn đến một số lớn phụ nữ đã phải rời bỏ nhưng công việc mình yêuthích, có tiền lương cao, chuyển sang các công việc trong khu vực kinh tếkhông chính thức, điều kiện lao động về mức độ an toàn thấp hơn…

Số lao động nữ đang làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức

ở nước ta dao động từ 70 – 80% Theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm

2008 – 2009, 50.1% lao động nữ ở khu vực thành thị tự xác nhận là lao động

tự do hoặc lao động tại nhà, 90% trong tổng số lao động tại nhà là phụ nữ,trong đó 62% lao động nữ cho rằng làm việc nhà cũng là một nghề nghiệp,trong khi chỉ có 32.2% tự xác nhận là chủ sử dụng lao động; số lao động lànông dân làm việc tự do ở nam chiếm 54%, trong khi đó ở lao động nữ là61%; số lao động nam được trả công cũng cao hơn phụ nữ: 37% lao độngnam được trả công, trong khi đó phụ nữ chỉ có 28%; nếu có 30% lao độngnam làm việc trong khu vực chính thức thì phụ nữ chỉ xấp sỉ 20%; 17% laođộng nam và 21% lao động nữ là lao động tự do trong các ngành kinh tế phinông nghiệp Theo kết quả Điều tra lao động và việc làm 1/9/2009, tỷ sốviệc làm trên dân số thành thị là thấp hơn so với nông thôn khoảng 10%.Điều này có thể dễ lý giải bởi ở nông thôn có nhiều ngành nghề thủ côngnghiệp, chăn nuôi, trồng lúa…nên người dân ở đây sẽ có nhiều việc làm hơnlao động thành thị

Phụ nữ Việt Nam hiện nay đang phải chịu áplực lớn khi vừa phải cân đối giữa công việc vàtrách nhiệm gia đình Khi phụ nữ đã dành quỹthời gian cho công việc kiếm sống tươngđương với nam giới Ngoài ra, họ còn phảilàm việc nhà, chăm sóc các thành viên tronggia đình vì vậy kéo dài thời gian làm việc nhà

từ 1,5 – 3 giời mỗi ngày, hoặc từ 9 – 15 giờ/tuần trong khi nam giới chỉ dành 12 phút/ngàycho công việc này Theo số liệu điều tra mức

Trang 16

sống hộ gia đình Việt Nam, lao động nữ cũng phải làm việc nhà với thờilượng gấp đôi nam giới, và điều này cũng khớp với mức bình quân chungcủa phụ nữ ở độ tuổi 25- 64, phụ nữ dành 700 giờ/ năm cho lao động tại nhà,trong khi nam giới chỉ mất 300 giờ/ năm, đa số lao động nữ Việt Nam phảilàm việc với lượng thời gian nhiều hơn.

Như vậy, ta thấy thời giờ làm việc của phụ nữ nhiều hơnnam giới nhưng phần lớn là các công việc không được trả công Chính điềunày điều này đã cản trở phụ nữ tìm kiếm hoặc duy trì việc làm đầy đủ thờigian, tác động đến những loại công việc mà họ tham gia và số năm công tác.Tốc độ tăng trưởng của việc làm được trả công của lao động nữ trong giaiđoạn từ 2004 – 2005 đến 2008 – 2009 là 15,1%, trong khi tỷ lệ này ở namgiới là 34.5% 31% phụ nữ có việc làm được trả công làm việc trong các khunhà nước hoặc dịch vụ xã hội, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 23% 14%lao động nam làm việc trong ngành giao thông vân tải, nhưng tỷ lệ này ở laođộng nữ chỉ chiếm 4%

Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm phụ nữ lao động làm việc trong nông nghiệp

và thương mại lớn hơn so với tỷ lệ phần trăm nam giới lao động, và tìnhhình ngược lại trong các lĩnh vực công nghiệp thứ cấp và dịch vụ Ở cảthành thị và nông thôn, số nam giới được xếp loại lao động có tay nghề caogần gấp đôi nữ giới ở cả hai lĩnh vực hưởng lương lẫn tự làm phi nôngnghiệp (nam nông thôn 14%, nữ nông thôn 7%, nam thành thị 28%, nữthành thị 14%) Đồng thời, nam giới cũng có trình độ chuyên môn cao hơn:45% so với phụ nữ 34%, so với khi mới được tuyển dụng, tỷ lệ về trình độchuyên môn có tăng hơn (38% nam công nhân mới được tuyển dụng) Điềunày chứng tỏ chủ sử dụng lao động có xu hướng nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ cho lao động nam nhiều hơn, tỷ lệ này ở nữ cũng tăng nhưngrất chậm Những lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng và sau đại học chiếm13.8%, những người này chủ yếu làm việc trong các phòng ban hành chính(41.66%) hoặc quản lý doanh nghiệp 20.83%

