1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên

129 576 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 900,41 KB

Nội dung

Trong nhiều năm qua sản xuất Nông nghiệp ñã có những chuyển biến tích cực theo sự phát triển chung của cả nước, về kĩ thuật sản xuất lúa, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng luôn ñược

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS PHẠM TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Khánh

Trang 3

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Phương pháp thí nghiệm & thống kê sinh học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; Huyện ủy, Hội ñồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp, phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, Trạm Khí tượng – Thuỷ văn; UBND các xã, thị trấn và bà con nông dân huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên ñã nhiệt tình giúp ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài này Xin cám ơn các bạn bè, ñồng nghiệp, gia ñình và người thân ñã luôn quan tâm, ñộng viên tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Khánh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH x

1 MỞ ðẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3

1.2.1 Mục ñích 3

1.2.2 Yêu cầu 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiến 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài 4

2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp 4

2.1.2 Hệ thống và phương pháp tiếp cận nghiên cứu 5

2.2 Nông nghiệp hữu cơ 8

2.2.1 Lịch sử ra ñời và phát triển của nông nghiệp hữu cơ 8

2.2.2 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ 10

2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ 10

2.2.4 Xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ 14

2.3 Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và tại Việt Nam 16

2.3.1 Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 16

2.3.2 Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam 20

2.3.3 Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp 22

Trang 5

2.3.4 Sự thiếu hụt phân hữu cơ trong sản xuất 25

2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa 27

2.4.1 Nhu cầu về ựạm của cây lúa 28

2.4.2 Nhu cầu về lân của cây lúa 29

2.4.3 Nhu cầu về kali của cây lúa 30

2.4.4 Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây lúa 31

2.5 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ trên thế giới và Việt Nam 33

2.5.1 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ trên thế giới 33

2.5.2 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ tại Việt Nam 35

2.5.3 Nhu cầu tiêu thụ lúa hữu cơ 37

3 đỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 đối tượng và vật liệu nghiên cứu 38

3.1.1 đối tượng nghiên cứu 38

3.1.2 địa ựiểm và thời gian nghiên cứu 38

3.2 Nội dung nghiên cứu 38

3.2.1 đánh giá ựiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 38

3.2.2 Thực trạng sản xuất lúa 39

3.2.3 đánh giá khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ từ ựó ựưa ra một số giải phát phát triển sản xuất trên ựịa bàn huyện Khoái Châu 39

3.2.4 Thực nghiệm trên ựồng ruộng 39

3.3 Phương pháp nghiên cứu 39

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 39

3.3.2 Phương pháp bố trắ thắ nghiệm ựồng ruộng 39

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 41

3.3.4 Phương pháp phân tắch số liệu 43

Trang 6

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 đánh giá ựiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu 44

4.1.1 Vị trắ ựịa lý, ựịa hình 44

4.1.2 điều kiện khắ hậu 45

4.1.3 đặc ựiểm sử dụng ựất ựai 49

4.1.4 Tốc ựộ tăng trưởng kinh tế 53

4.1.5 Hiện trạng phát triển các ngành 55

4.1.6 Dân số, lao ựộng, cơ sở hạ tầng 59

4.1.7 Tình hình văn hoá xã hội 63

4.2 Hiện trạng hệ thống trồng trọt ở Khoái Châu 63

4.2.1 Cơ cấu diện tắch, năng suất cây trồng 63

4.3 Thực trạng sản xuất lúa huyện Khoái Châu 68

4.2.1 Cơ cấu giống lúa 68

4.2.2 đầu tư phân bón của hộ nông dân 69

4.2.3 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây trồng 71

4.3 Những khả năng phát triển sản xuất lúa hữu cơ trên ựịa bàn huyện Khoái Châu 74

4.3.1 Vị trắ dịa lý của huyện 74

4.3.2 đất ựai 74

4.3.3 Nguồn nước 75

4.3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 76

4.3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ 78

4.3.6 đánh giá chung về khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện Khoái Châu 81

4.4 Thực nghiệm ựồng ruộng 84

4.4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ựế thời gian sinh trưởng của giống Bắc Thơm số 7 85

Trang 7

4.4.2 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến ñộng thái tăng trưởng

chiều cao của giống lúa Bắc Thơm số 7 88

4.4.3 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến ñộng thái ñẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 89

4.4.4 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa Bắc Thơm số 7 90

4.4.5 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Bắc Thơm số 7 92

4.4.6 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 94

4.4.7 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến chất lượng gạo của giống lúa Bắc Thơm số 7 97

4.4.8 Ảnh hưởng của liều lương phân hữu cơ ñến chất lượng cơm của giống lúa Bắc Thơm số 7 98

4.4.9 Hiệu quả kinh tế 99

4.5 ðề xuất một số giải pháp sản xuất và phát triển lúa hữu cơ trên ñịa bàn huyện Khoái Châu 101

4.5.1 Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý thực hiện 101

4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật 101

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 103

5 1 Kết luận 103

5 2 ðề nghị 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 8

CCCC Chiều cao cây cuối

KL 1000 Khối lượng 1000 hạt

NSLT Năng suất lý thuyết

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 (Nguồn FAO 2001) 18

Bảng 2.2: Thị trường Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nước uống (FAO 2001) 19

Bảng 2.3 Lượng dinh dưỡng lấy ñi ñể tạo ra 1 tấn thóc 33

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Khoái Châu, Hưng Yên 46

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng ñất năm 2012 của huyện Khoái Châu 50

Bảng 4.3: ðộng thái tăng trưởng giá trị sản xuất giai ñoạn 2009 – 2012 54

Bảng 4.4: Tỷ trọng và tốc ñộ tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp 55

Bảng 4.5: Diễn biến sản xuất trồng trọt huyện Khoái Châu 56

Bảng 4.6: Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuôi trên ñịa bàn huyện qua 4 năm (2009 – 2012) 57

Bảng 4.7: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên ñịa bàn huyện qua 4 năm (2009 – 2012) 58

Bảng 4.8: Tình hình dân số và lao ñộng huyện Khoái Châu 60

Bảng 4.9: Hiện trạng một số cây trồng hàng năm chính huyện Khoái Châu năm 2012 64

Bảng 4.10: Cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Khoái Châu qua các vụ năm 2012 65

Bảng 4.11: Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2012 68

Bảng 4.12: Hiện trạng sử dụng phân bón trên một số cây trồng chính 70

Bảng 4.13: Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân huyện Khoái Châu 72

Bảng 4.14: Hiện trạng một số chỉ tiêu hóa tính ñất của huyện Khoái Châu 75

Trang 10

Bảng 4.15 Kết quả phân tích các chỉ tiêu của nước tưới 76

Bảng 4.16: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa

hữu cơ 77

Bảng 4.17: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa hữu

cơ 79

Bảng 4.18 : Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ñến thời gian sinh

trưởng của giống lúa Bắc Thơm số 7 86

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ñến ñộng thái tăng

trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm số 7 89

Bảng 4.20 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ñến ñộng thái ñẻ

nhánh của giống lúa Bắc Thơm số 7 90

Bảng 4.21 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ñến khả năng tích lũy

chất khô của giống lúa Bắc Thơm số 7 91

Bảng 4.22 Khả năng chống chịu của giống lúa ở các công thức 92

Bảng 4.23 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ñến các yếu tố cấu

thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 95

Bảng 4.24 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo 98

Bảng 4.25 : Một số chỉ tiêu ñánh giá chất lượng cơm 99

Bảng 4.26 Hạch toán hiệu quả kinh tế giữa công thức P2 so với ñối

chứng 100

Bảng 4.27: Một số yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm

số 7 115

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Sơ ñồ hành chính huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên 44

Hình 4.2: Diễn biến một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Khoái Châu (2009 - 2012) 47

Hình 4.3: Cơ cấu sử dụng ñất huyện Khoái Châu năm 2012 51

Hình 4.4: Cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Khoái Châu năm 2012 64

Hình 4.5: Cơ cấu giống lúa huyện Khoái Châu năm 2012 69

Trang 12

1 MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Cây Lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực quan trọng trong ñời sống

của con người, ñược 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người Ở Việt Nam, cây lúa là cây lương thực truyền thống Trong những năm gần ñây, Việt Nam ñã ñạt ñược những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng Sản xuất lúa gạo không những ñáp ứng ñược nhu cầu trong nước, ñảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu gạo ñứng thứ 2 trên thế giới Ngoài sản phẩm chính là gạo, các sản phẩm phụ như cám, vỏ trấu, rơm rạ… cũng góp phần quan trọng cho ngành chăn nuôi và một số lĩnh vực khác của xã hội Ngày nay khi xã hội phát triển theo xu hường hội nhập, chất lượng cuộc sống ngày càng một tăng, ngoài việc tăng năng suất lương thực thì việc tăng chất lượng lương thực ñáp ứng nhu cầu của thị trường cũng là một vấn ñề cấp thiết Huyện Khoái Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên - là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm ñồng bằng sông Hồng Là một huyện lớn của tỉnh với tổng diện tích tự nhiên của huyện Khoái Châu là 13.091,55 ha, trong ñó ñất nông nghiệp có 8.537,51 ha (chiếm 65,21% tổng diện tích ñất tự nhiên) Dân số tính ñến năm 2011 là 185.496 người Cây trồng và hệ thống cây trồng trong huyện tương ñối ña dạng, phong phú từ các cây ăn quả lâu năm như: nhãn, cam, quýt ; các cây trồng ngắn ngày như: rau, ñậu các loại ñến cây dược liệu và lúa nước là cây trồng chủ yếu

