1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC

69 1,1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 425,5 KB

Nội dung

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này hoàn thành là do sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của GS.TS Đỗ Đức Bình và bằng chính bản thân em nghiên cứu, thu thập, số liệu một cách nghiêm túc, tuyệt đối không sao chép bất cứ một chuyên đề, luận văn, luận án nào.

Nếu có gì sai với lời cam đoan này em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 07 thang 06 năm 2008Sinh Viên

Hap Sokny

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 8

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚTĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY 11

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoai 11

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoai 11

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

1.1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 13

1.1.3 Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 15

1.1.3.1 Đối với nước đi đầu tư 15

1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 16

1.2 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

1.2.1 Chênh lệnh về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 18

1.2.2 Chu kỳ sản phẩm 18

1.2.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI 19

1.3.1 Các nhân tố quốc tế 19

1.3.2 Các nhân tố quốc gia 20

1.3.2.1 Môi trường chính trị của nước tiếp nhận 20

1.3.2.2 Môi trường kinh tế nước tiếp nhận 20

1.3.2.3 Môi trường luật pháp của nước tiếp nhận 21

1.3.2.4 Cơ chế, chính sách kinh tế của nước tiếp nhận 21

1.3.2.5 Các quy định về thuế của nước tiếp nhận 22

1.3.2.6 Cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận 22

Trang 3

1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận

đầu tư (Cămpuchia ) 22

1.5 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may CPC 23

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY Ở CĂMPUCHIA 26

2.1 Khái quát về ngành dệt may Cămpuchia hiện nay 26

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia 28

2.2.1 Vốn và nguồn FDI ở Cămpuchia 28

2.2.2 Hình thức đầu tư 29

2.2.3 Cơ cấu đầu tư 31

2.2.4 Địa bàn đầu tư 34

2.2.5 Đối tác đầu tư 35

2.3 Các biện pháp Cămpuchia đã áp dụng để thu hút FDI vàoCămpuchia thời gian qua 37

2.3.1 Hệ thống luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 37

2.3.2 Các qui định pháp lý khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia 40

2.3.3 Bộ máy quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở CDC 41

2.4 Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vàongành dệt may ở Cămpuchia 43

2.4.1 Những ưu điểm trong trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 44

2.4.2 Tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 45

2.4.3 Những nguyên nhân của sự tồn tại trong việc thu hút FDI của Cămpuchia 48

Trang 4

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA 53

3.1 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vàongành dệt may của Cămpuchia 53

3.1.1 Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào cămpuchia 53

3.1.2 Thách thức thu hút đầu tư nước ngoài vào Cămpuchia 55

3.2 Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vàongành dệt may ở Cămpuchia 56

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 57

3.3.1 Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 57

3.3.2 Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn thẩm tra đối tác đầu tư nước ngoài 58

3.3.3 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp dệt may Cămpuchia 60

3.3.4 Lựa chọn công nghệ để chuyển giao vào các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực dệt may Cămpuchia 62

3.3.5 Cải thiện môi trường pháp lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia 64

3.4 Kiến nghị đối với nhà nước 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA Asean Free Trade Area Khu mậu dịch tự do ASEAN

APEC Asia-Pacific Economic

Hiệp hội các nước Đông Nam á

BOO Build-Owned-Operate Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh

BOOT Build-Owned-Operate-Transfer Xây dựng Sở hữu Kinh doanh

Uỷ ban phát triển Campuchia

CIB Cambodia Investment Board Ban đầu tý Cămpuchia

EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế Châu âu EIB Eropean Investment Bank Ngân hàng đầu tý Châu âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT General Agreement on Tariff and

Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại

GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội

GSP General System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế chung

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

NAFTA North American Free Trade

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Cămpuchia (2001 - 2007) 28 Bảng 2.2: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thực hiện vào ngành dệt may Campuchia 30 Bảng 2.3 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 32 Bảng 2.4: Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may Campuchia năm 2007 34 Bảng 2.5 Các công ty nước ngoài chủ yếu đầu tư ở Cămphuchia năm 2007 36 Bảng 2.6 So sánh luật đầu tư Cămpuchia với các nước 39 trong khu vực sông Mêkông 39

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng giữ một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã buộc tất cả các nước và vùng lãnh thổ từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Trong xu thế đó, chính sách đóng cửa biệt lập với thế giới là không thể tồn tại Một quốc gia khó có thể tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu của khoa học và kinh tế đã kéo con người xích lại gần nhau hơn và xu hướng quốc tế hoá buộc các nước phải mở cửa.