Cơ cấu lao động cũng có sự khác biệt rõ ràng, số lao động đang làmviệc trong cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế trong

đó nam là 67.8%, nữ chiếm tỷ trọng cao hơn với 75.2% Thấp nhất là laođộng trong vốn đầu tư nước ngoài, tuy cơ cấu của nam gần gấp đôi nữnhưng đều chiếm tỷ trọng thấp với 9% của nam và nữ là 5.3%

Trang 17

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số lao động trong các thành phần

tư nước ngoài

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy được sự chênh lệch về giới trong cácthành phần kinh tế khá rõ: nam giới trong thành phần kinh tế trong kinh tếtập thể nam chiếm 9%, trong khi đó nữ chỉ 5.3%, vậy là số lao động namtrong thành phần kinh tế tập thể gần gấp đôi lao động nữ; thành phần kinh tế

tư nhân cũng vậy, nam chiếm 9.7% nhưng nữ chỉ chiếm 6.2%; tuy nhiên, sốlao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nữ lại chiếm ưuthế với 3.8% trong khi đó nam có 2.0% Nhìn chung, đang có sự thay đổi cơcấu lao động trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài và tư nhân đang thu hút lực lượng lao động, đặc biệt là lao độngtrẻ Bởi ở khu vực nhìn chung có diều kiện làm việc tốt

2.1.2 Bình đẳng giới trong đối xử, cơ hội và thu nhập.

Bình đẳng giới còn thể hiện ở sự phân bố giớitheo cấp bậc trong việc làm, nam giới có xuhướng được hưởng lợi nhiều hơn từ nhữngcông việc nằm ở vị trí có quyền ra quyết định

và họ là đối tượng có được triển vọng nghềnghiệp nhiều hơn và tiền lương cao hơn Rấtnhiều trong số các công việc này thuộc lĩnh

Trang 18

vực kỹ thuật hoặc mang tính chuyên môn Nữ giới có xu hướng tập trung ởnhững ngành nghề có thu nhập thấp, công việc ít có thanh thế và it có điềukiện ra điều kện quyết định hoặc đề bạt… Kể cả trong những khu vực phụ

nữ chiếm ưu thế thì phụ nữ cũng hiếm khi được giao những vị trí có uy tín,tầm ảnh hưởng mà chủ yếu tập trung ở những việc làm ít có cơ hội nâng caotay nghề hoặc chuyên môn Ví dụ, mặc dù phụ nữ chiếm 71% số việc làmtrong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhưng các đơn vị giáo dục thường do namgiới lãnh đạo Số nam giới làm quản lý hoặc giám đốc nhiều gấp năm lần số

nữ giới, hoặc trong ngành khoa học xã hội, 45% nhân viên là nữ thì khoảng95% giám đốc các viện nghiên cứu là nam

Tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo còn thấp, không đồng đều ở cáccấp, các lĩnh vực và chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ trong xã hội Tỷ

lệ nữ qua đào tạo chỉ bằng 30% so với lao động nam, nữ làm chủ doanhnghiệp mới chỉ chiếm trên 20% trong đó chủ yếu là mô hình doanh nghiệp

có quy mô nhỏ hoặc vừa và đang thiếu nhiều điều kiện để tiếp cận các nguồnlực so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ Hệ quả là họ phải chịu nhiềurủi do hơn các doanh nhân nam Trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ ít

