1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình

86 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: “Hỗ trợ p

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG

VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LÊ NGUYỄN NHẬT HÀ

KHÓA HỌC: 2010 – 2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG

VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Lê Nguyễn Nhật Hà ThS Mai Chiếm Tuyến

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh

tế Huế đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em Đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – ThS Mai Chiếm Tuyến đã chia

sẻ cho em rất nhiều kiến thức bổ ích Cảm ơn Thầy đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc của em trong thời gian thực tập vừa qua Nhờ đó em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới chị Ngô Nữ Quỳnh Trang - Trưởng phòng, chị Đoàn Hương – Phó trưởng phòng cùng các anh chị trong Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể tìm hiểu rõ về môi trường làm việc thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho đề tài.

Trong quá trình thực tập và làm khóa luận vì chưa có kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự đánh giá, góp ý của quý Thầy Cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Nhật Hà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 3

1.1 Tổng quan về vốn ODA 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Đặc điểm, phân loại 3

1.2 Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng thế giới 7

1.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thế giới 7

1.2.2 Mục tiêu họat động, chức năng của WB 7

1.2.3 Lĩnh vực tài trợ của WB 8

1.2.4 Hình thức hỗ trợ vốn ODA của WB 8

1.3 Quy trình giải ngân và sử dụng vốn ODA 9

1.3.1 Quy trình giải ngân vốn ODA 9

1.3.1.1 Phía các nhà tài trợ 9

1.3.1.2 Phía Việt Nam 12

1.3.2 Quy trình quản lý và sử dụng các chương trình, dự án ODA 13

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA 14

1.3.3.1 Các nhân tố khách quan 14

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan 15

1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá việc giải ngân và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 16

1.4 Tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của WB ở Việt Nam 18

CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 20

2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình và vai trò vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình 20

2.1.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình 20

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

2.1.1.2 Kinh tế - xã hội 22

2.2 Cơ cấu vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 – 2013 23

2.2.1 Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh 23

2.2.2 Cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực 25

2.2.3 Cơ cấu vốn ODA phân theo địa phương 29

2.3 Tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2004 – 2013 31

2.3.1 Tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA của tỉnh Quảng Bình so với các tỉnh Bắc Trung Bộ 31

2.3.2 Tình hình cam kết, ký kết các khoản vay ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2013 33

2.3.3 Tình hình giải ngân vốn ODA của WB 38

2.3.4 Tình hình giải ngân vốn ODA của WB so với các nhà tài trợ khác 41

2.3.5 Tình hình phân bổ, sử dụng vốn ODA của WB giai đoạn 2004 - 2013 42

2.3.5.1 Vốn ODA của WB phân bổ theo lĩnh vực 42

2.3.5.2 Vốn ODA của WB phân bổ theo địa phương 46

2.3.6 Dự án Năng lượng Nông thôn II tỉnh Quảng Bình 47

2.4 Đánh giá kết quả cam kết, ký kết, giải ngân và sử dụng vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 – 2013 53

2.4.1 Những kết quả đạt được 53

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 55

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CAM KẾT, GIẢI NGÂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 58

3.1 Cơ hội - thách thức và định hướng tăng cường cam kết, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đến năm 2020 58

3.1.1 Cơ hội - thách thức 58

3.1.2 Định hướng tăng cường hoạt động cam kết và giải ngân vốn ODA đến năm 2020 59

3.1.2.1 Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng ODA 59

3.1.2.2 Định hướng 60

3.1.2.3 Các lĩnh vực ưu tiên 61

3.2 Giải pháp tăng tốc độ giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn ODA của WB 63

3.2.1 Tăng cường hiệu qủa của các đầu mối quản lý và điều phối ODA 63

3.2.2 Tăng cường gặp gỡ trao đổi các vấn đề với WB 63

3.2.3 Đáp ứng kịp thời nguồn vốn đối ứng 64

3.2.4 Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án 65

3.2.5 Tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án nhanh chóng 65

3.2.6 Xử lý các vấn đề giải phóng mặt bằng 65

3.2.7 Nâng cao hiểu biết của nhân dân địa phương 65

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Kiến nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤCĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

IFAD Quỹ phát triển Nông nghiệp Thế giới

NN&NT Nông nghiệp và Nông thôn

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

ODAWB Hỗ trợ phát triển chính thức của WB

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1: Tình hình vốn ODA ký kết theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2004 – 2013 27Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2004 – 2013 27Biểu đồ 3: Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA của WB trên địa bàn tỉnhQuảng Bình giai đoạn 2004 - 2013 36Biểu đồ 4: Tình hình ký kết vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2004 – 2013 37Biểu đồ 5: Cơ cấu ký kết vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2004 – 2013 37Biểu đồ 6: Tình hình vốn ODA cuả WB ký kết theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh QuảngBình giai đoạn 2004 – 2013 43

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư của tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2004 – 2013 24Bảng 2: Cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2004 – 2013 26Bảng 3: Cơ cấu vốn ODA phân theo địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2004 - 2013 30Bảng 4: Tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA của các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn

2004 – 2013 31Bảng 5: Tình hình cam kết, ký kết các khoản vay ODA của WB trên địa bàn tỉnhQuảng Bình giai đoạn 2004 – 2013 34Bảng 6: Tình hình giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2004 – 2013 39Bảng 7: Tình hình giải ngân vốn ODA của tỉnh theo nhà tài trợ giai đoạn 2004 - 2013 41Bảng 8: Vốn ODA của WB phân bổ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo lĩnh vực giaiđoạn 2004 – 2013 43Bảng 9: Vốn ODA của WB phân bổ theo địa phương trên địa bàn46 tỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2004 - 2013 46Bảng 10: Một số dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA của WB trong thời gian tới 62

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Thực tế cho thấy vốn ODA có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn tỉnh Quảng Bình Đặc biệt, không thể không kể đến vốn ODA của Ngânhàng Thế giới – nhà tài trợ lớn thứ hai góp phần cực kỳ quan trọng trong công cuộcphát triển tỉnh Tuy nhiên, thời gian qua hiệu quả giải ngân và sử dụng vốn ODA nóichung và của Ngân hàng Thế giới nói riêng trên điạ bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một sốhạn chế như tỷ lệ giải ngân vốn ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được

ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích

Xuất phát từ những lý do đó, em đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về viện trợ phát triển chính thức ODA, vaitrò của vốn ODA nói chung và ODA của WB

- Đánh giá tình hình cam kết, ký kết tình hình giải ngân và sử dụng của nguồn vốnODA nói chung và đặc biệt là vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để tìm

ra những khó khăn và nguyên nhân trong quá trình sử dụng và giải ngân vốn

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA nóichung và ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Thông qua các tạp chí, sách báo, các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,các đề án vận động thu hút nguồn vốn ODA thu thập được tại Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Quảng Bình, và các tài liệu có liên quan đến nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liêu: đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình,internet, sách báo và các báo cáo của UBND, phòng Kinh tế - Đối ngoại Sở Kế hoạchđầu tư làm nguồn tư liệu chính để đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

của WB Số liệu nghiên cứu bao gồm: giá trị cam kết, giá trị ký kết, giá trị giải ngân,