Mặt khác trong xu thế mở cửa, các nước đều muốn thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Vì thế, các nước đều muốn tạo ra những điều kiện hết sức ưu đãi để thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho quốc gia mình.

Chinh vi vậy , đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang nổi lên như một xu hướng tất yếu để các quốc gia hội nhập và phát triển Cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa các quốc gia đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia đã thực hiện đường lối đổi mới theo hướng mở cửa với bên ngoài Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa đến nay, Cămpuchia đã thu được những thành tựu đáng kể cả trong phát triển kinh tế đặc biệt là trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ bên ngoài Hàng năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào trong nước tăng nhanh cả về số lượng dự án lẫn quy mô

Trang 8

nguồn vốn Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Cămpuchia vẫn thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực và chưa thể hiện được hết tiềm năng của mình trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu phát triển Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình thực tiễn về môi trường và kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cămpuchia là việc quan trọng và không thể thiếu để có thể đưa ra giải pháp và hướng giải quyết mới nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cườngthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may củaCămpuchia” để làm luận văn Em xin chân thành cảm ơn tới GS.TS Đỗ

Đức Bình đã chỉ đạo hướng dẫn em hoàn thiện đề tài này

2 Mục đính nghiên cứu của đề tài :

Nghiên cứu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài , phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chứ không đi vào nghiên cứu các hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau khi cấp phép đầu tư.

Phạm vi nghiên cứu :Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may trên lãnh thổ Cămpuchia.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến hết 2007.

4 phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng , phân tính ,tổng hợp và so sánh số liệu.

Trang 9

5 Kết cấu của đề tài:

Ngoài danh mục , lời mở đầu , kết luận , mục tài liệu tham khảo , luận văn gồm 3 chương như sau :

Chương I : Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)và sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào ngành dệt may ở Cămpuchia.

Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vàongành dệt may ở Cămpuchia.

Chương III: Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia.

Trang 10

NỘI DUNGCHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THUHÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH

DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoai

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoai

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật ) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.

Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người đầu tư mà cả đối với toàn bộ kinh tế Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất tiềm lực của xã hội cũng được tăng thêm.

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một quá trình có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo các kênh cam kết thu hút vốn ĐTNN của một quốc gia.

Trang 11

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo IM , đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở một nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp.

Theo luật đầu tư nước ngoài Việt Nam (Điêu 1), đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư

Tuy nhiên định nghĩa chung nhất cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.

Như vậy về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu một phần hay toàn bộ cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư Đồng thời họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài có bốn đặc điểm sau :

- Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ tối thiểu tuy theo luật đầu tư quy định.

- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư Quyền quản lý doanh nghiệp tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án Nếu doanh nghiệp góp vốn 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ

Trang 12

- Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có ).

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới , mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau

1.1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Xét trên góc độ toàn cầu, thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được sử dụng là:

Một là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business

Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới.

Hai là: Doanh nghiệp Liên doanh (Joint venture enterprise)

Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các qui định luật pháp của nước sở tại

Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital

Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu

Trang 13

sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại.

Ngoài các hình thức trên đây đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn được thực hiện dưới các hình thức BOT, BTO, BT, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh v.v.

- Hình thức BOT (Building Operate Transfer, Xây dựng- kinh

doanh-Chuyển giao):

Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là Chính phủ nước sở tại để thành một pháp nhân mới của nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý Khi hết thời hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi khoản cho nước sở tại - Hình thức BTO (Building Transfer Operate, Xây dựng- Chuyển

giao-Kinh doanh):

Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại rồi chủ đầu tư mới được khai thác.

- Hình thức BT (Building Transfer, Xây dựng- Chuyển giao):

Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BTO Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được khai thác tại chính công trình đó, còn trong hình thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.

Trang 14

1.1.3 Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi chi phí FDI mang lại lợi ích và cả rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Tác động của FDI được thể hiện:

1.1.3.1 Đối với nước đi đầu tư

- Tác động tích cực

Có thể nhận thấy lợi ích của FDI thông qua các nội dung sau :

Thứ nhất: Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế

so sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, chi phí sản xuất khác và thuế ), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đã đầu tư so với chỉ tập trung vào thị trường trong nước.

Thứ hai: Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các nước đi đầu tư, thường là nước phát triển, có thể chuyển giao cộng nghệ cho nước nhận đầu tư để họ có thể nhanh chóng đổi mới công nghệ, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để mua khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận.

