III: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM.
1. THUẬN LỢI
Vấn đề bình đẳng giới trong lao động – việc làm giữa lao động nam và lao động nữ được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm nhằm tạo điều kiện để nam giới và nữ giới hưởng lợi ích tối đa và phát huy hết năng lực của mình trong công việc cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự bình đẳng nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống nói chung và trong vấn đề lao động – việc làm nói riêng. Cụ thể:
Trước tiên ta phải công nhận và khẳng định vấn đề bình đẳng giới trong lao động việc làm của nước ta hiện nay đạt được những thành tựu trên là do sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, cũng như ý chí của phụ nữ trong lĩnh vực này. Đây là một sự thuận lợi rất lớn trong việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta. Nếu như nữ giới không có ý chí hay mong muốn này thì tất cả những điều kiện khách quan khác có hoàn thiện đến đâu cũng không thay đổi được tình trạng không công bằng giữa nam giới và phu nữ trong lĩnh vực này nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung.
Tiếp theo phải nói đến hệ thống pháp luật nước ta: đang dần được hoàn thiện, phần lớn các quy định của pháp luật là chung cho cả nam và nữ. Đồng thời một số văn bản quy phạm pháp luật về lao động, hình sự, hôn nhân…còn có những quy định riêng cho phụ nữ. Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội và đối xử cho cả nam giới và nữ giới trong việc phê chuẩn hai Công ước cơ bản của ILO về xóa bỏ phân biệt đối xử lao động – việc làm vào năm 1997 và được phản ánh trong luật lao động. tiếp theo, Nhà nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào ngày 27/11/1981. Từ đó đến nay, nhất là trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, chính phủ đã nỗ lực thể chế hóa, không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, điều này thể hiện rất rõ trong việc Chính phủ ban hành các Nghị định số 70/2008/NĐ – CP ngày 4/6/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình dẳng giới; Nghị định số 48/ 2009/ NĐ – CP ngày 19/05/2009 quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới và gần đây nhất là Nghị định số
55/2009/NĐ – CP ngày 10/06/2009 quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới. Như vây, đến nay, đã ban hành 3 Nghị định hướng dẫn thi hành theo tinh thần của chỉ thị số 10/2007/CT- TTg ngày 03/05/2007 về việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới…những điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bình đẳng giới.
Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành cà các cơ quan có liên quan phải đảm bảo các nguyến tắc cơ bản về bình đẳng giới trong quy trình xây dựng các dự án Luật và các văn bản quy pham pháp luật. đặc biệt, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam dược thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 19/2002 QĐ –TTg ngày 21/01/2002 và các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2010 với tinh thần tạo cơ hôi như nhau cho nam nữ trog phát triển kinh té – xã hội và phát triển nguồn nhân lwucj. Ngoai ra, theo sự chỉ đọa của Thủ tướng chính phủ, bộ Lao động thương binh xã hội đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng chiện lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020.
Song song với những chính sách, Nghị định của Đảng và Nhà nước về thực bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, Chính phủ còn xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện bình đẳng giới Việt Nam có Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động thương binh – xã hội ( là cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bình đẳng giới. Bộ lao động thương binh xã hội đã thành lập Vụ Bình đẳng giới để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Bộ đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông thư liên tịch số 10/2009/TTLT – BLDDTBXH – BNV ngày 10/7/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã về lao động, trong đó có bình đẳng giới. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đây là những cơ quan có thẩm quyền và tầm ảnh hưởng lớn đến hành động, nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình và nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ.
Mặt khác, các Bộ, ban ngành, không ngừng triển khai mạnh những hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới đến mọi tầng lớp, vùng miền…làm cho những chính sách của nhà nước được
nhân dân tiếp cận nhanh chóng mà thay đổi những định kiến vốn có của mỗi giới.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về bình đẳng giới được đẩy mạnh và đã có những đóng góp tích cực trong thành tựu về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; đồng thời các thành tựu về bình đẳng giới cũng đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. KHÓ KHĂN
Bên cạnh những nỗ lực triển khai hoạt động bình đẳng giới của các cấp, các ngành và bước đầu đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nêu trên, song thực tế vẫn còn khá nhiều khó khăn sau:
Thứ nhất, Một bộ phận xã hội không hiểu đúng về bình đẳng giới, có quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nghiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và Hội liện hiệp phụ nữ Việt Nam.
Một bộ phận không nhỏ là phụ nữ Việt Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của hình ảnh người phụ nữ truyền thống mà còn tự ti, an phận, cam chịu, chấp nhận những định kiến giới và bất công còn tồn tại trong xã hội. Họ không dám lên tiếng hoặc đấu tranh vì sợ mang tiếng, sợ ảnh hưởng đến con cái và cả “sĩ diện” gia đình. Họ an phận trong vai trò làm vợ, làm mẹ mà không giám thể hiên khả năng, sáng tạo của mình trong công việc, lao động.
Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, nhất là lãnh đạo, cán bộ công chức và nam giới. Một bộ phận cán bộ công chức có hiểu biết về giới và bình đẳng giới nhưng còn phiến diện, chủ quan và hơi bảo thủ nên chưa thực hiện tốt các quy định về bình đẳng giới trong đời sống hàng ngày ngay với vợ, con…. Một bộ phận lãnh đạo khi vừa thực hiện được một số thành tựu bình đẳng giới họ đã hài lòng mà không quan tâm đúng mực đến việc tạo điều kiện cho những nỗ lực về bình đẳng giới tiếp tục được duy trì và đạt sâu rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Khu vực nông thôn, miền núi còn nặng nề quan niệm con trai hơn con gái, công việc gia đình là trách nhiệm riêng của phụ nữ, định hướng nghề nghiệp vẫn theo truyền thống…nên việc đầu tư cho trẻ em gái và phụ nữ học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ…không được chú trọng như trẻ em trai và nam giới. việc làm này tiếp tục là nguy cơ tiềm ẩn về trình độ, năng lực và tay nghề của phụ nữ thấp, khiến họ chỉ làm được những công việc không ổn định, làm việc ở những nơi có điều kiện làm việc thiếu thốn, thu nhập thấp, bấp bênh, dễ mất việc làm hoặc không được hưởng những điều kiện tốt khi lao động như: bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ…ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Thứ hai, các quy định đối với lao động nữ: đào tạo nghề dự phòng, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động..chưa được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc, thâm chí một số doanh nghiệp còn trốn tránh trách nhiệm để bớt gánh nặng tài chính và do định kiến giới. điều này đã cản trở việc nâng cao tay nghề và lợi ích của phụ nữ trong nền kinh tế.
Một số quy định nhằm bảo vệ sức khỏe của lao dộng nữ như danh mục nghề và công việc độc hại nguy hiểm, nghiêm cấm sử dụng lao động nữ, điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí của lao động có thể ngăn cản các cơ hội thăng tiến của họ. Nhà nước ta quy định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thấp hơn lao động nam là 5 năm đã là rào cản đối với lao động nữ khi thực hiện các chính sách như: bổ nhiệm, đào tạo…đồng thời gây lãng phí cho xã hội khi không tận dụng được một lực lương lao động nữ có kinh nghiệm và trình độ cao.
Thứ ba, vẫn còn khoảng cách giữa quy định của chính sách pháp luật và thực tiễn thực hiện, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử quy định trong Hiến pháp chưa được cụ thể hóa toàn diện và triệt để trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quan điểm bình đẳng giới chưa được quán triệt đầy đủ trong hoạt động của các ngành, các cấp, thiếu quan tâm đến vai trò của nam giới trong việc bảo đảm bình đẳng giới, cho rằng bình đẳng giới là vấn đề của phụ nữ. Ví dụ, theo các quy định về giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì các khoản chi cho đối tượng này được coi là các khoản chi hợp lý đựơc trừ để tính thuế thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật không mang tính bắt buộc, nếu doanh nghiệp chi thêm thì phải thực hiện các thủ tục phức tạp để đề nghị được xét
giảm thuế . Mặt khác, các khoản chi phí thực hiện chính sách ưu đãi phải hạch toán vào giá thành sản phẩm đã dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Do vậy, các doanh nghiệp thường chọn cách không chi thêm cho lao động nữ và hạn chế tuyển lao động nữ là vì vậy.
Ngoài ra, ta cũng thấy được các chính sách, pháp luật lao động mới chỉ áp dụng đối với lao động nữ trong khu vực chính thức, có quan hệ lao động. ở khu vực nông thôn thì rất nhiều lao động tự do và lao động trong khu vực phi chính thức nhưng không được điều chỉnh bởi những chính sách, pháp luật này. Làm cho nhiều lao động nữ không được hưởng các lợi ích đáng có của mình.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới thiếu về số lượng, hạn chế về kiến thức giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới.
Xuất phát từ nhận thức và hiểu biết về bình đẳng giới chưa đồng đều, nên việc đầu tư nguồn nhân lực cho hoạt động bình đẳng giới chưa được coi trọng, thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ…từ đó dẫn đến việc thiếu thông tin, dữ liệu tách biệt theo giới tính hoặc có nhưng ít, không đầy đủ, thiếu đồng bộ. thiếu những kỹ thuật lồng ghép giới để đảm bảo bình đẳng giới trong các lĩnh vực nói chung và trong vấn đề lao động – việc làm nói riêng.
Thứ năm, năng lực của Hội Liên hiệp Phụ nũ Việt Nam trong hoạt động giám sát, triển khai các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi thực tế.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội, đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho phụ nữ . Trong những năm qua Hội đã phát huy khả năng và trách nhiệm được Đảng và Nhà nước giao cho tuy nhiên, chưa thực hiện được vai trò giám sát độc lập để phát hiện vấn đề, nhiều kiến nghị chưa đáp ứng được yêu cầu.