Kết quả nghiên cứu đạt được

- Cơ cấu vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004-2013 với tổng sốvốn ký kết là 3.683 tỷ đồng chiếm trung bình 6,26% trong tổng số vốn đầu tư toàn tỉnh.Nguồn vốn ODA có tốc độ tăng trưởng bình quân là 30,64%, không đồng đều qua cácnăm và tốc độ tăng còn chậm, tỷ lệ nguồn vốn ODA trong tổng đầu tư toàn xã hội cònthấp Vốn ODA của WB chiếm 20,77% trong tổng vốn ODA toàn tỉnh

- Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

từ năm 2004 – 2013, toàn tỉnh đã ký kết được 38 dự án với tổng vốn cam kết đạt3.980 tỷ đồng, giải ngân đạt 2.872 tỷ đồng, đạt 72% so với cam kết Tổng số dự án

WB triển khai trên địa bàn tỉnh là 10 trên mọi lĩnh vực Với số vốn cam kết là 815 tỷđồng thì WB đứng thứ hai trong hoạt động đầu tư vốn ODA vào tỉnh

- Tỷ lệ giải ngân không đồng đều qua các năm cũng như tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụthể Tình hình giải ngân vốn ODA của WB giải ngân trên địa bàn tỉnh đạt 592 tỷ đồng, tốc

độ giải ngân tính bình quân cho cả thời kỳ này đạt 77,39% mức độ giải ngân này chưa cao

so với kế hoạch đặt ra cho tốc độ giải ngân hàng năm là 80 - 85%/năm

- Tình hình phân bổ, sử dụng vốn ODA theo lĩnh vực và theo địa phương chưađồng đều giữa các huyện Trong đó, lĩnh vực Giao thông, Điện, Môi trường chiếm tỷtrọng cao nhất đạt 60,13% Ngành Nông nghiệp có tỷ lệ giải ngân cao nhất là 78,18%.Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của

WB trên địa bàn tỉnh đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốnnày trong thời gian tới:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

- Tăng cường gặp gỡ trao đổi các vấn đề với WB.

- Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án

- Tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án nhanh chóng

- Xử lý các vấn đề giải phóng mặt bằng

- Đáp ứng kịp thời nguồn vốn đối ứng

- Tăng cường hiệu qủa của các đầu mối quản lý và điều phối ODA

- Nâng cao hiểu biết của nhân dân địa phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phấn đấu đếnnăm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã

đi được một chặng đường khá dài Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấyrằng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như: tăng trưởng kinh tế đạt5,4%, quy mô của nền kinh tế đạt mức 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạtkhoảng 1.960 USD và tỷ lệ lạm phát giảm, ổn định hơn trong năm 2013 Đạt đượcnhững thành tựu này là do Chính phủ Việt Nam đã huy động và sử dụng đúng đắn mọinguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế

Với quan điểm: “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết vớinhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”, Chính phủ Việt Nam đã vàđang nỗ lực không ngừng trong việc thu hút các nguồn ngoại lực để bổ sung nguồntích lũy trong nước Trong đó, vốn hỗ trợ phát triển chính thức đã đáp ứng một phầnquan trọng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Từ năm 1993đến nay ODA cam kết cho Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đa phươngthông qua các chương trình, dự án đạt trên 60 tỷ USD, có mặt trong tất cả các lĩnh vựccủa nền kinh tế và đã có những tác động to lớn đối với kinh tế cũng như cải thiện đờisống của nhân dân

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng vốnODA đã có nhiều đóng góp rất lớn trên các lĩnh vực và bổ sung 6,3% tổng vốn đầu tưtoàn tỉnh từ năm 2004 đến 2013, giải quyết việc làm cho khoảng 3,2 vạn lao động; tỷ

lệ hộ nghèo giảm 3,5% - 4% so với năm 2012 Bên cạnh đó không thể không kể đếnvốn ODA của Ngân hàng Thế giới với mức cam kết là 815 tỷ đồng, là nhà tài trợ lớnthứ hai góp phần cực kỳ quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Tuy nhiên, thời gian qua hiệu quả giải ngân và sử dụng vốn ODA nói chung vàcủa Ngân hàng Thế giới nói riêng trên điạ bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như

tỷ lệ giải ngân vốn ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy

ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Xuất phát từ những lý do đó, em đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ODA, vai trò của vốn ODAnói chung và ODA của WB đối với tỉnh Quảng Bình nói riêng

- Đánh giá tình hình cam kết, ký kết, tình hình giải ngân và sử dụng của nguồnvốn ODA nói chung và đặc biệt là vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đểtìm ra những khó khăn và nguyên nhân trong quá trình giải ngân và sử dụng vốn

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tốc độ giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn ODAcủa WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liêu: đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình,internet, sách báo và các báo cáo của UBND, phòng Kinh tế - Đối ngoại Sở Kế hoạchđầu tư làm nguồn tư liệu chính để đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODAcủa WB Số liệu nghiên cứu bao gồm: giá trị cam kết, giá trị ký kết, giá trị giải ngân,

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của WB trên địabàn tỉnh Quảng Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: tập trung nghiên cứu từ năm 2004 - 2013

+ Về không gian: tỉnh Quảng Bình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG

VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: “Hỗ trợ phát triểnchính thức trong quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặcChính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nướcngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.”Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn

từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém pháttriển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi chocông cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này

1.1.2 Đặc điểm, phân loại

 Đặc điểm

Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi

Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưuđãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác Được thể hiện như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

- Ưu đãi về lãi suất: lãi suất phải trả thấp hơn lãi suất thị trường, phổ biến dưới

3% Nhiều khoản từ 0,25% – 1%/ năm, thậm chí không phải trả lãi Ví dụ lãi suất củaADB là 1%/ năm; của WB là 0%/năm nhưng phải trả phí dịch vụ là 0,75%/ năm; Nhậtthì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá: từ năm 1997 - 2000 thì lãi suất là1,8%/ năm, phổ biến dao động từ 0,75% – 2,3%/ năm

- Ưu đãi về thời hạn vay: Vốn ODA thường có thời hạn vay dài, thường từ 10 – 30

năm, thậm chí có thể 40 – 50 năm Ví dụ như các khoản vay của Nhật Bản thường cóthời hạn là 30 năm; WB là 40 năm; ADB là 32 năm

- Ưu đãi về thời hạn trả nợ: các khoản vay từ nguồn vốn ODA đều có thời gian ân

hạn (chưa phải trả nợ gốc) tương đối dài từ 8 – 10 năm Ví dụ: 10 năm đối với cáckhoản vay từ Nhật Bản và WB; và 8 năm đối với ADB

Hết thời gian ân hạn khoản vay sẽ được trả dần theo điều kiện trả nợ của bên chovay đã được ghi trong hợp đồng vay

- Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD

- Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần viện trợkhông hoàn lại này lớn hơn 25% tổng số vốn vay

- Những ưu đãi khác: các Chính phủ còn có thể hưởng các ưu đãi khác như: không

phải cầm cố, thế chấp tài sản, có thể được xem xét hoãn nợ, giảm nợ, thậm chí có thểxóa nợ khi không có điều kiện trả đúng hạn

Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định

Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theonhững điều kiện ràng buộc nhất định Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràngbuộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cảràng buộc về chính trị Thông qua ODA nước viện trợ có thể đạt được ảnh hưởng vềchính trị, hoặc có được lợi nhuận từ bán hàng hóa và dịch vụ của nước họ cho nướcnhận viện trợ Ví dụ: Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải muahàng hóa và dịch vụ của nước mình; Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%; Thụy Sĩ chỉyêu cầu 1,7%; Hà Lan 2,2% Nhìn chung, 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng

để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích củanước viện trợ Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích chomình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tưvấn vào nước tiếp nhận viện trợ.

ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ

Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nầnthường chưa xuất hiện Một số nước do sử dụng chưa hiệu quả ODA trong ngắn hạn

có thể đạt được mức tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian dài thì lâm vàovòng nợ nần do không có khả năng trả nợ, nguyên nhân chính là do vốn ODA không

có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợlại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho

có hiệu quả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ Do đó khi hoạch địnhchính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnhkinh tế và khả năng xuất khẩu

 Phân loại

Căn cứ theo phương thức hoàn trả

- Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ không

có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên tài trợ Đây được coi như là nguồn thu ngân sáchcủa Nhà nước, dưới dạng:

+ Hỗ trợ kỹ thuật

+ Viện trợ nhân đạo

- Viện trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi Thường người ta phải tính

được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi) lớn hơn 25% vốn vay mới đượccoi là ODA ưu đãi Đây là nguồn thu thêm để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, vìvậy nó được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư cho các mục đích có khả năng thuhồi vốn, hoàn trả lại cho nhà nước cả vốn lẫn lãi để trả nợ nước ngoài

- Viện trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần viện trợ

cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng các thành tố ưu đãi phảitrên 25%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Căn cứ vào mục đích sử dụng

- Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho thực hiện các nhiệm vụ chính của

các chương trình dự án đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môitrường Thường các khoản vay ưu đãi

- Hỗ trợ kỹ thuật: là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công

nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các chương trình, dự

án, phát triển nguồn nhân lực… Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại

Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ

- ODA không ràng buộc: người nhận không phải chịu bất cứ ràng buộc nào.

- ODA có ràng buộc: người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó như: ràng

buộc nguồn sử dụng: chỉ được mua sắm hàng hóa, thuê chuyên gia, thuê thầu… theochỉ định Hoặc ràng buộc bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng cho một số mụcđích nhất định nào đó qua chương trình, dự án…

- ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng buộc nào.

Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản tài trợ

- ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA nghĩa là ODA sẽ được xác

định cho các dự án cụ thể Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoànlại hoặc cho vay ưu đãi

- ODA hỗ trợ phi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: hỗ trợ cán

cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ…

- ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát nào

đó trong một khoảng thời gian xác định Thường là gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thểtrong một chương trình tổng thể

Căn cứ theo nhà tài trợ

- ODA song phương: là ODA của một Chính phủ trực tiếp tài trợ cho một Chính

phủ khác

Ví dụ: Anh, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức…

- ODA đa phương: là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng tài trợ cho một Chính

phủ Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phương khu vực

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Ví dụ: WB, ADB,…; hoặc các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc như: chươngtrình phát triển của UNDP, UNICEF, FAO….

- ODA của các tổ chức phi chính phủ (NGO): như Hội chữ thập đỏ quốc tế, Trăng

lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức hòa bình xanh…

1.2 Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng thế giới

1.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) được thành lập tại hội nghị BrettonWoods năm 1944 cùng 3 tổ chức khác trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Cả WB

và IMF đều có trụ sở tại Washington DC, và có mối quan hệ gần với nhau Khi bắt đầuhoạt động vào năm 1945 thì pháp nhân này có 36 thành viên Ngày nay hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này Hai năm sau vào tháng

6-1946, WB chính thức bước vào hoạt động với đơn xin vay vốn đầu tiên của Chile,Tiệp Khắc, Đan Mạch, Pháp, Luxemburg và Ba Lan Năm 1947 khoản vay đầu tiên trịgiá 250 triệu USD được cung cấp cho nước Pháp

Tổng giám đốc đầu tiên của WB là ông Engenen Meyer và trên thực tế bao gồm 5

tổ chức Hiện nay, số luợng thành viên của WB lên tới 188 quốc gia

1.2.2 Mục tiêu họat động, chức năng của WB

 Mục tiêu hoạt động

Mục đích hoạt động của WB là xóa bỏ ngăn cách và đầu tư các nguồn tài nguyêncủa nước giàu để phát triển nước nghèo Đây là một trong những nguồn trợ giúp pháttriển lớn nhất thế giới WB hỗ trợ cho nỗ lực của Chính phủ các nước đang phát triển

để xây dựng trường học và các trung tâm y tế, cung cấp điện nước, chống bệnh tật vàbảo vệ môi trường… Ngoài ra còn có mục đích tiến hành hoạt động kinh doanh thulợi trên thị trường tài chính quốc tế như cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩykinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn

 Chức năng, nhiệm vụ

WB là nguồn cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất với cam kết khoảng 20 tỷ USDkhoản cho vay mới mỗi năm Không chỉ vậy Ngân hàng còn đóng vai trò điều phối vớicác tổ chức đa phương, các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và tư nhân để bảo đảmcác nguồn được sử dụng triệt để trong hỗ trợ chương trình nghị sự phát triển quốc gia

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Với chức năng và nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước nghèo trên thếgiới, trợ giúp các nước đang phát triển thông qua hỗ trợ tài chính dài hạn cho các dự án vàchương trình phát triển WB mà cụ thể là tổ chức IDA có trợ giúp tài chính đặc biệt đó làkhoản vay không có lãi suất, bên vay chỉ phải chịu phí dưới 1% của khoản vay Thời gianhoàn vốn sau thời gian dài từ 35 đến 40 năm với 10 năm của hạn.WB khuyến khích cácdoanh nghiệp tư nhân tại các nước đang phát triển Chức năng này được thực hiện thôngqua tổ chức IFC IFC tài trợ vốn để chống rủi ro cho các doanh nghiệp tư nhân dưới hìnhthức các khoản vay vốn cổ phần, vốn dài hạn Khuyến khích phát triển thị trường vốn địaphương bằng cam kết tài trợ, trợ giúp kỹ thuật, tài chính cho các công ty tài chính tư nhân,thời hạn khoản tín dụng này từ 7 đến 12 năm.

hệ thống tài chính lành mạnh, hỗ trợ cán cân thanh toán

1.2.4 Hình thức hỗ trợ vốn ODA của WB

Các nguồn viện trợ ODA của WB cho các nước đang phát triển chủ yếu do quỹIDA Tính đến tháng 5/1998 đã có 80 nước thành viên đủ điều kiện nhận viện trợ củaIDA như: Việt Nam, Lào, Campuchia…

WB thực hiện hỗ trợ thông qua các dự án và các chương trình phát triển, song chủyếu vẫn là các dự án Các nước nhận viện trợ phải chuẩn bị các dự án để làm thủ tục

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

được rút vốn, công việc này đòi hỏi nhiều công đoạn, tuy nhiên điều quan trọng nữa làphải nắm được nguyên tắc, thủ tục rút vốn và sử dụng vốn của WB.