Thứ ba: FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung

cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên đó chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Thông qua việc đầu tư khai thác tài nhuyên (như dầu thô), các nước chủ đầu tư ổn định được những nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình.

Thứ tư: FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêm sức mạnh về kinh tế

và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Thông qua xây dựng nhà máy

Trang 15

sản xuất vào thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (đây là cách làm có có hiệu quả để thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các nước chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư.

- Tác động tiêu cực

Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyến khích cho việc đầu tư ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia Tiếp nhận tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất tài sản, cơ sở hạ tầng Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như ổn định trong chính sách và môi trường kinh tế.

1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

- Tác động tích cực ư

+ Nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý Bởi lẽ các nước tiếp nhận thì thường là nước đang phát triển có nguồn lao động rẻ, rồi rào nhưng thiếu vốn và công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên.

+ Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.

+ Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.

Trang 16

+ Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

+ Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.

- Tác động tiêu cực

+ Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, sẽ có thể dẫn tới đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả là gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình.

+ Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế, gây ô nhiễm môi trường.

+ Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận Do vậy việc bố trí cơ cấu đầu tư sẽ gặp khó khăn, tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.

+ Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản; ảnh hưởng tới cán cân thanh toán

quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước

+ Ngày nay hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia, vì thế các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vấn đề chuyển

Trang 17

nhượng giá nội bộ của các công ty này.

1.2 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trên thực tế đã có nhiều lý thuyết giải thích khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới đây là một số lý thuyết cơ bản :

1.2.1 Chênh lệnh về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helman và Sibert cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn Tình trạng nay sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận

1.2.2 Chu kỳ sản phẩm

Akmatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư , sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhập khẩu , ưu điểm của sản phẩm mới là nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên , nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn , kỹ thuật của nước ngoài Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa , nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến , nên cạnh tranh giữa nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn Theo Vernon , giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở những nước phát triển như Mỹ,vì ở đó mới có điều kiện nghiên cứu và phát triển và có khả năng triển khai sản xuất với khối lượng lớn ,và cũng chỉ ở các nước này thì kỹ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới phát huy được

Trang 18

hiệu quả sử dụng cao Do vậy , sản phẩm được sản xuất ra hang loạt với giá thành hạ và đã nhanh chóng đạt tới điểm bão hòa Để tránh suy thoái , các công ty phải mở rộng thị trường ra nước ngoài , nhưng điều này gặp cản trở bởi vì hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển , mặt khác do yêu cầu thương mại hóa sản phẩm nên việc sản xuất được tiêu chuẩn hóa , lao động tay nghề thấp có thể sử dụng được Vì vậy lúc này, FDI sẽ xuất hiện và hiệu quả hơn sản xuất trong nước để xuất khẩu

1.2.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H Hymes (1960) , Jonh H Dunning (1981) , Rugman (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi chọn địa điểm đầu tư , những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện ( lao động , đất đai ) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI

1.3.1 Các nhân tố quốc tế

Những nhân tố quốc tế tác động lên hoạt đông ĐTTTNN được xem xét dưới góc độ của nước sở tại , và bao gồm những điểm sau :

Một là , khả năng của nhà đầu tư Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế thế giới , dòng vốn ĐTTTNN đều giảm xuống , do hầu hết các nước chủ nhà đầu tư thay nhau rút vốn đầu tư về nước vì lý do yếu kém về mặt tài chính Ngược lại, khi có nền tai chính vững mạnh thì các chủ đầu tư lại chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư thu lợi nhuận

Hai là, sự biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới Chẳng hạn như những cuộc khủng hoảng kinh tế tầm khu vực và thế giới luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ĐTTTNN Điều này là rất rõ rang , vì khi xảy ra khủng hoảng thì tiềm lực của nhà đầu tư cũng như nước sở tại đều suy yếu Sức mua của thị trường giảm sút , do đó tỷ suất lợi nhuận cũng suy giảm Khi

Trang 19

đó hiệu quả tất yếu này là sự giảm sút của hoạt động ĐTTTNN trên phạm vi khu vực và thế giới

Ba là, sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút vốn ĐTTTNN Xác định được vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia đều chú tâm đến việc thu hút nguồn vốn này Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút vốn Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong ĐTTTNN ở những nước có môi trường đầu tư kém hấp dẫn Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên một hiện tượng hút vốn ĐTTTNN mạnh trên thế giới, và điều đó có ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

1.3.2 Các nhân tố quốc gia

1.3.2.1 Môi trường chính trị của nước tiếp nhận

Khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ một nước nào trên thế giới thì các nhà đầu tư coi yếu tố chính trị là một yếu tố hàng đầu để xem xét có nên đầu tư vào một nước nào đó hay không Một nền chính trị ổn định sẽ khuyến khích FDI Ngược lại, bất kỳ sự không ổn định nào về chính trị sẽ gây tác động không nhỏ đến các nhà đầu tư, thậm chí có nguy cơ nhà đầu tư sẽ mất trắng tay, không ai có thể đoán trước được sự đổ vỡ chính trị, chiến tranh, địch hoạ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.

