Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
718,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ o0o TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM Nhóm 18 - Lớp DTUDTU308(1-1011).1_LT - K48 1. Lưu Hồng Thuận MSSV: 0951010576 SĐT: 0982 043 169 2. Nguyễn Thị Lan Anh MSSV: 0951010364 3. Trịnh Thị Hồng Liên MSSV: 0951010476 4. Bùi Minh Phương MSSV: 0951010537 5. Ngô Xuân Quyền MSSV: 0951010320 Hà Nội, 2010 MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU 3 B.NỘI DUNG 4 I.Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản 4 II.Thực trạng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam 4 1.Đầu tư trực tiếp FDI 4 a.Khái niệm FDI 4 b.Tình hình đầu tư 5 c.Đặc điểm đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản tại Việt Nam 6 d.Một số dự án FDI lớn 8 2.Hỗ trợ phát triển chính thức ODA 9 a.Khái niệm ODA và vài nét ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 9 b.Phân loại ODA 10 c.Các hình thức đầu tư của nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 11 d.Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA 12 III.Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản 13 1.Những thiếu sót trong môi trường đầu tư của Việt Nam 13 2.Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản 14 C.KẾT LUẬN 18 2 A. LỜI MỞ ĐẦU Thế giới chúng ta đang sống ngày nay là một thế giới phẳng, ở đó các quốc gia đang được xích lại gần nhau trên mọi lĩnh vực. Trong cuốn sách rất nổi tiếng “Thế giới phẳng” của mình, Thomas L. Friedman đã khẳng định rằng: ngày nay nhân loại không còn sống trong một thế giới có những đường biên và rào cản nữa, trên mặt phẳng ấy, những tập đoàn kinh tế hùng mạnh hay những con người có tầm nhìn và động cơ lớn hơn người khác sẽ tự tạo cho mình những cột mốc riêng nổi lên. Hoà chung trong xu thế chuyển động của thế giới, Việt Nam- một đất nước nhỏ bé cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ khi gia nhập WTO, những thay đổi trên mọi khía cạnh và lĩnh vực đã làm đổi thay đáng kể bộ mặt của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Chúng ta có thể nhận thấy rõ sự đổi thay lớn nhất của đất nước trong những năm gần đây: từ một nước kém phát triển và tiềm lực kinh tế yếu kém, đóng kín, Việt Nam đã có những mối liên kết với rất nhiều thị trường nước ngoài và trở thành một nền kinh tế mở. Khái niệm về “Đầu tư nước ngoài” không còn xa lạ với chúng ta nữa. Tuy nhiên, là một nước còn chậm phát triển so với các nước khác trên thế giới, đất nước ta cần rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế để có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển năm 2020. Với nhiều ưu thế vốn có, Việt Nam trở thành điểm đến cho những chiến lược làm ăn lâu dài của các quốc gia lớn trên thế giới, trong đó phải kể đến các đối tác thường xuyên, quan trọng như Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức… Trong tiểu luận này, chúng tôi muốn nói cụ thể về một quốc gia đã ảnh hưởng sâu sắc tới rất nhiều khía cạnh cuộc sống của Việt Nam, đó là Nhật Bản. Máy tính Casio, máy ảnh Canon, xe máy Honda, ôtô Toyota, Deawoo, tủ lạnh Toshiba, Sanyo… và rất nhiều những thương hiệu của Nhật Bản đã ăn sâu vào cuộc sống Việt Nam và làm thay đổi cuộc sống theo những chiều hướng tích cực. Ở tiểu luận này, chúng tôi muốn trình bày và đi sâu vào một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay: Đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam 3 B. NỘI DUNG I. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản - Thứ nhất, với dân số gần 86 triệu người và một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam vừa là một thị trường sinh lợi tiềm năng vừa là một địa điểm sản xuất hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản. Theo cuộc điều tra năm 2008 do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản tiến hành về các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty chế tạo Nhật Bản, Việt Nam được xếp vào nước có triển vọng thứ ba (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và là điểm đến của nhiều khoản đầu tư mới của Nhật Bản. Việt Nam cũng được coi như một địa điểm tốt để đa dạng hóa rủi ro - Thứ hai, Việt Nam có nguồn nhân lực và tài nguyên có khả năng đáp ứng được nhu cầu của Nhật Bản. Do dân số già và một tỷ lệ sinh khá thấp, Nhật Bản sẽ có khả năng phải gánh chịu một tình trạng thiếu hụt lao động đáng kể trong các lĩnh vực cần nhiều nhân công như chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp. Về điểm này, nhân công trẻ tuổi Việt Nam thích hợp để giúp lấp đầy khoảng trống lao động của Nhật