1.3 Quy trình giải ngân và sử dụng vốn ODA

1.3.1 Quy trình giải ngân vốn ODA

1.3.1.1 Phía các nhà tài trợ

Mỗi tổ chức tài trợ, cấp vốn đều có các quy trình thủ tục khác nhau Đây là quytrình của WB

 Thủ tục giải ngân nguồn vốn ODA

Có hai thủ tục giải ngân thường xuyên sử dụng để giải ngân từ khoản vay là thủtục rút vốn và thủ tục cam kết đặc biệt

 Quá trình rút vốn đảm bảo các yêu cầu

- Tuân thủ các điều kiện của khoản vay

- Nộp mẫu chữ ký của những người được bên vay ủy quyền ký đơn

- Nộp một đơn gốc (không chấp nhận các bản copy và Fax) cộng với một bảnsao có chữ ký của đại diện được ủy quyền, ghi rõ số tiền phải trả và các chỉ dẫnthanh toán đầy đủ

- Các chứng từ (kể cả bằng chứng về việc mua sắm) thể hiện tính hợp lệ của hànghóa, công trình xây lắp hay dịch vụ

Số tiền trong hạng mục giải ngân cụ thể của khoản vay còn đủ để trang trải chokhoản thanh toán cam kết

Đơn xin rút vốn chỉ có một hay hai khoản mục thanh toán – điển hình là trườnghợp thanh toán trực tiếp cho nhà cung ứng – thì đơn xin rút vốn và các chứng từ đikèm được nộp cho ngân hàng không cần có bảng sao kê tóm tắt Tuy nhiên thôngthường các đơn xin rút vốn thường gồm một số khoản mục của một hay nhiều hạngmục Trong các trường hợp đó cần có sao kê tóm tắt

- Các đơn xin rút vốn cần được nộp cho ngân hàng làm 2 bản (1 bản sao và 1 bảngốc) Các hướng dẫn thanh toán cần phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ Ngân hàng củangười nhận, mã số SWIFT đối với các ngân hàng thuộc hệ thống này) số tài khoản vàtên chủ tài khoản cũng như các thông tin tham chiếu khác để đảm bảo việc xác địnhchính xác khoản mục thanh toán Ngoài ra nếu Ngân hàng của người được thanh toán

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

không đặt tại nước có đồng tiền thanh toán thì cần cung cấp tên và địa chỉ của Ngânhàng địa lý tại nước đó Phải lập các đơn riêng rẽ đối với mỗi loại đồng tiền đề nghịthanh toán Thông thường về việc giải ngân thường được thực hiện bằng phương thứcchuyển tiền điện tử cho các ngân hàng Chỉ trong các trường hợp ngoại lệ, Ngân hàngmới chấp nhận thanh toán bằng Séc.

Sao kê tóm tắt: Các sao kê tóm tắt cần được đính kèm với Đơn xin rút vốn nếu

trong đơn không có đủ chỗ để điền các thông tin về nhà thầu/ nhà cung ứng Thôngthường các sao kê riêng rẽ sẽ được dùng nếu các khoản chi trang trải cho hai hay nhiềuhạng mục hoặc tiểu dự án hoặc có thể sử dụng một sao kê tóm tắt với điều kiện cáckhoản mục được phân nhóm theo hạng mục và có số tổng chi phí cho từng hạng mục

Chứng từ: Chứng từ cần cho việc giải ngân tùy thuộc vào loại khoản chi có liên

quan Nếu Ngân hàng có đủ bộ chứng từ thì cần phải gửi cho Ngân hàng hai bản saohợp đồng hay đơn đặt hàng để cán bộ quản lý dự án chuyên trách được chỉ định xemxét trước khi gửi đơn xin rút vốn đầu tiên có liên quan

Đơn xin cam kết đặc biệt: Để tài trợ sắm hàng hóa cho dự án thông thường bên

vay cần mở thư tín dụng Nếu một Ngân hàng Thương mại không muốn mở, thông báohay xác nhận thư tín dụng khi không có bảo lãnh hay bảo chứng nào đó, thì Ngânhàng, khi bên vay đề nghị, có thể cấp cho Ngân hàng Thương mại bão lãnh mà Ngânhàng đó yêu cầu dưới dạng một thư cam kết đặc biệt Thủ tục này thông thường được

áp dụng cho các hợp đồng lớn mua hàng hóa nhập khẩu

Chứng từ: Bên vay muốn áp dụng thủ tục này phải gửi cho Ngân hàng một đơn

xin cấp cam kết đặc biệt thành 2 bản, kèm theo các chứng từ sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

 Một số yêu cầu trong quy trình thực hiện giải ngân

 Các bước đầu tiên của việc rút vốn

Để rút được vốn vay phải tuân thủ trình tự các yêu cầu từ phía nhà tài trợ đượcthể hiện như sau:

Khoản vay phải được Ngân hàng tuyên bố có hiệu lực sau khi đã thực hiện đúngmọi điều kiện đã được quy định trong hiệp định vay và các điều kiện chung, Ngânhàng phải nhận được văn bản ủy quyền ký các đơn xin rút vốn, phải thực hiện đầy đủcác điều kiện giải ngân (nếu có) liên quan đến hạng mục giải ngân cụ thể Đối với tất

cả các lần rút vốn, Ngân hàng phải nhận được Đơn xin rút vốn theo mẫu đựơc chấpnhận xác nhận việc thực hiện đúng các thủ tục mua sắm, và có các chứng từ xác minhđựoc chấp nhận

 Xử lý đơn xin rút vốn

Trong nội bộ Ngân hàng, Vụ vốn vay chịu trách nhiệm xem xét đơn rút vốn, duyệtcác khoản thanh toán, và kế toán cả các khoản giải ngân và các khoản nợ Đơn xin rútvốn đảm bảo các yêu cầu như đơn xin rút vốn được cán bộ ủy quyền ký, các khoản chitiêu là hợp lệ và có đầy đủ các chứng từ, vốn chưa giải ngân còn đủ trong khoản vay

và hạng mục liên quan Thời gian xử lý từ khi nhận đơn cho đến khi thanh toán mấtkhỏang hai tuần, nếu đơn xin rút vốn không được lập đúng và đủ thì thời gian xử lý sẽlâu hơn, nếu có nhữung vấn đề phát sinh nghiêm trọng thì đơn xin rút vốn có thể đượctrả lại hoặc tổng số tiền thanh toán bị giảm mức trang trải cho các khoản hợp lệ, hoặcbên vay không tuân thủ các điều kiện quy định trong hiệp định vay vốn thì Ngân hàng

có thể đình chỉ giải ngân

 Thuế

Ngân hàng không tài trợ cho thuế nhập khẩu và các loại thuế khác do nước hộiviên vay vốn đánh thuế Chính sách này được áp dụng bằng cách lựa chọn các khoảnmục được tài trợ và định phần trăm giải ngân hợp lệ sao cho tổng mức tài trợ của Ngânhàng loại trừ các khoản thuế Trong trường hợp hàng nhập khẩu được mua tại chỗ,Ngân hàng thường giải ngân theo phần trăm của giá mua nhằm tránh giải ngân chothuế nhập khẩu hay các thuế khác Tương tự phần chi phí trong nước của các hợp đồngxây lắp thường được tài trợ dưới 100% nhằm để loại trừ thuế Đối với các hàng hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

sản xuất trong nước được mua thẳng từ nhà máy thì không cần thiết chỉnh tỷ lệ giảingân để loại trừ việc tài trợ cho thuế nhập khẩu thuế áp dụng đối với bộ phận nhậpkhẩu tính vào giá của thành phẩm.