Một quốc gia ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước Đối với đầu tư nước ngoài, môi trường chính trị càng ổn định bao nhiêu thì sự an toàn và sinh lợi của vốn càng được đảm bảo bấy nhiều

1.3.2.2 Môi trường kinh tế nước tiếp nhận

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút FDI Các nhà đầu tư nước ngoài luôn có xu hướng đầu tư vào những quốc gia có sự ổn định về kinh tế Một nền kinh tế ổn định thể hiện ở sự ổn định của đồng tiền, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế Chính sự ổn định về kinh tế và tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra một nhu cầu lớn trong tương lai Đó chính là điều các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn và kỳ vọng để có thể bán được sản

Trang 20

phẩm mà mình đầu tư sản xuất Một nền kinh tế ổn định nhưng không bất động, trì trệ mà phải đảm bảo vững chắc lâu bền Còn nếu có sự bất ổn về kinh tế, tốc độ lạm phát cao, nền kinh tế trì trệ sẽ tạo ra nguy cơ bị thua lỗ rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài

1.3.2.3 Môi trường luật pháp của nước tiếp nhận

Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư là bức tranh phản ánh rõ nhất môi trường đầu tư của các nước sở tại có hấp dẫn hay không? Các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến các nội dung sau :

Sự đảm bảo pháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh lành mạnh.

Quy chế pháp luật của sự phân chia lợi nhuận, quyền hồi thường lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại các nước sở tại.

1.3.2.4 Cơ chế, chính sách kinh tế của nước tiếp nhận

Cơ chế chính sách kinh tế liên quan trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia Có thể kể ra một số như: chính sách giá cả, các biện pháp chống lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách thuế và những ưu đãi Đây là những chính sách phản ánh khả năng sinh lợi của vốn đầu tư cao hơn những nơi khác, hay là sự đảm bảo an toàn cho sự sinh lợi của đồng vốn Đồng thời là những chính sách thể hiện sự ưu đãi, khuyến khích hay hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài Trong đó hai công cụ là lãi suất và tỷ giá hối đoái không chỉ có ý nghĩa đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp thông qua vai trò ổn định nền kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến tốc độ dòng chảy của vốn Mức lãi suất cao sẽ đảm bảo cho việc ngăn chặn vốn chảy ra ngoài và huy động vốn trong nước, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chi phí cao làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư Kinh nghiệm trong hai thập kỷ vừa qua, mức lãi suất quá cao thì nền tài chính thường làm tăng chi phí của FDI cho nền kinh tế Ngược lại,

Trang 21

các nước mở cửa theo quy tắc điều gì tốt cho các nhà đầu tư trong nước thì cũng tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đã thu được nhiều mối lợi từ FDI.

1.3.2.5 Các quy định về thuế của nước tiếp nhận

Nếu như các quy định về pháp luật đảm bảo sự an toàn về vốn của các nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn FDI càng cao Hệ thống pháp luật có thể tạo thuận lợi, làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn động của các công ty nước ngoài Vấn đề đặt ra là phải có cơ chế pháp lý rõ ràng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà không làm mất đi chủ quyền quốc gia.

1.3.2.6 Cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận

Một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động đầu tư là sự nghèo nàn và lạc hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn và vòng đời sản phẩm Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng Trình độ cơ sở hạ tầng phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư Sự phát triển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia luôn được đề ra như một yêu cầu hàng đầu của thu hút FDI.

