Do đó, nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng chính là nghiên cứu phần thành tựu tiêu biểu, nét đặc sắc của thơ ca d
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
THÁI NGUYÊN - 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố trong một công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn
Bùi Thu Trà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS TS Trần Thị Việt Trung - người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo công tác tại Viện Văn học, các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm I - Hà Nội, các thầy
cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, đã giúp em hoàn thành khóa học
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BGH, bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Cảm Ân, sở GD & ĐT tỉnh Yên Bái, cùng những người thân yêu trong gia đình đã luôn giúp đỡ, quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ 12 1.1 Vài nét về thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 12
1.1.1 Giai đoạn 1945 - 1954 13
1.1.2 Giai đoạn 1954 - 1975 17
1.1.3 Giai đoạn sau 1975 21
1.2 Vài nét về hình tượng người phụ nữ trong nền thơ ca dân tộc 28
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN NÚI - MỘT VẺ ĐẸP MANG ĐẬM BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 43
2.1 Bản sắc văn hóa các dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số hiện đại 43
2.1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc 43
2.1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số hiện đại 45
2.2 Người phụ nữ miền núi với với vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, đầy tính phồn thực 49
2.3 Những con người lưu truyền vẻ đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc 54
2.3.1.Vẻ đẹp trong trang phục truyền thống dân tộc 54
2.3.2.Vẻ đẹp trong lối ứng xử văn hóa dân tộc 62
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ THƠ GIÀU CHẤT TẠO HÌNH - MỘT NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ 81
Trang 63.1 Tính tạo hình trong ngôn ngữ thơ 81
3.2 Ngôn ngữ tạo hình -nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số 83
3.2.1 Hệ thống từ vựng giàu tính tạo hình 83
3.2.2 Các phương tiện và biện pháp tu từ 92
PHẦN KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHẦN PHỤ LỤC 121
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài
1.1 Như chúng ta đã biết, người phụ nữ có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người Chiếm một nửa nhân loại, chính họ là người bảo tồn, tái sinh và luân chuyển sự sống Trong đời sống văn hóa của dân tộc ta, với sự tồn tại của chế độ Mẫu hệ, với tục thờ Mẫu từ xa xưa, người phụ nữ đã tạo cho mình một vị thế quan trọng Còn trong lĩnh vực nghệ thuật, người phụ nữ luôn là biểu tượng cho cái Thiện, cái Mỹ Nhưng trong xã hội Việt Nam xưa – một xã hội phong kiến chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo Nho với quan điểm “trọng nam, khinh nữ” - người phụ nữ đã phải chịu bao cay đắng, thiệt thòi Họ bị đè nén bởi nhiều tầng áp bức, bị khoác lên đầu bao thứ lễ nghi, tập tục nặng nề, lạc hậu, bị xếp vào bậc thang cuối cùng của xã hội Có lẽ vì vậy mà con người và số phận của họ luôn là nguồn cảm hứng
vô tận cho các nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc, làm rung động lòng người
Trong lĩnh vực văn chương, đặc biệt trong lĩnh vực thơ ca - hình tượng người phụ nữ luôn là hình tượng trung tâm Họ luôn là đối tượng thẩm mỹ của mọi thế hệ các nhà thơ; và hầu như những bài thơ hay nhất, những tác phẩm thơ làm rung động lòng người nhất cũng chính là những bài thơ viết về hình tượng người phụ nữ Có thể nói, người phụ nữ đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, tiêu biểu cho nền văn học dân tộc - một nền văn học mang đậm chất nhân văn, nhân đạo Viết về người phụ nữ với thái độ yêu thương, trân trọng, đầy tính ngợi ca là một việc làm có ý nghĩa và có tính tư tưởng cao đối với các nhà thơ Do đó, nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ chính là nghiên cứu phần đặc trưng, phần tinh túy nhất, cũng như phần thành công nhất của nền thơ Việt Nam nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng
1.2 Văn học thiểu số Việt Nam hiện đại là một bộ phận đặc sắc, độc đáo góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện
Trang 8đại Trải qua gần bẩy mươi năm phát triển, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng cũng như thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung - đã khẳng định được vẻ đẹp cùng những sắc thái riêng của một nền thơ ca giàu bản sắc Một trong những thành tựu nổi bật của nền văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại chính là ở thể loại thơ Các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đã tạo nên một nền thơ ca riêng - như một vườn hoa đầy hương sắc, một tấm thổ cẩm rực rỡ - và cũng đã dần khẳng định được mình khi góp một tiếng nói riêng, một thế giới nghệ thuật thơ riêng giàu bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại Nổi bật trong thế giới hình tượng nghệ thuật thơ dân tộc thiểu số là hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số Đây là một hình tượng nghệ thuật lớn, có vai trò quan trọng trong sáng tác của các nhà thơ, nó có ý nghĩa lớn về tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Do đó, nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng chính là nghiên cứu phần thành tựu tiêu biểu, nét đặc sắc của thơ ca dân tộc, nghiên cứu một phần chân dung, nhân cách con người và đặc điểm văn hóa của dân tộc ta trong quá trình tồn tại và phát triển của mình
1.3 Việc nghiên cứu thơ các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có việc nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số nói riêng - cho tới nay có thể thấy: vẫn chưa thực sự thu hút được sự chú ý xứng đáng của giới nghiên cứu, phê bình và cả của đông đảo bạn đọc Cho nên, mặc dù đã có hàng chục cuốn sách nghiên cứu về thơ các dân tộc thiểu
số nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chưa xứng với tầm, với vai trò quan trọng của nó cũng như với những thành tựu mà nó đã đạt được Các công trình nghiên cứu nói chung về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở một số nhận định, đánh giá ở những phương diện nhất định về hình tượng quan trọng này Vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra và khẳng định những giá trị to lớn của
Trang 9hình tượng văn học đặc sắc này trong văn học dân tộc thiểu số là một vấn đề vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hình tượng người phụ
nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (khu vực phía Bắc Việt Nam) để nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra
nét đặc trưng cơ bản về hình tượng người phụ nữ dân tộc miền núi; đồng thời khẳng định: Chính hình tượng nghệ thuật này đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh bản sắc dân tộc, ý nghĩa nhân văn cao cả của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Từ đó góp phần làm sáng tỏ thêm các giá trị của nền thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam Công trình nếu được hoàn thành
sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho việc giảng dạy và học tập về bộ phận văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học
2 Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu, nghiên cứu bước đầu của chúng tôi thì trong một thời gian khá dài văn học các dân tộc thiểu số chưa thực sự được quan tâm, nghiên cứu một cách đúng mức, xứng với vị trí quan trọng và tầm vóc của nó Tuy nhiên, trong khoảng mười năm trở lại đây với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước đối với mảng văn học này tình hình nghiên cứu văn học thiểu số đã được cải thiện Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, những bài nghiên cứu khá công phu và có một số thành tựu nhất định, rất đáng trân trọng về vấn đề này