Bản. - Thứ ba, với tư cách một thành viên ASEAn nằm ở vị trí chiến lược, Việt Nam có thể đóng vai trò như chiếc cầu nối cho Nhật Bản củng cố và nâng cao mối quan hệ của mình với khối này. Hơn nữa Việt Nam Việt Nam nằm gần các nền kinh tế năng động trong khu vực, cũng như việc mở cửa và hòa nhập ngày càng sâu của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kết hợp với thế mạnh của lực lượng lao động dồi dào giá rẻ, Việt Nam tỏ ra là địa điểm khá lý tưởng cho phân khúc gia công hàng hóa thâm dụng lao động, như lắp ráp và đóng gói, trong chuỗi sản xuất theo chiều dọc của các công ty đa quốc gia Nhật. II. Thực trạng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam 1. Đầu tư trực tiếp FDI a. Khái niệm FDI Theo định nghĩa của quỹ tiền tệ thế giới IMF, FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (BPM5, fifth edition) 4 b. Tình hình đầu tư Biểu đồ FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 Các năm 2004, 2005, 2006 chứng kiến mức tăng về lượng FDI hàng năm hơn 100% từ 100 triệu USD năm 2003 tăng lên 224 triệu USD vào năm 2004 rồi đến 437 triệu USD và lên đến 1057 triệu USD vào năm 2006. Năm 2008, Việt Nam chứng kiến một lượng vốn FDI từ Nhật vào Việt Nam đạt mức kỷ lục lên đến 7.6 tỷ USD gấp hơn 7 lần so với năm 2007. Đây là dấu mốc quan trọng về lượng vốn FDI của Nhật vào Việt Nam thể hiện sự hợp tác giữa 2 nước về kinh tế, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2009, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính. Các cường quốc kinh tế lớn trong đó có Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề, nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, tuy rất cố gắng những đầu tư của Nhật vào Việt nam vẫn giảm mạnh từ 7.6 tỷ đô năm 2008 xuống chỉ còn 138 triệu USD - một mức giảm chưa từng có. 5 Biểu đồ thống kê vốn và dự án FDI trong 6 tháng đầu năm 2010 (Nguồn: VnEconomy.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng vốn FDI của Nhật đã tăng lên 1183,1 triệu USD nhiều hơn rất nhiều so với lượng vốn FDI năm 2009. Với lượng vốn 1183,10 triệu USD, Nhật Bản là nước có lượng vốn FDI vào Việt nam cao thứ 3 chỉ sau Hà Lan 2214,50 triệu USD và Hàn Quốc với tổng vốn FDI là hơn 1,563 triệu USD. c. Đặc điểm đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản tại Việt Nam - Quy mô đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cho đến nay đều có quy mô vừa và nhỏ: 55,1% dự án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD, 19,3% số dự án có vốn đầu tư từ 5 - 10 triệu USD và 25,6% số dự án có vốn đầu tư bình quân trên 10 triệu USD. Vốn bình quân mỗi dự án đang hoạt động tại Việt Nam là 12,2 triệu USD, thấp hơn mức vốn bình quân chung của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (16,1 triệu USD). (Thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư tháng 06/2002). - Cơ cấu ngành đầu tư: Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 690 dự án có tổng vốn đầu tư là 14,5 tỷ USD (chiếm 67,7% số dự án và 85,6% tổng vốn đăng ký) Lĩnh vực dịch vụ có 265 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,24 tỷ USD (chiếm 26% số dự án và 13,2% tổng vốn đầu tư) Còn lại là các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 64 dự án, tổng vốn đầu tư là 193,1 triệu USD (chiếm 6,3% số dự án và 1,1% vốn đầu tư) (Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2008) 6 - Địa bàn đầu tư: trừ dầu khí, các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 41 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng tập trung tại 6 địa phương chính là Thanh Hóa, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Vĩnh Phúc. Sáu địa phương này có 690 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14,2 tỷ USD, chiếm 73,5% về số dự án và 83,8% vốn đầu tư đăng ký. - Hình thức đầu tư: Các dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 792 dự án có tổng vốn đăng ký là 6,7 tỷ USD (chiếm 77,7% số dự án và 39,9% vốn đăng ký. Tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh với 196 dự án, tổng vốn đầu tư là 8,9 tỷ USD (chiếm 19,2% số dự án và 52,6% vốn đầu tư). Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, chiếm 2% số dự án và 2,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đặc biệt Nhật Bản đã có công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Con có vốn ĐTNN đầu tiên tại Việt Nam, đó là Công ty Panasonic của tập đoàn Matsushita Nhật Bản. Bảng 2.1: Hình thức đầu tư FDI của Nhật Bản tại Việt Nam (2008) STT Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký (tỷ USD) 1 100% vốn nước ngoài 792 6.7 2 Liên doanh 196 8.9 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 21 0.4 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư (2008) 7 d. Một số dự án FDI lớn 1) Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn: Dự án liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD. Dự án đã được cấp phép ngày 14/4/2008. Công suất lọc dầu của dự án này sẽ là 200.000 thùng/ngày. Các đối tác Nhật Bản sẽ cung cấp thiết bị. Còn phía Cô -oét sẽ đảm bảo cung cấp dầu thô cho cả đời dự án (khoảng 10 triệu tấn/năm cho giai đoạn hiện tại và khả năng lên tới 20 triệu tấn/năm khi dự án được mở rộng trong tương lai). Sau khi đi vào hoạt động năm 2013 sản lượng xăng dầu của dự án này sẽ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu xăng dầu cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 2) Dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam Ngày 24/12/2001, tại Khu Công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), Công ty TNHH Canon Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất máy in Laser (LBP) lớn nhất thế giới với công suất đạt gần 8,5 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 20ha; trong đó, diện tích nhà xưởng là 60.000m2, với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD (100% vốn Nhật Bản), thu hút 3000 8 lao động vào làm việc. Tập đoàn Canon hiện đang cung cấp trên 50% sản lượng máy in trên toàn thế giới; Nhà máy Canon đầu tư tại KCN Quế Võ sẽ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu của thị trường thế giới về máy in Laser. 2. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA a. Khái niệm ODA và vài nét ODA của Nhật Bản tại Việt Nam Theo Ủy ban Hỗ trợ Phát triển DAC, Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance) là những luồng tài chính chuyển tới các nước đang phát triển và tới những tổ chức đa phương để chuyển tới các nước đang phát triển mà: - được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và địa phương) hoặc bởi cơ quan điều hành của các tổ chức này; - có mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển; - mang tính chất ưu đãi và có yếu tố không hoàn lại > 25% (được tính với tỷ suất chiết khấu 10%) Hiện có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế cung cấp ODA cho Việt Nam nhưng trên 80% tổng giá trị hiệp định lại tập trung vào ba nhà tài trợ lớn là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Nguồn ODA của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất với tỉ trọng luôn chiếm trên 30%. Theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc, tính từ năm 1992 đến năm 2008, tổng nguồn tài trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam là 13,5 tỷ USD. Bảng 2.2: Tổng vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam qua các năm (Đơn vị tính: tỷ USD) Năm 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 ODA cam kết 1.81 2.26 2.40 2.21 2.40 2.83 3.44 4.50 5.43 ODA thực hiện 0.41 0.74 1.00 1.35 1.50 1.42 1.85 2.00 2.20 (Nguồn: thanhtra.gov.vn - Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ) 9 Đặc biệt từ năm 2005 tới nay, tổng số viện trợ ODA của Nhật Bản luôn đạt hơn 100 tỷ yên mỗi năm. Năm 2009 là năm mà vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt con số kỷ lục 202,3 tỉ Yên (tương đương 2,2 tỉ đô la Mỹ) (số liệu từ JICA). Điều đáng chú ý là khối lượng ODA cam kết hàng năm của Nhật Bản cho Việt Nam tăng đều đặn, ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, buộc phải cắt giảm tài trợ cho những nước khác. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Các con số thống kê nêu trên đủ chứng tỏ rằng Nhật Bản luôn dành sự quan tâm to lớn đối với Việt Nam. b. Phân loại ODA Có nhiều cách phân loại ODA dựa trên các tiêu chí. Ở đây, chúng ta sẽ nghiên cứu các loại hình ODA của Nhật Bản cho Việt Nam được phân loại theo hình thức cung cấp. Nghị định 131/2006/NĐCP quy định ODA phân loại theo hình thức cung cấp gồm có 3 loại sau: - ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ; - ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm "yếu tố không hoàn lại" (còn gọi là "thành tố hỗ trợ") đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; - ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung 10 [...]