1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định

95 946 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 127,19 KB

Nội dung

Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành đã đưa sắc thuế mới lên tầmbao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập của cá nhântrong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra m

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thuế là nguồn thu chủ yếu, lâu dài, là bộ phận quan trọng nhất củaNgân sách Nhà nước (NSNN), góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Mục tiêu quan trọng của nước ta là xây dựng được một hệthống thuế có hiệu lực và hiệu quả thực hiện cao, điều này không chỉ phụthuộc vào chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào công tác quản

lý thu thuế của Nhà nước

Hơn 20 năm Việt Nam thực hiện cải cách chính sách thuế và quản lýthuế, ngành thuế đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của đất nước Hệ thống chính sách thuế hiện tại đã tương đối hoànchỉnh, đảm bảo bao quát đủ các nguồn thu và phù hợp với nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế Công tác quản lý thu thuế từng bước được đượcchuyên môn hoá, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cá nhân và tập thểtrong quản lý thu, nộp thuế đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ

Cùng với các Luật thuế đã được Quốc hội ban hành tương đối đồng bộ

và có phạm vi điều chỉnh toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, phùhợp với chính sách kinh tế, chính trị ở từng thời kỳ nhất định Một trongnhững sắc thuế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đông đảo người dân là LuậtThuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Trên thế giới hơn 100 nước trong đó có nước phát triển, đang phát triển

và kém phát triển đã áp dụng sắc thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ đóng gópkhoảng 12-16% ở một số nước Asean (Thái Lan, Philippines, Malaysia ),các nước đang phát triển khoảng 13 - 14%, các nước phát triển (Mỹ, Anh,Nhật, Pháp, Đức ) khoảng 30 - 40% tổng ngân sách quốc gia Ngày21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2 khóa XII Quốc hội đã thông qua Luật thuế thunhập cá nhân số 04/2007/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009)nhằm thay thế các chính sách thuế hiện hành về thu thuế thu nhập cá nhân là

Trang 2

thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế thu nhập doanh nghiệp(phần cá nhân nộp thuế), thuế chuyển quyền sử dụng đất

Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành đã đưa sắc thuế mới lên tầmbao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập của cá nhântrong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xãhội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ởmức độ và loại thu nhập chịu thuế Điều này sẽ góp phần tăng cường công táckiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Hơn nữa, sốngười dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên, nhất là số người nước ngoàiđầu tư và kinh doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thunhập cá nhân để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Là một cán bộ công chức của ngành thuế Nam Định và đồng thời cũng

là học viên cao học Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Bách khoa

Hà Nội, tôi mong muốn đem những kiến thức mà thầy cô truyền đạt áp dụngvào thực tế của đơn vị mình nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý thuthuế, nhất là thuế thu nhập cá nhân của Cục thuế tỉnh Nam Định, do đó tôi

chọn đề tài: ‘‘Một số giải pháp tăng cường quản lý thu Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định’’ làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, đề ra các giải phápnhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân cho Cục Thuếtỉnh Nam Định qua đó nâng cao hiệu quả thu NSNN, đảm bảo công bằngpháp lý Để đạt đến mục đích nêu trên, luận văn sẽ tiến hành các hoạt động

cụ thể, bao gồm nghiên cứu cơ sở pháp lý về thuế TNCN, đánh giá thực trạngquản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh, phân tích các nguyên nhân, từ đó đưa ranhững giải pháp phù hợp để nâng cao kết quả hoạt động của ngành thuế củatỉnh

Trang 3

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về quản lý thuế thunhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Nam Định, gồm người nộp thuế (đối tượng)TNCN, các tổ chức khác có liên quan, bộ máy thực hiện quản lý thu thuế vànhững cơ chế chính sách về thuế TNCN, trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN cho Cục Thuế tỉnhNam Định.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Cục Thuế tỉnh Nam Định, một đơn

vị trực thuộc Tổng cục Thuế- Bộ Tài chính cùng các bộ phận trực thuộc Dữliệu được thu thập qua các số liệu thống kê thứ cấp có sẵn tại đơn vị từ giaiđoạn 2008- 2011 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trongluận văn là phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, thống kê, sosánh

Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính ngoài phần Mở đầu và Kếtluận, đó là:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân

Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnhNam Định

Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý quản lý thu thuế thunhập cá nhân cho Cục thuế tỉnh Nam Định

Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo khoa Kinh tế & Quản lýthuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là GVC.TS Phạm ThịThanh Hồng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế này Do vấn

đề nghiên cứu còn khá mới mẻ và phức tạp, thời gian nghiên cứu chưa nhiềutrong khi đó kiến thức của tôi còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu củacác thày cô giáo và các bạn đọc

Trang 4

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1 THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế

Ra đời, tồn tại cùng với Nhà nước từ đó đến nay thuế đã trải qua mộtquá trình phát triển lâu dài, quan niệm về thuế cũng thay đổi và không ngừnghoàn thiện

1.1.1.1 Khái niệm:

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật định không hoàn lại trựctiếp đối với các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước”

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế:

- Thuế là khoản đóng góp mang tính chất cưỡng chế và pháp lý cao,gắn liền với quyền lực chính trị của nhà Nhà nước, được quy định trong cácvăn bản pháp luật của Nhà nước cùng với những chế tài đi kèm đảm bảo việcthực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân

- Thuế là khoản đóng góp mang tính không hoàn trả trực tiếp đối vớicác tổ chức và cá nhân nộp thuế, là hình thức phân phối lại thu nhập đượcNhà nước sử dụng và phân phối gián tiếp thông qua việc giữ vững an ninhquốc phòng, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, nuôi sống bộ máy Nhà nước, tạođiều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động lao động sản xuất kinhdoanh và các chính sách phúc lợi của Nhà nước Đặc điểm này giúp ta có thểphân biệt giữa thuế với phí và lệ phí- hai nguồn thu khác trong ngân sách củaNhà nước Trong khi phí và lệ phí là những khoản đóng góp khi các cá nhân

và tổ chức sử dụng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thì ngược lại thuế làkhoản đóng góp bắt buộc đối với các công dân khi họ nằm trong đối tượngđược điều chỉnh của Luật thuế mà nhà nước không có trách nhiệm phải hoànlại trực tiếp cho người nộp dưới bất cứ hình thức nào