1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầutư (Cămpuchia )

+Tác động tích cực

- Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu cho các nhà đầu tư nước ngoài

- Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và trình độ làm việc , quản lý tiên tiến của nước ngoài từ đó hoàn thiện tác phong làm việc hiệu quả

Trang 22

- Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên , về vị trí địa lý…

- Tạo thêm việc làm , tăng kinh ngạch xuất khẩu , nâng cao đời sống của nhân dân

- Khuyến khích nâng cao năng lực trong nước , tiếp cận với thị trường nước ngoài

+ Tác động tiêu cực

Tác động tiêu cực chỉ xảy ra nếu chính quyền nước chủ nhà quản lý không tốt

- Hoạt đông ĐTTTNN thường dẫn đến sự phụ thuộc của nước tiếp nhận vào nước chủ đầu tư Vì phần lớn các nước tiếp nhận thường là các nước đang phát triển trình độ còn nhiều hạn chế

- Tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên tại nước tiếp nhận Các nước chủ đầu tư khi bỏ vốn đều nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào tại nước tiếp nhận , đối khi vì mục đích lợi nhuận họ tiến hành các hoạt động khai thác không hợp lý đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên Ngoài ra hoạt động đtttnn còn gây ra tác động tiêu cực khác cho nước tiếp nhận như gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường , tiếp nhận máy móc công nghệ lỗi thời … và đặc biệt là phải chia sẻ lợi nhuận

Như vậy chúng ta có thể khẳng định ĐTTTNN một vai trò rất quan trọng song trong quá trình thu hút đầu tư chúng ta cần phải lựa chọn hợp lý đối tác đầu tư, phương thức đầu tư … để phát huy được các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế

1.5 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may CPC

Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với ngành dệt may ở Cămpuchia là rất cần thiết Điều đó trước hết xuất phát từ một thực tế rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Cămpuchia trong thời gian qua tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng chưa tương xứng

Trang 23

với tiềm năng và vị thế của đất nước Ngoài ra, những cơ hội, thách thức đối với Chính phủ hoàng gia Cămpuchia trong thời gian tới và nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước trong tương lai cũng là những nhân tố quy định tầm quan trọng của các giải pháp đó.

Dệt may là ngành công nghiệp gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người trên thế giới Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, văn minh hơn và mức sống mỗi ngày một cao hơn thì nhu cầu của mỗi con người về hàng may mặc ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn Đối với các nước phát triển thì công nghiệp dệt may được coi như là động lực quan trọng của tăng trường kinh tế, bởi vì đây là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn mà lại có giá trị xuất khẩu lớn, dệt may thực sự phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng vào xuất khẩu trong chính sách thương mại của Chính phủ hoàng gia Cămpuchia Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, những kết quả mà ngành dệt may mang lại cho nền kinh tế Vương quốc Cămpuchia là đáng ghi nhận Từ những năm khởi đầu sự phát triển của ngành dệt may, đến năm 1994 khi Chính phủ Cămpuchia đã ký kết hiệp định xuất khẩu hàng dệt may với Mỹ và EU, hàng dệt may đã trở thành nguồn thu xuất khẩu thứ 3 của Cămpuchia sau gạo và thuỷ sản Kết quả là năm 1994, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 270 triệu USD và tạo việc làm cho 6 vạn lao động, đến năm2003 kim ngạch hàng dệt may đạt 750 triệu USD (tăng 220% so với năm 1994), tạo việc làm cho hơn 50 vạn người Ngoài việc đóng vai trò hàng đầu trong việc cân đối ngoại tệ của quốc gia, ngành dệt may thu hút được một lực lượng lao động lớn như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, công nghiệp dệt may rất cần thiết vì ngành này phù hợp với xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của các nước phát triển Dệt may là ngành công nghiệp sử dụng lao động, đòi hỏi một

Trang 24

lượng vốn đầu tư không lớn so với nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân Mặt khác, Cămpuchia đang dồi dào về lao động và thiếu vốn đầu tư, trong khi các nước phát triển lại thiếu lao động, dồi dào về vấn đề vốn đầu tư và đang thực hiện chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ra nước ngoài, trong đó có ngành dệt may là một ngành rất cần thiết mà nhà đầu tư trên thế giới đang quan tâm.

Tóm lại, trong Chương I đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về các hoạt động thu hút FDI và sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực dệt may Cămpuchia trên cơ sở phát triển nến kinh tế Nhà nước Còn Chương II sẽ phần tích thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia thời gian qua đặc biệt thực trạng đến việc tim ra những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may Cămpuchia.

