Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC (Trang 66 - 69)

Trong những năm qua chính phủ của Cămpuchia đã có rất nhiều các cải cách, đổi mới nhằm tào ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài . Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành dệt may trong hoạt động đầu tư nước ngoài đòi hỏi Nhà nước cần có một số giải pháp sau :

- Mở rộng hợp tác quốc tế , tăng cường thăm viếng và đàm phán với các đối tác nước ngoài về việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt.

- Giao quyền chủ động hơn cho ngành dệt may : sẽ cắt giảm một số thủ tục rườm rà , rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư . Ví dụ như đối với một số dự án thông thường có thể cho phép các dự án đó hoạt động .

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu về vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI .

- Quảng bá hình ảnh đất nước của mình cho các nhà đầu tư biết thêm nữa , từ đó sẽ tạo điều kiện cho các đối tác hiểu về mình hơn .

- Tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may , đặc biệt là đội ngũ nguồn nhân lực cho thiết kế mẫu mốt , Marketing , quản trị doanh nghiệp ,....để có điều kiện đảm bảo cho việc tiếp thu và sử dụng vốn FDI vào ngành dệt may một cách có hiệu quả .

- Nghiên cứu hỗ trợ , trợ cấp cho ngành dệt may theo đúng quy định của WTO để tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI vào ngành dệt may của Cămpuchia .

KẾT LUẬN

Cămpuchia là một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, chính vì vậy ngoài việc dựa vào nguồn lực của bản thân thì việc dự vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước là rất cần thiết. Việc thu hút FDI nói chung và vào ngành dệt may nói riêng ở Cămpuchia là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia đang đưa về cho Cămpuchia một khối lượng lớn ngoài tệ (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu) . Phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Cămpuchia là phục vụ cho xuất khẩu. Với thực trạng Cămpuchia là nước nông nghiệp với số lượng lớn lao động có trình độ thấp bị thất nghiệp với thì ngành dệt may, một ngành công nghiệp cần nhiều lao động giản đơn, sẽ giúp cho trình độ thấp giảm được một gánh nặng lớn về thất nghiệp. Chính vì thế việc tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế Cămpuchia đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.

Bắt đầu từ triển vọng như vậy, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia đã quyết định lấy công nghiệp dệt may là cơ sở phát triển nền kinh tế và là công cụ để khuyến khích công nghiệp khác như công nghiệp sản xuất đồ điện tử công nghiệp lắp ráp máy móc… Hơn nữa, theo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may sẽ làm cho Cămpuchia có đầy đủ kinh nghiệm trong ngành công nghiệp dệt may và ngành quản lý, tổ chức chính sách chính trị và thực hiện chuyên ngành kỹ thuật. Cũng với những vấn đề trên Cămpuchia có thể nhìn thấy những điểm yếu kém của mình để cải thiện và chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt lấy công nghiệp nặng và công nghiệp sử dụng kỹ thuật cao làm cơ sở phát triển kinh tế Cămpuchia tiến tới phát triển và phồn vinh trong tương lai.

Chính vì hoạt động tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia có vai trò quan trọng như vậy nên ngay từ đầu đã đặt mục đích

nghiên cứu là xem xét và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại.

Để hoàn thành bài luận văn này em đã phải tốn rất nhiều công sức và thật may mắn cho em là đã được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các bạn Việt Nam. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn GS .TS. Đỗ Đức Bình đã rất tận tình và rất vất vả chỉ bảo, hướng dẫn cho em để em có thể hoàn thành bài viết này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS-TS Nguyễn Thị Hường, “ Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Tập I, Tập II ” NXB Thống kê, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nôi.

2. PGS-TS Nguyễn Thị Hường, “ Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, Tập I ” NXB Thống kê, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nôi.

3. Giáo trình Đầu Tư Nước Ngoài (FDI) của Cămpuchia xuất bản năm 2005.

4. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư của Cămpuchia. 5. Bộ Kinh Tế và Tài Chính của Cămpuchia.

6. Nguyễn Hải Bình (2006) “ Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàivào tỉnh Hà Tây trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ”, Luận vãn tốt nghiệp cử nhân , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân , Hà Nội , Việt Nam .

7. Phạm Thị Hồng Loan (2005) “ Giải pháp thu hút FDI vào phát triển hệ thông cảng biển Việt Nam” , Luận vãn tốt nghiệp cử nhân , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân , Hà Nội , Việt Nam .

8. KEO KHANTEYMETHEA (2005) “ Những giải pháp tăng cường

thu hut đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Cămpuchia ”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân , Hà Nội, Việt Nam . Internet Webside 1. www.everyday.com.kh 2. www.moc.gov.kh 3.www.aseansee.org 4.www.worldbank.org 5. www.kohsantepheapdaily.com.kh 6. www. investment.gov.k h 7.www.cambodiadialy.com

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia.DOC (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w