Trang 5

1.1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước: Trong nguồn thungân sách của Nhà nước thì thuế chiếm một tỉ trọng rất lớn Thuế là cơ sởquan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và giúp bộmáy Nhà nước có thể thực hiện được các chính sách đặt ra Thông thường thìthuế chiếm tới xấp xỉ 80 - 90% nguồn thu ngân sách của Chính phủ Tuỳ theoqui mô, mức độ phát triển và chính sách thuế của từng quốc gia mà sẽ quyếtđịnh giá trị thuế thu được Thuế chứa đựng trong nó rất nhiều các sắc thuếkhác nhau với các đối tượng bị điều chỉnh khác nhau Tất cả chúng ta đềuđang bị điều chỉnh bởi luật thuế, chúng ta phải nộp thuế mà đôi khi bản thânchúng ta không biết rằng mình đang phải nộp thuế cho Nhà nước Nó baogồm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếxuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, Chính vì diện bao quát rất rộng củathuế nên nó có khả năng tập trung nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước

- Thuế phải trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý vàđiều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá,nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng vàtoàn bộ nền kinh tế nói chung

- Thuế phải góp phần thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giữa cácthành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư

1.1.1.4 Các yếu tố cấu thành của một chính sách thuế

Mỗi sắc thuế đều có mục đích, yêu cầu và đặc điểm riêng nhưng đềucấu thành bởi các yếu tố sau:

- Tên gọi: Nói lên đối tượng tính thuế, đối tượng nộp thuế hoặc nộidung chủ yếu của sắc thuế

Trang 6

- Đối tượng chịu thuế: Là tổ chức, cá nhân được Nhà nước công nhận

về mặt pháp lý có hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản hoặc thu nhập thuộcphạm vi điều tiết của thuế

- Đối tượng nộp thuế: không phải là đối tượng chịu thuế (đối với cácloại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) nhưng cũng

có thể là đối tượng chịu thuế (đối với các loại thuế còn lại)

- Phương pháp tính thuế: các công thức tính thuế, các quy định về thờiđiểm tính thuế, về các căn cứ tính thuế áp dụng cho từng trường hợp cụ thểThuế suất: có thể quy định một tỷ lệ nhất định hoặc quy định dưới dạng biểuthuế lũy tiến từng phần Thuế suất được coi là linh hồn của một sắc thuế

- Kỳ tính thuế: Là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộpNSNN theo quy định

- Chế độ kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế (nếu có)

- Chính sách miễn thuế, giảm thuế

- Các hướng dẫn về công tác tổ chức thực hiện

1.1.2 Quản lý thuế và hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam

1.1.2.1 Quản lý thuế

- Khái niệm: Quản lý thuế là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện hệthống chính sách thuế của cơ quan thuế và các đối tượng liên quan Quản lýthuế áp dụng với việc quản lý các loại thuế, phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặtnước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoảnthu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định củapháp luật

Trang 7

- Nội dung chủ yếu của công tác quản lý thuế

+ Quản lý người nộp thuế: quản lý tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc đốitượng nộp thuế về số lượng, quy mô, ngành nghề, địa bàn kinh doanh, cáchoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các yếu tố khác liên quan đến việcxác định nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế Yêu cầu chủ yếu của nộidung này là phải đảm bảo quản lý đầy đủ các đối tượng thuộc diện nộp thuế

và các hoạt động thuộc diện chịu thuế của họ, quản lý chặt nguồn thu, không

bỏ sót nguồn thu, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thu thuế dokhông quản lý đầy đủ đối tượng nộp thuế

+ Quản lý căn cứ tính thuế: quản lý tình hình sản xuất kinh doanh thực

tế của đối tượng nộp thuế, từ các yếu tố như doanh thu, trị giá hàng hoá, dịch

vụ mua vào, các chi phí sản xuất kinh doanh và quá trình thực hiện chế độ sổsách kế toán, hoá đơn chứng từ Yêu cầu chủ yếu của nội dung này là đảmbảo tính chính xác khi xác định số thuế phải nộp, phản ánh được thực trạngsản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế và tình hình chấp hành các chínhsách của nhà nước trong sản xuất, kinh doanh

+ Quản lý quá trình thu nộp thuế: từ khâu tính thuế, kê khai thuế, nộpthuế đến quyết toán và xử lý quyết toán thuế Thực hiện nội dung này phảiđảm bảo các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình mộtcách chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ

+ Quản lý việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế: đảm bảoviệc thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế phải đúng đối tượng theo quyđịnh, hạn chế các hiện tượng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để gianlận thuế và phát huy cao nhất hiệu quả của các chính sách Nhà nước trongviệc ưu đãi, giải quyết khó khăn và mục tiêu khuyến khích hoạt động sản xuấtkinh doanh trong việc miễn, giảm và hoàn thuế

Trang 8

+ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: thực hiện phân loại nợ thuế thànhcác nhóm nợ nhằm xác định được nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từngkhoản nợ thuế, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ và cưỡng chế nợthuế có hiệu quả

+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra: kịp thời phát hiện ra các sai sót,các hiện tượng cố tình vi phạm chính sách thuế của các đối tượng liên quan để

có biện pháp hướng dẫn, ngăn ngừa, xử lý thích hợp đảm bảo hệ thống thuếđược chấp hành một cách nghiêm túc và hiệu quả cao

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế: cung cấp các thông tin cầnthiết cho quá trình thực hiện công tác quản lý thuế ở tất cả các khâu phục vụcho lãnh đạo cũng như các bộ phận liên quan để đưa ra các giải pháp quản lýphù hợp và cung cấp các cơ sở để xem xét, đánh giá hiệu quả của công tácquản lý thuế để có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi kịp thời

- Quy trình quản lý thuế: là cách thức, trình tự thực hiện các nội dungcủa công tác quản lý thuế Các dữ liệu đầu vào như thông tin về đối tượng nộpthuế, tờ khai thuế, các chứng từ liên quan đến việc nộp tiền thuế, các kết quảthanh tra, kiểm tra, các quyết định xử lý về thuế, sẽ được các bộ phận liênquan như kiểm tra, tính thuế, ghi sổ thuế, thực hiện kế toán, thống kê thuế xử

lý Cuối cùng, các bộ phận này sẽ ban hành các thông báo, báo cáo, quyếtđịnh liên quan đến các thông tin, dữ liệu đầu ra để chuyển cho đối tượng nộpthuế

- Ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế

+ Khái niệm: Ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế là việc thiết

kế các chương trình phần mềm theo đúng các nội dung và trình tự của côngtác quản lý thuế để thu nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin cần thiếtcho công tác quản lý và việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật để thực hiện

Trang 9

các mục đích của chương trình đã được thiết kế Cùng với sự phát triển củaCNTT, ngành thuế đã ứng dụng và triển khai nhiều các chương trình ứngdụng vào công tác quản lý thuế.