... sau quá trình nghiên cứu và học tập, nhóm 18 xin mạnh dạn đưa ra giải pháp của chính mình để nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút được đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư Nhật Bản nói riêng 2 Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật - Phối hợp giữa chính sách đất đai, chính sách thu , ưu đãi tài chính, chính sách lao động và tiền lương, chính sách... được sự phát triển và duy trì bền vững một môi trường đầu tư thu hút đối với các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riêng vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng Môi trường đầu tư Việt Nam hiện vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót và là rào cản lớn thu hút nguồn đầu tư tương xứng với tiềm năng của Việt Nam, trong đó các vấn đề chính vẫn nằm ở: - Hệ thống luật pháp, chính sách: tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhưng... mại Nhật Bản JETRO trong việc tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư 17 C KẾT LUẬN Ông Norio Hattori, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong 4 năm qua đã khẳng định: “Hai năm về trước, Việt Nam chỉ là một trong các địa chỉ đầu tư của khu vực, nhưng nay Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Nhật Bản Qua tiểu luận này, chúng tôi hi vọng mang đến cái nhìn tổng qua về tình hình đầu tư. .. nhà đầu tư Tương tự, thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp còn rườm rà, thiếu thống nhất Nghị định 139 quy định, bất kỳ công ty nào có trên 49% vốn đầu tư nước ngoài sẽ có dự án đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật 13 Đầu tư Tuy nhiên, khi có những vụ mua bán công ty với tỷ lệ vốn như trên thì doanh nghiệp nước ngoài lại phải thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư -... này đảm nhận các khâu quảng cáo xúc tiến đầu tư cũng như mở rộng các cuộc hội thảo, gặp gỡ các thương nhân, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng như tài trợ cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản để tìm hiểu đối tác và xúc tiến đầu tư - Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư với Bộ Ngoại giao, Bộ thương mại trong nghiên cứu thị trường đầu tư thế giới, đồng thời, phối hợp với các... đầu và điểm cuối của con đường hành lang Đông Tây, là con đường mà các nước ASEAN và các nước vùng sông Mê Kông coi đây là một trong những dự án quan trọng III 1 Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản Những thiếu sót trong môi trường đầu tư của Việt Nam Theo báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu “Best countries for business” năm 2010 của tạp chí Forbes Việt Nam đã tụt 5 bậc, xuống vị trí 118... đối với các khoản vay không ràng buộc c Các hình thức đầu tư của nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam Lĩnh vực đầu tư của ODA chủ yếu là các lĩnh vực không hoặc ít sinh lợi nhuận, đó là các công trình công cộng mang tính chất phúc lợi xã hội như các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông vận tải, giáo dục y tế, là các khoản đầu tư mang tính chất hỗ trợ giữa các chính phủ với nhau... các thông tư, nghị định, các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho phù hợp với sự thay đổi trên Tình trạng luật mở ra nhưng các văn bản dưới luật vẫn khép lại, các ưu đãi đầu tư vẫn chỉ là trên bàn giấy, chưa có quy định cụ 14 thể để đi vào hiện thực sẽ làm giảm đi sự “hào hứng” vừa mới được nhen nhóm lên của các nhà đầu tư - Về lâu dài, để tạo điều kiện thu n lợi cho các nhà đầu tư, cần ban... Đồng thời, xét về lâu dài, đó là yếu tố bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gắn liền với việc cải cách giáo dục ở nước ta e) Nâng cao năng lực quản lý và việc sử dụng nguồn vốn đầu tư Trong đó bao gồm *) Quy hoạch đầu tư Định hướng đầu tư trong giai đoạn 2001-2005 của nước ta là: - Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến khoáng sản, nông lâm sản, gắn... việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ vùng Đông Bắc đất nước 2) Dự án Xây dựng hầm qua đèo Hải Vân Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam Tổng vốn đầu tư xây dựng hầm Hải Vân hơn 127,9 triệu USD Trong đó vốn ODA chiếm hơn 75% Đây là hầm đường bộ lớn nhất ở Việt Nam, là một . đưa ra giải pháp của chính mình để nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút được đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư Nhật Bản nói riêng. 2. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản a). thức đầu tư của nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 11 d.Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA 12 III .Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản 13 1.Những thiếu sót trong môi trường đầu tư của. MỞ ĐẦU 3 B.NỘI DUNG 4 I.Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản 4 II.Thực trạng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam 4 1 .Đầu tư trực tiếp FDI 4 a.Khái niệm FDI 4 b.Tình hình đầu tư