 Cước vận chuyển và Bảo hiểm

Cước phí trả bằng ngoại tệ cho hàng hóa nhập khẩu được phép tài trợ khi hàng hóadược vận chuyển bằng tàu của các hội viên Ngân hàng cũng được tài trợ cho cước phíhàng hóa được mua tại một nước hội viên và được vận chuyển bằng tàu được mộthãng ở một nước hội viên thuê bất kể quyền sở hữu hay nơi đăng ký của tàu chừng nàocước phí được trả cho hãng đó Trong trường hợp có nghi vấn về tính hợp lệ, đề nghịtham khảo ý kiến Ngân hàng trước khi các khoản phí lớn phát sinh

Đối với các hãng vận tải hiệp hội, cước vận chuyển các tàu của các nước khôngphải hội viên có thể được Ngân hàng tài trợ khi chủ tàu là hội viên chính hay hội viênkhông chính thức của hiệp hội đường biển và tham gia vào các thỏa ước chia khi nhậpcủa Hiệp hội và công ty vận tải đường biển của các nước hội viên nắm giữ đa số cổphần trong hiệp hội

Đối với các nước vận tải đường biển quốc gia, nếu bên vay muốn thu xếp vậnchuyển hoàn toàn do một hãng vận tải đường biển nước mình thực hiện thì phải thầutheo cả hai điều kiện CIF, cho phép vận chuyển và bảo hiểm bất kỳ nguồn hợp lệ nào

và FOB (giá tại mạn tàu)

Bảo hiểm do bên vay đóng chứ không phải Ngân hàng Phí bảo hiểm trả bằngngoại tệ sẽ được Ngân hàng tài trợ, việc tự bảo hiểm và phí bảo hiểm bằng tiền trongnước không được tài trợ trừ khi được quy định rõ trong hiệp định vay

1.3.1.2 Phía Việt Nam

Vì ta là nước tiếp nhận vốn, thủ tục cồng kềnh kết hợp các thủ tục của nhà tài trợ

vì vậy dẫn đến quá trình giải ngân diễn ra chậm rãi

Tuy nguồn vốn này giúp cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng không phải ai tài trợ cũngnhận mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ghi trong thủ tục nước cho vay Tuy nhiênthủ của ta cũng rất phức tạp nhiều khâu:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

- Thủ tục pháp lý: nhiều tầng nấc, nhiều khâu phải qua nhiều cơ quan thẩm định,phê duyệt Trong các khâu chuyển biến rất chậm, gây trở ngại và kém hấp dẫn các nhàđầu tư nước ngoài.

- Chính sách thuế:

+ Thủ tục đăng ký thuế với các tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí, cácchủ sự án và các nhà thầu chính thức nước ngoài còn cồng kềnh

+ Thủ tục về thuế GTGT với các dự án ODA

1.3.2 Quy trình quản lý và sử dụng các chương trình, dự án ODA

Sau khi chương trình, dự án ODA được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sử dụngnguồn ODA và được nhà tài trợ chấp thuận thì chương trình, dự án sẽ được chủ dự ántriển khai Tùy thuộc vào quy mô dự án, UBND tỉnh sẽ giao chủ đầu tư, trên cơ sở đóChủ đầu tư sẽ thành lập BQL dự án theo Thông tư 03/2007/TT - BKH của Bộ Kếhoạch và Đầu tư

 Đối với dự án ODA đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô nhỏ

Chủ đầu tư có nhiệm vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư gửi đến SởKH&ĐT để thẩm định dự án có ghi rõ kế hoạch đấu thầu và trình UBND tỉnh phêduyệt theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng Sau đó, chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ mờithầu gửi nhà tài trợ có thư không phản đối Sau khi có thư không phản đối về hồ sơmời thầu, Chủ đầu tư sẽ trình phòng kinh tế đối ngoại, Sở KH&ĐT thẩm định và trìnhUBND tỉnh phê duyệt Trên cơ sở hồ sơ mời thầu được duyệt, chủ đầu tư sẽ tiến hành

tổ chức đấu thầu, chấm thầu và làm báo cáo xét thầu Tương tự như hồ sơ mời thầu,sau khi báo cáo xét thầu được nhà tài trợ có thư không phản đối, chủ đầu tư sẽ làm vănbản gửi Sở KH&ĐT thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu

 Đối với dự án ODA đầu tư XDCB quy mô lớn

Trước tiên dự án phải lập kế hoạch đấu thầu gửi nhà tài trợ có thư không phản đối,sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu Đối với gói thầu tư vấn chuẩn bị

dự án phải được tuyển chọn tư vấn theo quy định của Nhà tài trợ và chính phủ ViệtNam (trong trường hợp nhà tài trợ có quy định cụ thể về trường hợp này thì phải thựchiện theo quy định của nhà tài trợ)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

 Đối với chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật

Việc lập văn kiện dự án thường do chủ dự án phối hợp với tư vấn của nhà tài trợthực hiện Sau đó được Sở KH&ĐT tư thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.Riêng đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướngChính phủ thì UBND tỉnh phải có văn bản kèm theo hồ sơ trình xin phê duyệt thôngqua Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

1.3.3.1 Các nhân tố khách quan

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia nhận viện trợ.

Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát thất nghiệphay những thay đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho cácquốc gia khác Ví dụ đối với các quốc gia cũng cấp ODA do nền kinh tế gặp khủnghoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thể chế… có thể làm mức cam kết ODAhàng năm của quốc gia này giảm Ngoài ra, có thể có sự thay đổi về thể chế chính trị ởquốc gia tài trợ, từ đó dẫn đến việc thay đổi các quy định, thủ tục giải ngân… cũnglàm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án tại quốc gia nhận viện trợ

 Chính sách, qui chế của nhà tài trợ

Mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia nhận việntrợ phải tuân thủ khi sử dụng vốn ODA của họ Đôi lúc các thủ tục này khiến cho cácquốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá trình thực hiện các chương trình dự ánkhiến tiến độ thực hiện thường bị kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư.Như thủ tục trong lĩnh vực: xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiêncứu khả thi, thủ tục đấu thầu, thủ tục giải ngân….Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiệnđúng các chủ trương hướng dẫn và qui định của từng nhà tài trợ là một điều vô cùngcần thiết đối với các quốc gia nhận viện trợ

 Môi trường cạnh tranh

Những năm gần đây, có thể thấy tổng lượng ODA trên Thế giới đang có chiềuhướng suy giảm trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục.Nhận thấy rằng đang diễn ra cuộc cạnh tranh nguồn vốn ODA giữa các nước đang pháttriển Để thu hút được nguồn vốn ODA các quốc gia tiếp nhận viện trợ cần phải không

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

ngừng nâng cao trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ trong công tác quản lý, điềuphối và sử dụng nguồn vốn này.