- Các chương trình ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế

+ TINC- chương trình quản lý về đăng ký thuế cấp mã số thuế, điềuchỉnh thông tin người nộp thuế cho các tổ chức cá nhân Đây là chương trìnhquản lý thông tin về người nộp thuế, trạng thái hoạt động của người nộp thuế.Chương trình được liên kết với các ngành (Sở kế hoạch đầu tư, Kho bạc, Hảiquan) và các phần mềm ứng dụng khác nhằm quản lý thống nhất về ngườinộp thuế trên phạm vi toàn quốc

+ QLT- chương trình quản lý thuế: Chương trình tổng hợp, trợ giúp chocán bộ thuế, cơ quan thuế trong việc nhập tờ khai, tính thuế, kế toán thuế,theo dõi tình hình nộp thuế của người nộp thuế và các thông tin tổng hợp báocáo phục vụ công tác của ngành thuế Ngoài ra chương trình còn được liên kết

về mặt số liệu với các ngành như: Kho bạc, Hải Quan; liên kết với các chươngtrình QNT (quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế), NTK (nhập tờ khai bằng mãvạch hai chiều), QHS (theo dõi hồ sơ khai thuế của người nộp thuế)

+ QNT- chương trình quản lý nợ thuế: thực hiện quản lý vấn đề nợđọng tiền thuế, nợ đọng tiền phạt vi phạm hành chính, tiền truy thu thuế vàtính phạt chậm nộp đối với các khoản tiền nợ đọng

+ QHS- chương trình quản lý hồ sơ thuế: quản lý việc nộp tờ khai thuế;quản lý thời gian nhận và trả kết quả xử lý các hồ sơ nộp tại cơ quan thuế như

hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, đăng ký mã số thuế, thay đổi thông tinđăng ký thuế,…

+ NTK- chương trình nhập tờ khai bằng việc quét mã vạch trên tờ khai

do người nộp thuế khai và in trên phần mềm HTKK (phần mềm HTKK được

Trang 10

cơ quan thuế cung cấp miễn phí cho người nộp thuế để khai thuế theo tờ khai

mã vạch 2 chiều), tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc nhập dữliệu từ tờ khai tháng, quý, năm và được liên kết với các phần mềm khác

+ BMT- chương trình quản lý các cán bộ thuế sử dụng các phần mềmcủa cơ quan thuế

1.1.2.2 Hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí

Hiện nay ở nước ta hệ thống chính sách thuế bao gồm các sắc thuế chủyếu sau:

- Thuế môn bài

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất nhập khẩu

- Thuế tài nguyên

- Thuế nhà, đất (Sẽ được thay thế bằng Luật thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp từ 01/01/2012)

- Một số chính sách thu phí, lệ phí

Trang 11

1.2 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân ở các quốc gia phát triển được xem là một sắcthuế rất quan trọng, vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế,đảm bảo tính công bằng, tính hiệu quả kinh tế và tính hội nhập

1.2.1.1 Mục đích của thuế thu nhập cá nhân

- Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịuthuế của cá nhân trong kỳ tính thuế

- Mục đích ra đời và tồn tại của thuế thu nhập cá nhân bắt nguồn từnhững lý do cơ bản sau:

+ Do yêu cầu đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập: điềunày đặc biệt cần thiết nhất là trong nền kinh tế thị trường vì sự phân hoá giàunghèo là điều khó tránh khỏi Trong điều kiện đó, thuế thu nhập cá nhân sẽ làmột biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, là công

cụ để Nhà nước phân phối lại thu nhập

+ Do nhu cầu đảm bảo nguồn thu ngân sách của Nhà nước: nhu cầu chitiêu của Nhà nước ngày càng tăng trong điều kiện chức năng của Nhà nướcngày càng mở rộng Hơn nữa, tiến trình tự do hoá thương mại trong nhữngthập kỷ gần đây đã làm cho nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu bị sụt giảmđáng kể Điều đó đặt ra nhu cầu tăng cường các nguồn thu nội địa để bù đắpthiếu hụt ngân sách Thuế thu nhập cá nhân được coi là nguồn thu quan trọng,lâu dài trong tổng thu ngân sách Nhà nước

+ Thuế thu nhập được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, kíchthích tiết kiệm và đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội: dựatheo lý thuyết về tính hữu dụng giảm dần của thu nhập (mức thu nhập càngcao thì tính hữu dụng của nó càng thấp) của Kenyes thì để tăng phúc lợi xã

Trang 12

hội cần thiết phải điều tiết bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao

và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn Bên cạnh đó,thông qua chính sách miễn giảm, ưu đãi, thuế thu nhập có thể có tác độngtrực tiếp đến định hướng tiêu dùng và đầu tư theo hướng có lợi, thực hiện mụctiêu điều chỉnh kinh tế của nhà nước

+ Thuế thu nhập cá nhân luỹ tiến còn có tác dụng bù lại sự luỹ thoáicủa các loại thuế tiêu dùng Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân được coi là sắc thuế

có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế

1.2.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

- Là thuế trực thu: thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu do người chịuthuế cũng là người nộp thuế và khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang chochủ thể khác được

- Là loại thuế có độ nhạy cảm cao: thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có

độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộpthuế và liên quan đến hầu hết mọi cá nhân trong xã hội

- Mang tính chất luỹ tiến cao: vì thuế thu nhập cá nhân đánh theonguyên tắc khả năng trả thuế và thuế suất của nó thường được thiết kế theobiểu luỹ tiến từng phần nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng trảthuế

- Không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ: thuế thu nhập cá nhânkhông cấu thành trong giá bán (giá thanh toán) hàng hoá, dịch vụ nên nókhông tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hoá, dịch vụ

1.2.1.3 Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập cá nhân

- Nguyên tắc thứ nhất: Xác định đối tượng chịu thuế dựa trên nguyêntắc "cư trú" của cá nhân

Để xác định đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân có thể căn cứ vàohai cơ sở là “cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập” Tuy nhiên, đa số các

Trang 13

quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều áp dụng nguyên tắc đánhthuế theo tình trạng cư trú của cá nhân.

