III: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. GIẢI PHÁP
1.1. Triển khai và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lao động – việc làm cho lao động nữ. động – việc làm cho lao động nữ.
Triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chỉ thị số 06/2007/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lao động về lao động nữ nhằm tạo hành lang pháp lý dúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế theo hướng một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, chế độ, chính sách riêng đối với lao động nữ, mặt khác nghiên cứu và triển khai các chính sách ưu tiên về dạy nghề, việc làm cho lao động nữ để tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận với việc làm và dạy nghề nhiều hơn.
Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lý nói chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động – việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ… Sự phân biệt đối xử tồn tại đương nhiên vì phụ nữ phần lớn đang làm những công việc có tay nghề thấp và cho thu nhập thấp, điều đó hạn chế các cơ hội, trong đó các cơ hội đào tạo, thăng tiến như tham gia bầu cử hay được đề bạt, chỉ định vào những vị trí có quyền ra quyết định đối với những phụ nữ có năng lực là không nhiều.
Đảng và Nhà nước, cùng các Bộ, ban ngành cần nghiên cứu, xem xét lại sự khác biệt tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ để tạo sự bình đẳng hơn trong các cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến của phụ nữ, để phụ nữ có khả năng cạnh tranh bình đẳng với nam giới, phát huy tối đa nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ cho lao động nữ tại các khu vực có nhiều nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Thực hiện tốt Nghị định 19/2003/NĐ – CP ngày 07/3/2003 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.
1.2.Thúc đẩy bình đẳng giới trong thực hiện các chương trình chung để tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nữ: tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nữ:
Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, giảm nghèo, các chương trình đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, các đề án về đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tìm việc làm đến năm 2015 cũng đang trong quá trình hoàn thiện, trong đó chú ý đến các đối tượng lao động nữ khu vực nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo gắn dạy nghề với việc làm cho lao động nữ.
Chú trọng phát triển các khu vực đặc thù tạo nhiều việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
Nghiên cứu và triển khai các kế hoạch lồng ghép giới trong thực hiện các chương trình dạy nghề và tạo việc làm có liên quan nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của lao động nữ trong quá trình này. Ngoài ra, cần thúc đẩy giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục góp phần giảm bất bình đẳng giới trong nhận thức xã hội nói chung. Hiện nay phụ nữ vẫn phải mang gánh nặng bất cân đối việc nhà trong khi vẫn dành lượng thời gian khá tương đồng với nam giới để làm việc kiếm sống. Vấn đề này làm cho định kiến giới tồn tại dai dẳng, là một trong những căn nguyên cơ bản của bất bình đẳng giới, cần ưu tiên giải quyết vấn đề này vì nó có tác động tới số lượng người rất lớn – đại đa số dân cư.
1.3. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nữ. động nữ.
Trước mắt cũng như lâu dài vấn đề nâng cao các kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nữ là yếu tố then chốt cần được ưu tiên bởi vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội kinh tế của người phụ nữ. Vấn đề này nếu được chú trọng sẽ giúp nâng cao vị thế của lao động nữ để có thể từng bước cạnh tranh bình đẳng với nam giới. Đây là vấn đề quyền con người mà nếu được giải quyết sẽ tăng cường khả năng của phụ nữ trong việc nâng cao vị trí, quyền lực và tiếng nói của mình trong cả gia đình và xã hội.
Chính vì vậy, cần chú trọng triển khai các chương trình đào tạo lao động nữ có chất lượng cao thông qua việc nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề, hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm để có thể hỗ trợ nhiều phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.
Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong phổ biến, tuyên truyền về giới để đảm bảo mọi ngành, mọi cấp đều quan tâm đến lao động nữ.
Tiến hành tổng kết, đánh giá, việc triển khai Chiến lược Vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2020 để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình này.
Phát huy sáng kiến để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình việc làm, dạy nghề và xóa đói giảm nghèo mà các cấp Hội phụ nữ đang triển khai thực hiện để giúp chị em là hội viên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.
Hội Liên hiệp phụ nữ cần chú trọng nâng cao vai trò nòng cốt trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, nhằm tạo nhiều cơ hội cho nữ giới tiếp cận với các chính sách, chương trình việc làm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, đảm bảo các hoạt động về giới và lồng ghép giới được triển khai thực hiện đồng bộ và rộng khắp trong các Bộ, ngành và các cấp trên toàn quốc để tiến dần tới xóa bỏ khoảng cách về giới vẫn đang còn tồn tại ở nước ta.