Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC (Trang 54 - 55)

dệt may ở Cămpuchia

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong chính sách mở cửa góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là một chủ trương đúng đắn và cần thiết phù hợp với xu thế chung trên thế giới và thực tiễn phát triển của nước Cămpuchia. Ngành công nghiệp dệt may sẽ là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nước Cămpuchia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc thu hút vốn nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

- Thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành cả về quy mô, năng lực sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm, trên cơ sở tích cực mở rộng thị trường, đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao tay nghề của công nhân…

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp dệt may ở Cămpuchia cần thiết phát triển theo hướng cân đối khép kín quy trình sản xuất trên địa bàn thành phố, từ khâu kéo sợi, dệt vải… nhằm phát huy tốt năng lực nhà xưởng, thiết bị, máy móc, lao động… tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Phát triển công nghiệp dệt gắn với công nghiệp may nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp dệt may phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, vừa phân công, vừa hợp tác giữa các đơn vị sản xuất quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa đơn vị trung ương và đơn vị địa phương. Trong đó các doanh nghiệp quốc doanh là đơn vị đầu mối củng cố phát triển các vệ tinh ngoài quốc doanh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phát triển công nghiệp dệt may cần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư. Đầu tư phát triển ngành

dệt may liên quan đến nhiều vấn đề như: Tốc độ tăng trưởng năng suất, chất lượng, giá cả sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, lượng vốn, cơ chế huy động vốn, việc làm… Hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là căn cứ của việc lựa chọn dự án. Tuy nhiên vấn đề xã hội như việc làm, tận dụng năng lực hiện có cũng cần đặt ra khi lựa chọn dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC (Trang 54 - 55)