1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút

117 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 653,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân (1910-1987) xứng đáng với tầm cỡ mét nhà văn lớn. Ông được xem là một hiện tượng văn học hiếm hoi, đáng lưu ý. Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Đến với tác phẩm Nguyễn Tuân, chúng ta không chỉ đến với một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại, kết quả của một cuộc đời lao động cống hiến cho nghệ thuật mà còn đến với một thế giới tâm hồn phong phú, nhiều cung bậc, nhiều thanh điệu. Độc giả tâm đắc với NguyÔn Tuân sẽ không đến với tác phẩm của ông bằng cái tâm hời hợt mà bằng cả tấm lòng. Đến với tác phẩm Nguyễn Tuân, người đọc dường nh phải đánh vật với con chữ để đi sâu vào thế giới nghệ thuật của ông mới có thể tìm được những thông điệp hàm Èn bên trong. Sở dĩ Nguyễn Tuân trở thành một hiện tượng văn học độc đáo trong văn học Việt Nam hiện đại là bởi vì ông hòa mình vào thế giới nghệ thuật mà không trộn lẫn, mang cái khinh bạc, lãng tử phiêu lưu khắp mọi thời dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguyễn Tuân đã thể hiện tương đối trọn vẹn, độc đáo hình tượng cái tôi của mình trong tác phẩm. Đó là một cái tôi vận đéng, trưởng thành cùng với sự vận động của lịch sử Việt Nam từ trước đến sau Cách mạng Tháng Tám. 1.2. Là một nghệ sĩ có chủ trương để lại dấu Ên độc đáo của cá nhân trong văn chương, Nguyễn Tuân đã đÓ lại dấu Ên không thể trộn lẫn của riêng mình trong rất nhiều thể loại nhưng tùy bút là nơi thể hiện rõ nhất Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân bởi thể văn này cho phép người viết tự do bày tỏ tâm hồn mình, không bị bó buộc như các thể văn khác. Tùy bút là một thể văn đã trở nên quen thuộc với nhiều nhà văn. Nói đến tùy bút không thể không kể đến tùy bút của Thạch Lam, Băng Sơn, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ 1 Ngọc Tường, Tùy bút của mỗi nhà văn có một khí hậu riêng in dấu con người, cốt cách và cá tính của họ. Nhưng với những gì mà thực tế trải nghiệm, chóng ta có thÓ khẳng định, Nguyễn Tuân là nhà tùy bút số một của văn học Việt Nam, trước- nay chưa ai có thể thay thế ông ở thể loại này. Tùy bút đã trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân và chính Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ tài hoa đã truyền vào đấy toàn bộ nội lực của mình, ông đã thổi hồn vào nó và đem lại cho thể văn này một sắc diện mới, một sức sống và linh hồn mới. Dường nh Nguyễn Tuân chỉ có thể gắn bó với thể văn nào thật sự tự do và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Một người đọc bình thường cũng dễ dàng nhận thấy những tùy bút của Nguyễn Tuân có một khí hậu riêng, ở đó có một giọng điệu bao trùm, khiến nhiều bài viết nếu dấu tên tác giả đi, người ta vẫn biết chắc trừ Nguyễn Tuân, không ai viết nổi. Nguyễn Tuân là một trong sè Ýt những nhà văn có quá trình sáng tác đều tay và đạt được những thành tựu xuất sắc ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Ở cả hai thời kỳ, ông đều gặt hái được những thành tựu xuất sắc ở thể văn tùy bút- thể văn sở trường đối với một nghệ sĩ tài năng như Nguyễn Tuân nhưng sẽ là “tử địa” đối với những cây bút chưa thực sự có “độ chín” về tài năng. Trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật không mệt mỏi của mình, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên những thiên tùy bút làm say lòng bạn đọc nhiều thế hệ như: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài và nhiều tập tùy bút đặc sắc như Tùy bót I, Tùy bút II, Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Dường nh Nguyễn Tuân chỉ có thể gắn bó với thể văn nào thật sự tự do và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Trong tay ông, thể tùy bút đã đạt đến đỉnh cao và khả năng ghi nhận đời sống. Không chỉ được độc giả quan tâm và say mê đón nhận, tùy bút Nguyễn Tuân còn trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trước kia, đặc biệt là những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tùy bút của 2 Nguyễn Tuân nhưng với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Lựa chọn đề tài “Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút” chúng tôi muốn kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu của những người đi trước đồng thời đi sâu nghiên cứu hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó, góp thêm tiếng nói của mình để có một cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về những thông điệp hàm Èn bên trong tùy bút Nguyễn Tuân, để hiểu đầy đủ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn này. 1.3. Đối với công tác giảng dạy, Nguyễn Tuân là một trong những tác giả tiêu biểu được chọn giảng ở nhiều cấp học trong nhà trường hiện nay, đặc biệt đối với các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, tìm hiểu Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút là một cách, mét con đường để hiểu sâu sắc hơn tài năng và những cống hiến của nhà văn này cho văn học, cho cuộc đời, góp phần làm cho công tác giảng dạy và học tập văn chương Nguyễn Tuân trong nhà trường ngày càng tốt hơn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hơn một nửa thế kỷ qua, từ khi Nguyễn Tuân xuất bản tác phẩm đầu tay Một chuyến đi cho đến hôm nay, văn chương và con người của ông luôn trở thành đề tài gây sự chú ý cho người đọc nói chung và cho các nhà nghiên cứu nói riêng. Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, con người và các sáng tác của nhà văn trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân tập trung theo một số dạng chủ yếu sau: - Những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm nói chung. Ở nhóm này, tập trung các bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh với Con đường Nguyễn Tuân đi đến với bút ký chống Mỹ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn với bài Nhà văn Nguyễn 3 Tuân, Nguyễn Tuân - huyền thoại một thời. Nguyễn Trung Thành với Nguyễn Tuân, người săn tìm cái đẹp. Nguyễn Thị Thanh Minh với Nguyễn Tuân và cái đẹp - Những bài viết về phong cách Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm cụ thể. Ở nhóm này, có một số bài viết cụ thể sau: Đọc lại Vang bóng một thời của nhà văn Thạch Lam, Tác phẩm Chùa Đàn của Giáo sư Hoàng Như Mai, Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù của Nguyễn Ngọc Hóa, Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân của Trương Chính, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Hoài Anh - Những bài viết ghi lại những hồi ức kỷ niệm về Nguyễn Tuân. Ở nhóm này có thể kể đến 56 bài viết của vợ nhà văn, của bạn bè viết về người chồng, người chú, người bạn và người thầy của mình. Đây là những bài viết bộc lộ những cảm xúc rất thật, rất chân thành về nhân cách và tài năng của Nguyễn Tuân. Hồi ức của họ là mét trong những tư liệu quý giá nhất về nhà văn. - Những bài nghiên cứu về tùy bút Nguyễn Tuân: + Trước hết phải kể đến bài viết của Giáo sư Phong Lê trong bài Nguyễn Tuân trong tùy bút (In trong Tác gia văn xuôi hiện đại sau 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977). Trong bài viết này, trên cơ sở so sánh cái “tôi” Nguyễn Tuân trước Cách mạng, Giáo sư nhận xét những biến chuyển của cái “tôi” nhà văn sau Cách mạng Tháng Tám và khẳng định: “tùy bót Sông Đà đã đánh dấu một sự chuyển biến rõ rệt, đó là một Nguyễn Tuân “say sưa với thiên nhiên và con người Tây Bắc, một Nguyễn Tuân xuề xòa, giản dị không ai ngỡ trí thức mà cứ nhầm là một anh nhân viên trong các tổ khảo sát địa chất” [17,69]. Giáo sư còn nhấn mạnh: “Nguyễn Tuân, qua Sông Đà, từ Sông Đà đang có một đà say mê cuộc sống mới” [17,70]. Theo Giáo sư Phong Lê, cái “tôi” Nguyễn Tuân đến với cuộc kháng chiến chống Mĩ lại có những chuyển biến mới: cái tôi Êy lại đánh giặc, chĩa ngòi bút vào giặc 4 lái Mĩ, đánh chúng ở “tầm gần” và ở cả “tầm xa”. Ở đây