1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan

 Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ

Các nhân tố kinh tế chính trị của nước nhận viện trợ có ảnh hưởng rất lớn đến tìnhhình thu hút, sử dụng vốn ODA bởi các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước cómối quan hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả Yếu tố về tăng trưởng kinh

tế, tổng thu nhập quốc dân, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, sự ổn định chính trị….sẽ cónhững tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA

 Xây dựng dự án

Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng Các chương trình, dự ánđược xây dựng phải nằm trong qui định, mục tiêu chung của Chính Phủ, xuất phát từnhu cầu thực tế của quốc gia Đây là nhân tố quyết định đến sự thành công khi thựchiện chương trình, dự án sau này

 Quy trình và thủ tục của các nước nhận viện trợ

Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA

Ở những quốc gia, tỉnh, địa phương có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi chocông tác thực hiện các chương trình, dự án ODA sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triểnkhai đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt, tăng khả năng thu hút vốn

Vì tầm quan trọng đó nước nhận viện trợ nói chung và từng tỉnh, địa phương nóiriêng cần có những sửa đổi, bổ sung một số quy trình, thủ tục, qui định đảm bảo bámsát qui định của nhà tài trợ

 Năng lực tài chính của các nước nhận viện trợ

Đối với các chương trình/ dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốcgia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước làm vốn đối ứng Ngoài racần một lượng không nhỏ vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị từ ngân sách Một vấn đề

mà các nước tiếp nhận viện trợ cần chú ý là khả năng trả nợ trong tương lai

 Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA

Cán bộ quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA là nhân tố ảnh hưởng lớn tớihiệu quả sử dụng vốn ODA Các cán bộ cần phải có năng lực đàm phán, ký kết, triển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ….Bởi vì ngoài việc hiểu rõ và tuân thủ các qui định, luật pháp của Việt Nam thì cũngcần phải hiểu rõ và tuân thủ các qui định, hướng dẫn của nhà tài trợ

Ngoài năng lực chuyên môn, thì cán bộ cần rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt Cầnphải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, tránh tình trạng bao cấp, bớt xénkhi sử dụng nguồn vốn ODA

 Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án

Công tác này đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án.Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án còn giúp thấy được những tồn tại, khó khăn cầngiải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, cả điều chỉnh về cách thức thực hiện dự

án cũng như một số nội dung trong hiệp định tài chính đã ký kết, phục vụ việc ra quyếtđịnh của các cấp quản lý, nhằm đảm bảo chương trình, dự án được thực hiện đúng mụctiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xácđịnh Ngoài ra, nó còn giúp cho các cấp quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm để ápdụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, dự án khác

1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá việc giải ngân và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

 Chỉ tiêu đánh giá việc giải ngân

Để đánh giá chung tình hình giải ngân vốn ODA chưa có một công thức cụ thể,nhưng trên thực tế việc tính toán này thông qua công thức sau:

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư = Giá trị giải ngân x 100(%)

Giá trị cam kết

hoặc:

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư = Giá trị giải ngân x 100(%)

Giá trị ký kết

Đánh giá tình hình giải ngân vốn ODA theo lĩnh vực:

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư theo lĩnh vực = Giá trị giải ngân theo lĩnh vực x 100(%)

Gía trị ký kết theo lĩnh vực

Đánh giá tình hình giải ngân theo dự án:

Tỷ lệ giải ngân theo dự án = Giá trị vốn đã sử dụng x 100(%)

Giá trị vốn đầu tư dự án

Từ việc tính tỷ lệ giải ngân có thể thấy được tình hình giải ngân qua các năm haytheo từng dự án có đạt so với kết hoạch đề ra hay không Chỉ tiêu thực hiện giải ngânđạt hiệu quả theo kế hoạch thường là 80% - 85%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

Để đánh giá khách quan một chương trình hay dự án đang thực hiện hoặc đã hoànthành từ khâu thiết kế, tổ chức thực hiện và những thành quả của dự án Nhằm cungcấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợnắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những thay đổi kịp thời và đưa ranhững quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học

bổ ích đối với các dự án thực hiện trong tương lai thì tiến hành đánh giá vi mô, baogồm các tiêu chí:

Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với

những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu Việc đánh giá tính phù hợp sẽ chothấy chương trình hay dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu vực đó hay không,

có đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt rahay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theođúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra Việc đánh giá tính phù hợp của

dự án được thực hiện sau khi dự án được triển khai, và công tác này thường được thựchiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ của chương trình hay dự án

Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một chương

trình hay dự án Nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêu như trong thiết kếkhông, việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế vớikết quả đạt được trên thực tế từ đó đưa ra kết luận Việc đánh giá này được được thựchiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án, trong đó việc đánh giácuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả toàn diện của dự án

Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra bằng định lượng và định tính, liên

quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình hay dự án sử dụng ítnguồn lực nhất có thể được để đạt được kết quả mong đợi Thông qua việc so sánhđểlựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra như mong đợi Đánhgiá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như mục tiêu đề ra trên

cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó rút ra được kết luận vànhững sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sửdụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất Hiệu suất của dự án thường được thực

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với việc đánhgiá tính hiệu quả của dự án.

Tính tác động: Là những thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc

gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình hay dự án tạo ra

Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội, môi trường do việcthực hiện dự án hay chương trình tạo ra Tính tác động của dự án không thể đo lườngngay khi dự án kết thúc, thường được tiến hành sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm

Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình hay dự án

sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môitrường Hoạt động này được thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với công tácđánh giá tác động của dự án

1.4 Tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của WB ở Việt Nam

Thông tin từ Bộ KH&ĐT cho biết, tính từ năm 1993 đến nay, WB đã tài trợ choViệt Nam tất cả 129 dự án ODA với tổng trị giá lên tới 16,62 tỷ USD, giải ngân đạt10,43 tỷ USD Tổng giá trị ODA giai đoạn 2004 - 2010 của WB gấp đôi so vs 5 nămtrước đó Đặc biệt năm 2010 WB là nhà tài trợ vốn ODA cao nhất với mức cam kết gần2,5 tỷ USD trong 5 tổ chức phát triển, tiếp đến là ADB, với gần 1,5 tỷ USD Điều nàychứng tỏ WB nhận ra tiềm năng phát triển của Việt Nam Tuy nhiên, bà VictoriaKwakwa - Giám đốc WB tại Việt Nam đang băn khoăn về tính khả thi của 10 trong số

42 dự án sử dụng nguồn vốn ODA của WB tại Việt Nam đang trong danh sách cảnh báo

đỏ vì chậm trễ, khoảng 15 dự án khác cũng liệt vào diện chậm Nhiều dự án trong số nàyrất có thể sẽ không thể triển khai tiếp được do hết thời gian theo ký kết Phần lớn các dự

án thuộc diện cảnh báo của WB đều có thời gian bắt đầu vào khoảng năm 2004 - 2005.Như vậy, với các tỷ lệ giải ngân trung bình chỉ khoảng 22% trong khoảng 4 năm (mứcthời gian trung bình của 1 dự án khoảng 5 năm), sự chậm trễ quá mức đã đẩy toàn bộcác dự án này rơi vào vòng xoáy của lạm phát

Tình hình nghiêm trọng hơn theo Báo cáo sáu tháng đầu năm 2011, tổng khốilượng giải ngân thực tế của các dự án đạt gần 154 tỷ đồng trong tổng số 20 chươngtrình, dự án ODA Tỷ lệ giải ngân vốn ODA trung bình chỉ đạt 18% so với kế hoạchnăm Trong đó, WB là nhà tài trợ ODA lớn nhất, nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ đạt mứcthấp nhất là 8% Lý do tỷ lệ giải ngân thấp do các dự án gặp vướng mắc như đội ngũnhân viên thiếu chuyên môn thiếu, chuyển vốn tài trợ chậm, thiết kế dự án không còn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

phù hợp, vốn đối ứng thấp Trước tình hình này, Bộ đã có các hướng giải quyết kịpthời, năm 2012 đưa 9 dự án do WB tài trợ ra khỏi danh sách chậm giải ngân: dự ánPhát triển hệ thống cấp nước; dự án Phát triển công nghệ thông tin; dự án Vệ sinh môitrường các thành phố duyên hải; dự án Cạnh tranh nông nghiệp;dự án Hoàn thiện vàHiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai; các dự án Giao thông đô thị thành phố Hà Nội;

dự án Hiện đại hóa hệ thống thông tin tài chính; chương trình Đảm bảo chất lượnggiáo dục trường học và dự án Hiện đại hóa Nông Nghiệp.Tỷ lệ giải ngân của WB tạiViệt Nam tăng từ 18% năm 2011 lên 25% năm 2012

