"Em hỏi chị muốn gì nhất ở chồng lúc này àh?. Đơn giản lắm em ạ, chị chỉ cần chồng chị có thể hiểu chị, sẻ chia công việc nhà và chăm sóc con cái để chị có thể có vài giây phút thảnh thơi như những người phụ nữ khác, có thể xem tập phim lãng mạn hay đơn giản là đi sơn móng tay làm đẹp cho mình thôi. Như thế là chị đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Nhưng dường như đấy chỉ là mong ước thôi, nó khó trở thành hiện thực quá em ạ". Đấy là lời tâm sự của chị Hân - gia đình mà em đã phỏng vấn. Nhìn người phụ nữ gầy còm, da xanh lét như tàu lá, ít ai nghĩ chị mới bắt đầu bước vào tuổi 30 và mới chỉ có một đứa con. Người ta nói "gái một con trông mòn con mắt". Nhìn chị mòn mắt thật nhưng đấy là sự xót xa cho phận đàn bà chứ không phải ngưỡng mộ vì vẻ đẹp của chị. Bởi vẻ đẹp đó đã bị sầu muộn, công việc đánh cắp mất rồi.
Chồng chị là một người đàn ông ít trách nhiệm với gia đình, hay ít ra cũng có thể hiểu như vậy, thời gian rảnh anh thường dành cho những cuộc nhậu tới bến với bạn bè, bài bạc, cờ hay game...nhìn bảng thời gian, sự phân chia công việc trong ngày chắc ai cũng ngạc nhiên, bởi: vợ anh đi làm về là đón con, đi chợ, nấu ăn...bao nhiêu việc do chị đáng cáng, phải lo, còn anh thì khác, anh "lại phải" lo tìm chiến hữu để thực hiện những thú vui riêng, ai cũng bận cả nhưng sự bận rộn đó mang ý nghĩa gì.
Anh chị sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình của tỉnh Ninh Bình, gia đình đều đông anh em nên cả anh và chị đều học hết THCS là nghỉ để phụ giúp bố mẹ kiếm thêm thu nhập. Vì vậy mà học thức cũng như nhận thức của cả hai vợ chồng vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, vẫn còn nặng nề trong suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” mà ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức của cả hai. Anh - con trai Bắc chính gốc, luôn có tính gia trưởng, áp đặt, anh cho rằng việc nhà cửa, con cái là của vợ, của đàn bà, chả nhẽ anh - một người đàn ông thứ thiệt mà phải làm những việc nhỏ mọn này sao? đi làm về là cơm nước phải chu đáo, con cái phải ngoan ngoãn, chồng nói gì vợ phải nghe, không được cãi, đàn ông chỉ lo kiếm tiền, ngoại giao...là đủ rồi. Chị - người phụ nữ Việt Nam đặc trưng chỉ biết lo cho chồng con mà không một lời oán thán, với chị chồng con khỏe mạnh, con học giỏi, chồng đi nhậu về không chửi hoặc đánh là "may mắn" lắm rồi. "Mỗi khi anh ấy đi nhậu về, cả tôi và con đều sợ bị đánh lắm, anh ấy mà đi ngủ luôn là tôi mừng rồi" - chị
Hân nói. Chồng đi nhậu về không đánh là chị đã mừng thì việc chị ngồi trao đổi một cách thẳng thắn với chồng về công việc gia đình, sao chị dám?. Như thế, ta cũng thấy được việc anh chị ngồi tâm sự, chia sẻ những khó khăn của nhau là rất hạn chế nếu em không nói là không tồn tại. Chính những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt đó, những suy nghĩ, tư tưởng cổ hủ đã hằn sâu vào suy nghĩ làm cho chị không tìm được ở chồng mình sự sẻ chia, thông cảm, còn anh lại cho rằng mình đã hoàn thành "sứ mệnh" của người đàn ông đó là: kiếm tiền nuôi vợ con.
Thiết nghĩ, gia đình anh chị không tìm được "lời giải" cho bài toán trên, trước hết là do chồng chị, đáng nhẽ anh là chỗ dựa tinh thần cho chị, cùng chị chăm sóc, nuôi dạy con cái, chia sẻ công việc nhà thì anh lại làm ngược lại, anh chỉ nhậu, bạn và cờ. Anh chưa thực sự ý thức hết được vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong gia đình. Với những người đàn ông như thế để họ thay đổi suy nghĩ và hành động quả là không dễ, bởi " non sông dễ đổi, bản tính khó dời", đồng thời họ đang có suy nghĩ là chỉ kiếm tiền bây giờ thêm nhiệm vụ mới là giúp vợ công việc nhà thì không dễ chút nào. Thứ hai, anh rất ít khi cùng vợ chăm sóc con cái, thu xếp việc nhà còn do chị, có lẽ chị đã không "tập" cho anh thói quen đó ngay từ khi hai vợ chồng mới về ở chung, cũng có thể vì chị ngại hoặc sợ bị chồng bạo hành nên không giám ngỏ ý muốn anh chia sẻ công việc gia đình hay với bản tính của người phụ nữ miền Bắc là chỉ phụ nữ mới tham gia vào công việc nhà nên chị gắng sức làm một mình, không dám tâm sự với anh. Ngoài ra, như lời chị Hân nói thì anh chị dành rất ít thời gian để hai vợ chồng nói chuyện với nhau, có chăng cũng chỉ là chuyện kinh tế, đình đám...mà hầu như mấy chuyện đó là do anh quyết định, ít khi hỏi ý kiến của chị. Việc hai vợ chồng ngồi nói chuyện như hai người bạn với nhau, tưởng chừng như không cần thiết nhưng thật ra nó giữ vị trí khá quan trọng đời sống vợ chồng. Nó không chỉ làm cho vợ chồng hiểu được tâm tư, suy nghĩ của đối phương, biết được những khó khăn của vợ, chồng để có những giúp đỡ tích cực cho nhau mà còn giữ được hạnh phúc gia đình. Vậy, điều anh chị cần giúp đỡ nhất lúc này là gì? phương pháp nào sẽ phù hợp cho từng cá nhân?