Trang 25

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI(FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY Ở CĂMPUCHIA

2.1 Khái quát về ngành dệt may Cămpuchia hiện nay

Ngành dệt may Cămpuchia là một trong những ngành có vị trí quan trọng ở Cămpuchia Hiện nay, đây là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao (trên 80% tổng giá trị hàng xuất khẩu) và tạo công ăn việc làm cho khoảng 350.000 lao động nữ Việc nghiên cứu và khảo sát ngành dệt may Cămpuchia và ngành dệt may ở các nước khác cho thấy:

Thứ nhất : Trình độ công nghệ ngành dệt may còn thấp, máy móc thiết bị của ngành dệt may phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất sứ từ nhiều nước Ngành dệt may có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 10 năm nên bị hư hỏng nhiều, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao Như vậy, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may phải đặt ra yêu cầu kết hợp đầu tư xây dựng mới, đồng thời chú ý thoả đáng hình thức liên doanh để hiện đại hoá, đồng bộ hoá thiết bị hiện có.

Thứ hai : Ngành dệt may Cămpuchia thường xuyên ở trong tình trạng bị động về nguồn nguyên liệu Các loại nguyên liệu chủ yếu cho ngành dệt may như bông, hoá chất, thuốc nhuộm hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài.

Nguyên liệu phục vụ sản xuất đối với xí nghiệp dệt may có tầm quan trọng rất lớn, trung bình chiếm 30% cơ cấu giá thành Mức phụ thuộc về nguyên liệu của 20 công ty dệt may được điều tra thì trung bình 50% trong số đó phải 100% nhập ngoại tơ sợi tổng.

Các xí nghiệp may công nghiệp lớn của Cămpuchia hiện nay, chủ yếu nhận may gia công cho các công ty nước ngoài, nên nguyên liệu do nước ngoài cung cấp, các doanh nghiệp của Cămpuchia chỉ là nguyên vật liệu phụ trợ.

Một số chuyên gia đã tính toán có tới 85% giá của sản phẩm dệt may

Trang 26

Cămpuchia là do nước ngoài làm ra.

Như vậy, chúng ta thấy ngành dệt may là ngành có tỷ trọng nguyên vật liệu rất lớn, việc cung cấp tại chỗ chưa có phải nhập khẩu hoàn toàn cho nên càng phát triển càng bị động, càng mất cân đối Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém như Cămpuchia thì đó cũng là một trong những lý do làm giảm khả năng thu hút tư bản nước ngoài đối với các dự án dệt may Đặc điểm này cần phải đặc biệt chú ý khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài Khi xây dựng các xí nghiệp liên doanh phải đặc biệt chú ý đến khâu giải quyết nguyên vật liệu, phải đầu tư thích đáng cho khâu nguyên vật liệu.

Thứ ba : Về trình độ công nghệ ngành dệt bị mất cân đối với ngành may Ngành dệt trình độ công nghệ lạc hậu, ngành may có trình độ công nghệ hiện đại hơn Do đó, khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài phải lưu ý khuyến khích đầu tư vào ngành dệt, chú ý công nghệ đề đảm bảo sản phẩm của ngành dệt là đầu vào cho ngành may Như vậy, đòi hỏi chính sách vĩ mô của Chính phủ phải khuyến khích đầu tư chiều sâu cho ngành dệt.

Thứ tư : Ngành dệt may Cămpuchia luôn luôn ở trong tình trạng thiếu vốn, kể cả vốn bằng tiền Cămpuchia và ngoại tệ mạnh Mỹ (USA) Đối với các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành dệt may hiện nay chỉ được Chính phủ khuyến khích và giúp đỡ quan hệ với địa phương Số vốn còn lại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tự đi vay.

Ngành công nghiệp dệt may của Vương quốc Cămpuchia luôn đi chậm so với công nghiệp dệt may trên thế giới Chính vì vậy, hiện nay Chính phủ chủ trương đưa ngành này phát triển ngang tầm thế giới, đặc biệt phải quan tâm đến công nghệ và vốn đầu tư.

Thứ năm : Ngành dệt may hiện nay đang sử dụng lực lượng lao động rất lớn và một trong những lợi thế của ngành dệt may Cămpuchia là nhân công rẻ Do vậy khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn công nghệ phải kết hợp giữa hiện đại và giải quyết công ăn việc làm.

Trang 27

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia

2.2.1 Vốn và nguồn FDI ở Cămpuchia

Trong thời kỳ 2001-2007 nguồn vốn FDI vào ngành dệt may Cămpuchia chủ yếu là nguồn vốn từ các nước Châu Á, và đứng đầu là

Nguồn: Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC), Sự phát triển ngành đầu

tư Cămpuchia, đường lối và thực hiện năm 2007.