Trong nhiều năm qua sản xuất Nông nghiệp ñã có những chuyển biến tích cực theo sự phát triển chung của cả nước, về kĩ thuật sản xuất lúa, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng luôn ñược áp dụng những tiến bộ khoa học mới, một mặt nâng cao năng suất cây trồng, mặt khác nâng cao chất lượng

Trang 13

sản phẩm Tuy nhiên diện tích sản xuất lúa chất lượng còn chưa ñược tập trung, chưa tạo ra ñược những vùng thâm canh lớn làm cơ sở cho việc phát triển thị trường gạo chất lượng cho các ñô thị và khu công nghiệp, do tập quán canh tác của người dân, nên việc lạm dụng sử dụng phân bón hóa học,

sử dụng thuốc BVTB tràn lan làm bùng phát một số loại sâu hại, gây tốn kém chi phí, giảm chất lượng của lúa gạo, thậm chí làm tổn hại ñến môi trường cũng như sức khỏe của người sử dụng

Trong những năm gần ñây trên thế giới và trong nước ñang hình thành

xu hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng nhưng vẫn giữ ñược ñộ phì nhiêu của ñất thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái ðây ñược coi là một biện pháp quan trọng trong sự hình thành nhanh các cân bằng sinh học trên cơ sở sử dụng cân ñối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ, phân bón lá, phân bón vi sinh vật tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch chất lượng cao Các sản phẩm sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và sản xuất lúa nói riêng có chất lượng cao, có thể ñáp ứng ñược nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và nước ngoài

Có thể nói sản xuất lúa chất lượng hữu cơ là một hướng ñi mới theo huớng sản xuất hàng hoá, không những cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường mà còn góp phần cân bằng môi trường sinh thái, hệ vi sinh vật trong ñất nước, không gây ô nhiểm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người sản xuất, của cả cộng ñồng và toàn xã hội

Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:

“ Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên”

Trang 14

1.2 Mục ựắch và yêu cầu của ựề tài

1.2.2 Yêu cầu

- đánh giá ựược thực trạng sản xuất lúa tại ựịa phương

- đánh giá ựược thuận lợi khó khăn của ựiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội chi phối ựến sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ

- Xác ựịnh ảnh hưởng của phân hữu cơ ựến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất lúa và chất lượng gạo

- đề ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiến

Trang 15

2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN đỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của ựề tài

2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng ựất ựai

ựể trồng trọt và chăn nuôi Sản xuất nông nghiệp khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao ựộng chủ yếu ựể tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản

Nông nghiệp hiện ựại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,

loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật Các sản phẩm nông nghiệp hiện ựại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất ựốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, ựường, mì chắnh, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (như thuốc lá, cocaine ) Thế kỷ 20 ựã trải qua một sự thay ựổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, ựặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất ựể lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân ựạm Theo các tác giả đào Thế Tuấn (1989), Phạm Chắ Thành (1993) nông nghiệp là sự kết hợp lôgic giữa các qui luật sinh học, qui luật kinh tế, qui luật

xã hội cùng vận ựộng trong môi trường tự nhiên Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác trên bình diện một vùng nông nghiệp nhỏ hay trang trại nông hộ cũng không nằm ngoài những qui luật trên Như vậy, những vấn ựề ựặt ra nghiên cứu phải căn cứ vào các quy luật sinh học và kinh tế, xã hội

Trang 16

2.1.2 Hệ thống và phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.1.2.1 Khái niệm về hệ thống nông nghiệp

Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt ựộng ựều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, tương tác hữu

cơ với nhau ựược gọi là tắnh hệ thống Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt ựộng nào ựó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và tắnh hệ thống là ựặc trưng, bản chất của chúng (đào Châu Thu, 2003)

Hệ thống (Systems): Theo Nguyễn Tất Cảnh (2008), hệ thống là một tập hợp các ựối tượng, các thành phần có quan hệ với nhau, tương tác với nhau theo những nguyên tắc, những cơ chế nào ựó nhưng tồn tại trong một thể thống nhất

Trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta quan tâm ựến những mối tác ựộng qua lại giữa các thành phần trong một hệ thống Những mối tác ựộng qua lại này thường xảy ra giữa ựất, cây trồng, vật nuôi, thị trường, côn trùng, khắ hậu và con người Mối tác ựộng qua lại này thường là nói ựến tình trạng trong ựó hoạt ựộng của sinh vật hoặc ựối tượng này ảnh hưởng ựến hoạt ựộng của sinh vật hoặc ựối tượng khác Kết quả là gây ra sự thay ựổi trong bản thân

hệ thống Chắnh những sự thau ựổi này lại là kết quả của hàng loạt quá trình xảy ra trong hệ thống ựó (Nguyễn Tất Cảnh 2008)

HTNN là tập hợp trong không gian sự phối hợp các ngành sản xuất và

kỹ thuật do một xã hội thực hiện ựể thoả mãn các nhu cầu Nó biểu hiện một

sự tác ựộng qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là ựại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt ựộng xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Zandstra H G L, 1981 )

HTNN là một hệ thống hữu hạn trong ựó con người ựóng vai trò là trung tâm, con người quản lý và ựiều khiển các hệ thống nhỏ theo những qui luật nhất ựịnh nhằm mang lại một hiệu quả cao nhất cho hệ thống ựó (Phạm

Trang 17

Chí Thành, 1993)

Theo tác giả Vissac, 1970 thì HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện ñể thỏa mãn các yêu cầu Nó biểu hiện ñặc biệt sự tác ñộng qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên Tác giả Mazoyer, 1986 lại cho rằng HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường ñược hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các ñiều kiện sinh khí hậu của một không gian nhất ñịnh, ñáp ứng với các ñiều kiện và nhu cầu của thời ñiểm ñó Còn tác giả Jouve, 1988 lại cho rằng HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất ñịnh do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế và kỹ thuật (Phạm Chí Thành ,

1996 )

Theo Võ Minh Kha, 2003, HTNN là một chỉnh thể bao gồm Nông – Lâm – Ngư nghiệp, thu hoạch, bảo quản chế biến, lấy nông nghiệp làm cơ bản trên ñịa bàn nông thôn

- HTNN bao gồm các thành tố:

+ ðất ñai và các nguồn lực tự nhiên

+ Các hoạt ñộng giáo dục, chính trị, văn hoá và xã hội của dân cư + Các hoạt ñộng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chế biến nông, lâm thuỷ sản, các hoạt ñộng công nghiệp và thủ công nghiệp

+ Các hệ thống khác ñược miêu tả theo các tiêu chí sau ñây:

 Khả năng cho sản phẩm cao nhất, thuận lợi và khó khăn

 Khả năng cung cấp hoặc yêu cầu sử dụng lao ñộng

 Khả năng hoặc yêu cầu cung cấp sử dụng tài nguyên và nguồn tài chính

 Khả năng hoặc yêu cầu tiếp cận từ bên ngoài về vốn, tri thức khoa học chính là khả năng ñầu tư cơ sở hạ tầng, ñầu tư vốn và tiếp nhận công nghệ hiện ñại

Trang 18

2.1.2.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu

Tiếp cận hệ thống (System approach): ðây là phương pháp nghiên cứu dùng ñể xét các vấn ñề trên quan ñiểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và giải thích cho mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng

Theo Phạm Chí Thành và cộng sự (2009) , trước ñây thường áp dụng theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống Phương pháp này tỏ ra không hiệu quả và nhà nghiên cứu không thấy hết ñược các ñiều kiện của nông dân, do giải pháp ñề xuất thường không phù hợp và ñược thay thế bằng phương pháp ñánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

Phương pháp ñánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) gồm:

- Phương pháp không dùng phiếu ñiều tra: Các nhà nghiên cứu tìm hiểu ñặc ñiểm của ñiểm nghiên cứu thông qua các cư dân tại chỗ, những quan sát, những dự kiến hiện có, những nguồn thông tin khác và từ những người am hiểu

sự việc nhất hoặc các nhà nghiên cứu với nhau Nguồn thông tin cần thu thập: + Tài liệu từ các nghiên cứu trước liên quan ñến vùng và phạm vi nghiên cứu