Trong những công trình nghiên cứu mang tính chất tập hợp, tuyển chọn
và giới thiệu thơ văn các dân tộc thiểu số các tác giả đã đưa vào khá nhiều bài
thơ viết về hình tượng người phụ nữ miền núi như trong: “Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 – 1985” (Nxb Văn hóa, 1981);
Trang 10“Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số” (Nxb Văn hóa, 1995) “Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX” (Nxb Văn hóa dân tộc, 2000); “Tinh tuyển văn học Việt Nam” (Nxb KHXH, 2002); “Tuyển tập văn học dân tộc
và miền núi”(Nxb Giáo dục, 2007)…Bên cạnh đó có một số các công trình
nghiên cứu, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số trong đó có hình tượng
người phụ nữ dân tộc như: “Một vườn hoa nhiều hương sắc” (Nxb Văn hóa, 1977); “40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945- 1985) (Nxb văn hóa,1985) của GS Phong Lê; “Văn hóa các dân tộc - từ một diễn đàn(1999) của hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam;
“Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (Nxb Văn hóa dân tộc, 1995); “Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” (NXb Văn hóa dân tộc, 1997”; “Về một mảng văn hóa dân tộc” (Nxb Văn hóa dân tộc, 1999);
“Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số” (Nxb Thanh niên, 2011) của Lâm Tiến;
“Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Duy Bắc,
1998) “Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số” (Lò Ngân Sủn, 2002); “Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam – Đời và văn” (2003, 2004); “Văn hóa các dân tộc thiểu số - Từ một góc nhìn” (Nxb Văn hóa dân tộc,2004) của Vi Hồng Nhân; “Gương mặt các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số” (Nxb Văn hóa dân tộc, 2007) “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (Trần Thị Việt Trung, 2010)…Ngoài ra còn
phải nhắc tới một số các bài nghiên cứu in trên các tạp chí, các báo văn nghệ
trung ương và địa phương như: “Văn học thiểu số trước thềm thế kỷ XXI” của Mai Liễu; “Bản sắc dân tộc - nỗi lo của người cầm bút” của Triệu Kim Văn; “Nét mới của văn học các dân tộc thiểu số” của Dương Thuấn; “Nhìn lại văn nghệ các dân tộc thiểu số” của Nông Quốc Bình
Có thể nói rằng, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng
đã thu hút được sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu, phê bình văn
Trang 11học Tuy nhiên, so với các công trình nghiên cứu đồ sộ về thơ Việt Nam hiện đại nói chung - thì số lượng tác phẩm, công trình tổng kết, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, trong đó số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số lại càng ít ỏi hơn Những công trình, chuyên đề, bài viết trên đây đã nêu được những thành tựu, những đóng góp của văn học nói chung, của thơ
ca các dân tộc thiểu số nói riêng và có đề cập đến hình tượng con người miền núi - trong đó có hình tượng người phụ nữ nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở những nhận định về những sáng tác của từng tác giả hoặc trong từng tác phẩm
cụ thể mà thôi
Ví dụ: trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”,
nhà phê bình văn học Lâm Tiến đã viết: “Với “Vợ lính ngụy mong chồng” và
“Gái thời giặc” Cầm Biêu đã khắc họa số phận đau khổ của người phụ nữ dân tộc dưới thời Pháp chiếm đóng” [70,tr 104]
“Pờ Sảo Mìn hát về dân tộc mình với âm hưởng lãng mạn, lạc quan
hơn là kể về nỗi khổ, chịu đựng của dân tộc…Người con gái miền núi thì đẹp như: “Một bông hoa rừng ngây ngất hương bay (Xuân nhớ về thăm vợ), với