Hệ thống đánh thuế dựa trên cơ sở “cư trú” của cá nhân là các cá nhân

cư trú ở một nước phải nộp thuế tại nước đó cho mọi khoản thu nhập từ khắpnơi trên thế giới, còn những cá nhân không cư trú chỉ bị đánh thuế trên phầnthu nhập phát sinh tại nước đó Khái niệm cư trú được quy định khác nhau ởcác nước khác nhau Nhiều nước quy định cá nhân cư trú là người định cư tạinước đó hoặc những người đến nước đó không thường xuyên nhưng tổng sốngày ở tại nước đó vượt quá 183 ngày trong một năm Tuy nhiên, cũng cónhững nước đưa ra những định nghĩa về cá nhân cư trú một cách cụ thể hơn.Chẳng hạn, Pháp quy định người cư trú là người mang quốc tịch Pháp hoặcquốc tịch nước ngoài có nhà, nơi ở chính, nơi hành nghề chính hay trung tâmcủa các quyền lợi kinh tế được đặt tại Pháp Trong trường hợp người đó cónhiều nơi cư trú thì thuế được kê khai tại nơi mà người đó được coi như cóchỗ ở chính

- Nguyên tắc thứ hai: Chỉ đánh thuế vào thu nhập của cá nhân sau khi

đã giảm trừ những chi phí cần thiết

Một trong những đặc điểm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân là cótính tới gia cảnh của từng cá nhân Vì vậy, có một số khoản chi được giảm trừcủa cá nhân cần phải được xem xét khi xác định thu nhập chịu thuế

Các khoản được giảm trừ có thể được thực hiện dưới hai dạng: giảm trừ

cá nhân và giảm trừ tiêu chuẩn

Giảm trừ cá nhân được thực hiện theo phương pháp kê khai chi phíthực tế phát sinh đối với các khoản được phép giảm trừ Đối với phương phápnày, một số khoản chi phí kê khai sẽ đòi hỏi phải có chứng từ chứng minh,một số khoản được thực hiện theo phương pháp định mức và một số khoản có

Trang 14

thể được thực hiện theo phương pháp “giới hạn tối đa” Phương pháp giảm trừ

cá nhân đảm bảo sự công bằng và thường được áp dụng ở những nước cótrình độ phát triển kinh tế và dân trí cao, hệ thống lưu trữ và kiểm soát thôngtin tốt Đối với các nước chậm phát triển thường không đủ điều kiện để ápdụng phương pháp này mà chủ yếu áp dụng phương pháp giảm trừ thứ hai -phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn

Phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn được thực hiện thông qua việc xácđịnh mức khởi điểm chịu thuế Về nguyên tắc, mức khởi điểm chịu thuế làmức thu nhập trung bình xã hội đảm bảo trang trải đủ những chi phí cần thiết

cả về mặt kinh tế và xã hội theo quan niệm và tập quán của từng nước.Phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn tuy không thật công bằng vì mức chi phícần thiết được cào bằng giữa các đối tượng nộp thuế nhưng lại đảm bảo chothuế thu nhập cá nhân dễ tính toán, đơn giản hơn - trên cơ sở đó tiết kiệm chiphí hành thu và chi phí chấp hành, tuân thủ luật thuế Hệ thống chính sáchthuế thu nhập cá nhân của Việt Nam đang áp dụng theo phương pháp giảm trừtiêu chuẩn

- Nguyên tắc thứ ba: Đánh thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp luỹtiến

Với thuế thu nhập cá nhân, thông thường người ta áp dụng biểu thuếsuất luỹ tiến Có thể có hai loại thuế suất luỹ tiến là luỹ tiến toàn phần và luỹtiến từng phần Tuy nhiên, áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần sẽ đảm bảocông bằng hơn và không gây ra mâu thuẫn “mức tăng của thuế lớn hơn mứctăng của căn cứ tính thuế” tại điểm tiếp giáp giữa hai bậc thuế

Trên thế giới tồn tại hai thái cực thiết kế biểu thuế luỹ tiến từng phần.Một thái cực thiết kế biểu thuế gồm nhiều bậc thuế Thái cực khác chỉ đơngiản gồm một vài bậc Biểu thuế nhiều bậc chia theo các mức thu nhập khác

Trang 15

nhau đảm bảo công bằng hơn vì chỉ có sự chuyển dịch nhẹ nhàng về mức thuếgiữa các bậc nhưng việc tính thuế có phần phức tạp Biểu thuế ít bậc có ưuđiểm là thuận lợi trong việc tính thuế nhưng mức thuế giữa hai bậc thườngchênh nhau nhiều, nhất là khoảng tiếp giáp giữa hai bậc, gây tâm lý khôngcông bằng trong nghĩa vụ thuế.

Nhìn chung, khi xác lập biểu thuế thuế thu nhập cá nhân, có một sốnguyên lý mà các quốc gia thường sử dụng là:

- Đánh thuế cùng một mức vào thu nhập tổng hợp với số lượng thuếsuất vừa phải để có thể quản lý tốt hơn

- Mức thuế không nên quá cao làm ảnh hưởng đến nỗ lực lao động, tiếtkiệm và đầu tư

- Tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội mà có thể sử dụng thuế suất ưu tiênlinh hoạt cho từng loại thu nhập Theo tập tục truyền thống thì hầu hết cácnước sử dụng thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ lao động hơn là thu nhập từvốn

- Nguyên tắc thứ tư: Sử dụng kết hợp phương pháp khấu trừ tại nguồn

và phương pháp trực tiếp trong quản lý thu nộp

Thuế thu nhập có thể được thu theo phương pháp khấu trừ tại nguồnhoặc phương pháp thu trực tiếp

Phương pháp khấu trừ tại nguồn được áp dụng cho các khoản thu nhậpphát sinh có tính chất ổn định như thu nhập từ lương, thu nhập từ bất độngsản, Theo phương pháp này, người hoặc cơ quan chi trả thu nhập phải tiếnhành khấu trừ trước số thuế phải nộp của cá nhân để nộp cho cơ quan thuế,sau đó mới tiến hành chi trả phần còn lại cho người được hưởng Cơ quanhoặc người được uỷ nhiệm khấu trừ thông thường được trích lại một tỷ lệ thù

Trang 16

lao nhất định song phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ khấu trừthuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập.

Phương pháp thu trực tiếp là phương pháp được thực hiện trên cơ sởngười nộp thuế dùng tờ khai in sẵn để kê khai thu nhập và gửi cho cơ quanthuế Trên cơ sở đó, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp dựa trên số liệu

kê khai về thu nhập, về các khoản được phép khấu trừ, giảm trừ kết hợp với

sự thẩm tra, kiểm soát của cơ quan thuế Phương pháp này tuy phức tạpnhưng đảm bảo công bằng hơn vì khả năng tổng hợp nhiều nguồn thu nhập vàgắn với hoàn cảnh của từng cá nhân

Xu hướng chung hiện nay đối với các nước (kể cả các nước phát triển

và đang phát triển là sử dụng kết hợp cả hai phương pháp thu nộp trên.Phương pháp khấu trừ tại nguồn được coi như hình thức tạm thu còn phươngpháp kê khai trực tiếp được coi là hình thức quyết toán Trường hợp số tạmthu lớn hơn số phải thu thì cơ quan thuế sẽ hoàn trả Trường hợp ngược lại thì

cơ quan thuế sẽ thu thêm Việc kết hợp cả hai phương pháp như vậy khôngnhững tạo khả năng kiểm soát thu nhập từ nhiều kênh khác nhau mà còn đảmbảo số thu đều đặn cho ngân sách Nhà nước, đồng thời khuyến khích sự tựgiác chấp hành luật pháp của công dân trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế

1.2.2 Đối tượng và phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

1.2.2.1 Đối tượng nộp thuế

Hệ thống chính sách thuế TNCN của Việt Nam được xây dựng trên cơ

sở tình trạng cư trú của cá nhân, do đó đối tượng nộp thuế TNCN gồm 2 loại:

cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Cá nhân cư trú: là những cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Trang 17

- Có mặt (sự hiện diện của cá nhân) trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngàytrở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngàyđầu tiên có mặt tại Việt Nam.

