1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty tnhh xây dựng

70 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 438 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Phương Nam ( Hà Nội) trước và sau khi nhận thầu Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên : Lớp : Hệ : Khoá học : Hà Nội, tháng 05 năm 2005 LỜI MỞ ĐẦU Thời gian qua, Việt Nam đã hội nhập nhiều hơn vào đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực Đông Nam Á thông qua việc trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đến, sự kiện Việt Nam ký kết hiệp địnhViệt - Mỹ đã mở ra một hướng mới, giúp cho Việt Nam có cơ hội đặt chân vào tổ chức WTO trong tương lai không xa. Và theo đánh giá mới nhất của Tổng cục thống kê, cho đến cuối năm 2000 vừa qua, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trong nước năm 2002 tăng 7,04% so với năm 2001, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,06%, khu vực dịch vụ tăng 6,54%; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng cao hơn, tăng 9,44% so với năm 2001 Một loạt những sự kiện trên đã chứng tỏ rằng đất nước ta sau một thời gian chìm trong áp bức, chiến tranh đô hộ, giờ đây đang từng bước chuyển mình để vươn lên trở thành một trong những con rồng Châu á. Song đồng thời, đó cũng là một trong những thử thách lớn đối với đất nước ta. Bởi vì khi bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để giành dật thị trường, để tạo lập uy tín và có được lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng cũng vậy. Tuy nhiên khác với nhiều doanh nghiệp khác, sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là dưới hình thức đấu thầu. Đấu thầu thường được áp dụng đối với những công trình lớn. Còn đối với khu vực tư nhân, những công ty nhỏ lẻ thì hầu như là thông qua người quen, môi giới hoặc dựa trên uy tín, chất lượng những công trình mà mình đã xây dựng. Như vậy, đối với khu vực tư nhân, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt hơn nhiều. Trong thực tế, có nhiều công ty phải sử dụng cả những thủ đoạn ngầm để có thể nhận thầu được một công trình. Những thủ đoạn ấy diễn ra càng ngày càng phức tạp, tinh vi và khốc liệt hơn. Thực tế ấy có thể diễn ra đối với tất cả các công ty, kể cả đối với những công trình lớn hay công trình thuộc phạm vi tư nhân. Và đối với công ty nhỏ, mới được thành lập trong một thời Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 2 gian ngắn như Công ty xây dựng và thương mại Phương Nam thì điều đó càng là một sự thách thức lớn. Một câu hỏi lớn đã đặt ra khiến những nhà quản trị của công ty phải đau đầu. Đó là làm như thế nào để có thể thắng thầu, để có thể cạnh tranh đối với những đối thủ khác và nhận thầu được một công trình? Cũng chính vì đứng trước khó khăn đó của công ty nên em đã chọn đề tài: “Những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty xây dựng và thương mại Phương Nam trước và sau khi nhận thầu”. Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 3 Chương I Lý luận chung về cạnh tranh và đấu thầu .I KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH: .1 Đấu thầu: )a Khái niệm: Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau mà chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về hoạt động đấu thầu: Đối với Nhà nước: Đấu thầu là một trong những phương thức quản lý thực hiện các dự án đầu tư. Đối với chủ đầu tư: Đấu thầu là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây dựng nhằm lựa chọn đơn vị có khả năng thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ của chủ đầu tư. Đối với các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà các nhà thầu phải phát huy hết các tiềm năng của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc giành được cơ hội nhận thầu các công trình xây dựng. Trên cơ sở có nhiều khái niệm khác nhau như vậy, ngày 01/09/1999, theo khoản 1 điều 3 của Nghị định 88/1999/NĐ - CP, một khái niệm chính thức và tổng quát về đấu thầu đã được ban hành: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. )b Vai trò: − Giúp chủ đầu tư thực hiện được công trình một cách có