Đến năm 2013 Việt Nam đang triển khai 55 dự án do WB tài trợ với tổng số vốnlên tới 8,75 tỷ USD Nguồn vốn ODA của WB dành cho Việt Nam tập trung vào cáclĩnh vực: Điện, nông nghiệp nông thôn, giao thông, đô thị, xóa đói giảm nghèo, cảicách chính sách, giáo dục, y tế Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của WB tại Việt Nam nămtài khóa 2013 (tính đến 15/4) đạt 887 triệu USD Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, giải ngân ODA của WB tại Việt Nam những năm qua có chiều hướng tăng

Về định hướng giải ngân và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ 2011 – 2020, báo cáocủa Chính phủ nhấn mạnh, sắp tới sẽ tập trung vào những nhà tài trợ lớn, đặc biệt là

WB để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tạo ra những

"cú huých" và "tác động lan tỏa" thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, các vùng vàkhu vực phát triển trọng điểm

Như vậy có thể thấy Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều vốn ODA từ WB Tỷ

lệ giải ngân trung bình đạt 21% Theo đánh giá của WB thì đây là mức được xếp vàoloại trung trong khu vực Châu Á Mặc dù có những cố gắng từ WB và Việt Namnhưng tỷ lệ giải ngân vẫn chưa cao Vấn đề quan trọng ở đây là Việt Nam phải sửdụng có hiệu quả vốn cam kết và tăng tốc độ giải ngân vốn ODA của WB

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình và vai trò vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình

2.1.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Quảng Bình nằm ở vị trí tọa độ từ 17008’ – 17056’ vĩ độ Bắc, 105,370 – 106,330kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Nam Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh,phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ởphía Đông và chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, quốc lộ1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từĐông sang Tây qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu khác nối liền vớinước CHDCND Lào Diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2012 là 8.065km2, chiếm 2,45%diện tích cả nước

 Đặc điểm địa hình

Quảng Bình nằm phía đông Trường Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh,hẹp bề ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông 85% tổng diện tích tự nhiên là đồinúi Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi

và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển Thích hợp để tỉnh phát triển các sảnphẩm nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

10 – 15 km dao động từ 8 – 30% và động PH từ 6,5 – 8 rất thuận lợn cho nuôi tôm cuaxuất khẩu Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước chocác ao nuôi tôm cua.

 Khí hậu

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu củaphía Bắc và phía Nam, đước chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3năm sau Lượng mưa trung bình năm 2.000mm – 2.300mm/ năm Thời gian mưa tậptrung vào các tháng 9, 10 và 11 Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trungbình 240C – 250C Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 Thời tiết khá thuậnlợi cho các cây công nghiệp, cây dài ngày và cây nhiệt đới, có thể cho phép nuôi trồngthủy sản quanh năm

 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: đất phù sa ở đồng

bằng và hệ pheralit ở vùng đồi núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đấtcát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diệntích đất tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù

sa chiếm 2,8% diện tích Với sự đa dạng này rất thích hợp cho trồng cây hoa màu, cao

su, cây ăn quả và cây lâm nghiệp

- Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km với 5

cửa sông, trong đó có 2 cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, vịnhHòn La có diện tích mặt nước 4km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quang có các đảoche chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chúa có thể cho phép tàu 3 - 5 vạn tấn vào cảng màkhông cần nạo vét Trên đất liền có diện tích khá rộng thuận lợi cho việc xây dựng khucông nghiệp gắn với cảng biển nước sâu

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đấtliền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn

và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm

sú, mực ống… Phía Bắc Quảng Bình có hải san hô trắng với diện tích hàng chục ha,

đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của

hệ san hô Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

- Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt,

titan, pyrit, chì, kẽm và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đávôi, đá mable, đá granit Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện đểphát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn Có suối nướckhoáng nóng 105oC Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển côngnghiệp khai thác và chế tác vàng

2.1.1.2 Kinh tế - xã hội

 Tình hình kinh tế của tỉnh

Giai đoạn 2004 – 2013, kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và có bước phát triển; sảnxuất nông nghiệp, vụ Đông Xuân được mùa, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyếtviệc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội tiếp tục đượcquan tâm đúng mức Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.GDP đạt 7,5% - 8%; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4% - 4,5%; giá trị sảnxuất công nghiệp tăng 9,5% - 10%; sản lượng lương thực 27 vạn tấn; kim ngạch xuấtkhẩu 135 triệu USD; giá trị các ngành dịch vụ tăng 10% - 11%; tổng thu ngân sáchtrên địa bàn 2.100 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng/năm; giảiquyết việc làm cho 3,1 - 3,2 vạn lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5% - 4% so với năm2012

 Hệ thống CSHT- KT, GTVT

- Về điện lực: Đến nay 98,7% xã phường có điện, có trên 97% hộ dân cư dùng

điện lưới Đã đưa vào hoạt động trạm 220KV Đồng Hới, 4 trạm 110KV có công suất150MVA, 18 trạm trung gian với công suất 64MVA, 977 trạm phân phối với công suất159,6MVA Có 125 km đường dây 500KV Bắc Nam, 69 km đường dây 220KV, 123

km đường dây 110KV, 1.427 km đường dây 6 - 35KV

- Về cấp nước: Hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt

động với công suất 27.000 m3/ ngày đêm để phục vụ cho trung tâm thành phố và vùnglân cận Các thị trấn huyện lỵ: Ba Đồn, Quy Đạt, Đồng Lê, Quán Hàu, Kiến Giang vàthị trấn Việt Trung đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với côngsuất mỗi huyện 1 – 2.000 m3

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

- Về công trình thủy lợi: Toàn tỉnh có 123 hồ chứa, 65 đập dâng lớn nhỏ, 164

trạm bơm điện với tổng dung tích hồ đập gần 343 triệu m3 nước với khả năng tưới vụĐông Xuân là 25.000 ha, vụ Hè Thu gần 15.000 ha Thực hiện kiên cố hóa 950 kmkênh mương, tỷ lệ diện tích lúa được tưới tiêu chủ động đạt 70,6%

Các tuyến đường giao thông thủy bộ của tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng tạo

ra khả năng giao thông thuận tiện tới các vùng miền trong cả nước, tạo điều kiện đẩymạnh phát triển kinh tế và thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Bình

 Dân số và lao động

- Dân số: Đến năm 2011 Quảng Bình có 853,1 nghìn người, dân cư phân bố không

đều, dân số thành thị 129,2 nghìn người chiếm 15,15% dân số còn lại 84,85% dân số sống

ở nông thôn Tỷ lệ tăng dân số trung bình thời kỳ 2001 – 2012 là 0,56% Phần lớn dân cư

là người dân tộc kinh chiếm 91,1% dân số, dân tộc ít người thuộc 2 nhóm chính là Chứt

và Bru – Vân Kiều sống tập trung ở hai huyện miền núi là Tuyên Hóa và Minh Hóa

- Lao động: Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào, năm 2012 với 422,7

nghìn người, chiếm khoảng 49,3% dân số Về chất lượng nguồn lao động, theo điều tradân số thời điểm 1/4/2011: có 112,4 nghìn người có trình độ từ cao đẳng trở lên Laođộng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp vì dân số đa phần sống ở khu vựcnông thôn này chiếm phần lớn Trình độ lao động còn thấp nhưng đang từng bướcnâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu hiện nay