được tham gia tập huấn, vẫn còn tình trạng “ nữ làm, nam học” mặc dù họ

chiếm số đông trong các ngành chăn nuôi và trồng trọt

Phụ nữ và nam giới đã bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyểndụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc và đặc biệt, nhiều doanhnghiệp còn căn cứ vào tính chất đặc thù của từng ngành để thực hiện tuyểndụng lao động nữ Tuy nhiên cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, nắm bắtthông tin và giao tiếp xã hội của phụ nữ thấp hơn so với nam giới Điều nàygây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp của phụ nữ.Chẳng hạn, đào tạo đầu vào của lao động nữ thường thấp hơn nam giới.Trong quá trình làm việc, họ cũng ít được tham dự các khoá bồi dưỡng nghềnghiệp Bồi dưỡng chức nghiệp công chức đối với nữ cũng chỉ chiếm tỷ lệ30% Lý do là các chủ doanh nghiệp không muốn cử nữ đi bồi dưỡng thêmnghiệp vụ vì phụ nữ ngoài công việc cơ quan còn công việc nhà, trách nhiệmkhi sinh đẻ và nuôi con nhỏ…42% chủ sử dụng lao động cho rằng họ gặpkhó khăn khi tuyển lao dộng nữ vì những lý do trên

Công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn công việccủa nam giới điều này thể hiện rất rõ qua việc chọn công việc của nam và

Trang 19

nam thì đi làm thuê nhiều hơn, còn nữ thì tự sản xuất, kinh doanh nhiều hơnnam…và những công việc này phụ nữ vẫn có thể thực hiện tại nhà được.

Nhìn vào biểu đồ 2, ta thấy rõ sự chênh lệch khi tham gia vào hoạtđộng kinh tế của lao động nam và lao động nữ: trong khi lao động nữ chủyếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp thì lao động namlại rất ít, số lao động nữ trong nông nghiệp là 61.6% thì nam giới là 56.5%,trong thương nghiệp lao động nữ gần gấp đôi lao động nam với 13%, namgiới là 7.5%

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nữ tham gia vào nông nghiệp và thương nghiệp cao hơn nam giới ở Việt Nam

Đvt:%

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2009 Tổng cục thống kê

Hiện nay, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực: giảmlao động trong nông- lâm – ngư nghiệp, tăng công nghiệp, thương mại, dịch

vụ, lao động nữ cũng được theo Vẫn biết rằng ngành nghề nào cũng quantrọng trong sự phát triển kinh tế nhưng vốn dĩ đây là những định kiến giới

mà xã hội đã gắn với từng giới nên thật khó tránh khỏi những bất công chophụ nữ Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong thu nhập của phụ nư với namgiới

Trang 20

Về khía cạnh thu nhập, chỉ có 25% phụ nữ làm việc ở khu vực thànhthị và nông thôn có việc làm được trả công, thu nhập của phụ nữ tính trungbình chỉ bằng 69% thu nhập của nam giới phụ nữ làm việc trong khu vực tưnhân kiếm được ít hơn nam giới 23.1%, phụ nữ trong khu vực doanh nghiệpnhà nước có thu nhập ít hơn nam giới 14.5% Khoảng cách thu nhập giữa laođộng kỹ thuật, có chuyên môn nghiệp vụ và người lao động không có taynghề là 1.08 lần

Các kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ chỉ nhận được 78% mứctiền công cơ bản của nam giới, tiền lương cơ bản của lao động nữ trong tổngthu nhập (69%) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam giới (71%) Các cơ

sở sản xuất kinh doanh nhỏ trả lương tương đối bình đẳng hơn, và các doanhnghiệp này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Lao động nữ đượchưởng các khoản trợ cấp theo các quy định của Luật lao động, nhưng khôngphải tất cả lao động nữ đều được nhận Tuy vậy, cho dù được nhận thêm cáckhoản phụ cấp nhưng tổng thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn lao độngnam, vì tiền lương cơ bản của họ thấp hơn lao động nam trong các doanhnghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã vàcông ty trách nhiệm hữu hạn Tính gộp cả tiền lương và các khoản trợ cấpbằng tiền của lao động nữ thì tổng thu nhập của họ cũng chỉ tương đươngvới 87% so với tổng thu nhập của lao động nam Nhìn chung lao động nữtrong mọi loại hình doanh nghiệp đều có mức lương cơ bản thấp hơn so vớinam giới

Bảng 1: Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động theo nhóm tuổi và giới tính năm 2009

Trang 21

Nhìn vào bảng số liệu này, ta càng thấy rõ được sự chênh lệch trongthu nhập của lao động nam và lao động nữ, trong khi đó thời gian và sức laođộng là như nhau Ngoài ra, 51% lao động nữ trong cac doanh nghiệp cóđông loa động nữ phải làm thêm giới vớithời lượng nhiều hơn 4 giờ mộtngày, tỷ lệ này ở nam giới là 40% Trong các cơ sở sản xuất nhỏ, 3/4 laođộng nữ và 1/3 lao động nam không được trả lương làm thêm giờ Còn trongkhu vực không chính thức thì toàn bộ lao động phải làm thêm việc 47 – 48giờ/ tuần Đây chính là những bất công với phụ nữ nói chung và phụ nữ ViệtNam nói riêng