Người đầu tiên cần tiếp cận trong dự án này của sinh viên là chị Hân. Em sẽ tham gia với chị là chị cần làm như thế nào với chồng lúc này, cụ thể: Chị cần được tiếp thêm sức mạnh để "lôi kéo" chồng về với công việc gia đình. Điều chị cần là nghệ thuật "mở lời" khi chị cần anh chia sẻ, chị cần nói ra suy nghĩ, mong muốn của mình với anh, cũng như hy vọng và niềm tin mà chị đặt vào anh nhiều như thế nào. Chẳng hạn hôm nào anh không đi
nhậu mà tâm trạng anh thoải mái thì chị có thể hơi nũng nịu mà nói rằng: Anh ơi! anh thấy dạo này da và tóc em có xấu đi nhiều không anh? bạn em hôm trước rủ em đi khai trương tiệm chăm sóc da và tóc mà không ai đón con nên em không đi được, nếu hôm đó anh ở nhà thì hay biết mấy, em đã có thể tút lại nhan sắc rồi anh nhỉ? Em không muốn tới công ty mà người ta lại nói vợ anh kia sao?... Như thế anh mới hiểu được điều chị cần lúc này là gì? Ngoài ra, em cũng phần nào chỉ rõ cho chị thấy được tâm lý người đàn ông muốn và thích gì? họ cũng giống phụ nữ ở điểm muốn được khen ngợi . Vì vậy mà trong lúc nói chuyện với chồng, chị không nên quá khiêm tốn khen tặng chồng những lời "có cánh" như: chồng em giỏi thật đấy, không có anh chắc còn lâu em mới làm xong việc này...,tuy nhiên không nên lạm dụng nó quá mức vì nó có thể tạo cho chồng chị cảm giác không thật lòng trong lời nói của chị. Như thế anh sẽ thấy được vai trò của mình lớn như thế nào trong gia đình nhỏ bé ấy, cũng thấy được chị cần chở che và còn nũng nịu lắm. Ngoài ra, chị cũng nên quan tâm hỏi han chồng khi chồng phải tăng ca, pha cho chồng ly nước chanh – công việc mà chị chưa từng làm khi chồng mệt mỏi, lúc đó dù anh là người khô khan đến mấy cũng cảm động trước hành động này của chị. Anh sẽ thấy được sự cần thiết cần quan tâm lẫn nhau như thế nào khi chị có những hành động như thế dành cho. Từ điều này dẫn tới hành động của anh quả là không dễ nhưng không thật sự khó nếu chị quan tâm đến anh một cách chu đáo và sự chân thành của người vợ. Khi chị thực hiên phương án này, lúc đầu sẽ không được tự nhiên lắm do còn e ngại, không quen, em sẽ phải phân tích cho chị hiểu sự cần thiết điều đó lúc này nếu chị muốn thay cuộc sống hiện tại của chị, phải xóa bỏ suy nghĩ của chị rằng chỉ có phụ nữ mới làm việc nhà, việc "vô tình" kể những tấm gương mà người chồng cũng nấu cơm, chợ búa cũng cần thiết với anh, có thể điều này sẽ làm người chồng nhìn lại bản thân mình, thấy có lỗi với vợ con mà sửa lỗi. Từ trước tới giờ, anh luôn là người quyết định những công to việc lớn mà không tham gia ý kiến của chị, làm cho chị không được nêu ra kiến của mình thì đây chính là cơ hội của chị. Chị hãy chủ động đề xuất ý kiên của mình về các vấn đề kinh tế, đối ngoại của gia đình chị, hay đơn giản là tiền mừng cho một đám cưới, đám thôi lôi của con một người bạn…chị cũng có thể tham gia góp ý với chồng…lâu dần, sẽ hình thành cho chồng chị thói quen hỏi ý kiến của vợ trước khi quyết định một việc. Đồng thời, chị cũng nên nhờ bạn bè, hai bên gia đình tác động vào anh, yếu tố khách quan không phải là yếu tố quyết định nhưng cũng giữ vị trí quan trọng trong việc thay đổi suy nghĩ, quan điển của anh. Nếu những phương án đó không giúp chị cải thiện tình hình thì tôi tham gia với chị phải mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Lúc này, chị cần ngồi lại nói chuyên trực tiếp với anh, chị nên thẳng thắn nói
rằng anh là chồng thì phải như thế nào, phải có trách nhiệm ra sao với vợ con, chị cần gì ở một người chồng theo đúng nghĩa. Với phụ nữ thì nước mắt, con cái, nội trợ và bản tính của người phụ nữ, đặc việt là phụ nữ biết yêu chồng thương con đó chính là vũ khí lợi hại nhất để giữ chồng bên mình mà quên những thú vui khác. Chị có thể nhờ con làm cầu nối, chẳng hạn như: Khi chị đang dọn nhà, mà con chị đói, muốn ăn thì chị có thể nói con mình nhờ bố làm đồ ăn, chắc không có ông bố nào lỡ đi nhậu hay xem phim khi mà con đói, như vậy anh sẽ tập được thói quen là cho con ăn, từ đó việc giúp vợ những việc nhà sẽ đơn giản hơn.