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợpsau:

+ Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:với công dân Việt Nam phải có hộ khẩu thường trú, với người nước ngoàiphải có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc BộCông an cấp

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở,với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế Việcthuê nhà có thể diễn ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, với nhiều loạihình (khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân,…), không phân biệt cá nhân hay người sửdụng lao động thuê Trường hợp người nước ngoài không có thẻ tạm trú hoặcthẻ thường trú nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê ởViệt Nam từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế vẫn được xét thuộc nhóm cánhân cư trú

Những cá nhân không đáp ứng được một trong các điều kiện trên thuộcnhóm cá nhân không cư trú Việc xác định một cá nhân thuộc nhóm cá nhân

cư trú hay cá nhân không cư trú có vai trò rất quan trọng, nhất là trong việcxác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, cụ thể là:

- Đối với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong

và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập

- Đối với cá nhân không cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phátsinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập

Trang 18

1.2.2.2 Thu nhập chịu thuế

Theo Luật thuế TNCN, thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm 10 loại thunhập sau:

* Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theoquy định của pháp luật

- Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phéphoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật

* Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từngười sử dụng lao động, bao gồm:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền côngnhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quyđịnh của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụcấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vục theo quy định củapháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suygiảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động, các khoảntrợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;

- Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môigiới, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản thù lao khác;

- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị,ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chứckhác;

Trang 19

- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương,tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ đối tượng nộp thuế dướimọi hình thức:

+ Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có);

+ Tiền mua bảo hiểm mà pháp luật không quy định bắt buộc người sửdụng lao động phải mua cho người lao động;

+ Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theoyêu cầu, như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ;

+ Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật

+ Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hìnhthức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, baogồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khenthưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;

+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế đượcnhà nước Việt Nam thừa nhận;

+ Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quannhà nước có thẩm quyền công nhận;

+ Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luậtvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

* Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

- Tiền lãi cho vay;

- Lợi tức cổ phần;

Trang 20

- Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợpgóp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sángchế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.

* Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

- Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác

* Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất;

- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;

- Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản

* Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:

- Trúng thưởng xổ số;

- Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức;

- Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;

- Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thứctrúng thưởng khác

* Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

- Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng củaquyền sở hữu trí tuệ; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng;

Trang 21

- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹthuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

* Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của LuậtThương mại

* Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh

tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặcđăng ký sử dụng

* Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổchức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sởhữu hoặc đăng ký sử dụng

1.2.2.3 Thuế suất

- Thuế suất đối với cá nhân cư trú

+ Đối với thu nhập từ đầu tư vốn: thuế suất là 5% thu nhập nhận được

từ đầu tư vốn

+ Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: thuế suất là 20%trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộpthuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ,xác định được thu nhập tính thuế và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quanthuế từ tháng 12 của năm trước Đối với các trường hợp còn lại, áp dụng thuếsuất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần

+ Đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công:Thuế suất thuế thu nhập cá nhân được tính theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần,

cụ thể như sau:

Trang 22

Bảng 1: Thu nhập tính thuế và thuế suất

Bậc

Thu

ế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

Nguồn: Luật thuế TNCN năm 2007

+ Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp: thuế suất là 20% trênthu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng

+ Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: thuế suất là 25%trên thu nhập tính thuế Trường hợp không xác định được giá vốn và các chiphí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2%trên giá chuyển nhượng

+ Đối với thu nhập từ tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại: thuếsuất là 5% tính cho phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo tổng các hợpđồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng bản quyền hoặc tổng các hợp đồngnhượng quyền thương mại của cùng một đối tượng nộp thuế

+ Đối với thu nhập từ trúng thưởng: thuế suất là 10% tính trên phần giátrị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng (chưa trừ bất kỳ một khoản chi phínào) mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng

Trang 23

+ Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng: thuế suất là 10% tính cho phầngiá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

- Thuế suất đối với cá nhân không cư trú

+ Đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế suất đượctính theo từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau:

Hoạt động kinh doanh hàng hoá: 1%

Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 5%

Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và kinh doanh khác: 2%

Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực,ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng đượcdoanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì mức thuế suất thuế thu nhập cánhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghềthực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu

+ Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: thuế suất là 20% tính trêntổng số tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương,tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được bằng tiền và không bằng tiền

do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập

+ Đối với thu nhập từ đầu tư vốn: thuế suất là 5% tính trên tổng số tiền

mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào các tổ chức, cánhân tại Việt Nam

+ Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp (bao gồm cả chuyểnnhượng chứng khoán): thuế suất là 0,1% trên tổng số tiền mà cá nhân không

cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhânViệt Nam, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Namhay tại nước ngoài

Trang 24

+ Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: thuế suất là 2%trên giá chuyển nhượng bất động sản

+ Đối với thu nhập từ tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại: thuếsuất là 5% tính cho phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồngchuyển giao, chuyển quyền sử dụng bản quyền hoặc hợp đồng nhượng quyềnthương mại

+ Đối với thu nhập từ trúng thưởng: thuế suất là 10% tính trên phần giátrị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng (chưa trừ bất kỳ một khoản chi phínào) mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng tại ViệtNam

+ Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng: thuế suất là 10% tính cho phầngiá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lầnphát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam

1.2.3 Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ sốthuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập

Trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất đối với từng loại thu nhập,

cơ quan chi trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhântrước khi trả thu nhập cho cá nhân Tùy theo từng loại thu nhập mà cơ quanchi trả có thể là tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công; tổ chức, cá nhân trảtiền thưởng; tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyềnthương mại; công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tàikhoản; tổ chức phát hành chứng khoán,

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cánhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuậnbút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản

Trang 25

trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹthuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng,dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phảikhấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân

Không thực hiện khấu trừ thuế đối với các loại thu nhập sau:

- Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú;

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân;

- Thu nhập từ nhận thừa kế quà tặng của cá nhân

1.2.4 Đăng ký thuế

1.2.4.1 Tổ chức đăng ký thuế thu nhập cá nhân:

Đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập

- Các cá nhân có thu nhập từ sản xuất kinh doanh, cá nhân có thu nhập

từ tiền lương, tiền công và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác

1.2.4.2 Hồ sơ đăng ký thuế

- Đối với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế

+ Bản sao một trong số các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Quyết định thành lập;Bản sao Chứng minh thư nhân dân (áp dụng cho trường hợp người chi trả thunhập là cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá thể); hoặcbản sao Giấy phép hoạt động (đối với một số ngành nghề đặc biệt)

Trang 26

- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu

tư vốn, chuyển nhượng vốn và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác, hồ sơgồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặcBản sao hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài)

sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác) tối đa là 05 ngày làm việc đối với các

hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại các Cục thuế và 10 ngày đối với hồ sơnộp trực tiếp tại các Chi cục thuế, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng

ký thuế

1.2.5 Kê khai thuế thu nhập cá nhân

1.2.5.1 Kê khai thuế

Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cánhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thựchiện khai thuế thu nhập cá nhân Khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm cácloại:

- Khai thuế theo từng lần phát sinh: áp dụng đối với các trường hợp:+ Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

+ Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Trang 27

+ Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng

- Khai thuế tháng: Thời hạn nộp tờ khai thuế tháng chậm nhất là ngày

20 của tháng sau Khai thuế theo tháng áp dụng cho các trường hợp sau:

+ Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế có tráchnhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng

+ Cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cánhân trả từ nước ngoài

+ Các cá nhân là người Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công

do các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả

- Khai thuế quý: Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày

30 của tháng đầu quý sau Khai thuế theo quý áp dụng cho các trường hợp sau

+ Các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có tổng số thuế khấu trừ hàngtháng dưới 5 triệu đồng

+ Cá nhân kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từhoặc cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán đượcchi phí kinh doanh

+ Nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ và nộp thuế theo phương pháp kê khai

- Khai thuế năm: Khai thuế năm để xác định mức thuế khoán phải nộphàng quý: áp dụng đối với các cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanhkhông thực hiện chế độ kế toán hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán,hóa đơn, chứng từ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 31 tháng

12 của năm trước; trường hợp mới ra kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày bắtđầu kinh doanh

1.2.5.2 Quyết toán thuế

Trang 28

Áp dụng đối với các trường hợp khai thuế tháng, khai thuế quý và cánhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán Thời hạn nộp hồ sơ quyếttoán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dươnglịch hoặc năm tài chính.

1.2.6 Nộp thuế thu nhập cá nhân

1.2.6.1 Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuếtháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế năm Trường hợp khai thuế theotừng lần phát sinh thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo nộpthuế Quá thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộpthuế thì người nộp thuế sẽ bị tính phạt chậm nộp theo quy định của pháp luật

1.2.6.2 Đồng tiền và địa điểm nộp thuế

- Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam Trường hợp nộp thuế bằngngoại tệ thì người nộp thuế chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự dochuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy đổi sang đồng ViệtNam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thờiđiểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước

- Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước: TạiKho bạc Nhà nước; Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; Thôngqua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; Thông qua ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định củapháp luật Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu cótrách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm chongười nộp thuế nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời

1.2.7 Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân

1.2.7.1 Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Trang 29

- Đối tượng thuộc diện được giảm trừ gia cảnh: Đối tượng nộp thuế chỉđược tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã thực hiện đăng ký vàđược cấp mã số thuế cá nhân Người phụ thuộc là người có mối quan hệ gầngũi với đối tượng nộp thuế, bao gồm:

+ Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú

+ Vợ hoặc chồng

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột

+ Ông nội, bà nội, ông ngoại ,bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chúruột, bác ruột

+ Cháu ruột: là con của anh ruột, chị ruột, em ruột

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.Người phụ thuộc là người không nằm ngoài độ tuổi lao động theo quy địnhcủa pháp luật, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng dưới500.000 VND Người phụ thuộc cũng bao gồm những người nằm trong độtuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả nănglao động, không nơi nương tựa, đang theo học tại các trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, hoặc những người có thu nhập bìnhquân tháng không vượt quá 500.000 VNĐ Mỗi người phụ thuộc chỉ đượctính giảm trừ gia cảnh cho một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế vớimức giảm trừ là 1,6 triệu đồng / tháng

- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: Hồ sơ chứng minh người phụthuộc là các giấy tờ pháp lý thể hiện mối quan hệ của đối tượng nộp thuế vớingười phụ thuộc và các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc đáp ứng đủ cácđiều kiện đã quy định trong các văn bản pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

Trang 30

Các giấy tờ pháp lý nếu là bản sao thì phải có công chứng hoặc chứng thựccủa Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu không có công chứng hoặc chứng thực thìphải xuất trình bản chính cùng với bản sao để cơ quan thuế kiểm tra, đốichiếu.

1.2.7.2 Các trường hợp giảm thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnhhiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tươngứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp

1.2.7.3 Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ,

mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng vớicon dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bàngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau

- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắnliền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ởduy nhất

- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nướcgiao đất

- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ vớichồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng,

mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội;ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau

- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành cácsản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường

Trang 31

- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhânđược Nhà nước giao để sản xuất

- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểmnhân thọ

- Thu nhập từ kiều hối

- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn sovới tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật

- Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả

- Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

+ Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

+ Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theochương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó

- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ,tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồithường khác theo quy định của pháp luật

- Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện,nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận

- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện,nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt

1.2.8 Hoàn thuế thu nhập cá nhân

1.2.8.1 Các trường hợp hoàn thuế

Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:

Trang 32

- Số tiền thuế thu nhập cá nhân đó nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong

1.2.8.2 Hồ sơ hoàn thuế bao gồm

- Văn bản đề nghị hoàn thuế

- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

- Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân

- Chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc như quyếtđịnh nghỉ hưu, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động, bảng kêxác định ngày cư trú, (nếu có)

- Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền khai hoàn thuế (nếu có)

- Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế là 15 ngày làm việc kể từ ngàynhận được đầy đủ hồ sơ hoàn thuế

1.2.9 Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân

1.2.9.1 Công tác kiểm tra thuế

Trang 33

- Khái niệm: Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việcxem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chứcnăng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhậnxét, đánh giá.