người viết khẳng định: “kí Nguyễn Tuân cho ta một hình ảnh khá rõ về bản thân nhà văn trên bước đường phát triÓn Cách mạng” [17,76]. Bài viết còn chỉ ra những biến đổi trong tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân: cái “tôi” nhà văn trước Cách mạng không phải không có tinh thần dân tộc nhưng còn Ýt ái: “ông chỉ biết yêu chỉ một chàng Nguyễn với quan điểm duy mỹ của ông. Sau cách mạng dần dần thấy một Nguyễn Tuân mới, ý thức dân tộc được phát huy, không thấy “Thiếu quê hương”, cái tôi cũ chuyển thành cái tôi mới- Cái tôi công dân nghệ sĩ”[17,76]. + Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có bài Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân (Trích trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1981). ĐÓ làm rõ mối quan hệ giữa thể văn tùy bút với sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật và dấu Ên độc đáo cũng như sở trường của nhà văn Nguyễn Tuân, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định “cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tài tùy bút như là một tất yếu. Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất”. Theo tác giả bài viết, nhiều người đã viết dăm ba bài tùy bút, bót ký chắc không Ýt, nhưng trở thành một nhà tùy bút, chỉ chuyên viết tùy bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút ký, tùy bút có lẽ chỉ có ở Nguyễn Tuân. Giáo sư còn đưa ra những nhận xét về đặc điểm nổi bật của tùy bút Nguyễn Tuân như: “Tùy bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện”,“ Tùy bút Nguyễn Tuân mang đậm chất ký”, “ Tùy bút Nguyễn Tuân đúng là tùy bút, hết sức tự do”, “Tùy bút Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình”. Nghĩa là tác giả được phép trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình và thông qua cái “tôi” chủ quan để phản ánh hiện thực. + Tác giả Hà Văn Đức trong bài Tùy bút của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám (Một số đặc điểm thể loại) in trong tập Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1996) đã đưa ra nhiều đánh giá và nhận định sâu sắc về những đặc điểm 5 của tùy bút Nguyễn Tuân xét về mặt thÓ loại. Bài viết đã khẳng định:“Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, ta nhận thấy cái “tôi” bản ngã được thể hiện một cách rõ nét. Các nhân vật trong tùy bút của ông dù “tên gọi khác nhau” nhưng thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”. Hà Văn Đức cũng đã chỉ rõ: “Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những trang viết chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác”. Đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân theo tác giả chính là “giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao”, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo với những liên tưởng phong phú, táo bạo, bất ngờ , lối hành văn, cách dẫn dắt chuyện hết sức tự nhiên ,giàu hình tượng, giàu nhạc điệu và đầy chất thơ ,sử dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau: âm nhạc, hội họa, điện ảnh để làm tăng thêm khả năng biểu hiện của văn chương Kết thúc bài viết, tác giả đã khẳng định: “Với thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân đã đạt được những thành công rực rỡ, cả ở giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám”. + Nhà phê bình Vương Trí Nhàn, trong bài Nguyễn Tuân: Tên tuổi còn mãi với thể tùy bút (Tạp chí văn học, sè 6,1997), cũng đã khẳng định: “Sự chín đẹp của văn tài Nguyễn Tuân là những cống hiến của ông trên phương diện thể loại. Trước sau Nguyễn Tuân sống chết với tùy bút. Một người đọc bình thường cũng dễ dàng cảm thấy rằng những tùy bút của ông có mét khí hậu riêng, ở đó có mét giọng điệu bao trùm, khiến nhiều bài viết, bịt tên tác giả đi, người ta vẫn biết chắc trừ phi ông Nguyễn ra, không ai viết nổi”. Bài viết còn nhấn mạnh, tùy bút là thể văn có mầm móng từ xưa nhưng công đầu vẫn thuộc về Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là người “khai sơn phá thạch” cho thể tài này và Nguyễn Tuân cũng rất gắn bó với tùy bút, ông hóa thân vào tùy bút, viết gì cũng ra tùy bút, tùy bút là một phần trong cuộc đời của nhà văn. Nhìn chung, những bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin toàn diện và sâu sắc về nhà văn này. Các bài viết 6 đều đã tiếp cận và đánh giá về nhân cách cũng như những đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân đối với nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu về thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân đã tiếp cận và đánh giá tùy bút Nguyễn Tuân theo những chiều hướng khác nhau. Tuy vậy, chúng tôi vẫn có thể rót ra một vài nhận xét chung nh sau: - Các ý kiến đều khẳng định: Nguyễn Tuân trước sau gắn bó thủy chung với thể tài tùy bút, ông có sở trường về tùy bút và chỉ ở thể văn này ông mới bộc lộ rõ nhất cái tôi của chính mình. Đó là một cái tôi khinh bạc, lãng tử, tài hoa, say thú xê dịch Cái tôi Êy vận động, trưởng thành qua hai giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám, gắn với những bước ngoặt to lớn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong đó, đáng chó ý nhất là bài viết của ba tác giả Phong Lê, Hà Văn Đức và Vương Trí Nhàn. - Các bài viết đã chỉ ra những đặc điểm của tùy bút Nguyễn Tuân trên nhiều góc độ theo cách nhìn nhận, đánh giá riêng. Tuy nhiên, phần lớn đều khẳng định: tùy bút Nguyễn Tuân có yếu tố truyện, đậm chất kí, hết sức tự do và giàu tính trữ tình, rất chân thực và lượng thông tin vô cùng phong phó. Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết của hai tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và Hà Văn Đức. Hôm nay, tiếp thu truyền thống nghiên cứu của những nhà nghiên cứu phê bình đi trước chúng tôi xin góp một chót sức nhá của mình vào kho tư liệu nghiên cứu về tác gia Nguyễn Tuân với đề tài: Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút. Đề tài của chúng tôi chủ yếu phác họa hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua việc tìm hiểu và phân tích một số tác phẩm tùy bút tiêu biểu của ông như: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc va ly mới, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc Chị Hoài, Lột xác và tập tùy bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi còng nh tập trung khảo sát thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân thông qua các tác phẩm Êy. 3. NHIỆM VÔ NGHIÊN CøU 7 Nghiên cứu toàn diện và sâu sắc, có hệ thống thể văn tùy bút của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Từ đó, thấy được vị trí của tùy bút trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc biệt hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn này. Đồng thời, thông qua một số tác phẩm cụ thể để thấy hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân vận động, trưởng thành qua hai giai đoạn sáng tác cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc cũng như tài năng của một người nghệ sĩ suốt đời cống hiến cho nghệ thuật. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với đề tài nh đã chọn, chúng tôi chỉ nhằm đi sâu vào khía cạnh làm rõ Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân trong thể văn tùy bút. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt là các tùy bút của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám được in trong bé Nguyễn Tuân toàn tập do giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm và biên soạn; bé Tuyển tập Nguyễn Tuân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn. Để làm rõ hơn Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút, chúng tôi còn tham khảo thêm một số tác phẩm thuộc thể tùy bút của một số nhà văn khác như: Băng Sơn, Chế Lan Viên từ đó so sánh để làm rõ hơn đặc điểm của tùy bút Nguyễn Tuân đặc biệt là cách thể hiện hình tượng cái tôi tác giả thông qua thể văn này. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp những phương pháp sau: 5.1. Phương pháp lịch sử Mọi loại hình nghệ thuật đều bắt nguồn từ một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Văn học nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật Êy. Nghĩa là, sáng tác của mỗi nhà văn không thể tách rời mà gắn bó mật thiết với sự vận động và phát triển của một nền văn học. Nghiên cứu Hình tượng cái tôi Nguyễn 8 Tuân qua thể văn tùy bút, chúng tôi cũng đặt nó trong sự vận động chung của văn học Việt Nam hiện đại, có liên quan chặt chẽ với những biến đổi của hoàn cảnh xã hội. Bằng phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi muốn khắc họa một cách rõ nét sự vận động, biến đổi theo hướng ngày càng gắn bó với đất nước, con người của hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân trong hai thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Mặt khác, phương pháp lịch sử còn giúp chúng tôi nhận thức được những nhân tố chủ quan và khách quan có tác động và chi phối sâu sắc, mạnh mẽ đến quá trình vận động và phát triển của hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân. 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là phương pháp chính được chúng tôi sử dụng khi triển khai đề tài này. Để thấy được hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân vận động qua hai giai đoạn lịch sử, chúng tôi tiến hành phân tích các bài tùy bút của Nguyễn Tuân qua hai thời kỳ như: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Tóc Chị Hoài, Chiếc lư đồng mắt cua, Lột xác, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi trên cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Từ đó, có một cách nhìn toàn diện, sâu sắc và thấu đáo hơn con người Nguyễn Tuân, hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, sự trưởng thành, gắn bó của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam. 5.3. Phương pháp hệ thống Chúng tôi tiếp cận sự nghiệp sáng tác, đặc biệt là tùy bút của Nguyễn Tuân theo một hệ thống gồm nhiều tác phẩm trải dài từ trước trước đến sau Cách mạng Tháng Tám. Chóng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm một hệ thống nội dung và hình thức. Vì vậy, nghiên cứu hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân, chúng tôi đặt trong mối quan hệ tương tác giữa hệ thống các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm, 9 để từ đó phát hiện cái tôi nhà văn sau những câu chuyện, những cảnh đời ông đã sáng tạo trong tác phẩm và cách thức thể hiện hình tượng cái tôi đó. 5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Để thấy rõ hơn Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ có chủ trương để lại dấu Ên độc đáo của cá nhân trong văn chương, dấu Ên này được ông thể hiện rõ nét nhất qua thể văn tùy bút, chúng tôi tiến hành so sánh cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện qua tùy bút và qua một số truyện ngắn. Chúng tôi cũng so sánh hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm qua hai chặng đường sáng tác để từ đó thấy được nét đặc sắc, nổi bật và sự vận động, chuyển biến, phát triển trong tư tưởng của nhà văn gắn với sự đổi thay và phát triển của lịch sử dân tộc. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu thì luận văn của chúng tôi được triển khai theo ba chương chính nh sau: Chương 1: Tùy bót trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân Chương 2: Một cái tôi ngày càng gắn bó với đất nước, nhân dân, say mê trước những vẻ đẹp lạ thường Chương 3: Một cái tôi uyên bác, tài hoa trong phương thức thể hiện 10 [...]