+ Các dự liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu khí tượng, kinh tế, xã hội qua ñây các nhà trồng trọt có thể ñánh giá tiềm năng về mặt sinh học hoặc kỹ thuật trồng trọt thích hợp cho một cơ cấu cây trồng

+ Quan sát tìm hiểu ñiểm: Là cuộc ñi khảo sát nông thôn ñể tìm hiểu về

hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế - xã hội, qua ñấy thẩm ñịnh ñịa ñiểm có phù hợp với yêu cầu nghiên cứu hay không

- Phương pháp dùng phiếu ñiều tra:

+ Phiếu ñiều tra là một tập in sẵn dùng ñể thu thập những dữ liệu có tính chất số lượng về tình trạng sản xuất của nông dân

+ Thảo câu hỏi: Ngôn ngữ dùng trong câu hỏi phải thật ñơn giản và dễ hiểu ñể người ñược phỏng vấn có thể trả lời một cách tin cậy và chính xác Những câu hỏi về kỹ thuật canh tác phải liên quan ñến nơi nông dân phục vụ

Trang 19

canh tác

+ Những thông tin cần thu thập: Hệ thống sản xuất và việc tiêu thụ sản phẩm, lịch sản xuất và lịch cung cấp lương thực, ñất ñai, lao ñộng, kỹ thuật trồng trọt

Như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu của hệ thống sẽ giúp ñánh giá chính xác thực trạng của vùng nghiên cứu, trên cơ sở ñó ñưa ra những giải pháp pháp triển vùng nghiên cứu một cách thích hợp và hiệu quả

2.2 Nông nghiệp hữu cơ

2.2.1 Lịch sử ra ñời và phát triển của nông nghiệp hữu cơ

Những người tiên phong như Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert Howard và bà Eva Balfour lần ñầu tiên xuất bản cuốn sách ý tưởng của họ về nông nghiệp hữu cơ vào những năm 1920, 1930, 1940, nó ñã dần hoàn thiện

và ñã xác ñịnh ñược thế nào là phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ

Họ nêu ra sự quan tâm chú ý về cơ sở sinh học của ñộ phì ñất và mối liên hệ của nó với sức khỏe của người và ñộng vật

Lớn mạnh cùng với các hoạt ñộng của các nhà tiên phong, ñã xuất hiện nhóm các nhà nông dân ở châu Âu, Mỹ phát triển theo hướng này ðến những năm 1940, 1950 mô hình của những nhà sản xuất hữu cơ ñã ñược hình thành Vấn ñề thanh tra, giám sát ñã ñược nêu ra, ñược thực hiện và hình thành các tiêu chuẩn, hệ thống phát triển ở châu Âu, Mỹ và Úc

Người ñề xuất nhãn hàng hóa cho sản phẩm của phong trào sinh học là Rudolf Steiner và có lẽ ñây là nhãn hữu cơ ñầu tiên ñược phát triển Năm

1967 Hội ðất ñược sự giúp ñỡ của bà Eva Balfour ñã xuất bản tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ ñầu tiên trên thế giới Năm 1970, lần ñầu tiên các sản phẩm hữu cơ ñược ra ñời

Trong những năm 1970, nhóm các trang trại khác nhau ở Mỹ ñã ñưa ra nguyên tắc của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại Nhiều nhóm ñã phát

Trang 20

triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ của họ để đảm bảo với người mua rằng sản phẩm được gắn nhãn hữu cơ đã được sản xuất theo tiêu chuẩn của họ

Vào cuối những năm 1970 và đầu năm 1980, cơ quan chứng nhận đã phát triển và vượt ra ngồi phạm vi lãnh thổ quốc gia Nhiều chương trình cơng nhận đã sớm phát triển như cơng nhận cho người sản xuất Phần lớn các tổ chức này thu hút một số hoạt động khác ngồi chứng nhận Vào giữa những năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận đã được hình thành như SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy ðiển), FVO (Mỹ) Cuối cùng, vào năm

1990 với sự ra đời của qui định tại châu Âu về chứng nhận hữu cơ đã trở thành mối quan tâm theo hướng thương mại hĩa, các cơng ty chứng nhận được ra đời

Các cơ quan cấp giấy chứng nhận được phát triển, các tiêu chuẩn và qui định về sản xuất hữu cơ được hồn thiện và phong trào sản xuất hữu cơ được phát triển trên quy mơ tồn thế giới IFOAM là Liên đồn Quốc tế về phong trào sản xuất nơng nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chương trình cơng nhận của IFOAM được tơn trọng như một hướng dẫn quốc

tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia cĩ thể được xây dựng về sản xuất hữu cơ

Hiện nay, các qui định về sản xuất hữu cơ đã được ban hành như năm

1970, các bang Oregon và California ở Mỹ thơng qua luật về sản xuất hữu cơ Năm 1980, một số sản phẩm hữu cơ mới bắt đầu đưa vào châu Âu nhiều hơn

và ở Mỹ các cơ quan thương mại về hữu cơ được tăng lên và nhanh chĩng vượt qua ngồi biên giới Ở Mỹ, người ta đã thơng qua sắc luật về sản xuất thực phẩm hữu cơ năm 1990 Cuối cùng, tháng 12 năm 2000, Bộ Nơng nghiệp Mỹ đã ban hành quy định về thực phẩm hữu cơ và cĩ hiệu lực vào tháng 10 năm 2002 Ở châu Âu, quy định 2092/91 về thực phẩm hữu cơ được thơng qua năm 1991 Ở mức quốc tế, các quốc gia đã hợp tác và xây dựng lên tiêu chuẩn Codex Alimentarius hướng dẫn nơng nghiệp hữu cơ từ năm 1992

Trang 21

Codex Alimentarius tham gia vào nhiệm vụ của tổ chức FAO/WTO về tiêu chuẩn lương thực Những hướng dẫn của Codex Alimentarius về sản phẩm hữu cơ ñã ñược thông qua năm 1999

2.2.2 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ñịnh nghĩa là

hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ ñược cho là lành mạnh, giúp giữ ñộ phì nhiêu của ñất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo ñảm sức khỏe cho con người và vật nuôi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo ñịnh nghĩa của IFOAM : Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất ñể duy trì sức khỏe của ñất, hệ sinh thái và con người Nó dựa trên quá trình sinh thái, ña dạng sinh học và chu kỳ phù hợp với ñiều kiện ñịa phương, chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố ñầu vào với các hiệu ứng bất lợi Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, ñổi mới và khoa học có lợi cho môi trường chia sẻ và thúc ñẩy các mối quan

hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả các liên quan

2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ

Những nguyên tắc là những gốc rễ từ ñó nông nghiệp hữu cơ phát triển

và phát triển Họ thể hiện sự ñóng góp của nông nghiệp hữu cơ có thể làm cho thế giới, và một tầm nhìn ñể cải thiện tất cả các ngành nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu.Nông nghiệp là một trong những hoạt ñộng cơ bản nhất của con người bởi vì tất cả mọi người cần phải nuôi dưỡng bản thân hàng ngày Lịch

sử, văn hóa và cộng ñồng các giá trị ñược ñưa vào trong nông nghiệp Các nguyên tắc áp dụng cho sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả cách mọi người có xu hướng ñất, nước, thực vật và ñộng vật ñể sản xuất, chuẩn bị và phân phối thực phẩm và các mặt hàng khác Chúng liên quan ñến

Trang 22

cách mọi người tương tác với cảnh quan sống, liên hệ với nhau và hình thành

di sản của thế hệ tương lai Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ dùng ñể truyền cảm hứng cho phong trào hữu cơ trong sự ña dạng ñầy ñủ của nó Họ hướng dẫn phát triển các vị trí, các chương trình và các tiêu chuẩn IFOAM của Hơn nữa, họ ñều có tầm nhìn thông qua trên toàn thế giới của họ Nông nghiệp hữu cơ ñược dựa trên: Các nguyên tắc của sức khỏe; Các nguyên tắc sinh thái; Các nguyên tắc công bằng; Nguyên tắc chăm sóc Mỗi nguyên tắc ñược qui ñịnh thông qua một tuyên bố theo sau là một lời giải thích Các nguyên tắc sẽ ñược sử dụng như một toàn thể Chúng ñược cấu tạo như nguyên tắc ñạo ñức ñể truyền cảm hứng cho hành ñộng Nguyên tắc của sức khỏe: Nông nghiệp hữu cơ nên duy trì và nâng cao sức khỏe của ñất, thực vật,