Trong giai đoạn 2001-2007 vốn đầu tư của Malaysia là 2.962.532.062,45 USD trong đó vốn đăng ký là 2.630.135.474 USD Malaysia trở thành nước có vốn đầu tư cao nhất vào Cămpuchia, tiếp đó là Đài Loan, Trung Quốc và Singapore… Việt Nam là nước đứng thứ 10 trong tổng số 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Cămpuchia

Chính vì nguồn vốn đầu tư FDI của ngành dệt Cămpuchia chủ yếu từ các nước Châu Á nên tình hình thu hút FDI của Cămpuchia phụ thuộc rất lớn

Trang 28

vào nền kinh tế của các nước Châu Á nói chung và của Cămpuchia nói riêng Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu luôn có xu hướng phát triển những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và chất sám cao, còn ngành dệt may thì họ lại ít quan tâm chú ý tới Đa phần các sản phẩm dệt may lại được nhập khẩu từ Châu Á, nơi có nguồn nhân công rẻ, dồi dào.

2.2.2 Hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng, năm 2001 chỉ chiếm có 72,3% tổng số vốn đã thực hiện trong năm, thì năm 2007 chiếm 91,25% tổng số vốn đã thực hiện trong năm Điều này cho thấy các công ty nước ngoài ban đầu còn nghi ngờ về khả năng làm ăn ở Cămpuchia vì thế họ đã chọn đầu tư theo hình thức liên doanh Nhưng những năm gần đây do môi trường luật pháp và môi trường kinh tế Cămpuchia có sự thay đôi nên đã tạo được niềm tin đối với người nước ngoài vì vậy họ sẵn sàng đầu tư vào Cămpuchia theo hình thức 100% vốn nước ngoài.

Trang 29

Bảng 2.2: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã

Thực hiện vào ngành dệt may Campuchia

Nguồn: Vụ Thông tin Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC)

Một câu hỏi đặt ra ở đây là, đầu tư theo hình thức nào (liên doanh hay 100% vốn nước ngoài) thì có lợi cho Cămpuchia? Câu trả lời ở đây là cả đối với Cămpuchia thì cả hai hình thức đầu tư này đều có lợi Nhưng xét về lâu dài thì hình thức liên doanh sẽ có lợi hơn Vì nếu đầu tư theo hình thức liên doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp Cămpuchia học hỏi được kinh nghiêm về quản lý, về công nghệ về tác phong làm việc công nghiệp và cách thức kinh doanh với nước ngoài Và khi hết thời hạn liên doanh thì Cămpuchia có thể tự mình đứng ra tổ chức hoạt động kinh doanh mà không bị phụ thộc vào phía nước ngoài Còn nếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tuy về trước mắt sẽ giúp Cămpuchia phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm nhưng về lâu dài khi các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn ra khỏi Cămpuchia sẽ gây ra những cú sốc về công ăn việc làm Ngoài ra nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức 100% vốn nước ngoài nhiều quá sẽ làm cho

Trang 30

Cămpuchia mất đi tính tự chủ và luôn chịu ảnh hưởng nhiều từ phí nước ngoài Đối với một quốc gia, việc tự chủ về kinh tế có vai trò rất quan trọng để tạo nên vị thế và hình ảnh trên trường quốc tế.

2.2.3 Cơ cấu đầu tư

Về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa ngành dệt và ngành may mặc ở Cămpuchia có thể nói là rất mất cân đối Tất cả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành dệt may Cămpuchia đều là đầu tư vào may mặc , chứ hoàn toàn không có một dự án nào đầu tư vào ngành dệt

Ngành dệt là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho chính cho ngành may mặc Chính vì vậy ngành may mặc phụ thuộc rất lớn vào ngành dệt Hiện nay, các doanh nghiệp FDI của Cămpuchia đều nhập khẩu vải từ nước ngoài để phục vụ cho may mặc Chính điều này làm cho Cămpuchia không chủ động được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia phụ thuộc rất lớn vào nước ngoµi.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài không đầu tư vào ngành dệt ở Cămpuchia là do điều kiện tự nhiên của Cămpuchia không thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu Mặt khác, chi phí cho ngành dệt ở Cămpuchia lại cao hơn rất nhiều so với ở quốc gia khác (như Trung Quốc, Việt Nam…)

Với một câu hổi đặt ra ở đây cho Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia là có nên tăng cường đầu tư và khuyến khích đầu tư vào ngành dệt ở Cămpuchia không? Nếu xét trên khía cạnh về tự chủ kinh tế thì Cămpuchia cần phải phát triển ngành dệt, nhưng theo lý thuyết mà nói (lý thuyết lợi thế so sánh) thì Cămpuchia không cần thiết phải phát triển ngành dệt, vì đây không phải là lợi thế của Cămpuchia Trên thực tế hiện nay, để phát triển kinh tế thì các quốc gia cần phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển Một quốc gia không thể phát triển tất cả các ngành nghề Nước lớn như Mỹ còn phụ thuộc vào nguồn dầu lửa ở bên ngoài, Nhật Bản phát triển như vậy mà hàng năm vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực trên thế giới thì Cămpuchia cũng không