... định qua thể văn này, một thể văn có thể nói đã trở thành “tử địa” đối với những cây bút chưa đạt độ chín về tài năng Hình tượng cái tôi tác giả thể hiện trong tùy bút không giống nhau Nhưng có thể khẳng định: với thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân là nhà văn thể hiện cái tôi rõ rệt nhất Đó là một cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc không giống ai, không ngần ngại phô diễn mình qua những trang văn dưới mọi hình. .. của tùy bút nh hình tượng, ngôn ngữ giọng điệu, kết cấu Căn cứ vào một số ý kiến về thể văn tùy bút đã được trích dẫn trên đây, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai, tìm hiểu hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm tùy bút tiêu biểu của ông trước và sau Cách mạng Tháng Tám để từ đó hiểu thấu đáo hơn cái tôi bản ngã Nguyễn Tuân qua hai giai đoạn sáng tác 1.2 Hình tượng cái tôi tác giả trong thể. .. ý kiến về tùy bút mà chúng tôi tập hợp trong luận văn này Việc tập hợp trên không ngoài mục đích tìm hiểu thể văn tùy bút để từ đó có một cách đánh giá tổng quát nhất về thể văn này Qua các ý kiến trên, chúng tôi rót ra kết luận như sau về thể văn tùy bút: Mặc dầu các nhà nghiên cứu phê bình văn học kể cả những tác giả đã từng viết tùy bút có những những nhận xét khác nhau về thể văn tùy bút nhưng... Nguyễn Tuân đã hóa thân hoàn toàn vào thể tùy bút, đã thổi hồn vào thể tùy bút, tạo cho tùy bút một sự biến đổi về chất, làm cho thể văn này mang một sức sống mới, linh hồn mới Ngược lại, cũng chính thể tài tùy bút đã làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân, góp phần dựng nên một hình 22 tượng cái tôi Nguyễn Tuân ngông nghênh, kiêu bạc, vừa tài hoa, vừa độc đáo với một phong cách rất riêng biệt không thể trộn... lịch sử văn học nào, hễ cứ nói đến tùy bút là người ta nhắc đến Nguyễn Tuân Tùy bút giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ sáng tác và cũng trở thành máu thịt của Nguyễn Tuân là vì vậy 1.3.3 Khái quát đặc điểm của tùy bút Nguyễn Tuân Viết tùy bút không chỉ có Nguyễn Tuân Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thép Mới, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng viết tùy bút Tùy bút của... của tùy bút: tùy bút là mảnh đất chỉ dung nạp những người viết có cốt cách riêng, độc đáo, cá tính và thực sự có tài năng Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã từng trình bày quan niệm về thể văn tùy bút rất giản dị, dễ hiểu đặc biệt rất gần với những gì ông thể hiện trong tùy bút của mình: Tùy bút là viết theo bót, theo cảm hứng” Và trong một tác phẩm khác của mình, Nguyễn Tuân còn cho rằng: Tùy bút. .. của mình là bụi bặm” [57, 34] 1.3 Vị trí của tùy bút trong sù nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân 1.3.1 Tùy bút giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân Tên tuổi Nguyễn Tuân gắn với thể tùy bút bởi lẽ, thể văn này trở thành người bạn đường vĩnh viễn trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của Nguyễn Tuân ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau... do, kết cấu phóng túng, linh hoạt tùy bút còn mang đậm tính chất chủ quan, trữ tình, ở đó cái tôi của nhà văn bộc lộ sâu sắc nhất, rõ nét nhất hơn so với các thể loại khác Ở tùy bút, cái tôi nhà văn giữ vị trí trung tâm trực tiếp cất lên tiếng nói của mình về thế giới xung quanh Cái tôi nhà văn “độc tấu” trở thành linh hồn và hạt nhân cốt lõi của tùy bút Chính cái tôi giữ vai trò độc tấu này sẽ chi... (Đôi tri kỷ gượng) 13 Nh nhà nghiên cứu Trương Chính và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân cũng nhấn mạnh ở tính chất tự do của thể văn tùy bút Mặt khác, Nguyễn Tuân nhấn mạnh đến đặc điểm riêng, độc đáo của tùy bút: chỉ ở tùy bút cái tôi bản ngã của nhà văn mới được bộc lộ rõ nét nhất, trực tiếp nhất Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng bộc lé: “lòng kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi... ưu thế của thể văn tùy bút để chóng ta khẳng định tùy bút trở thành người bạn đường vĩnh viễn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân mà chúng ta còn phải căn cứ vào chất lượng những tác phẩm thuộc thể loại này của ông Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, có thể thÊy tên tuổi Nguyễn Tuân gắn bó với tùy bút không chỉ vì ông viết nhiều và viết rất hay về thể loại này Không chỉ vì tùy bút là “lối . nét nhất qua thể văn tùy