ñộng vật, con người và hành tinh là một và không thể Nguyên tắc này chỉ ra

rằng sức khỏe của cá nhân và cộng ñồng không thể tách rời từ sức khỏe của

hệ sinh thái - ñất lành mạnh sản xuất cây trồng lành mạnh thúc ñẩy sức khỏe ñộng vật và con người Sức khỏe là sự toàn vẹn và tính toàn vẹn của hệ thống sống Nó không chỉ ñơn giản là sự vắng mặt của bệnh, nhưng việc duy trì thể chất, tinh thần, xã hội và sinh thái hạnh phúc Miễn dịch, khả năng phục hồi

và tái tạo những ñặc ñiểm quan trọng của sức khỏe Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, cho dù trong nông nghiệp, chế biến, phân phối, tiêu thụ, là ñể duy trì

và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái và sinh vật từ nhỏ nhất trong ñất với con người Trong ñó, nông nghiệp hữu cơ ñược thiết kế ñể sản xuất chất lượng, thực phẩm dinh dưỡng cao, góp phần chăm sóc sức khỏe phòng ngừa

và hạnh phúc Trong quan ñiểm này nên tránh việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và phụ gia thực phẩm có thể gây tác hại cho sức khỏe Nguyên tắc của hệ sinh thái, nguyên tắc này nông nghiệp hữu cơ trong sinh hoạt các hệ sinh thái Nó nói rằng sản xuất là dựa trên quá trình sinh thái,

và tái chế Nuôi dưỡng và hạnh phúc ñạt ñược thông qua các hệ sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể Ví dụ, trong trường hợp của loại cây này là ñất

Trang 23

sống, vì ñộng vật nó là hệ sinh thái nông nghiệp, ñối với cá và các sinh vật biển, môi trường nước Canh tác hữu cơ, mục vụ và các hệ thống thu hoạch tự nhiên nên phù hợp với chu kỳ và cân bằng sinh thái trong tự nhiên Những chu kỳ là phổ quát nhưng hoạt ñộng của họ là trang web cụ thể Quản lý hữu

cơ phải ñược thích nghi với ñiều kiện ñịa phương, sinh thái, văn hóa và quy

mô ðầu vào nên giảm tái sử dụng, tái chế và quản lý hiệu quả của vật liệu và năng lượng ñể duy trì và cải thiện chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên Nông nghiệp hữu cơ phải ñạt ñược sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, xây dựng môi trường sống và duy trì ña dạng di truyền và nông nghiệp Những người sản xuất, chế biến, thương mại, hoặc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ nên bảo vệ và có lợi cho môi trường chung bao gồm cả cảnh quan, khí hậu, môi trường sống, ña dạng sinh học, nước và không khí Nguyên tắc công bằng: Nông nghiệp hữu cơ nên xây dựng các mối quan hệ ñể ñảm bảo sự công bằng ñối với môi trường chung với và cuộc sống

cơ hội công bằng là ñặc trưng của công bằng, tôn trọng, công lý và quản lý của thế giới chia sẻ, cả trong nhân dân và trong các mối quan hệ của họ cho chúng sinh khác Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các mối quan hệ con người một cách

ñể ñảm bảo sự công bằng các cấp và tất cả các bên - người nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu dùng Nông nghiệp hữu cơ sẽ cung cấp tất cả mọi người tham gia vào một cuộc sống chất lượng, góp phần chủ quyền lương thực và giảm nghèo Nó nhằm mục ñích ñể sản xuất cung cấp ñủ thực phẩm chất lượng tốt và các sản phẩm khác Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng ñộng vật phải ñược cung cấp các ñiều kiện và cơ hội của cuộc sống mà phù hợp với sinh lý của họ, hành vi tự nhiên và hạnh phúc Tài nguyên thiên nhiên và môi trường ñược sử dụng cho sản xuất và tiêu thụ cần ñược quản lý trong một cách mà là xã hội và sinh thái chỉ và cần ñược tổ chức trong niềm tin cho các thế hệ tương lai Công bằng ñòi hỏi các

Trang 24

hệ thống sản xuất, phân phối và thương mại được mở và cơng bằng và tài khoản cho chi phí mơi trường và xã hội thực sự Nguyên tắc chăm sĩc: Nơng nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và cĩ trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai và mơi trường Nơng nghiệp hữu cơ là một hệ thống sống và năng động đáp ứng nhu cầu và điều kiện bên trong và bên ngồi Các học viên của nơng nghiệp hữu

cơ cĩ thể nâng cao hiệu quả và tăng năng suất, nhưng điều này khơng nên cĩ nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe và hạnh phúc Do đĩ, cơng nghệ mới cần phải được đánh giá và xem xét lại phương pháp hiện cĩ Với sự hiểu biết khơng đầy đủ của các hệ sinh thái và nơng nghiệp, chăm sĩc phải được thực hiện Nguyên tắc này nĩi rằng biện pháp phịng ngừa và trách nhiệm là những mối quan tâm quan trọng trong lựa chọn quản lý, phát triển và cơng nghệ trong nơng nghiệp hữu cơ Khoa học là cần thiết để đảm bảo rằng nơng nghiệp hữu cơ là lành mạnh, an tồn và sinh thái Tuy nhiên, kiến thức khoa học khơng thơi là khơng đủ Nơng nghiệp hữu cơ cần phịng ngừa rủi ro đáng

kể bằng cách áp dụng cơng nghệ phù hợp và từ bỏ các khơng thể đốn trước, chẳng hạn như kỹ thuật di truyền Quyết định phải phản ánh các giá trị và nhu cầu của tất cả những người cĩ thể bị ảnh hưởng, thơng qua quy trình minh bạch và cĩ sự tham gia

Nơng nghiệp hữu cơ là một hình thức nơng nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bĩn tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc Các nơng dân canh tác theo hình thức nơng nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vịng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng,

và kiểm sốt cỏ, cơn trùng và các loại sâu bệnh khác Mục đích hàng đầu của nơng nghiệp hữu cơ là tối đa hĩa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuơi và con người

Trang 25

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục ñích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong ñất ñến con người"

Nhìn chung Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng

và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất ñủ lương thực có dinh dưỡng, không ñộc hại, và có chất lượng cao… Ngoài ra, còn ñảm bảo duy trì và gia tăng ñộ màu mỡ lâu dài cho ñất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, ñặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, ña dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với ñiều kiện ñịa phương

2.2.4 Xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trên thế giới, xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) ñã có

từ lâu nhưng mạnh nhất bắt ñầu từ năm 1990 của thế kỷ trước với lý do: Thực phẩm canh tác theo NNHC ngon hơn, không có dư lượng phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật, không làm ô nhiễm môi trường

Có rất nhiều ý kiến của các nhà nông nghiệp, các chủ công ty hoá chất cho rằng việc sản xuất thâm canh với sự ñầu tư của phân bón, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ hoá học là một mục ñích duy nhất cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân số ngày càng tăng lên của thế giới Họ cho rằng các nhà NNHC

là những người không tưởng ñịnh ñưa nền nông nghiệp thế giới quay về thế

kỷ 19 với năng suất tụt xuống 4 lần và nguy cơ ñói hàng loạt là nguy cơ không thể tránh khỏi Nhưng NNHC ñã không lùi bước mà càng phát triển, ngày càng chứng minh tính ưu việt của nó

Trang 26

Theo một nghiên cứu kéo dài 21 năm về ñất ñược ñăng trên Tạp chí Khoa học, NNHC có thể cho năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn ñược ña dạng sinh học, bảo vệ ñược ñộ phì của ñất Nghiên cứu ñược thực hiện trên diện tích 1,5 ha ở Thụy Sỹ với 4 phương pháp canh tác trên một số cây trồng khác nhau Kết quả cho thấy khi áp dụng phương pháp NNHC chỉ cần 56% chi phí năng lượng so với phương pháp canh tác sử dụng phân bón hoá học trên một ñơn vị năng suất Trong các ô thí nghiệm, quần thể nấm cao hơn 40% ñã giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn Giun ñất tăng lên 3 lần, nhện, côn trùng tăng lên 2 lần (Lý Kim Bảng, 2009)