“Mắt em xanh mơ màng mắt lá” (Cô gái Mèo).[70,tr 157 -158]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Bắc đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc
trong thơ các dân tộc thiểu số biểu hiện rõ nhất trong sự mô tả đời sống tâm hồn, tính cách, tình cảm của con người dân tộc.” [4, tr 12]
Cuốn sách “Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam–đời và văn”
(2003- 2004) giới thiệu 87 gương mặt nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, qua lời tự bạch, nhà văn dân tộc thiểu số nào cũng gắn bó với dân tộc, với quê hương và con người miền núi - trong đó có những người phụ nữ miền núi thân yêu của họ Họ lấy đó làm đề tài sáng tác chủ yếu của mình
Lò Ngân Sủn trong cuốn “Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc
Trang 12thiểu số” đã nhận định: “Tình yêu đôi lứa của những người phụ nữ dân tộc
thiểu số thật là đằm thắm, thiết tha, dữ dội, hoang dã, như bão nổi, như lốc quấn, như lửa bốc…”[65,tr 58]
Thu Huyền đã viết về nhà thơ người dân tộc Mường - Bùi Thị Tuyết
Mai như sau: “Hình ảnh đẹp nhất và cũng độc đáo nhất chị tạo dựng được
trong thơ của mình ấy là hình ảnh người phụ nữ Mường dịu dàng, nữ tính, giàu tình thương yêu Thơ chị khiến người đọc hình dung thật rõ nét, sinh động về phụ nữ Mường với những công việc dệt vải, ươm tơ… nhưng hơn hết
là những tình cảm sáng trong, nồng nàn đối với mọi sự vật xung quanh Chị viết về tuổi mình, về người đàn bà với những hình ảnh lạ lẫm mà nhiều ẩn ý…”[19]
Trong “Thơ Y Phương” (2002) Phạm Hổ khẳng định: “Y Phương càng
thành công hơn trong những bài thơ viết về tình yêu, tình vợ chồng Viết về người phụ nữ, người mẹ…”[58, tr 252]
Lê Kim Vinh giới thiệu về Mã A Lềnh trong cuốn “Nhà văn dân tộc
thiểu số Việt Nam đời và văn”(2003) đã viết: “ Mã A Lềnh viết chưa nhiều
Nhưng ở mỗi trang viết đều thể hiện sự cố gắng của anh trong việc miêu tả cảnh sắc, con người miền núi (đặc biệt là người phụ nữ) với những đặc điểm riêng với cách thức của riêng anh.”.[ 41, tr 231]
Cũng trong cuốn sách này Trần Mạnh Hảo giới thiệu về Lò Ngân Sủn:
“Đối với Lò Ngân Sủn, cái đẹp đã phục sinh cái chết, người đàn bà đã, đang
và sẽ phục sinh lại cả thế giới đầy chết chóc của chiến tranh và phái mạnh.[41, tr 505]
Năm 2006, trong “Bàn Tài Đoàn - tuyển tập thơ văn” Bàn Minh
Đoàn đã viết: “ Về lao động sản xuất ông đã lột tả đặc điểm những con người
lao động ở miền núi bằng nhiều hình tượng sâu sắc và đẹp đẽ mang bản sắc dân tộc nhất là phụ nữ đồng bào Dao nói riêng phụ nữ các dân tộc thiểu số
Trang 13nói chung Họ là người hiền hòa, cần cù chịu khó lao động, sản xuất, thủy chung với gia đình”[14, tr 846]
Ths Đỗ Thị Thu Huyền trong bài viết “Thơ ca Tày hiện đại qua một
số gương mặt tiêu biểu” Tạp chí NCVH số 5/2008 có viết: “Bước sang thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, gương mặt thơ Tày tiêu biểu phải kể đến Y Phương…Ông viết rất hay về hình ảnh người phụ nữ, đậm chất vùng cao và qua đó chứa đựng những ưu ái đặc biệt”[ 18]
Năm 2010, công trình nghiên cứu công phu, dày dặn: “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” của PGS.TS Trần
Thị Việt Trung (chủ biên) đã ra đời, góp phần “xóa đi một khoảng phần còn
trắng trong nghiên cứu khoa học văn chương” bởi đây là một công trình “đầu tiên khảo sát một cách cách toàn diện và có tính hệ thống, bề thế, dày dặn về bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” [87, tr
8] Trong công trình này, nhóm tác giả đã làm sáng rõ vấn đề: Bản sắc dân tộc trong văn chương các dân tộc thiểu số thể hiện qua nhiều yếu tố như việc sử dụng chất liệu, ngôn ngữ dân tộc; phản ánh thiên nhiên, cuộc sống, con người vùng núi cao…Đặc biệt, hình tượng người phụ nữ các dân tộc là hình tượng trung tâm, hình tượng đẹp đẽ thể hiện rõ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam “Hình ảnh những con người miền núi mà nổi bật lên là hình ảnh
