MỤC LỤC
Theo Vernon , giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở những nước phát triển như Mỹ,vì ở đó mới có điều kiện nghiên cứu và phát triển và có khả năng triển khai sản xuất với khối lượng lớn ,và cũng chỉ ở các nước này thì kỹ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới phát huy được. Để tránh suy thoái , các công ty phải mở rộng thị trường ra nước ngoài , nhưng điều này gặp cản trở bởi vì hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển , mặt khác do yêu cầu thương mại hóa sản phẩm nên việc sản xuất được tiêu chuẩn hóa , lao động tay nghề thấp có thể sử dụng được.
Dunning (1981) , Rugman (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nếu như các quy định về pháp luật đảm bảo sự an toàn về vốn của các nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn FDI càng cao.
Các nước chủ đầu tư khi bỏ vốn đều nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên dồi dào tại nước tiếp nhận , đối khi vì mục đích lợi nhuận họ tiến hành các hoạt động khai thác không hợp lý đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Như vậy chúng ta có thể khẳng định ĐTTTNN một vai trò rất quan trọng song trong quá trình thu hút đầu tư chúng ta cần phải lựa chọn hợp lý đối tác đầu tư, phương thức đầu tư … để phát huy được các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đối với các nước phát triển thì công nghiệp dệt may được coi như là động lực quan trọng của tăng trường kinh tế, bởi vì đây là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn mà lại có giá trị xuất khẩu lớn, dệt may thực sự phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng vào xuất khẩu trong chính sách thương mại của Chính phủ hoàng gia Cămpuchia. Mặt khác, Cămpuchia đang dồi dào về lao động và thiếu vốn đầu tư, trong khi các nước phát triển lại thiếu lao động, dồi dào về vấn đề vốn đầu tư và đang thực hiện chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ra nước ngoài, trong đó có ngành dệt may là một ngành rất cần thiết mà nhà đầu tư trên thế giới đang quan tâm.
Như vậy, chúng ta thấy ngành dệt may là ngành có tỷ trọng nguyên vật liệu rất lớn, việc cung cấp tại chỗ chưa có phải nhập khẩu hoàn toàn cho nên càng phát triển càng bị động, càng mất cân đối. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém như Cămpuchia thì đó cũng là một trong những lý do làm giảm khả năng thu hút tư bản nước ngoài đối với các dự án dệt may.
Còn nếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tuy về trước mắt sẽ giúp Cămpuchia phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm nhưng về lâu dài khi các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn ra khỏi Cămpuchia sẽ gây ra những cú sốc về công ăn việc làm. Nếu xét trên khía cạnh về tự chủ kinh tế thì Cămpuchia cần phải phát triển ngành dệt, nhưng theo lý thuyết mà nói (lý thuyết lợi thế so sánh) thì Cămpuchia không cần thiết phải phát triển ngành dệt, vì đây không phải là lợi thế của Cămpuchia. Luật lao động Vương quốc Cămpuchia có mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng lực lượng lao động trong nước, từ đó làm cho nhân dân có chuyên môn và hiểu biết những kinh nghiệm làm việc, đặc biệt chuyên môn trong quản lý xí nghiệp.
Uỷ ban phát triển Cămpuchia (CDC) là cơ quan của chính phủ lãnh đạo do cơ quan hành pháp có SAM DECH HUN SEN và Sam dech krom prech norodom ranarith là chủ tịch, Ngài KIET CHHUN Bộ trưởng kinh tế và tài chính là phó chủ tịch thứ nhất, Ngài CHHOM BRASITH, Bộ trưởng Thương Mại là phó chủ tịch, Ngài KONG VIBOL Thứ trưởng Bộ kinh tế và tài chính là phó chủ tịch, Ngài đại diện Bộ nội các, Bộ trưởng Bộ Dinh thự hoặc đại diện Bộ trưởng, thứ trưởng hoặc đại diện các Bộ, các cơ quan của Chính phủ cả Tướng quân hoàng gia, Tướng an ninh nội vụ hoặc đại diện và chủ tịch tỉnh, thành phố hoặc các đại diện thành viên khác.
- Khối lượng vốn đầu tư từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Cămpuchia rất là lớn .Cùng với quá trình bổ sung nguồn vốn , các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang lại một khối lượng lớn tài sản, thiết bị và công nghệ được đưa vào ứng dụng trong sản xuất giá trị tài sản cố định tăng và năng lực cùng tăng theo. Mặt khác sự thiếu nguyên liệu trong nước, thiếu công nghiệp hỗ trợ với công nghiệp Cămpuchia đã trở thành vấn đề lớn đối với sản xuất sản phẩm, đồng thời một số nguyên liệu có thể nhập khẩu không cần đóng thuế nhưng nhà đầu tư phải tiêu thụ nhiều vận tải và làm thủ tục khác mà cuối cùng sẽ làm cho sản phẩm của họ mất cơ hội cạnh tranh vì giá đầu của sản phẩm rất cao.
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia , không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia , mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực , Chính vì vậy , nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. + Cạnh tranh khốc liệt của các quốc gia thuộc khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây thị phần hàng dệt may của cả Việt Nam và Trung Quốc luôn chiến tỷ trọng lớn, Chính phủ Việt Nam cũng như Trung Quốc có nhiều chính sách tốt hơn Cămpuchia cũng như nhũng thuận lợi của các quốc gia trong khu vực làm cho nguồn vốn đầu tư vào Cămpuchia tăng với tốc độ không cao so với Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên vấn đề xã hội như việc làm, tận dụng năng lực hiện có cũng cần đặt ra khi lựa chọn dự án.
Ở cămpuchia cùng với luật, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, các ngành đã ban hành các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật, tuy nhiên cần xém xét lại các văn bản pháp quy, luật của Chính phủ còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục sửa đổi bổ sung cho phù hợp với các quy định của WTO, như hệ thống pháp lý của Cămpuchia chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh, gây nên những khó khăn cho nhà đầu tư, để khuyến khích đầu tư, các cơ quan hữu quan cần chuẩn bị cho ra đời luật thương mại, luật kinh doanh bất động sản, bổ sung hoàn thiện các quy định về tự do, quy chế đấu thầu, môi sinh, môi trường, chuyển giao công nghệ… Đây là những văn bản luật và dưới luật rất cần thiết cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài sau khi Cămpuchia đã là thành viên của WTO. Việc bổ sung hình thức doanh nghiệp cổ phần sẽ dần tới hàng loạt các quy định khác cũng cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp như quy định về thời gian hoạt động cũng cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp như quy định về thời gian hoạt động của doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần trở nên không cần thiết, quy định về cổ đông, cổ phiếu, cổ phần và đại diện sở hữu, đại diện pháp lý của doanh nghiệp… Việc quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tối đa 30% tổng số vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được kiểm nghiệm và xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện từng thời kỳ.