1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường thu hút và sử dụng vốn oda của ngân hàng thế giới (wb) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở việt nam đến năm 2020.

71 660 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 352,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường từ năm 1986, cho đến nay đã thu được một số thành tựu hết sức to lớn, tạo tiền đề chắc chắn để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Và để có được những kết quả này, một phần không nhỏ đó là sự đóng góp của nguồn vốn ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ viện trợ cho Việt Nam. Dù cho chúng nằm dưới dạng vốn vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại thì cũng hết sức hữu ích đối với công cuộc phát triển kinh tế của nước ta. Trong những năm qua, Việt Nam nhận được một khối lượng lớn vốn ODA từ rất nhiều nguồn tài trợ, trong đó có nguồn vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) vào lĩnh vực giao thông của Việt Nam. Chúng ta dã gặt hái được rất nhiều những thành tựu tích cực nhờ sử dụng nguồn vốn này để xây dựng và phát triển ngành giao thông bằng nhiều dự án, chương trình khác nhau. Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của xã hội. Tuy nhiên, công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế đáng phải quan tâm, đặt ra câu hỏi là làm như thế nào để thực hiện tốt công tác này, nhất là sau khi Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình thì nguồn vốn này đang có xu hướng giảm. Vì những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài có tên là “ Tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA của Ngân 1 hàng Thế giới (WB) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam đến năm 2020” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đề tài tìm hiểu về thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ WB trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam trong những năm qua. Qua đó giúp đánh giá những mặt tích cực và hạn chế thu hút và sử dụng nguồn vốn này tại Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA từ WB trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA từ WB vào lĩnh vực giao thông của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi từ 2000 đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn 2008 – 2011 kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích, thống kê. 5. Nội dung chuyên đề Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về nhóm Ngân hàng Thế giới (WB)và vai trò của vốn ODA của WB đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông của Việt Nam 2 Chương 2: Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ WB trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ WB vào lĩnh vực giao thông của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của GS.TS Đỗ Đức Bình, các cán bộ của Phòng WB – ADB, vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy và các anh chị hướng dẫn đã giúp đỡ em rất nhiều Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do kiến thức và trình độ của bản thân em còn có hạn, nên đề tài cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô trong khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế, đặc biệt là từ thầy Đỗ Đức Bình để em tiếp tục hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình và nâng cao sự hiểu biết. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta (trang 12) Bảng 2: Tình hình ký kết hiệp định giữa Việt Nam và WB giai đoạn 2008 – 2011 theo ngành, lĩnh vực (trang 19) Bảng 3: Tốc độ giải ngân vốn ODA các năm (trang 24) 4 BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. WBG hoặc WB : World Bank Group Nhóm Ngân hàng Thế giới 2. ADB: Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 3. ODA: Official Development Aid Hỗ trợ Phát triển Chính thức 4.IBRD: The International Bank for Reconstruction and Development Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển 5.IDA: International Development Association Hiệp hội phát triển quốc tế 6.IFC: International Finance Corporation Công ty tài chính quốc tế 7.ICSID: International Center for Settlement of Investment Disputes Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư 8.MIGA: Multilateral Investment Guarantee Agency Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương 9.FDI: Foreign Director Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 10. CPS: Country Partnership Strategy Chiến lược hợp tác quốc gia 11. CG: Consultative Group 5 Nhóm tư vấn các nhà tài trợ 12. SAC: Structural Adjustment Credits Tín dụng điều chỉnh cơ cấu 13. PRSC: Poverty Reduction Support Credits Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 14. ICOR: Incremental Capital Output Ratio Tỉ số vốn- sản lượng tăng thêm 15. CAS: Country Assistance Strategy Chiến lược hỗ trợ quốc gia 16. SEDP: Socio – Economic Development Plan Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 17. PGAE: Partnership Group on Aid Effectiveness Nhóm Đối tác về Hiệu quả Viện trợ 18. OECD: Organization for Economic Co – operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 19. P4R: Program – for – Results Cho vay dựa vào Kết quả 20. ICD: Inland Container Depot Cảng cạn 21. LPI: Logistics Performance Index Chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics 22. GDP: General Domestic Product 6 Tổng sản phẩm quốc nội 23. TEU: Twenty – foot Equivalent Unit Đơn vị tương đương 20 foot 24. DWT: Deadweight Tonnage Tải trọng tổng cộng 25. CV: Cheval Mã lực 26. AEF: Aid Effectiveness Forum Diễn đàn hiệu quả viện trợ 27. PPP: Public - Private Partner Hợp tác Công - Tư 7 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ODA CỦA WB ĐỐI VỚI LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 1.1. Sơ lược chung về nhóm ngân hàng thế giới (WB) : chức năng và nhiệm vụ 1.1.1. Giới thiệu chung Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới và được viết tắt là WB) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này. Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương.  Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo.  Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo.  Công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo. 8  Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.  Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm. Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện nay của IBRD và IDA. 9 IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Cùng vói các liên minh thành lập giữa các năm 1956 và 1988, IBRD là một phần của nhóm Ngân hàng thế giới. Trụ sở đặt tại Washington, D.C. Nó là một tổ chức quốc tế do các chính phủ thành viên nắm giữ. Mực dù nó đem lại lợi nhuận nhưng lợi nhuận của nó được tái sử dụng để góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Về mặt kỹ thuật mà nói thì WB là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc, nhưng cơ cấu về nước thành viên thì lại khác, mỗi chi nhánh của Nhóm ngân hàng thế giới nằm dưới sự quản lý của chính phủ đó được đại diện bởi phần góp vốn và tỷ lệ phiếu bầu tương ứng. Thành viên có quyền bỏ phiếu như các quốc gia khác nhưng có thể có thêm số phiếu tùy thuộc vào đóng góp tài chính vào tổ chức Kết quả là, Ngân hàng thế giới được hoạt động chủ yếu bởi các quốc gia phát triển, trong khi khách hàng hầu hết là các quốc gia đang phát triển. Một vài ý kiến ghi nhận rằng cơ cấu chính phủ ấy đã làm lợi phần lớn cho các quốc gia phát triển. Ví dụ vào 1/11/2006 Mỹ giữ 16,4% tổng số phiếu; Nhật:7,9%; Đức:4,5% và Anh, Pháp mỗi bên giữ 4,3%. Và kết quả chỉ được thông qua khi đạt được 85% trên tổng số phiếu. Như thế chứng tỏ Mỹ có thể khống chế được hầu hết chính sách hay thay đổi của WB. 1.1.3. Nguồn vốn ODA của WB tại Việt Nam 10 [...]... nay mà Việt Nam phải nghiên cứu thực hiện 20 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA WB TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 2.1 Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA từ WB trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam trong những năm qua 2.1.1 Tình hình hợp tác giữa Việt Nam và WB trong những năm qua Nhờ những thành tựu phát triển và cải cách, Việt Nam đang từng bước trở thành... án ODA 2.1.2 Tình hình vận động, thu hút vốn ODA của WB vào lĩnh vực giao thông vận tải của Việt Nam Công tác vận động, thu hút ODA hiện nay, đặc biệt là từ năm 2008 trở đi diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có gặp nhiều khó khăn, thách thức Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có WB Nguồn vốn ký kết với WB trong lĩnh vực. .. trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ WB trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam 2.2.1 Những kết quả đạt được Nhìn chung, với những cố gắng của chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành, Bộ Giao thông Vận tải trong việc thu hút và sử dụng nguồn vồn ODA từ nhà tài trợ WB, thì hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp mở rộng, đầu tư mới, tạo điều kiện cho phát triển và hội nhập kinh tế trong. .. Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, vốn thu hút một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài Mặc dù tốc độ giải ngân của Việt Nam đã được cải thiện, song còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 50-55% so với số vốn đã cam kết và mất khoảng 8,6 năm để hoàn tất giải ngân sử dụng vốn vay ưu đãi Riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải, cũng mới chỉ đạt khoảng 60% Hơn thế nữa, hiệu quả của việc sử dụng vốn ODA vẫn bộc... ta và WB ngày một chặt chẽ hơn Đó cũng là một trong những ưu điểm của việc sử dụng vốn ODA của WB Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, thất nghiệp cao, lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới … nhưng số vốn cam kết mà WB dành cho Việt Nam những năm gần đây vẫn rất cao và có xu hướng gia tăng Vì vậy, việc tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn 19 vốn. .. vực giao thông tăng đều qua các năm thu hút khoảng 54,44% các chương trình dự án ODA đã ký kết trong lĩnh vực này, theo sau đó là năng lượng (24,03%) và các lĩnh vực khác như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Trong giai đoạn 2008 – 2011, Việt Nam đã ký kết với WB 6.873,46 triệu USD vốn ODA cho lĩnh vực giao thông vận tải, trong. .. ODA cam kết) thì đã đạt và vượt cận dưới Đây là một bước đệm để chuẩn bị cho những mục tiêu phát triển trong tương lai 2.1.3 Tình hình giải ngân 25 Tình hình giải ngân (THGN) vốn ODA của Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2008 -2011 ước đạt khoảng 5,15 tỷ USD, trong đó vốn vay là 4,74 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại là 410 triệu USD Riêng trong năm 2011 vốn giải ngân ODA trong lĩnh. .. tầng giao thông nói riêng Do đó, việc thu hút, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có WB nhằm đáp ứng các mục tiêu trong lĩnh vực này ở Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết Trong những năm qua, chất lượng ngành giao thông vận tải của Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và. .. WB Tổ chức này có mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam ở rất nhiều các lĩnh vực trong hàng chục năm qua và là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất đối với nước ta Tính trung bình mỗi năm, WB cam kết tài trợ khoảng 1,5 tỷ USD cho Việt Nam, trong đó lĩnh vực giao thông vận tải chiếm khoảng 30% số vốn ký kết Hơn nữa, thời hạn vay dài, lên tới 40 năm, cộng thêm 10 năm ân hạn Điều đó chứng tỏ tổ chức này... thông ở nước ta Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải Nhìn vào bảng trên, ta thấy, số vụ tai nạn giao thông trong vài năm trở lại đây có chiều hướng giảm Từ 12800 vụ trong 2008 xuống còn 12235 vụ trong năm 2011 Điều này có được bởi công tác tăng cường phổ biến luật giao thông, sự tăng cường quản lý của các cơ quan chức năng và sự nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông đã giúp cho một bộ phận dân chúng . thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ WB trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ WB vào lĩnh vực giao thông của Việt Nam giai đoạn. 1 hàng Thế giới (WB) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam đến năm 2020 làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đề tài tìm hiểu về thực trạng thu hút và sử dụng ODA. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ODA CỦA WB ĐỐI VỚI LĨNH VỰC HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 1.1. Sơ lược chung về nhóm ngân hàng thế giới (WB) : chức năng và nhiệm vụ 1.1.1. Giới thiệu

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 -2020 Khác
2. Báo cáo tóm tắt kế hoạch vốn ODA năm 2012 Khác
3. Hiệp định 2008 – 2011 giữa Việt Nam –WB về giao thông vận tải 4. Bảng số liệu thu hút và giải ngân ODA các năm 2006 -2011 Các tài liệu khác1. www.sbv.gov.vn Khác
4. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 5. Báo cáo tình hình hợp tác giữa Việt Nam và WB Khác
6. Báo cáo tình hình giao thông các năm 2008 – 2011 –Bộ Giao thông Vận tải Khác
7. Một số tài liệu tiếng Anh thuộc thư viện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: tình hình tai nạn giao thông ở nước ta - tăng cường thu hút và sử dụng vốn oda của ngân hàng thế giới (wb) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở việt nam đến năm 2020.
Bảng 1 tình hình tai nạn giao thông ở nước ta (Trang 15)
Bảng 2. Tình hình ký kết hiệp định giữa Việt Nam và WB giai đoạn  2008 – 2011 theo ngành, lĩnh vực - tăng cường thu hút và sử dụng vốn oda của ngân hàng thế giới (wb) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở việt nam đến năm 2020.
Bảng 2. Tình hình ký kết hiệp định giữa Việt Nam và WB giai đoạn 2008 – 2011 theo ngành, lĩnh vực (Trang 22)
Bảng 3: Tốc độ giải ngân vốn ODA các năm (đơn vị: triệu USD) - tăng cường thu hút và sử dụng vốn oda của ngân hàng thế giới (wb) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở việt nam đến năm 2020.
Bảng 3 Tốc độ giải ngân vốn ODA các năm (đơn vị: triệu USD) (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w