Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC (Trang 58 - 60)

(FDI) vào công nghiệp dệt may Cămpuchia

Phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và dịch vụ nội địa là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối với những vùng, địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển vùng, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới cũng như tạo thuận lợi cho các dự án đang hoạt động là hết sức cần thiết. Việc tiếp thu đầu tư cho các vùng này, tạo điều kiện cho các vùng, địa phương tiếp tục phát triển mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển ở các vùng phụ cận. Đối với từng các vùng, địa phương chưa phát triển cơ sở hạ tầng, cần dành các nguồn vốn tài trợ, vốn theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ hoàng gia Cămpuchia, vốn ưu đãi… để đầu tư cho hạ tầng, từ đó mới có khả năng thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chúng ta phải nhanh chóng có những quy chế ưu đãi rõ ràng cụ thể đối với các hình thức BOT, BTO, BT khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào các địa bàn trọng điểm để hình thức này nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Bên cạnh đó khuyến khích đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa chúng ta phải nghĩ tới việc thành lập các đặc khu kinh tế cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.

Ngoài việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng ta cũng phải huy động tối đa vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn trong nước để đầu tư hỗ trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực này, điều đó sẽ tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch để xây dựng các xí nghiệp dệt may có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để nhanh chóng tiếp thu vốn và kỹ thuật nước ngoài, các nước đang phát triển thành lập các đặc khu kinh tế: Khu chế xuất, khu tự do buôn bán, khu công nghiệp kỹ thuật cao trên những vùng đất gần những thủ đô lớn, cảng biển hoặc cảng hàng không. Các đặc khu thường chiếm một vùng lãnh thổ không lớn, do đó các nước nhận đầu tư đang hoàn thành cơ sở hạ tầng trong một thời gian không lâu.

Trong đó có khu công nghiệp Korm Samno được định hướng thu hút các dự án của ngành công nghiệp dệt may. Cụ thể, trong kinh doanh đó có dự án liên doanh sợi - dệt - nhuộm được đinh hướng tại khu công nghiệp Korm Samno còn dự án nhà máy dệt kim được định hướng tại khu công nghiệp Chom Chao. Khu công nghiệp Korm Samno có diện tích 1.389,2 ha. Tổng vốn đầu tư 95 triệu USD, chủ đầu tư công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh Mong Rithy Group.

Trong thời gian qua, công ty đã tập trung thực hiện xây dựng công trình cơ sở hạ tầng theo dự án đã được duyệt, một số công việc cụ thể như sau:

+ Xây dựng các tường bao, lắp dụng các mốc ranh giới. + Xây dựng tuyến đường trục chính vào khu công nghiệp.

+ Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật- thi công tuyến đường Tây Bắc - Đông Nam.

+ Xây dựng và đưa vào sử dụng văn phòng làm việc của Ban quản lý dự án khu công nghiệp Korm Samno.

Khu công nghiệp này trước đây do chưa có quy hoạch nên các nhà máy xí nghiệp công nghiệp đã xây dựng phát triển theo dạng tự phát. Đến nay đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, hệ thống xử lý nước thải không có hệ thống cung cấp và thoát nước không có, hệ thống đường xá giao thông từ thời chiến tranh để lại.

Với những điều kiện thực trạng hạ tầng như trên không thể đáp ứng yêu cấu để phát triển khu công nghiệp. Cho nên, trong thời gian tới công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh Korm Samno cần lập trung thực hiện các công tác sau:

 Xây dựng tuyến đường trục chính vào khu công nghiệp.

 Phối hợp cùng Ban quản lý các khu công nghiệp Korm Samno thực hiện vận động, kêu gọi thu hút đầu tư vào khu công nghiệp này.

- Đào tạo và chuẩn bị nguồn lực cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may.

Trong cơ chế thị trường, người lao động cần phải thông thạo nghề trước khi tìm việc làm. Ở Cămpuchia có một thực trạng đáng buồn là trong những năm qua mỗi năm đại học đào tạo và cho ra trường vài ngàn kỹ sư, cử nhân kinh tế cho xã hội, nhưng do tình trạng trì trệ về kinh tế đã dẫn đến việc chảy máu chất xám ngày càng trầm trọng. Các tri thức, các nhà kinh doanh, nhà khoa học, thợ may, thợ dệt của Cămpuchia đã lần lượt lên đường tìm vào các khu vực khác hoặc ra nước ngoài làm ăn sinh sống vì quê hương không đất dụng võ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w