người phụ nữ với vẻ đẹp khỏe mạnh, rực rỡ, đầy sức sống luôn đạp lên mọi nỗi vất vả, khổ đau để làm tròn trách nhiệm người vợ, người mẹ…luôn là hình ảnh trung tâm được các tác giả thơ dân tộc thiểu số dành nhiều tâm huyết để miêu tả, thể hiện chân thực và sống động” [ 87,tr 431- 432] Đó là những cô
gái Thái “xinh đẹp, khéo léo, dịu dàng như dòng suối trong lành không bao
giờ vơi cạn” là “hình tượng tiêu biểu, nổi bật của người dân tộc Thái” [87, tr
249]; đó là: “Hình ảnh những cô gái Mông với đôi gò má ửng hồng…với bắp
chân to khỏe và dáng đi uyển chuyển mềm mại trong chiếc váy Mông rực
Trang 14rỡ…” [87, tr 311]; đó là người phụ nữ Giáy và Pa Dí đẹp: “tự nhiên, hồn nhiên - như thiên nhiên, nồng nàn dữ dội đầy cuốn hút…” [87, tr 420] Cùng
viết về hình tượng những người phụ nữ nhưng mỗi nhà thơ lại có một phong
cách riêng Với nhà thơ Mai Liễu thì: „Có lẽ hình tượng người mẹ trong thơ
Mai Liễu mới là hình tượng sâu đậm, đặc trưng rõ nét nhất cái thần thái, hồn cốt của quê hương Mai Liễu viết nhiều về mẹ với một tâm trạng thương nhớ day dứt cùng những hồi ức đầy xúc động về mẹ.” [87, tr 224]; với Lò Ngân
Sủn và Pờ Sảo Mìn thì: “Khi viết về những người phụ nữ miền núi - Lò Ngân
Sủn và Pờ Sảo Mìn - thường có một cảm hứng mãnh liệt, một sức sáng tạo bất ngờ” [ 87, tr 417]
Có thể nói rằng: Các ý kiến trên đây đã là những gợi ý hết sức quý báu cho chúng tôi khi thực hiện luận văn này bởi các nhà nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của các nhà thơ người dân tộc thiểu số ở các mức độ và các phương diện khác nhau Cụ thể là các vấn đề sau: Hình tượng người phụ nữ miền núi là nguồn cảm hứng lớn trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số - đây là một trong những hình tượng trung tâm luôn được các nhà thơ tập trung khai thác; những người phụ nữ hiện lên trong các bài thơ mang một vẻ đẹp khỏe mạnh, đầy sự chất phác, hồn nhiên Họ có một sức sống mãnh liệt; có một vẻ đẹp đầy tính phồn thực và đặc biệt là rất thủy chung, hy sinh hết lòng vì gia đình (bố mẹ, chồng con…), làng bản và quê hương Hình tượng này góp phần phản ánh một cách sinh động cụ thể đời sống tâm hồn, tâm linh, những phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của các dân tộc miền núi
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu kể trên vẫn chưa phải là những chuyên đề nghiên cứu mang tính chuyên biệt về hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số Ở đó, các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh về hình tượng người phụ nữ trong thơ của một số dân tộc thiểu số như (Thái, Mông,
Trang 15Tày, Pa Dí, Giáy…) Cho đến nay, theo thống kê của chúng tôi - chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo về hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm mục đích: Chỉ ra những sáng tạo độc đáo của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm thơ của mình (ở cả hai bình diện: nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện) Từ đó, khẳng định những đóng góp quan trọng của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong việc hoàn chỉnh bức chân dung người phụ nữ Việt Nam, cũng như góp phần vào việc khẳng định vẻ đẹp mang tính truyền thống của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này này chúng tôi nhằm đạt được các mục đích sau:
1 Nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm nổi bật về mặt nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ miền núi trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
2 Khẳng định vai trò của các nhà thơ người dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hiện đại thông qua việc họ đã thể hiện hình tượng người phụ nữ miền núi một cách hết sức đặc sắc, độc đáo trong các tác phẩm thơ của mình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là một đề tài có phạm vi nghiên cứu khá