Khuynh hướng chung hiện nay của nông nghiệp các nước ñang phát triển trong ñó có Việt Nam là sự gia tăng giá trị sản lượng nông nghiệp với mức ñộ sử dụng phân bón và thuốc hoá học ở mức cao, cho nên luôn luôn ñi kèm với các hậu quả không mong muốn về môi trường, làm mất cân bằng sinh thái nông nghiệp, dẫn ñến suy giảm chức năng của ñất Trong khi ñó quá trình tăng dân số và tốc ñộ ñô thị hoá nhanh, diện tích ñất canh tác ngày càng

bị thu hẹp dẫn ñến tăng vụ canh tác và sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo

vệ thực vật ngày càng tăng ñể ñáp ứng nhu cầu tăng năng suất Nếu chúng ta

cứ canh tác như vậy thì ñất sẽ thiếu nguồn hữu cơ và là nguyên nhân chính dẫn ñến ñất bị bạc màu và môi trường bị ô nhiễm Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có vai trò quyết ñịnh cả về chất lượng và sản phẩm thu hoạch Ở nước ta, tình trạng sử dụng phân bón còn chưa hợp lý, còn lạm dụng phân hoá học, bỏ quên phân hữu cơ Do vậy qua thời gian dài sử dụng phân hoá học mà không sử dụng phân hữu cơ sẽ làm cạn kiệt nguồn hữu cơ và vi sinh vật trong ñất dẫn ñến ñất bị chai cứng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khả năng tạo chất dinh dưỡng và giữ nước kém Vì vậy, cần phải kết hợp bón phân hữu cơ ñể cải tạo lại ñất trồng, làm tăng ñộ mùn, dinh dưỡng trong ñất, giúp ñất giữ chất dinh dưỡng và giữ nước tốt, nâng cao chất lượng và sản

Trang 27

lượng cây trồng, giúp cây chống chịu bệnh tốt, giá thành thấp (Phạm Văn Toản, 2002)

Ban ñầu thực phẩm hữu cơ chỉ chiếm từ 1-2% lượng bán ra trên thế giới Những chợ thực phẩm hữu cơ ñang trên ñà phát triển nhảy vọt ở cả các nước ñã và ñang phát triển Các chợ thực phẩm hữu cơ tăng liên tục trung bình 20% có quốc gia tăng ñến 50% mỗi năm Ở Việt Nam chúng ta gần ñây cũng ñã thấy nhiều thực phẩm hữu cơ trong siêu thị ở các thành phố lớn

Doanh số thực phẩm hữu cơ cũng tăng trưởng không ngừng, năm 2002 doanh số mới chỉ 23 tỉ USD, năm 2006 lên 40 tỉ và ñến năm 2008 nhảy vọt lên 52 tỉ ñô la

Nông nghiệp hữu cơ hiện nay ñã ñược ứng dụng ở hơn 120 nước trên thế giới; bắt ñầu từ Mỹ và các nước châu Âu và hiện nay ñang phát triển nhanh tại Ấn ðộ, Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh Tại Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân cũng ñã triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác hữu cơ với các cây lúa, rau, cam, vải và cá nước ngọt ở Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Phòng…

2.3 Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và tại Việt Nam

2.3.1 Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới

‘’Thái quá sinh bất cập”, vào ñầu thế kỷ trước, khi cuộc cách mạng xanh bùng nổ: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, thuốc diệt cỏ… ñược sử dụng một cách ồ ạt, năng suất của vật nuôi, cây trồng tăng lên liên tục Chính ngay lúc này, ñã bắt ñầu có những than phiền, lo lắng và ñề xuất xem lại vấn ñề: Thực phẩm hóa học sản xuất ào ạt như thế sẽ tốt cho sức khỏe con người như thực phẩm ñược canh tác tự nhiên hay ít hóa chất không?

và cũng bắt ñầu phát sinh những ý tưởng cổ súy cho loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm của sức khỏe

Trang 28

Năm 1939 Huân tước Northbourne lần ñầu tiên dùng từ nông nghiệp hữu cơ trong cuốn sách “Look to the land”, với quan niệm “nông trại là một

cơ thể sống” (the farm as organism), ñể mô tả một nền nông nghiệp chỉnh thể, cân bằng sinh thái, ngược hẳn với nông nghiệp hóa học (chemical farming) Cần lưu ý chữ “cơ” ở ñây là cơ thể, khác biệt với “hữu cơ” và “vô cơ” trong hóa học (organic & inorganic chemistry), thông thường ñể chỉ một nhóm phân

tử hóa học có chứa các nguyên tố các bon hay không

Người ta nhấn mạnh ñặc ñiểm hữu cơ (organic) ñể phân biệt với hóa học (chemical) là những thực phẩm thông dụng của chúng ta từ trước tới nay vốn sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản cũng như khi chế biến Do ñó thực phẩm hữu cơ (organic foods), còn ñược gọi là thực phẩm thiên nhiên (natural foods) hay thực phẩm lành mạnh (healthy food) Người ta xếp thực phẩm hữu cơ thành 4 lớp tùy theo số phần trăm (%) thành phần hữu cơ trong ñó:

(1) “Hữu cơ hoàn toàn” (100% organic): không thêm một chất nào khác (2) “Hữu cơ” (Organic): có trên 95% hữu cơ

(3) “Sản xuất với thành phần hữu cơ” (Made with organic ingredients): có ít nhất 70% hữu cơ

(4) “Có thành phần hữu cơ” (Some organic ingredients): dưới 70% hữu cơ

Trang trại hữu cơ ñang ñược phát triển trên hầu hết các nước trên thế giới Tỷ lệ các trang trại sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển nhanh Thị trường cho các sản phẩm hữu cơ cũng phát triển rất nhanh chóng không chỉ ở châu Âu, bắc Mỹ và Nhật Bản, ñây là những thị trường lớn về sản phẩm hữu

cơ Sự phát triển này vào những năm gần ñây ñã ñược thúc ñẩy ở châu Âu với

cơ sở vững chắc là nhà sản xuất và người tiêu dùng ñã gắn bó vì lợi ích xã hội

và môi trường sinh thái Trang trại hữu cơ ñược phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước châu Âu vào những năm 1990 Từ năm 1988 tới năm 1999 tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên tới 46,2% Những năm gần ñây tổng diện tích hữu cơ ở châu Âu hàng năm tăng lên trung bình khoảng 30%/năm.Vào ñầu

Trang 29

năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha ñã ñược quản lý với hơn 100.000 trang trại hữu cơ ở trên nhiều nước châu Âu, chiếm tới 2% ñất nông nghiệp Số trang trại hữu cơ tăng từ 830 năm 1990 lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2000

Bảng 2.1: Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 (Nguồn FAO 2001)

Nước sản xuất Diện tích (ha) So với % diện

Yêu cầu của thị trường

Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nhu cầu thực phẩm trên thị trường Tỷ lệ thị trường thực phẩm hữu cơ

ñã tìm thấy ở hầu hết các quốc gia thường xung quanh khoảng 1% tổng số thực phẩm bán ra Các kết quả ở bảng dưới ñây cho thấy Áo và Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 1,8 – 2% Tỷ lệ thị trường của sản phẩm hữu cơ của ðan Mạch chiếm 3% so với thực phẩm ñược lưu thông

Trang 30

Bảng 2.2: Thị trường Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nước uống

TD tăng hàng năm (%)

GT bán ra năm 2010 (tr.USD)

TD tăng

TB hàng năm (%)

Trang 31

thì thị trường hữu cơ hàng năm tăng lên khoảng 10 – 25% tùy theo mỗi nước Năm 2000 thị trường thực phẩm hữu cơ khoảng 16 tỷ USD

2.3.2 Nơng nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Nơng nghiệp Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử, là nền nơng nghiệp hữu cơ bởi sự phát triển tự nhiên của nĩ Trước năm 1954 người Pháp đã đưa một số máy mĩc và phân hĩa học vào sử dụng ở Việt Nam, nhưng nơng dân Việt Nam cịn khơng hiểu sử dụng phân hĩa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào Với phương thức canh tác truyền thống đĩ người nơng dân đã sử dụng tập đồn các giống cây trồng tại địa phương như Lúa (Tám xoan, Dự, Di hương, nếp cái hoa vàng ), cây ăn quả (Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi ðoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, Chuối Ngự ) Các giống địa phương này cho năng suất khơng cao nhưng địi hỏi điều kiện chăm sĩc thấp,

cĩ khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng được với điều kiện khí hậu tại địa phương Mặt khác, chúng là những giống cây trồng cĩ phẩm chất rất cao Trước khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ở Việt Nam thì việc cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng tại địa phương dựa vào các nguồn: phân chuồng (đã ủ hoai mục), nước tiểu, bùn ao và các loại cây phân xanh như cốt khí, điền thanh, bèo dâu và các cây họ đậu Ngồi ra, người ta cịn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

Từ những năm 1960, đặc biệt sau ngày giải phĩng miền Nam, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo và mở rộng, diện tích tưới tiêu được tăng lên, phân hĩa học và thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn Việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số các giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch hại cây trồng

Khi sử dụng quá nhiều lượng phân bĩn hĩa học và các loại thuốc bảo

vệ thực vật đã mang lại ảnh hưởng xấu đến mơi trường Theo ước tính thì

Trang 32

50% lượng phân bón ñược cây trồng sử dụng, còn 50% lượng dư phân hóa học bị bay hơi, rửa trôi và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ñất và nước Cũng với con ñường ñó một số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật dư thừa tồn tại trong ñất, nước và gây ô nhiễm môi trường Lượng thuốc này sử dụng không hợp lý dẫn tới sự hình thành tính kháng thuốc của sâu hại, ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là tác ñộng xấu tới sức khỏe con người, ñộng vật, và môi trường sống

Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh và công nghiệp hóa nông nghiệp, ñã dẫn ñến nhiều nước quay trở lại với nông nghiệp hữu cơ (trong ñó

có Việt Nam), làm cho nông nghiệp hữu cơ ngày càng ñược nâng cao vị trí và tầm quan trọng trong ñời sống xã hội và trên thị trường thế giới

Mặc dù có thể nói rằng, như tại tất cả các nước khác, tất cả các nông dân ñã trồng trọt theo phương thức hữu cơ từ cách ñây hàng trăm năm, canh tác hữu cơ theo hiểu biết quốc tế lại khá mới ñối với Việt Nam Thị trường ñịa phương ñã không ñược phát triển, mặc dù cách ñây vài năm, một công ty ñã

cố gắng giới thiệu các loại rau hữu cơ cho người tiêu dùng ở Hà Nội Hầu như không có tổ chức quốc tế và ñịa phương nào hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ (ngoại lệ chủ yếu là ADDA và GTZ) Chính phủ cũng ñã không có chính sách

hỗ trợ việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước và do ñó, hầu như vẫn không có các dịch vụ nghiên cứu và mở rộng canh tác

Tuy nhiên, vào tháng 12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) ñã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia ñối với sản xuất theo hình thức hữu cơ, hiện có thể ñược áp dụng làm quy chiếu cho các nhà sản xuất, chế biến và những người khác quan tâm ñến các sản phẩm hữu cơ dành cho thị trường trong nước Bộ NN & PTNT lập kế hoạch thành lập một

hệ thống chứng nhận dành cho thị trường nội ñịa cùng với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, khu vực tư nhân và các khu vực khác

Trang 33

Các sản phẩm hữu cơ chủ yếu là các loài cây như quế, hồi, gừng, chè, ñiều, tôm và cá Basa Các sản phẩm này ñược chứng nhận theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, như châu Âu và Mỹ và các cơ quan chứng thực nước ngoài thực hiện việc kiểm tra và chứng thực

2.3.3 Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Trong nền nông nghiệp của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam và các nước Châu Á, phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng với hàm lượng vốn có của nó mà còn ñóng vai trò quan trọng trong công việc cải thiện các ñặc tính lý, hóa học của ñất thông qua vai trò vật chất hữu cơ Ngày nay phân hóa học ñược coi là yếu tố quan trọng ñể tăng năng suất cây trồng, nên xu hướng sử dụng phân hóa học ngày càng tăng Tuy vậy phân hữu cơ vẫn ñóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở các nước nhiệt ñới cũng như các nước phát triển Trong những năm gần ñây, nông nghiệp hữu cơ bắt ñầu ñược chú trọng do nhu cầu sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường

Phân hữu cơ là những loại hợp chất hữu cơ khi ñược vùi vào ñất sau khi phân giải có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây như dinh dưỡng N, P, K các nguyên tố trung và vi lượng) Quan trọng hơn nữa

là phân hữu cơ có khả năng cải tạo ñất rất lớn Phân hữu cơ bao gồm các loại như: phân chuồng, phân xanh, than bùn, phân rác, phế phẩm nông nghiệp Phân hữu cơ có hai tác dụng chính ñó là: tác dụng cải tạo ñất và tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Thị Lẫm, 2002)

Tác dụng cải tạo ñất: sử dụng phân hữu cơ có tác dụng cải tạo ñất tổng hợp cả về mặt vật lý, hóa học, sinh học

Về mặt vật lý: khi bón phân hữu cơ vào ñất làm cho hàm lượng chất hữu cơ và mùn tăng lên Từ ñó kết cấu ñất ñược ổn ñịnh, hạn chế việc xói mòn ñất và rửa trôi, làm tơi xốp ñất, tạo cấu trúc ñất sét – mùn ñể giữ

Trang 34

nước, giữ phân bĩn tốt hơn và làm tăng tính đệm cho đất, cải thiện chế độ nước và nhiệt của đất

Về mặt hĩa học: khi bĩn phân hữu cơ vào đất, chất hữu cơ được phân giải từ từ và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đồng thời đã để lại trong đất một hàm lượng đáng kể chất dinh dưỡng Phân hữu cơ là nguồn

bổ sung mùn khơng thay thế được cho đất Mùn là yếu tố tác động đến tất

cả các tính chất của đất: mùn kết hợp với lân tạo phức hệ lân mùn cĩ tác dụng giữ lân ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng Mùn kết hợp với các chất khống tạo phức hệ hữu cơ – vơ cơ cĩ tác dụng giữ chất dinh dưỡng ở trong đất Từ đĩ làm giảm được việc rửa trơi các chất dinh dưỡng trong đất đồng thời hạn chế được cho cây trồng hút những kim loại nặng giúp nơng sản sạch hơn

Về mặt sinh học: khi bĩn phân hữu cơ vào đất làm cho tập đồn vi sinh vật hoạt động mạnh vì cung cấp cho chúng một lượng thức ăn lớn cả

về khống và thể hữu cơ Bản thân trong phân hữu cơ cĩ chứa một lượng lớn vi sinh vật, vì thế đã bổ sung thêm vi sinh vật đất cả về số lượng và chủng loại Trong phân hữu cơ cịn cĩ chứa những chất cĩ ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng như: các chất kích thích ra dễ, các enzyme, các chất kháng sinh

Tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: dinh dưỡng khống và dinh dưỡng khí (Achim Dobermann & Thomas Fairhurst, 2000)

Dinh dưỡng khống: trong phân hữu cơ cĩ chứa đa dạng về chủng loại các chất dinh dưỡng từ đa lượng, chung lượng, vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng, các lợi enzyme, các chất kháng sinh

Dinh dưỡng khí: quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất đã tạo ra một nguồn CO2 lớn cung cấp cho cây trồng trong quá trình quang hợp, nâng cao năng suất cây trồng

Trang 35

Phân bón ñóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và bổ sung ñộ màu mỡ cho ñất Sử dụng hợp lý các loại phân bón cho ñất là phương cách tốt nhất ñể tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều ñịa phương nông dân ñang lạm dụng các chất vô cơ như ñạm, lân, kali bởi

sự tiện dụng và vì cái lợi trước mắt nó ñể lại cho sản xuất mà quên ñi tính bền vững cho một nền nông nghiệp Nếu trong canh tác chỉ sử dụng phân hóa học mà không bón phân hữu cơ là canh tác theo kiểu bóc lột ñộ màu của ñất, làm cho ñất bị chai cứng ñi Sử dụng hợp lý các loại phân hóa học kết hợp bón phân hữu cơ cho ñồng ruộng là một trong những phương cách canh tác bền vững và khoa học, là cách tốt nhất ñể trống sự thoái hóa, sa mạc hóa của ñất, trả lạ sự sống cho ñất trong quá trình canh tác và cũng là cách ngày càng làm tăng hiệu quả sản xuất trên một ñơn vị diện tích

Trước những hậu quả do việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp

mà loại người ñem lại thì một lần nữa học thuyết về nền nông nghiệp hữu

cơ lại ñược trỗi dậy và ñược ñề cập hầu hết trong các diễn ñàn về nông nghiệp ở khắp các châu lục trên thế giới Người ta cho rằng áp dụng nền nông nghiệp hữu cơ sẽ ñem lại các lợi ích:

Tạo ra nông sản có chất lượng cao;

Tăng cường các chu kỳ sinh học trong các hệ thống canh tác;

Duy trì và tăng cường ñộ phì nhiêu cho ñất;

Tránh ô nhiễm nảy sinh từ nông nghiệp;

Giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không tái sinh ñược;

Cùng tồn tại và bảo vệ môi trường

ðể ñạt ñược những mục tiêu trên thì việc trả lại ñầy ñủ chất hữu cơ cho ñất ñược ñánh giá là quan trọng nhất Nguyên nhân là do nhờ có chất hữu cơ cho ñất mà làm tăng nguồn cung cấp lito từ chất mùn tự nhiên,

Trang 36

tăng khả n ăng giữ nước, tránh cho ñất bị chai cứng, hoặc bị xói mòn, từ

ñó làm tăng tính bền vững cho ñất

Hiện nay, chất lượng ñất ñang biến ñộng theo hướng xấu ñi do thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới với mức bón phân hóa học ngày càng cao, chất lượng nông sản, hiệu lực phân bón giảm, ô nhiễm môi trường gia tăng Vì vậy chúng ta cần sớm ứng dụng một số giải pháp bền vững cho nông nghiệp ñó là cần sử dụng phân hữu cơ cho quá trình trồng trọt