Với việc trang bị cho chị những biện pháp tâm lý, nâng cao năng lực và khả năng tự quyết, em nghĩ nó sẽ có tác động lâu dài cho chị, chị sẽ làm chủ được cuộc sống của mình khi tiếng nói của chị có trọng lượng trong gia đình. Khi đối mặt với khó khăn, chị cũng bình tĩnh giải quyết được công việc hiệu quả mà không lo ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Đồng thời chồng chị sẽ thấy được sự vất vả, khó khăn mà chị đang gặp phải, từ đó mà anh sẽ tôn trọng chị hơn, có trách nhiệm hơn với gia đình.
Ngoài ra, em cũng trao đổi với tổ dân phố, hội phụ nữ nơi vợ chồng chị ở để đề xuất một số mô hình gia đình hạnh phúc, đàn ông làm nội trợ giỏi, phát huy khả năng và vai trò của đàn ông trong gia đình, giảm bớt gánh nặng của phụ nữ trong công việc nhà. Vì anh chị là công nhân nên cán bộ dân số sẽ khó khăn trong việc tiếp cận vào giờ hành chính, vì vậy phải làm việc khi tan ca làm của anh chị, những cán bộ này vừa phải đến vận động, tuyên truyền về bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay, vừa phải nói lên sự cần thiết, nhiệm vụ của người chồng trong việc chia sẻ công việc nhà với vợ. Lúc đầu có lẽ sẽ khó để anh chấp nhận được điều đó nhưng dần dần với lòng kiên nhẫn nghe cán bộ dân số giảng giải thì anh cũng hiểu ra vấn đề và biết mình cần làm gì lúc này cho những người thân yêu nhất. Em cũng tới trao đổi với anh về vấn đề này, chẳng hạn: Em biết anh là người đàn ông trụ cột gia đình, phải lo những công to việc lớn nhưng nếu anh quan tâm chút xíu tới công việc gia đình thì anh đúng là một người chồng tuyệt vời trong mắt chị đấy ạ...Em cũng không ngại ngần khi nêu ra một số tấm gương mà người chồng tâm lý như thế nào và người vợ của họ hạnh phúc ra sao, em cũng hỏi anh xem có gì khó khăn trong việc này không, có thể anh sợ mất sỹ diện trong mắt bạn bè, mất "oai" đi khi giúp vợ công việc nhà thì sao? từ đó mà mình có lời nói hay phương án trợ giúp kịp thời cho anh. Cũng có thể anh cần một "đồng minh", em sẽ ủng hộ, góp ý, tham gia nếu anh muốn mình thay đổi thật sự.
Đồng thời, em cũng đề xuất với công ty của anh chị, công ty nên xây dựng nhà trẻ ở gần công ty để thuận tiện cho việc đưa con, đón con đi học và yên tâm công tác. Có như thế thì chị Hân nói riêng và những người phụ nữ ở công ty nói chung sẽ có nhiều thời gian để nghỉ nghơi, chăm sóc sức khỏe của mình hơn
Với những biện pháp can thiệp trên: tác động tới cả anh, chị và yếu tố khách quan bên ngoài cũng như chỉ rõ cho cả hai anh chị cần hành động, xử sự như thế nào…em nghĩ rằng dự án của mình sẽ có tác động tích cực đến đời sống gia đình chị. Trước mắt, nó sẽ giúp anh chị hiểu những tâm tư, mong muốn của nhau hơn, đồng thời sẽ giải quyết nhu cầu của anh chị đó là: chị cần sự sẻ chia công việc từ anh, cần có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Còn anh, cần ít đi nhậu, chơi cờ…để giúp vợ, chăm con nhiều hơn, hoặc anh cũng được chia sẻ những khó khăn trong công việc. Hi vọng rằng với sự cố gắng, nhiệt huyết mà dự án của em sẽ sớm thành công, mang lại hạnh phúc cho gia đình chị. Nếu may mắn hơn thì sẽ được nhân rộng trong cộng đồng.