- Các hình thức kiểm tra thuế thu nhập cá nhân

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Được thực hiện thường xuyênđối với các hồ sơ thuế thu nhập cá nhân nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xáccủa các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế củangười nộp thuế

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Áp dụng trong trườnghợp hồ sơ thuế có những nội dung cần làm rõ có liên quan đến số tiền thuếnộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn,

cơ quan thuế đã ra thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thôngtin, tài liệu nhưng người nộp thuế không giải trình, khai bổ sung hoặc giảitrình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng

- Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

- Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế.Quyết định kiểm tra phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngàylàm việc, kể từ ngày ký

- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáotài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dungcủa quyết định kiểm tra thuế

- Thời hạn kiểm tra thuế không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày công

bố quyết định kiểm tra Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuếđược gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 05 ngày làm việc

Trang 34

- Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày hết thời hạn kiểm tra.

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kếtquả kiểm tra

1.2.9.2 Công tác thanh tra thuế

- Khái niệm: Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyêntrách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tranhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật

- Các trường hợp thanh tra thuế

+ Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vikinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần

+ Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

+ Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơquan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Các nguyên tắc trong thanh tra thuế

+ Thanh tra thuế phải đảm bảo các nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật;trung thực, chính xác, khách quan; công khai, dân chủ; bảo vệ bí mật và hiệuquả

+ Thanh tra phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, viphạm; phải đảm bảo giúp các đối tượng thanh tra thực hiện đúng chính sáchthuế

1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc quản lý thuế hiệu quả,trong đó ở đây tạm chia thành hai nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố thuộc về

Trang 35

hành vi của người nộp thuế và nhóm yếu tố thuộc về cách thức quản lý của cơquan thuế

1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

- Yếu tố mức thu nhập: Mức thu nhập là một trong những căn cứ chính

để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp, do đó nó có ảnh hưởng lớn đến

sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế Thông thường những cá nhân

có mức thu nhập cao hơn nhiều mức thu nhập khởi điểm để tính thuế (hiệnnay mức thu nhập này là 4 triệu đồng / tháng hoặc 48 triệu đồng / năm)thường có xu hướng tối thiểu hóa gánh nặng về thuế (như kê khai nhiều đốitượng giảm trừ gia cảnh để giảm số thuế phải nộp) chứ không trốn thuế.Nhóm những cá nhân có mức thu nhập gần với mức thu nhập khởi điểm đểtính thuế (cao hơn hoặc thấp hơn không đáng kể), những cá nhân thuộc diện

bị khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập có giá trị từ 500.000 đồng trở lênthường có xu hướng trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo nhiềucách, bởi vì với mức thu nhập đó đôi khi chỉ đủ trang trải những chi phí tốithiểu của cá nhân và gia đình họ, nếu có tiết kiệm thì khoản tiết kiệm là khôngnhiều nên ý thức tuân thủ pháp luật thuế của họ chưa cao

- Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi tuânthủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đó là: Chuẩn mực xã hội, dư luận xãhội, danh tiếng, vị thế của người nộp thuế trong cộng đồng xã hội cũng lànhững yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế củangười nộp thuế Đây là những yếu tố mà cơ quan thuế cần quan tâm trong quátrình tuyên truyền, vận động nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế củangười nộp thuế

1.3.2 Yếu tố luật pháp, chính trị

- Hiệu quả của chi tiêu công: Nhận thức của người nộp thuế về hiệu quả

sử dụng ngân sách nhà nước sẽ tác động đến hành vi tuân thủ pháp luật thuếcủa họ Sự tham nhũng, làm thất thoát ngân sách, đầu tư công phi hiệu quả sẽ

là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

Trang 36

- Chính sách thuế: Là một trong những yếu tố quan trọng trong phântích sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, nhìn từ giác độ kinh tế và

cả giác độ tâm lý xã hội Chính sách thuế ổn định, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu,hợp lý và công bằng là những tiền đề khuyến khích sự tuân thủ pháp luật thuếcủa người nộp thuế

1.3.3 Yếu tố cơ quan chi trả thu nhập

Ngoài những yếu tố thuộc về bản thân cá nhân người nộp thuế thì hành

vi tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan chi trả thu nhập trực tiếp cho ngườinộp thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tuân thủ pháp luật của người nộpthuế Một cơ quan chi trả thông thạo các chính sách, quy trình, thủ tục vềthuế, nghiêm túc tuân thủ pháp luật thuế sẽ tạo sự tin tưởng cho người nộpthuế trong chấp hành chính sách pháp luật thuế

1.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến cách thức quản lý thuế thu nhập cá nhân của cơ quan thuế

- Chính sách pháp luật của Nhà nước: Chính sách pháp luật của Nhànước không chỉ ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộpthuế mà còn ảnh hưởng đến phương thức quản lý thuế của cơ quan thuế.Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễhiểu, không chồng chéo và công bằng là những tiền đề đầu tiên để có một quátrình quản lý thuế hiệu quả Để nâng cao trình độ, chất lượng của công tácquản lý thuế đòi hỏi chính sách thuế phải thực hiện tốt các yếu tố sau:

+ Các quy trình và thủ tục tuân thủ thuế như quy trình đăng ký thuế,khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,… phải ổn định, minh bạch, rõ ràng nhằm giảmthiểu những chi phí tuân thủ pháp luật thuế, giảm thiểu rủi ro do tham nhũng,phiền hà cho người nộp thuế Ngoài ra, các quy trình và thủ tục tuân thủ thuếcũng phải đơn giản, dễ hiểu để giảm gánh nặng quản lý cho cơ quan thuế,đồng thời giảm gánh nặng tuân thủ thuế cho người nộp thuế

+ Các quy định về tần suất thanh tra, kiểm tra thuế, quy định cưỡng chếthuế, các chế tài xử phạt vi phạm về thuế,… phải hợp lý, nghiêm khắc và cótính răn đe cao đối với cả cán bộ, công chức thuế lẫn người nộp thuế

Trang 37

+ Cần có các quy định cụ thể để những dịch vụ hỗ trợ và tư vấn phápluật thuế của cơ quan thuế dễ tiếp cận, phù hợp nhằm giúp người nộp thuếgiảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về chính sách thuế, giảm chi phí tuân thủpháp luật thuế và nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành chính sách thuế

- Môi trường bên trong nội bộ cơ quan thuế

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thuế: những trangthiết bị phục vụ công tác quản lý thuế, môi trường làm việc của cơ quan thuế,

… có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý thuế Việc ứngdụng các chương trình phần mềm trong quản lý thuế, phần mềm hỗ trợ ngườinộp thuế đã giúp cơ quan thuế tiết kiệm rất nhiều thời gian, nguồn lực, từngbước hiện đại hóa công tác quản lý thuế

+ Yếu tố nhân sự trong quản lý: Con người luôn đóng vai trò quantrọng và có tính quyết định đến việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lýnói chung, công tác quản lý thuế nói riêng Trình độ, chất lượng, số lượng độingũ cán bộ thuế ảnh hưởng đến sự đơn giản hay phức tạp của các quy trình,các thủ tục hành chính về thuế, ảnh hưởng đến sự kiểm soát, quản lý thuế.Ngoài ra, hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế cũng phụ thuộcvào tính trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức quản lýthuế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong phần này, luận văn giới thiệu một số khái niệm về thuế, cơ sở pháp

lý về đăng ký, kê khai tính thuế, nộp thuế, thanh tra kiểm tra thuế TNCN; Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TNCN Tiếp theo Chương 2, luận văn trình bày thực trạng quản lý thuế TNCN ở Cục Thuế tỉnh Nam Định trên cơ sở phát triển

lý thuyết đã trình bày ở Chương 1.