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóađất nước Việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động đượcnhà nước quan tâm hết sức đặc biệt Tỷ lệ thất ngiệp đã giảm dần xuống năm

2009 còn 4.1%, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 82%, trong

đó hơn 40% là lao động nữ được tạo việc làm Hàng năm, tỷ lệ thất nghiệp

và thiếu việc làm của lao động ở nông thôn lẫn thành thị đã giảm đángkể.Tuy nhiên tỷ lệ thất ngiệp ở nữ vẫn cao hơn nam giới, tỷ lệ này ở nữ giới

là 4.8% so với tỷ lệ chung là 4.1 số phụ nữ bị thất nghiệp đang có chiềuhướng gia tăng bởi lẽ nhiều công ty đang tiến hành cổ phần hóa, doanhnghiệp làm ăn thua lỗ bị giải thể thường phải giảm biên chế và số người đóthường là “ưu tiên giảm phụ nữ”

2.1.3 Bình đẳng giới về hưởng thụ và lợi ích trong lao động – việc làm

Hiện nay, phụ nữ và nam giới đã khábình đẳng trong việc thừa hưởng nhữngthành quả lao động mang lại, vẫn đượchưởng những quyền lợi, lợi ích trong Bộluật lao động quy định như BHYT, nghỉ

lẽ, tết Tuy nhiên, một thực tế mà aitrong chúng ta cũng nhận thấy là phụ nữlàm việc nhà nhiều hơn nam giới nhưng

tỷ lệ phụ nữ xem Tivi, đọc báo luônthấp hơn nam giới,, số lao động nữ được khám sức khỏe định kỳ thấp hơnnam giới…tất cả những điều này không chỉ từ sự nhìn nhận của xã hội mà

Trang 22

sâu xa hơn chính là định kiến giới đã gắn nhiệm vụ với lợi ích của nam vànữ.

Theo số liệu điều tra của ILO, trung bình một ngày, phụ nữ chỉ dành1.65 giờ cho các hạt động giải trí, trong khi đó nam giới là 2.85 giờ, có thờigian ngủ thì tương đối bằng nhau: nữ ngủ 7.6 giờ và nam là 7.84 giờ nhìnchung, nam giới có điều kiện hưởng thụ cuộc sống cao hơn nữ giới ta cũnghay bắt gặp các quán nhậu luôn đông khách nhưng 90% là nam giới chứ phụ

nữ thì rất ít, có chăng cũng chỉ là xã giao hoặc công việc

Đa số hiện nay, các đội tượng lao động đều áp dụng bảo hiểm xã hộichiếm 10% lao động nữ Ngoài ra, phụ nữ còn phải thực hiện chức năng sinhsản, nhưng hiện nay, Luật lao động vẫn chỉ quy định chế độ nghỉ thai sảnmới có 4 tháng Thiết nghĩ, với thời gian này thì phụ nữ vẫn chưa yên tâmcông tác, làm việc bởi con họ còn quá nhỏ Họ không yên tâm khi gửi con ởcác nhà giữ trẻ…điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian nghỉ nghơi của phụnữ

Phần lớn cả lao động nam và lao động nữ được khám bệnh định kỳ.tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Bộ lao động thương binh xã hội thì sốlao động nữ khám bênh định kỳ vẫn thấp hơn nam, cụ thể: 52.8% lao động

nữ và 62.7% lao động nam trong các doanh nghiệp đã được khám sức khỏeđịnh kỳ như vậy, vẫn còn một tỷ lệ lớn chưa được sự chăm sóc này Đặcbiệt là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, các cơ sởsản xuất nhỏ vẫn còn lao động chưa được khám sức khỏe định kỳ, nhất làlao động nữ Bảng 2 cho ta thấy rất rõ điều này

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động theo nhóm  tuổi và giới tính năm 2009 - bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm ở ninh bình
Bảng 1 Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động theo nhóm tuổi và giới tính năm 2009 (Trang 21)
Bảng   2.   Tỷ   lệ   lao   động   chưa   được   khám   sức   khỏe   định   kỳ - bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm ở ninh bình
ng 2. Tỷ lệ lao động chưa được khám sức khỏe định kỳ (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w