Vũ Hữu Yêm (1995), cũng thừa nhận rằng phân hữu cơ có tác ñộng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan, giải phóng ñược nhiều dinh dưỡng cho ñất trong cây trồng, cơ chế của hiện tượng này là do tác ñộng của các axit hữu cơ ñược giải phóng tích cực với Fe trong các phốt phát

có hóa trị thấp hơn

Có thể nói hữu cơ là kho chứa tổng hợp các yếu tố dinh dưỡng và luôn là nền tảng cho mọi hoạt ñộng hóa học, lý học, sinh học trong ñất, như quá trình khoáng hóa, quá trình bùn hóa ñể làm giàu dinh dưỡng ñể cây trồng cũng như vi sinh vật, ñộng vật trong ñất sử dụng làm nguồn dinh dưỡng trực tiếp Ngoài ra, phân hữu cơ còn cải thiện một số ñặc tính

lý học của ñất như tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm

Nhờ vậy, sử dụng phân hữu cơ sẽ khắc phục ñược sự mất cân ñối dinh dưỡng trong ñất, gia tăng hiệu quả phân bón hóa học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ñặc biệt là việc gia tăng chất lượng nông sản, ñảm

bảo tính bền vững của sản xuất nông nghiệp

2.3.4 Sự thiếu hụt phân hữu cơ trong sản xuất

Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu ñiểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu Sản xuất nông nghiệp Việt Nam ñóng góp 24% JDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao ñộng cả nước xong sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng ñúng mức tới việc bảo vệ môi trường Sản

Trang 37

xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm bảo ñảm vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường ñang là mục tiêu phấn ñấu của nền nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng Một trong những biện pháp hữu hiệu ñể sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hóa chất bảo vệ thực vật và các loại phân hóa học có tác ñộng xấu ñến môi trường

Khái niệm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam là khá mới mẻ Tuy nhiên Nông nghiệp nước ta ñang ñứng trước nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, ñất ñai bạc màu, suy giảm ña dạng sinh học, ngộ ñộc thuốc bảo vệ thực vật ở người Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người là một ñòi hỏi bức thiết Bên cạnh ñó, nhu cầu

về nông sản hữu cơ hiện ñang tăng rất mạnh ñặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội do ngày càng có nhiều người nhận ra ñược lợi ích của việc sử dụng thực phẩm hữu cơ và ảnh hưởng của các ca ngộ ñộc thực phẩm liên quan ñến nhiễm khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có nhiều tiến bộ vượt trội và ñóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội Trong tương lai, nước ta ñịnh hướng phát triển thành các vùng chuyên canh hàng hóa Việc thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, xong bên cạnh ñó cũng gây ra nhiều bất lợi ñối với môi trường và sự phát triển bền vững Trong khi ñó, nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi năm Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên ñến hàng ngàn tấn Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu cacbon và các nguyên tố khoáng ña vi lượng ðây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ nông nghiệp

Trang 38

Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của ñất ñai và các biện pháp cải tạo ñất nhằm ñảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng ñất lâu dài, bên cạnh ñó, vai trò quan trọng ñặc biệt của chất hữu cơ ñối với ñộ phì nhiêu của ñất ñã ñược thừa nhận một cách rộng rãi Chất hữu cơ góp phần cải tạo ñặc tính vật lý, hóa học cũng như sinh học ñất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng (Anpn new, 2007) Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất

từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt ñộng của vi sinh vật ñất: các quá trình chuyển hóa, tuần hoàn dinh dưỡng trong ñất, sự cố ñịnh ñạm, sự nitrat hóa, sự phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt ñộng của các loại vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng

2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác ñều có nhu cầu dinh dưỡng

ñể sinh trưởng và phát triển Các yếu tố dinh dưỡng như ñạm, lân, kali cần thiết cho cây lúa trong toàn bộ ñời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương ñối nhiều tuỳ thuộc vào giống, ñất ñai, khí hậu, chế ñộ canh tác và cách bón phân Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của ñất là nhân tố quyết ñịnh việc cần bón nguyên tố nào, số lượng bao nhiêu cho cây Những năm gần ñây

do diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các biện pháp canh tác chưa hợp

lý nên ñã dẫn ñến hiện tượng rửa trôi, xói mòn ñất làm giảm ñộ màu mỡ của ñất nhanh chóng, ñặc biệt là ở vùng ñồi núi Do vậy ñể ñảm bảo năng suất lúa cần phải hiểu rõ tính chất của ñất Hiện nay nhờ thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho nên các giống lúa mới chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao hơn các giống lúa cũ ñã ñược ñưa vào sản xuất Vì vậy dựa vào ñặc ñiểm của giống ñể cung cấp phân bón

Trang 39

cho lúa là cần thiết Tuy nhiên các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau thì xác ựịnh thời kỳ bón, lượng phân bón khác nhau (Võ Minh Kha, 1996)

2.4.1 Nhu cầu về ựạm của cây lúa

Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón ựạm Nếu giai ựoạn ựẻ nhánh mà thiếu ựạm sẽ làm năng suất lúa giảm do ựẻ nhánh ắt, dẫn ựến số bông ắt Nếu bón không ựủ ựạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, ựẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, ựòng nhỏ, từ ựó làm cho năng suất giảm Nếu bón thừa ựạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu bệnh, dễ lốp ựổ, ựẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra chiều cao cây phát triển mạnh, trỗ muộn, năng suất giảm Theo Bùi Huy đáp năm 1980, ựạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng ựến năng suất lúa, cây có ựủ ựạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết ựược tác dụng và Lê Văn Tiềm năm 1986 thì khi cây lúa ựược bón ựủ ựạm nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân

và kali ựều tăng

đạm là yếu tố quan trọng hàng ựầu ựối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, là thành phần cơ bản của protein đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzym Các bazơ có ựạm, thành phần cơ bản của axit Nuclêic trong các AND, ARN của nhân bào, nơi chứa các thông tin di truyền ựóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein Do vậy, ựạm là một yếu tố cơ bản của quá trình ựồng hoá cacbon, kắch thắch sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tắch cực ựến việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác Cây trồng ựược bón ựủ ựạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón thừa ựạm (Trần Trúc Sơn, 1999)

Theo nghiên cứu của Broadlen năm 1979 và các nghiên cứu của đỗ Thị Tho và PhạmVăn Cường năm 2004 thì ựạm ựóng vai trò hết sức quan trọng trong ựời sống của cây lúa đạm giữ vị trắ quan trọng trong việc tăng năng

Trang 40

suất, là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hoá học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và hạt Trong các vật chất khô của cây trồng có từ 1 – 5% ñạm tổng số Người ta thấy trong các bộ phận non của cây hàm lượng ñạm nhiều hơn trong các bộ phận già, ñạm có trong các protit, các acid nucleic của các cơ quan trong cây

Còn Nguyễn Như Hà năm 2006 cũng cho rằng: ñạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và ñẻ nhánh của cây lúa Việc cung cấp ñạm ñủ và ñúng lúc làm cho lúa vừa ñẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo ñược nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất ñối với năng suất lúa ðạm còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành ñòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác: số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc ðạm còn làm tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo Lượng ñạm cần thiết ñể tạo ra

1 tấn thóc từ 17 ñến 25 kgN, trung bình cần 22,2 kgN Ở các mức năng suất cao, lượng ñạm cần thiết ñể tạo ra một tấn thóc càng cao

2.4.2 Nhu cầu về lân của cây lúa

Theo Lê Văn Căn năm 1964 cho rằng: lân là một trong những chất cần thiết cho quá trình trao ñổi chất của cây, lân có mặt trong các chất hữu cơ quan trọng nhất ñối với cây Các hợp chất này ảnh hưởng trực tiếp ñến sự phân chia tế bào qua quá trình trao ñổi chất béo, protein cụ thể là Glyxerophotphat, ATP, ADN, ARN, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và hô hấp của cây Lân làm tăng khả năng hút ñạm cho cây và hấp phụ Fe làm giảm nồng ñộ Fe trong ñất, có thể làm giảm nồng ñộ ñộc trong ñất Trong thời kỳ chín của cây lúa, hàm lượng lân vô cơ giảm nhanh và hoạt ñộng của enzym photphorilaza tăng ñến 16 ngày sau khi thụ tinh của hạt sau

ñó giảm xuống Từ ñó ta có thể thấy lân là một thành phần dinh dưỡng rất cần thiết ñối với cây trồng (Sinclair, T.R & Horie,T, 1989)

