(FDI) vào ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia
Ở cămpuchia cùng với luật, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, các ngành đã ban hành các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật, tuy nhiên cần xém xét lại các văn bản pháp quy, luật của Chính phủ còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục sửa đổi bổ sung cho phù hợp với các quy định của WTO, như hệ thống pháp lý của Cămpuchia chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh, gây nên những khó khăn cho nhà đầu tư, để khuyến khích đầu tư, các cơ quan hữu quan cần chuẩn bị cho ra đời luật thương mại, luật kinh doanh bất động sản, bổ sung hoàn thiện các quy định về tự do, quy chế đấu thầu, môi sinh, môi trường, chuyển giao công nghệ… Đây là những văn bản luật và dưới luật rất cần thiết cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài sau khi Cămpuchia đã là thành viên của WTO.
Về lâu dài, Cămpuchia sẽ tiến tới thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phát triển theo đúng định hướng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng hệ thống pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tế để tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng, sớm ban hành luật về kinh doanh bất động sản, Luật cạnh tranh và chống độc quyền. Nguyên tắc xây dựng luật cũng cần được thay đổi dần theo hướng những gì pháp luật không cấm thì được làm. Trong giai đoạn tới, để tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho công cuộc phát triển, công nghiệp hoá (CNH) và hiện đại hoá (HĐH) đất nước thì hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài cần được hoàn thiện trên các mặt sau:
thi.
- Hệ thống pháp luật, chính sách phải đảm bảo thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo định hướng, chiến lược của Nhà nước.
- Tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của Cămpuchia với các nước trong khu vực, kế thừa kinh nghiệm của các nước này.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không chèn lấn đầu tư trong nước nhưng cũng không bảo hộ quá mức đối với doanh nghiệp trong nước.
- Hệ thống pháp luật phải phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế hiện hành.
- Cho phép đa dạng hoá các hình thức đầu tư: Hiện nay đã có căn cứ pháp lý cho hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các Công ty cổ phần chưa được thành lập, mới chỉ được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư nước ngoài. Việc bổ sung hình thức đầu tư này sẽ tạo điều kiện mở rộng kênh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cải thiện một bước sự cách biệt giữa đầu tư này sẽ tạo điều kiện mở rộng kênh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cải thiện một bước sự cách biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo thêm nguồn hàng cho thị trường chứng khoán non trẻ của Cămpuchia và tiến gần hơn với các thông lệ đầu tư quốc tế. Do lĩnh vực này còn quá mới mẻ, hệ thống pháp luật liên quan chưa hoàn thiện nên mới chỉ thực hiện dưới hình thức thí điểm chỉ áp dụng với các doanh nghiệp đã hoạt động là bước đi phù hợp và thận trọng. Tuy nhiên, sau khi tổng kết công tác thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành Công ty cổ phần và rút
ra được những kinh nghiệm, cần nghiên cứu để bổ sung hình thức Công ty cổ phần này và rút ra được những kinh nghiệm, cần nghiên cứu để bổ sung hình thức Công ty cổ phần vào Luật đầu tư nước ngoài. Việc bổ sung hình thức doanh nghiệp cổ phần sẽ dần tới hàng loạt các quy định khác cũng cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp như quy định về thời gian hoạt động cũng cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp như quy định về thời gian hoạt động của doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần trở nên không cần thiết, quy định về cổ đông, cổ phiếu, cổ phần và đại diện sở hữu, đại diện pháp lý của doanh nghiệp… Việc quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tối đa 30% tổng số vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được kiểm nghiệm và xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện từng thời kỳ.
Cho phép một số doanh nghiệp đặc thù như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, giám định, dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn thiết kế… được thành lập theo hình thức Công ty hợp danh có vốn đầu tư nước ngoài như đối với các doanh nghiệp trong nước.
Cho phép đầu tư dưới hình thức chi nhánh Công ty nước ngoài. Hiện nay, trong lĩnh vực ngân hàng, thương mại và dịch vụ đã có hình thức này nhưng trong lĩnh vực sản xuất thì chưa có. Chi nhánh Công ty nước ngoài do Công ty nước ngoài đầu tư và hoàn toàn phụ thuộc vào Công ty mẹ. Việc cho phép thành lập các chi nhánh này sẽ tạo thêm một kênh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cho phép Công ty đa mục tiêu, hoạt động trong nhiều lĩnh vực được thành lập các Công ty quản lý vốn (Holiding Company) để điều hành chung toàn bộ hoạt động đầu tư của tập đoàn trong lãnh thổ Cămpuchia và theo chiến lược chung của tập đoàn.
- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết việc thi hành luật. Sớm sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao theo hướng nâng mức khởi điểm chịu thuế, tăng giãn khoảng cách giữa các mức thu nhập chịu thuế và giảm mức điều tiết thu nhập. Việc sửa đổi
Pháp lệnh sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho người lao động được làm việc ở các vị trí cao hơn mà trước đầu tư nước ngoài luôn nắm giữ, đồng thời giảm chi phí nhân công nhà đầu tư. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích sản xuất phụ kiện nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Hoàn chỉnh hệ thống thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, hoàn thiện các quy định về hợp đồng kinh tế, sở hữu trí tuệ, cải tiến hệ thống tín dụng, bảo lãnh đầu tư, phá sản đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Thực tế phát sinh cho thấy trong nhiều liên doanh nhờ đàm phán đôi bên, bên Cămpuchia nhận được lợi nhuận nhiều hơn tỷ lệ góp vốn. Vì vậy, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia nên quy định “các bên liên doanh được phân chia lãi lỗ tùy theo sự đàm phán song không được thấp hơn tỷ lệ góp vốn” để đảm bảo quyền lợi cho phía Cămpuchia.
- Cải tiến công cụ thuế, tín dụng, cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan. Công cụ thuế, cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan cải tiến mạnh mẽ, linh hoạt hơn, có các chính sách khuyến khích và ưu đãi tạo động lực lớn hơn để hướng mạnh vào xuất khẩu, áp dụng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ, thu hút các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư (đã có nhiều trường hợp thuế xuất nhập khẩu các bán thành phẩm, linh kiện, chi tiết để sản xuất và lắp ráp thành phẩm bị đánh thuế và áp thuế nhập khẩu cao hơn thành phẩm, không khuyến khích sản phẩm nội địa hoá. Chính sách tín dụng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận chủ động hơn các nguồn vốn trong nước và thị trường vốn nước ngoài, chú trọng giải quyết những vấn đề tồn tại để khai thông các giao dịch có bảo đảm thế chấp, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia.
Ngoài ra, phải tích cực tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước, đặc biệt của các nước trong khu vực. Tập hợp các ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài tại Cămpuchia để từ đó đưa ra được những quy định phù hợp nhất, có lợi nhất, từ đó nâng cao được khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của Cămpuchia.