+ Cạnh tranh khốc liệt của các quốc gia thuộc khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây thị phần hàng dệt may của cả Việt Nam và Trung Quốc luôn chiến tỷ trọng lớn, Chính phủ Việt Nam cũng như Trung Quốc có nhiều chính sách tốt hơn Cămpuchia cũng như nhũng thuận lợi của các quốc gia trong khu vực làm cho nguồn vốn đầu tư vào Cămpuchia tăng với tốc độ không cao so với Việt Nam và Trung Quốc.
+ Một số chính sách như chuyển giao công nghệ, cạnh tranh công bằng của Cămpuchia chưa hoàn thiện làm cho tỷ trọng ngành dệt may không tăng nhanh, hiệu quả hoạt động ngành thấp, kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Lợi thế cạnh tranh giá nhân công rẻ và chi phí đầu vào rẻ dần mất đi, cộng với những thay đổi chậm chạp không phù hợp với thời đại làm cho hiệu quả hoạt động của ngành giảm sút, đặc biệt giá nhân công ngày càng tăng nhanh và lạm phát cao trong những năm gần đay làm tăng chi phí đầu vào giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may.
+ Vấn đề nguồn nhân lực của Cămpuchia chưa đáp ứng hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài , đào tạo về chuyên môn ở Cămpuchia còn hàn chế làm cho nhà đầu tư nước ngoài thiếu rất nhiều công nhân lao động có tay nghề cao , từ đó tạo việc khó khăn cho việc thu hút FDI vào ngành dệt may của Cămpuchia .
+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Sự hạn chế của cơ sở hạ tầng cũng là nguy cơ đối với việc thu hút FDI vào ngành dệt may của Cămpuchia . Từ đó tạo việc không thuận lợi trong việc tăng cường thu hút FDI .
+ Môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành dệt may của Cămpuchia vẫn còn nhiều bất cập .