bút, chúng tôi tiến hành so sánh cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện qua tùy bút và qua một số truyện ngắn. Chúng tôi cũng so sánh hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện. của tùy bút Nguyễn Tuân như: Tùy bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện”,“ Tùy bút Nguyễn Tuân mang đậm chất ký”, “ Tùy bút Nguyễn Tuân đúng là tùy bút, hết sức tự do”, Tùy bút Nguyễn Tuân. đề tài: Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút. Đề tài của chúng tôi chủ yếu phác họa hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua việc tìm hiểu và phân tích một số tác phẩm tùy bút tiêu

Ngày đăng: 18/12/2014, 02:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyên An, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú - Tác gia Văn học Việt Nam, tập 2. NXBGD, H.1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia Văn học Việt Nam
Nhà XB: NXBGD
3. Hoài Anh - Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Tạp chí tác phẩm mới, số 1,2 năm 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi
4. Trương Chính - Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân. Tạp chí Văn học số 10 năm 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân
5. Nguyễn Đình Chú - Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930- 1945. Báo giáo viên Nhân dân số đặc biệt (28, 28, 30, 31), NXB Văn học, sè 4 năm 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930- 1945
Nhà XB: NXB Văn học
6. Hà Văn Đức - Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn ngữ - Báo Văn nghệ số 9 (26/2/2000) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn ngữ
7. Hà Minh Đức - Lý luận Văn học - NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận Văn học
Nhà XB: NXBGD
8. Hà Minh Đức - Nhà văn và tác phẩm. NXBGD. 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm
Nhà XB: NXBGD. 1971
9. Phan Cư Đệ - Văn học Việt Nam thế kỷ XX- những vấn đề lịch sử và lý luận. NXB GD. 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX- những vấn đề lịch sử và lý luận
Nhà XB: NXB GD. 1971
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) - Từ điển thuật ngữ Văn học. NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
11. Tô Hoài - Nghệ thuật và phương pháp viết văn. NXBGD, H.1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và phương pháp viết văn
Nhà XB: NXBGD
12. Anh Hoàng - Độc đáo Nguyễn Tuân. Báo Văn nghệ số 29 (19/7/1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc đáo Nguyễn Tuân
13. Lê Minh Hội - Báo diễn đàn Văn nghệ. Ngày 24/7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Báo diễn đàn Văn nghệ
14. Bùi Công Hùng - Nguyễn Tuân -Tạp chí Văn học số 3/ 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân
15. Trương Việt Hùng - Tìm hiểu một số đặc điểm tuỳ bút Nguyễn Tuân. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số đặc điểm tuỳ bút Nguyễn Tuân
16. Phạm Thị Hựu - Sông Đà trong quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng 8. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Đà trong quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng 8
17. Phong Lê - Tác gia Văn xuôi hiện đại sau 1945. NXBKHXH, H 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia Văn xuôi hiện đại sau 1945
Nhà XB: NXBKHXH
18. Đoàn Linh - Nguyễn Tuân huyền thoại một thời. Báo Văn hoá thể thao sè 31(4/8/1990) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân huyền thoại một thời
19. Nguyễn Văn Lưu - Nguyễn Tuân truyện ngắn. NXB Văn học, H 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân truyện ngắn
Nhà XB: NXB Văn học
20. Phương Lựu (chủ biên) - Lý luận văn học (T1 - T2). NXBGD 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học (
Nhà XB: NXBGD 1986
21. Nguyễn Đăng Mạnh - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXBGD, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Nhà XB: NXBGD

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w