hiệu quả như tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu, bảo đảm công trình được xây dựng theo đúng yêu cầu và chất lượng. − Thông qua đó chủ đầu tư có thể lựa chọn được những nhà thầu có năng lực với độ tin cậy cao. − Đấu thầu giúp cho các nhà thầu có cơ hội để nhận thầu được các công trình, đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân. − Tạo môi trường cạnh tranh giữa những công ty xây dựng và thông qua đó, các nhà thầu sẽ có cơ hội học hỏi được những kinh nghiệm Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 4 trong lĩnh vực đấu thầu cũng như trong quá trình điều hành, quản lý, tổ chức của công ty. Đấu thầu không chỉ có vai trò quan trọng đối với chủ đầu tư, đối với các nhà thầu mà còn đóng vai trò quan trọng đối với Nhà nước ta: − Đối với Nhà nước, đấu thầu giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý về đầu tư và xây dựng cơ bản, giảm bớt sự cồng kềnh trong quản lý vĩ mô, hạn chế tình trạng lãng phí và thất thoát vốn. Đồng thời còn tránh các hiện tượng tiêu cực trong xây dựng cơ bản, bởi vì đấu thầu còn được đảm bảo bằng các nguyên tắc của đấu thầu, đặc biệt là nguyên tắc cạnh tranh với các điều kiện ngang nhau, nguyên tắc bí mật. )c Hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng: Theo quy định của Nghị định 88/1999/NĐ - CP, tại Điều 4 đấu thầu gồm có 3 hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu. − Đấu thầu rộng rãi: là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đối với những gói thầu lớn và phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham dự đấu thầu. Hình thức này còn gọi là đấu thầu công khai. − Đấu thầu hạn chế ( hay còn gọi là đấu thầu lựa chọn, hay đấu thầu mời): là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét chấp nhận khi có một trong những điều kiện sau: + Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải đấu thầu hạn chế + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi − Chỉ định thầu: được coi là hình thức đặc biệt. Theo “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng Việt Nam”, nó được áp dụng đối với các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước. Bên mời thầu chỉ được thương thảo hợp đồng với một Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 5 nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: + Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ. + Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh quốc phòng. + Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan. )d Trình tự tổ chức đấu thầu: Trong thời gian đầu, do quá xa lạ với thể thức đấu thầu, nên giới chủ công trình và giới nhà thầu của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí dễ bị lừa gạt, chèn ép, dẫn đến thua thiệt lớn. Vì vậy việc thông thạo các thể thức, thủ tục đấu thầu là một điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trình tự tổ chức đấu thầu được chia ra làm 3 thể thức chính: − Thể thức sơ tuyển người ứng thầu − Thể thức nhận đơn thầu − Thể thức mở và đánh giá những đơn thầu Ta có thể tóm tắt trình tự tổ chức đấu thầu theo sơ đồ sau: Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 6 SƠ ĐỒ THỂ THỨC TRÌNH TỰ ĐẤU THẦU A- THỂ THỨC SƠ TUYỂN NGƯỜI ỨNG THẦU BƯỚC CHỦ CÔNG TRÌNH / KỸ SƯ NHÀ THẦU Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 7 1- Mời các nhà thầu dự sơ tuyển Đưa quảng cáo về việc dự sơ tuyển lên báo chí, lên những phương tiện thông tin đại chúng… công bố: • Chủ công trình và kỹ sư • Khái quát về dự án (quy mô, địa điểm, công trình) • Ngày phát tài liệu đấu thầu và nộp đơn thầu • Chỉ dẫn làm đơn tự khai năng lực dự sơ tuyển • Ngày nhà thầu nộp bản tự khai năng lực dự sơ tuyển 2- Phát và nộp các văn kiện dự sơ tuyển Phát hành chỉ dẫn dự sơ tuyển và các câu hỏi đến mỗi công ty • Tổ chức và cơ cấu • Kinh nghiệm trong loại hình công tác dự kiến và về đất nước (đặt công trình) • Nguồn lực về quản lý, kỹ thuật, lao động, nhà máy • Tình trạng tài chính Hỏi lấy văn kiện về dự sơ tuyển Trả lời các câu hỏi về công ty và liên doanh Báo lại đã nhận được 3- Phân tích các số liệu dự sơ tuyển và lựa