Ngày đăng: 18/12/2014, 18:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Ngọc Nụng (1995). Nghiờn cứu hiệu lực của lõn ủối với lỳa trờn ủất dốc tụ tỉnh Bắc Thỏi. Luận ỏn tiến sĩ nụng học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu hiệu lực của lõn ủối với lỳa trờn ủất dốc tụ tỉnh Bắc Thỏi
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nụng
Năm: 1995
9. Võ đình Quang (1999). Trạng thái lân trong ựất Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 3 - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 151 -163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trạng thỏi lõn trong ủất Việt Nam
Tác giả: Võ đình Quang
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
10. Mai Văn Quyền (2002). 160 cõu hỏi - ủỏp về cõy lỳa và kỹ thuật trồng lúa. Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 160 cõu hỏi - ủỏp về cõy lỳa và kỹ thuật trồng lú
Tác giả: Mai Văn Quyền
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
12. Nguyễn Tử Siờm, Trần Khải (1996). Húa học lõn trong ủất Việt Nam. Khoa học ủất, 7, tr 92 - 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Húa học lõn trong ủất Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tử Siờm, Trần Khải
Năm: 1996
16. Phạm Chắ Thành, Phạm Tiến Dũng, đào Châu Thu, Trần đức Viên, Hệ thống nông nghiệp (giáo trình cao học), NXB Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống nông nghiệp
Nhà XB: NXB Hà Nội
17. ðỗ Thị Tho (2004). Nghiờn cứu ảnh hưởng của liều lượng phõn ủạm và một số dảnh cấy ủến sinh trưởng, phỏt triển và năng suất giống lỳa VL20. Báo cáo luận văn thạc sỹ nông nghiệp, TðNNI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu ảnh hưởng của liều lượng phõn ủạm và một số dảnh cấy ủến sinh trưởng, phỏt triển và năng suất giống lỳa VL20
Tác giả: ðỗ Thị Tho
Năm: 2004
19. Lờ Văn Tiềm (1986). "Sự cõn ủối lõn ủạm trong ủất lỳa". Tạp chớ Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 4/1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cõn ủối lõn ủạm trong ủất lỳa
Tác giả: Lờ Văn Tiềm
Năm: 1986
21. đào Thế Tuấn (1989). ỘHệ thống nông nghiệpỢ. Tạp chắ cộng sản (6). trang 4 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí cộng sản
Tác giả: đào Thế Tuấn
Năm: 1989
22. Nguyễn Vi, Trần Khải (1974). Một số kết quả nghiên cứu về kali trong ủất miền Bắc Việt Nam. Nghiờn cứu ủất - phõn, tập IV. Nxb Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu về kali trong ủất miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Vi, Trần Khải
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1974
29. Zandstra H.G.. F.C. Price. E.C.Litsinger J.A and Morris (1981). Methodology for on farm cropping system rescarch. IRRI. Philippinne.P.31-35Tài liệu trên Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methodology for on farm cropping system rescarch
Tác giả: Zandstra H.G.. F.C. Price. E.C.Litsinger J.A and Morris
Năm: 1981
34. (Phúc ðại Việt, “Hữu cơ là gì ? Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ”, ủăng ngày 22/6/2010, tạihttp://organicfoods.vn/index.php?m=news&p=detailNews&cid=&nwid=36) 35. http://www.ifoam.org/about_ifoam/principles/index.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu cơ là gì ? Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ
25. Anpn new (2007), Volume 18 (1) January – April 2007, Asia Pcific naturw Agriculture Network. http://www.apnn.org Link
1. Lý Kim Bảng và cộng sự, Bỏo cỏo tổng kết ủề ỏn: ‘’Xử lý rạ làm phõn bón hữu cơ vi sinh tại tỉnh Nam ðịnh Khác
2. Nguyễn Tất Cảnh (Chủ biên), Trần Thị Hiền, Nguyễn Xuân Mai (2008), Giáo trình Hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
3. Lê Văn Căn (1964). Tình hình sử dụng phân lân bón cho lúa ở các nước Khác
11. Quy hoạch tổng thể phỏt triển KTXH huyện Khoỏi Chõu ủến năm 2010 và một số ủịnh hướng chiến lược ủến năm 2020 Khác
13. Trần Thúc Sơn (1999). Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở Khác
14. Phạm Chí Thành (1993), Hệ thống nông nghiệp (Giáo trình cao học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 47 – 52 Khác
15. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Lê quốc Doanh (2009), Bài giảng cao học Hệ thống nông nghiệp Khác
18. đào Châu Thu (2003), Hệ thống nông nghiệp (Bài giảng cao học nông nghiệp), NXB Nông nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 (Nguồn FAO 2001) - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 2.1 Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 (Nguồn FAO 2001) (Trang 29)
Bảng 2.2: Thị trường Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nước uống - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 2.2 Thị trường Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nước uống (Trang 30)
Hỡnh 4.1: Sơ ủồ hành chớnh huyện Khoỏi Chõu - tỉnh Hưng Yờn HÀ NỘI - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
nh 4.1: Sơ ủồ hành chớnh huyện Khoỏi Chõu - tỉnh Hưng Yờn HÀ NỘI (Trang 55)
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Khoái Châu, Hưng Yên - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Khoái Châu, Hưng Yên (Trang 57)
Hình 4.2: Diễn biến một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Khoái Châu - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Hình 4.2 Diễn biến một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Khoái Châu (Trang 58)
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng ủất năm 2012 của huyện Khoỏi Chõu - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng ủất năm 2012 của huyện Khoỏi Chõu (Trang 61)
Hỡnh 4.3: Cơ cấu sử dụng ủất huyện Khoỏi Chõu năm 2012 - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
nh 4.3: Cơ cấu sử dụng ủất huyện Khoỏi Chõu năm 2012 (Trang 62)
Bảng 4.3: ðộng thỏi tăng trưởng giỏ trị sản xuất giai ủoạn 2009 – 2012 - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.3 ðộng thỏi tăng trưởng giỏ trị sản xuất giai ủoạn 2009 – 2012 (Trang 65)
Bảng 4.4: Tỷ trọng và tốc ủộ tăng trưởng giỏ trị sản xuất của nụng nghiệp - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.4 Tỷ trọng và tốc ủộ tăng trưởng giỏ trị sản xuất của nụng nghiệp (Trang 66)
Bảng 4.5: Diễn biến sản xuất trồng trọt huyện Khoái Châu - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.5 Diễn biến sản xuất trồng trọt huyện Khoái Châu (Trang 67)
Bảng 4.6: Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuụi trờn ủịa bàn huyện - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.6 Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuụi trờn ủịa bàn huyện (Trang 68)
Bảng 4.7: Diện tớch nuụi trồng thủy sản trờn ủịa bàn huyện - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.7 Diện tớch nuụi trồng thủy sản trờn ủịa bàn huyện (Trang 69)
Bảng 4.8: Tỡnh hỡnh dõn số và lao ủộng huyện Khoỏi Chõu - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.8 Tỡnh hỡnh dõn số và lao ủộng huyện Khoỏi Chõu (Trang 71)
Bảng 4.9: Hiện trạng một số cây trồng hàng năm chính - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.9 Hiện trạng một số cây trồng hàng năm chính (Trang 75)
Bảng 4.10: Cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Khoái Châu - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.10 Cơ cấu cây trồng hàng năm huyện Khoái Châu (Trang 76)
Bảng 4.11: Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2012 - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.11 Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2012 (Trang 79)
Hình 4.5: Cơ cấu giống lúa huyện Khoái Châu năm 2012 - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Hình 4.5 Cơ cấu giống lúa huyện Khoái Châu năm 2012 (Trang 80)
Bảng 4.12: Hiện trạng sử dụng phân bón trên một số cây trồng chính - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.12 Hiện trạng sử dụng phân bón trên một số cây trồng chính (Trang 81)
Bảng 4.13: Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.13 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân (Trang 83)
Bảng 4.15. Kết quả phân tích các chỉ tiêu của nước tưới  T - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.15. Kết quả phân tích các chỉ tiêu của nước tưới T (Trang 87)
Bảng 4.16: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.16 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình (Trang 88)
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của liều lượng phõn hữu cơ ủến ủộng thỏi ủẻ nhỏnh - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của liều lượng phõn hữu cơ ủến ủộng thỏi ủẻ nhỏnh (Trang 101)
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của liều lượng phõn hữu cơ ủến khả năng tớch lũy chất - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của liều lượng phõn hữu cơ ủến khả năng tớch lũy chất (Trang 102)
Bảng 4.24. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.24. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo (Trang 109)
Bảng 4.25 : Một số chỉ tiờu ủỏnh giỏ chất lượng cơm - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.25 Một số chỉ tiờu ủỏnh giỏ chất lượng cơm (Trang 110)
Bảng 4.26 Hạch toỏn hiệu quả kinh tế giữa cụng thức P2 so với ủối chứng - Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4.26 Hạch toỏn hiệu quả kinh tế giữa cụng thức P2 so với ủối chứng (Trang 111)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w