2.2 Cơ cấu vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 – 2013

2.2.1 Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh

Một quốc gia muốn khai thác hiệu quả các tiềm lực sẵn có của mình hay là tận dụngcác nguồn lực bên ngoài thì không thể thiếu hoạt động đầu tư Đồng thời, để tăng trưởng

và phát triển kinh tế thì nhu cầu về vốn là tất yếu Các nguồn vốn chủ yếu được huyđộng thường là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn huy động trong dân, và nguồn hỗtrợ phát triển chính thức Xác định được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư và nhucầu vốn, tỉnh Quảng Bình đã có những chính sách và biện pháp thu hút nguồn vốn đầu

tư vào tỉnh, không chỉ có nguồn vốn trong nước cấp về địa phương mà tỉnh còn đẩymạnh hoạt động tiếp cận trực tiếp với các nguồn vốn nước ngoài trong đó có vốn ODA

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Bảng 1: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng bình quân (+-%)

-(Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh tăng qua các năm cùng vớinguồn vốn ODA cũng tăng Trong 2 năm 2004 - 2005 thì nguồn vốn ODA có tăngnhưng không đáng kể, tăng 12 tỷ đồng, và chiếm 2,67% đến 3,07% trong tổng vốn đầu

tư toàn tỉnh do trong năm chỉ thu hút được các dự án có quy mô nhỏ Sau đó có sự tănglên qua các năm tiếp theo, đặc biệt từ năm 2009 - 2013 tốc độ tăng nguồn vốn ODA caohơn hẳn so với các năm trước Năm 2009 tăng 200 tỷ đồng so với năm 2008 và tiếp tụctăng đến năm 2012 và 2013 Do những năm này ký kết được các dự án lớn như Dự ánphân cấp giảm nghèo (IFAD + Na Uy) tổng vốn là 280 tỷ đồng, Dự án Quản lý rủi rothiên tai (WB) tổng vốn là 51,4 tỷ đồng Bình quân nguồn vốn ODA chiếm 6,26% trongtổng đầu tư toàn tỉnh, con số này còn rất thấp so đối với một tỉnh còn nghèo như QuảngBình Có thể thấy nguồn vốn ODA có tốc độ tăng không đồng đều qua các năm và tốc

độ tăng còn chậm Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn ODA giai đoạn 2004 – 2013 là30,64%, cao hơn với tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư toàn tỉnh

Trong đó vốn ODA của WB chiếm 20,77% trong tổng vốn ODA toàn tỉnh, tốc độtăng trưởng bình quân giai đoạn 2004 – 2013 là 19,66% Vốn ODA của WB nhìnchung tăng theo từng năm và chiếm tỷ lệ khả quan trong tổng vốn ODA Tuy nhiên tốc

Trước mắt, tỉnh Quảng Bình cần có kế hoạch để thu hút và sử dụng hiệu quả hơnnguồn vốn ODA này để tạo ra lợi nhuận trong tương lai Song nguồn vốn này cũng làmột khoản nợ cần phải thanh toán trong tương lai nên phải có sự cân đối hợp lý trong

cơ cấu vốn của tỉnh

2.2.2 Cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực

Trong thời kỳ 2004 - 2013, nguồn vốn ODA được tập trung sử dụng cho phát triển

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Tình hình ký kết vốn ODA theo lĩnh vực được thể hiệntrong bảng 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Bảng 2: Cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

SL (Tỷ đồng)

CC (%) (%)

Nông nghiệp - Thủy lợi 1.561 42,38 88,50 11,57 5,67

Giao thông, Điện, Môi trường 869 23,59 460,00 60,13 52,93

(Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình)

Ta có thể thấy trong 10 năm qua, Quảng Bình đã thu hút được lượng vốn ODA tuykhông phải là nhiều nhưng cũng phần nào giúp nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng hơn,đưa mức sống của người dân tăng lên từng năm Tổng vốn ODA ký kết là 3.683 tỷđồng, trong đó vốn ODA của WB là 765 tỷ đồng, chiếm 20,77% Trong các lĩnhvực thì việc thu hút ODA được tập trung chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp – thủy lợi,chiếm 42,38% trong tổng nguồn vốn ODA của tỉnh, thể hiện đây là lĩnh vực được tỉnh

ưu tiên đầu tư, điều này phù hợp với mục tiêu hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ.Trong giai đoạn 2004 – 2013, từ Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2 xét cụ thể theo từng nămthì vốn ODA ký kết theo lĩnh vực có xu hướng tăng đều Thời điểm 2011 - 2013 sốvốn ký kết từng lĩnh vực có tốc độ tăng đột biến, nổi bật là các Lĩnh vực khác và Giáodục – Y tế Trong đó, vốn ODA ký kết cho lĩnh vực Nông nghiệp - Thủy lợi từng nămchiếm tỷ lệ cao nhất Tuy nhiên, cơ cấu vốn ODA cho lĩnh vực Nông nghiệp có xuhướng giảm, phù hợp với hướng đi chung của nước ta, thay thế vào đó là các lĩnh vựctrong xây dựng cơ bản và đào tạo được chú trọng hơn như lĩnh vực Giao thông, Điện,Môi trường vốn ODA ký kết tăng nhiều trong các năm gần đây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Biểu đồ 1: Tình hình vốn ODA ký kết theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2004 – 2013

(Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình)

Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2004 - 2013

(Nguồn Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2001), Thông tư số 06/2001/TT- BKH ngày 20/09/2001 về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” Ban hành theo kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/2001/TT- BKH ngày20/09/2001 về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợphát triển chính thức” Ban hành theo kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày04/05/2001 của Chính phủ
Tác giả: Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Năm: 2001
[2] PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lập dự án đầu tư
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
Nhà XB: NXB Đạihọc kinh tế quốc dân
Năm: 2006
[3] Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình, Quy trình xúc tiến và quản lý các chương trình, dự án ODA (QT751 – 03/ĐN), 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình xúc tiến và quản lý các chươngtrình, dự án ODA (QT751 – 03/ĐN)
[4] Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình (2011), Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) trên địa Bàn tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2005 -2010, Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thu hút và sử dụngnguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) trên địa Bàn tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2005 -2010
Tác giả: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình
Năm: 2011
[6] Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 290/2006/QĐ–TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010”, Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 290/2006/QĐ–TTg ngày29/12/2006 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức thời kỳ 2006 – 2010”
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2006
[7] Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 131/2006/ND-CP ngày 09/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 131/2006/ND-CP ngày09/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA)
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2006
[8] UBND tỉnh Quảng Bình (2007), Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnhQuảng Bình đến năm 2015
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Bình
Năm: 2007
[9] UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộitỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Bình
Năm: 2011
[10] UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnhQuảng Bình đến năm 2020
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Bình
Năm: 2012
[11] Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất Bản lao động – xã hội, Hà Nội.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phùng
Nhà XB: Nhà xuất Bản laođộng – xã hội
Năm: 2005
[5]Sở KH&ĐTtỉnh Quảng Bình, Báo cáo 10 năm tình hình vận động và giải ngân vốn ODA, 2004 – 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w