Trang 31

nhất thiết phải bỏ nhiều chi phí vào phát triển một ngành mà mình không có lợi thế

Nếu xét về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa dệt may và các ngành khác ta có thể xem bảng sau :

Trang 32

Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007

Nguồn: Uỷ ban phát triển Campuchia(CDC) và (CIB)2007

Ngành dệt tuy có quan hệ chặt chẽ với ngành may nhưng không phát triển ngành dệt cung không có nghĩa là không phát triển ngành may Ngành may đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, điều này lại phù hợp với Cămpuchia Đây lại chính là lợi thế của Cămpuchia so với các nước khác trên thế giới.

Theo số liệu trên ta thấy đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp dệt may chiếm 58,1% trong tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Đây

Trang 33

là một con số lớn đang chú ý Do ngành dệt may là ngành đòi hỏi số lượng lao động lớn Do đó, số vốn đầu tư cho ngành này chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm cho số lao động được thu hút vào ngành càn lớn Điều này rất có ý nghĩa với đất nước Cămpuchia khi mà tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề bức súc đối với Chính phủ Hoàng gia.

2.2.4 Địa bàn đầu tư

Về địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Cămpuchia chủ yếu tập trung vào những tỉnh thành giầu có và phát triển như thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kandal Sở dĩ như vậy là vì Cămpuchia là một nước có cơ sở hạ tầng còn rất lạc hậu Hệ thống giao thông liên lạc phục vụ sản xuất kinh doanh còn rất yếu kém

Bảng 2.4: Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may Campuchianăm 2007

đầu tưTỷ lệ phần trăm

Nguồn: Phòng Thương Mại Cămpuchia 2007.

Các tỉnh nghèo như tỉnh Takeo hay tỉnh Kampong Cham có cơ sở hạ tầng rất yếu kém và hầu như không thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù các tỉnh này có lợi thế về giá nhân công rẻ.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp dệt may tập trung ở Phnom Penh vì Cămpuchia là một nước đang phát triển nên tốc đồ đô thi hoá tăng nhanh Lao động di chuyển ra thành phố nhiều Do đó, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh chủ yếu tập trung ở thành phố lớn Điều này làm cho Cămpuchia mất đi sự cân bằng trong phát triển kinh tế, gây ra sự chênh lệch lớn trong phát triển kinh tế giữa các vùng trên lãnh thổ đất nước Địa bàn đầu tư trực

Trang 34

tiếp nước ngoài vào ngành dệt may chỉ tập chung chủ yếu ở Phnom Penh tuy tốt cho Campuchia nhưng xét về tổng thể lại chưa phát huy được hết lợi ích của đầu tư nước ngoài Vì điều này sẽ kéo theo việc lao động giản đơn tập trung quá nhiều ở một nơi mà nhiều vùng trong khi những vùng mà Chính phủ hoàng gia Cămpuchia cần tập trung xoá đói giảm nghèo lại không được phát triển.

2.2.5 Đối tác đầu tư

Theo số liệu cảu Uỷ ban Phát triển Cămpuchia thì đối tác nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào Cămpuchia trong giai đoạn từ 2001 tới cuối 2007, đứng đầu vẫn là Malaysia với tổng số 31 dự án, số vốn đã đăng ký là 2.630 triệu USD, vốn cố định là 2.962 triệu USD Tiếp sau đó là : Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Philippin và Việt Nam.

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Cămpuchia (2001 - 2007) - Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC
Bảng 2.1. 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Cămpuchia (2001 - 2007) (Trang 27)
Bảng 2.2: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã Thực hiện vào ngành dệt may Campuchia - Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC
Bảng 2.2 Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã Thực hiện vào ngành dệt may Campuchia (Trang 29)
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 - Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 (Trang 32)
Bảng 2.4: Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may  Campuchia năm 2007 - Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC
Bảng 2.4 Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may Campuchia năm 2007 (Trang 33)
Bảng 2.5. Các công ty  nước ngoài chủ yếu đầu tư  ở Cămphuchia  năm 2007 - Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC
Bảng 2.5. Các công ty nước ngoài chủ yếu đầu tư ở Cămphuchia năm 2007 (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w