chọn, thông báo danh sách các ứng thầu được chọn Phân tích các số liệu dự sơ tuyển • Cơ cấu công ty • Kinh nghiệm • Nguồn lực • Tính ổn định về tài chính • Tính phù hợp chung Lựa chọn các công ty để đưa vào danh sách các ứng thầu Thông báo cho tất cả các nhà thầu về danh sách các ứng thầu đã được chọn Danh sách các ứng thầu Báo lại đã nhận được Khẳng định ý muốn nộp đơn ứng thầu có hiệu lực B- THỂ THỨC NHẬN ĐƠN THẦU BƯỚC CHỦ CÔNG TRÌNH NHÀ THẦU BƯỚC CHỦ CÔNG TRÌNH NHÀ THẦU Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 8 4- Tài liệu đấu thầu Chuẩn bị tài liệu đấu thầu • Thư mời thầu • Hướng dẫn cho các ứng thầu • Điều kiện hợp đồng • Đặc điểm kỹ thuật • Lịch biểu các thông tin bổ sung • Các bản vẽ • Bản kê số lượng • Số liệu thông tin • Mẫu đơn thầu và phụ lục 5- Phát tài liệu đấu thầu Phát tài liệu đấu thầu cho các nhà thầu trong danh sách ứng thầu 6- Các ứng thầu đi thăm công trường Bố trí ngày và giờ cho đi thăm công trường Chủ công trình dẫn các ứng thầu đi thăm công trường Báo lại đã nhận được Bắt đầu chuẩn bị đơn thầu Xin đi thăm công trường, nếu cần 7- Sửa đổi tài liệu đấu thầu Chuẩn bị các sửa đổi (nếu có) vào các tài liệu đấu thầu Phát các sửa đổi cho các ứng thầu Báo lại đã nhận được Danh sách các ứng thầu Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 9 8- Thắc mắc của các ứng thầu Phương pháp họp các ứng thầu Chuẩn bị trả lời Gửi các thắc mắc và trả lời cho tất cả các ứng thầu bằng văn bản Chuẩn bị trả lời Gửi các thắc mắc, thắc mắc bổ sung và các câu trả lời cho mọi ứng thầu, báo lại đã nhận được Họp các ứng thầu Lần 1: Thông báo cho các ứng thầu về các thắc mắc và trả lời Lần 2: Các ứng thầu đưa ra các thắc mắc bổ sung bằng văn bản Lần 3: Trả lời các thắc mắc bổ sung bằng miệng 9- Nộp và nhận đơn thầu Thông báo cho các ứng thầu nào mà đơn thầu không đến trước khi hết hạn 3 ngày Ghi ngày và giờ nhận được đơn Báo lại đã nhận được hoặc trả lại, không mở những đơn thầu nào nhận chậm Bảo quản các đơn thầu cho tới lúc mở niêm phong Nếu có thắc mắc bằng cách: -Gửi thư đưa dưới dạng văn bản -Họp các ứng thầu đưa ra thắc mắc dưới dạng văn bản Báo lại đã nhận được Báo lại đã nhận được Nộp đơn Báo lại đã nhận được, trả lại tài liệu đấu thầu Phương pháp gửi thư C- THỂ THỨC MỞ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC ĐƠN THẦU BƯỚC CHỦ CÔNG TRÌNH NHÀ THẦU Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 10 10- Mở đơn thầu Mở đơn thầu Có thể là công khai, hạn chế hoặc riêng lẻ • Công bố và ghi tên người ứng thầu và giá thầu, bao gồm các phương án thầu khác (nếu có) • Công bố và ghi tên các ứng thầu không được xét hoặc quá muộn hoặc không gửi đơn Dự buổi mở công khai hoặc hạn chế 11- Đánh giá đơn thầu Đánh giá đơn thầu • Về mặt kỹ thuật • Về điều kiện hợp đồng • Về mặt thương mại Nêu những điểm cần thuyết minh (nếu có) Hoàn chỉnh việc đánh giá Cung cấp thuyết minh Họp riêng với từng ứng thầu đã được chọn (nếu cần) để trao đổi thêm về năng lực hoặc các mặt khác chưa phù hợp với yêu cầu Quyết định về trúng thầu Yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Chuẩn bị văn kiện hợp đồng, ký hợp đồng Báo lại cho các nhà thầu không trúng, trả bảo lãnh đấu thầu Nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Kýý hợp đồng Nhà thầu không trúng báo lại đã nhận trả tài liệu đấu thầu (nếu có yêu cầu) 12- Kýý hợp đồng giao thầu [...]... hiểu những đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành thì đó là một điều sai lầm Công ty vẫn phải liên tục tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm định ra những đường lối đúng đắn cho công ty, từ đó đưa ra những giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng xác suất thắng thầu cho công ty Bảng giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000- 2002 Đơn vị: 1000đ S T Công ty Tổng công ty xây dựng 1 công. .. hàng, làm giảm khả năng thắng thầu những công trình có giá trị lớn - Vì là công ty tư nhân, uy tín không thể so với những tổng công ty lớn trong ngành Đồng thời, việc các công ty nước ngoài tham gia cạnh tranh đấu thầu đã gây sức ép lớn Bởi giá bỏ thầu của các công ty này chắc chắn nhỏ hơn nhiều so với công ty tư nhân như Công ty Phương Nam .3 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng của công ty trước khi... giải pháp hữu hiệu, mặt trái của nó vẫn tồn tại Đứng trước tình hình đó, việc các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh của mình là một điều hiển nhiên Đặc biệt là với những công ty TNHH vừa mới được thành lập thì càng là một điều tất yếu .2 Những tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng: − Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, người ta thường đánh giá... YẾU CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU KHI NHẬN THẦU: 1 Tính tất yếu của việc tăng cường khả năng cạnh tranh Nhận thầu được công trình - đó là bước mở đầu rất quan trọng Chính vì tầm quan trọng đó nên rất nhiều doanh nghiệp tìm mọi biện pháp cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh nhằm thắng thầu cho công trình, nhằm ký được hợp đồng với chủ đầu tư Hợp đồng trong xây. .. mở rộng thị trường thì chắc chắn công ty sẽ còn phát triển lớn mạnh hơn nữa .4 Đặc điểm về vốn: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Phương Nam là một công ty tư nhân, nên nguồn vốn còn nhỏ và bị hạn chế nhiều nếu so sánh với những tổng công ty lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông số 8, … Nguồn vốn của công ty được bổ sung hàng năm từ lợi... II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÔNG TY: 1 Đặc điểm về sản phẩm: Từ khi Nhà nước ta chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường thì cũng là lúc ngành công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ Trong hoàn cảnh đó, nhiều công ty xây dựng đã ra đời Song, khác với những doanh nghiệp khác, công ty TNHH xây dựng và thương mại Phương Nam vừa là một công ty xây dựng, vừa là một công ty. .. đó góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước 22 Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty: - Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình cấp thoát nước, công trình công cộng, và những công trình xây dựng khác - Xây dựng và kinh doanh phát triển nhà đất, bất động sản Dùng nhà thuộc sở hữu của công ty để cho thuê hoặc làm... công ty lớn hơn mình và được thành lập lâu hơn mình Dĩ nhiên để đạt được quy mô như những công ty trên thì công ty xây dựng và thương mại Phương Nam phải mất một thời gian rất dài Song ban lãnh đạo của công ty Phương Nam vẫn nhìn vào sự thật đó và đang cố gắng phấn đấu để trong một ngày gần đây nhất, công ty có thể trở thành một trong những công ty xây dựng lớn của nước ta − Khách hàng: Trong xây dựng, ... trưởng giá trị sản lượng của ba công ty Có thể nói, nếu so sánh giá trị sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng và thương mại Phương Nam với hai tổng công ty trên thì quả là một sự so sánh khập khiễng vô cùng Song điều quan trọng ở đây chính là sự so sánh mức độ tăng trưởng của công ty so với các công ty trên, để từ đó công ty có thể rút ra được những kết luận thiết yếu, đưa ra được những bài học cho mình... vừa là một công ty xây dựng, vừa là một công ty thương mại nên bên cạnh đặc điểm về sản phẩm trong chuyên ngành xây dựng, sản phẩm của công ty còn có nhiều đặc điểm khác biệt − Xét về khía cạnh xây dựng, sản phẩm của công ty có đặc điểm sau: 23 Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh + Sản phẩm của Công ty là những công trình cố định tại địa điểm xây dựng; được phân bổ ở nhiều nơi khác nhau, được tiêu thụ ngay tại . trình? Cũng chính vì đứng trước khó khăn đó của công ty nên em đã chọn đề tài: Những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty xây dựng và thương mại Phương Nam trước và sau khi. : 0918.775.368 KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Phương Nam ( Hà Nội) trước và sau khi nhận. doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh với nhau trên cả hai phương diện: - Cạnh tranh bằng chất lượng của chính công trình đang được tổ chức đấu thầu xây dựng - Cạnh tranh bằng chất lượng các công trình

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w