Trang 16rộng Do đó, chúng tôi chỉ nghiên cứu những sáng tác thơ của các nhà thơ người dân tộc thiểu số ở một phạm vi: khu vực miền núi phía Bắc Đồng thời
đi sâu vào nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu Cụ thể là các tác giả sau: Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn, Triệu Kim Văn, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Bùi Thị Tuyết Mai Để có thể chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật biểu hiện hình tượng người phụ nữ dân tộc trong thơ của các nhà thơ dân tộc - chúng tôi sẽ đọc, tham khảo, nghiên cứu những công trình phê bình thơ có nói về hình tượng người phụ nữ miền núi Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tham khảo một số sách lý luận để làm cơ sở lý thuyết của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như sau:
1 Phương pháp thống kê, phân loại
2 Phương pháp phân tích
3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Và một số phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như: văn hóa, lịch sử…
6 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu Hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn tương đối hệ
thống và toàn diện về hình tượng người phụ nữ dân tộc miền núi trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Khẳng định những nét đặc sắc trong hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số; những đóng góp quan trọng và phong cách nghệ thuật của các nhà thơ dân tộc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung chính của luận văn sẽ
Trang 17được triển khai trong 3 chương chính sau:
Chương 1:Vài nét về thơ các dân tộc thiểu số hiện đại và hình tượng
người phụ nữ trong thơ
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ miền núi – một vẻ đẹp mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc
Chương 3: Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình – một nét đặc sắc trong
nghệ thuật khắc họa hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số
Trang 18PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ
1.1 Vài nét về thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Có nguồn mạch từ thơ ca dân gian, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại thực sự được hình thành và phát triển từ sau 1945 Trước thời gian này, cũng đã xuất hiện một số nhà thơ người dân tộc Tày và dân tộc Thái Họ đã sáng tác khá nhiều tác phẩm và được nhân dân lưu truyền Từ thế
kỷ V, người Tày có Cố hương từ của Lê Thế Khanh và vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đã có bản trường ca Tam nguyên luận và Lượn tứ quý của Bế
Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn Tuy nhiên những tác phẩm này còn mang đậm dấu vết của văn học dân gian nên chưa đủ điều kiện hình thành một nền văn học các dân tộc thiểu số bên cạnh nền văn học của dân tộc Kinh
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mầm mống của văn học thiểu số hiện đại đã xuất hiện qua sáng tác của một số tác giả: Ngần Văn Hoan, Hoàng Đức Hậu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong Các tác phẩm trong thời gian này
có tính trữ tình, hiện thực và cách mạng
Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu phê bình đều thống nhất rằng: năm 1945 chính là mốc ra đời của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, văn học các dân tộc thiểu số chủ yếu
là văn học dân gian Văn học dân gian các dân tộc thiểu số gắn liền với đời
sống sinh hoạt của nhân dân lao động Văn học dân gian các dân tộc thiểu số
đa dạng và phong phú không kém gì nền văn học dân gian của người Kinh với
đủ các loại hình như: tục ngữ, đồng dao, hát ru, câu đố, dân ca, truyện lịch sử,
sử thi, truyện thơ Nhiều tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số có