Trang 38

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.1 Tổng quan về tỉnh Nam Định

2.1.1.1 Dân số, điều kiện tự nhiên

Nam Định Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộvới diện tích tự nhiên là: 1.676 km2, phía Đông, Tây, Bắc giáp các tỉnh TháiBình, Ninh Bình và Hà Nam; phía Đông Nam giáp biển Đông Tỉnh NamĐịnh gồm 09 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh, có thể chia thành 3 vùng:

Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc,Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường Đây là vùng có nhiều khả năng thâmcanh phát triển nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống

Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu vàNghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng pháttriển kinh tế tổng hợp ven biển

Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ: Thành phố Nam Định có cácngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, cácngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổnghợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu Thành phố NamĐịnh từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹcủa cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam của đồng bằng sôngHồng

Dân số tỉnh Nam Định khoảng 2 triệu người được phân bố tương đốiđồng đều ở các huyện

Trang 39

2.1.1.2 Lao động và thu nhập

Nam Định là tỉnh có lao động tập trung chủ yếu ngành nông nghiệp,mức thu nhập bình quân qua các năm so với các tỉnh thuộc diện trung bìnhthấp Lao động và thu nhập qua các năm thể hiện như sau:

Bảng 2: Lao động và thu nhập trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu Dân số

(Người)

Lao động (Người)

GDP (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ người/tháng (Nghìn đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê 2010- Cục Thống kê tỉnh Nam Định

Qua Bảng 2 ta thấy: Lao động của tỉnh Nam Định các năm qua chiếmtrên 50% dân số Theo số liệu của Cục Thống kê thì lao động tập trung chủyếu ở ngành nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến Thu nhập bình quân

có tăng qua các năm song thu nhập bình quân của người dân Nam Định vẫnthuộc mức trung bình thấp so với cả nước

2.1.2 Quá trình phát triển của Cục Thuế tỉnh Nam Định

2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) “V/v thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trựcthuộc Bộ Tài chính”, ngày 21/8/1990 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyếtđịnh số 314/TC/QĐ/TCCB thành lập cơ quan thuế các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương trong đó có Cục thuế Hà Nam Ninh Cục thuế Hà Nam Ninhđược tách ra từ Sở Tài chính Hà Nam Ninh trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức thu:Chi cục thu quốc doanh, Chi cục thuế công thương nghiệp và Chi cục thuế

Trang 40

nông nghiệp Cơ cấu tổ chức của Cục thuế khi đó gồm 10 phòng và 20 Chicục thuế các huyện, thành phố, thị xã, với số cán bộ công chức thuế là 1319người, văn phòng Cục thuế đặt tại thành phố Nam Định.

Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh HàNam Ninh thành 2 tỉnh: Nam Hà và Ninh Bình, Cục thuế Nam Hà được thànhlập theo Quyết định số 56/TC/QĐ/TCCB ngày 29/01/1992 của Bộ trưởng BộTài chính Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Nam Hà gồm 11 phòng, 10 Chi cụcthuế các huyện, thành phố, thị xã với số cán bộ công chức thuế là 935 người

Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa IX về việc chia tách tỉnh Nam Hàthành 2 tỉnh: Nam Định và Hà Nam, ngày 14/12/1996 Bộ trưởng Bộ Tài chính

đã ký Quyết định số 1135/TC/QĐ/TCCB thành lập Cục thuế Nam Định Sốcán bộ công chức thuế (đến 30/6/2011) là: 736 người, trong đó có 03 thạc sỹ(chiếm 0,41%), 357 đại học (chiếm 49%), 323 trung cấp (chiếm 44%), còn lại

53 người (chiếm 7,2%)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

- Chức năng của Cục thuế tỉnh Nam Định

+ Cục Thuế tỉnh Nam Định là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, cóchức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoảnthu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn củatỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật

+ Cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuế tỉnh Nam Định: Cục Thuế tỉnhNam Định thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định củaLuật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác vànhững nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây:

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Vũ Thị Liên- “Tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục Thuế Hà Nội” Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục ThuếHà Nội
1. Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 2 Khác
2. Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân Khác
3. Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân Khác
5. Thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về Thuế thu nhập cá nhân 6. Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành – Tạp chí thuế nhà nước - Nhà xuất bản tài chính, tháng 7- 2007 Khác
7. Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế Khác
8. Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra và quản lý nợ thuế - Tổng cục Thuế Khác
9. Học viện tài chính - Giáo trình nghiệp vụ thuế – Chủ biên TS: Nguyễn Liên, Nguyễn Văn Hiệu - Nhà xuất bản tài chính, năm 2005 Khác
10. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức thuế chuyên sâu cho cán bộ công chức hệ thống thuế nhà nước - Bộ tài chính Khác
11. Cục thuế Nam Định – 20 năm xây dựng và phát triển 1990 – 2010 Khác
12. Niên giám Thống kê tỉnh Nam Định (Năm 2008-2010)- Cục Thống kê tỉnh Nam Định Khác
13. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 14. Tạp chí thuế Nhà nước Khác
16. Một số trang báo điện tử: www.gdt.gov.vn, www.google.com.vn, www.mof.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thu nhập tính thuế và thuế suất - một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định
Bảng 1 Thu nhập tính thuế và thuế suất (Trang 21)
Hình số 1: Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Nam Định - một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định
Hình s ố 1: Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Nam Định (Trang 41)
Bảng 4: Cán bộ làm công tác quản lý thu thuế TNCN (Tại thời điểm 30/6/2011) - một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định
Bảng 4 Cán bộ làm công tác quản lý thu thuế TNCN (Tại thời điểm 30/6/2011) (Trang 45)
Bảng 7: Nợ thuế TNCN các năm - một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh nam định
Bảng 7 Nợ thuế TNCN các năm (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w