tên trong những đỉnh cao của văn học dân gian Việt Nam
Trang 19Trong mảng thơ ca cách mạng của cả nước những năm 1930 - 1945 có
đóng góp của các nhà thơ dân tộc như Nhắn bạn của Hoàng Văn Thụ; Lùa
chó dậy của Cầm Biêu; Mưa gió, Khóc đồng chí của Nông Quốc Chấn; Dặn
vợ, dặn con của Bàn Tài Đoàn
1.1.1 Giai đoạn 1945 - 1954
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thơ ca Việt Nam phát triển với một tốc độ khá mau lẹ Trong không khí chung ấy, phong trào sáng tác thơ ca ở miền núi phía Bắc cũng phát triển mạnh với các giả tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Lương Quy Nhân, Cầm Biêu, Hoàng Nó, Bàn Tài Đoàn Đây cũng chính là những nhà thơ có công đầu trong việc khai sinh nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Tâm hồn thi sĩ và tinh thần yêu nước của các nhà thơ thời kỳ mở đường cho thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đều được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn văn hóa dân gian dân tộc miền núi Hầu hết họ đều xuất thân từ những gia đình lao động nghèo ở các bản làng miền núi xa xôi nên am hiểu và gắn bó với đời sống nhân dân Các nhà thơ đầu tiên của dân tộc thiểu số lại được giác ngộ và hăng hái đi theo cách mạng từ rất sớm Nông Quốc Chấn tham gia cách mạng từ năm 1941, Bàn Tài Đoàn đã tham gia hoạt động cách mạng bí mật ở địa phương từ năm 1942, Lương Quy Nhân tìm đến với Việt Minh trước năm 1945 Những tác phẩm của họ gắn bó chặt chẽ với những sự kiện chính trị lớn lao của tổ quốc, với đời sống tâm hồn con người miền núi Như vậy, văn hóa dân gian dân tộc miền núi, quê hương, con người miền núi
và cách mạng đã là nguồn mạch cảm hứng nuôi dưỡng và phát triển thơ ca dân tộc thiểu số những năm tháng đấu tranh cách mạng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
Trong thời gian này, các nhà thơ chủ yếu sử dụng tiếng dân tộc để ghi lại những tâm sự, những suy nghĩ, tình cảm chân thành và cảm động của bản thân, của dân tộc mình với Đảng, cách mạng và Bác Hồ Những bài thơ này
Trang 20có giá trị cao trong việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng đấu tranh chống lại những đè nén, áp bức của thực dân Pháp và bọn tay sai
Kế thừa và phát huy vốn văn hóa văn học dân gian cùng với lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc các tác phẩm thơ của thời kỳ này mang đậm tính nhân dân, thể hiện chất dân tộc đậm đặc, ghi lại thành công hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát
hy sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số
Thơ ca dân tộc thiểu số giai đoạn 1945-1954 phải kể đến các tác giả,
tác phẩm sau: Nông Quốc Chấn với các bài thơ Việt Bắc đánh giặc (1948),
Khâu áo (1948), Dọn về làng (1950), Đi Béc Linh về (1951), Đời chúng em
(1952), Nói với các anh (1953), Thư lên Điện Biên (1954); Nông Minh Châu
có Đêm Ba Khe (1952), Người thanh niên giữ Đèo Giàng (1953), Gửi anh
bạn Triều Tiên (1953), Hai lời gửi mẹ (1954); Nông Viết Toại có Nói chuyện
cũ (1954), Ăn cơm mới (1954); Cầm Biêu có Vợ lính ngụy mong chồng
(1949), Gái thời giặc (1950), Mường Muổi yên vui (1954); Lương Quy Nhân
có Cán bộ với dân Mường (1947); Hoàng Nó có Tội ác giặc Pháp ở đồn Bom
Nghê (1948); Bàn Tài Đoàn có Dặn vợ, dặn con (1944), Chiến thắng Nghĩa
Lộ (1952), Mừng thủ đô giải phóng (1954)
Hình tượng bao trùm thơ ca dân tộc thiểu số giai đoạn 1945-1954 chính
là hình tượng nhân dân - những con người vượt qua khổ đau, tăm tối để đến với cách mạng Trước cách mạng những người dân tộc thiểu số phải chịu đựng ách thống trị dã man, tàn bạo của thực dân, phong kiến miền núi Vì vậy, tiếng nói tâm hồn chủ đạo của đồng bào các dân tộc thiểu số trong thơ thời kỳ này là lòng căm thù, lên án sự tàn bạo của bọn cướp nước; niềm vui mừng, sự tin tưởng khi được đi theo Đảng, Cách mạng và Bác Hồ
Cuộc sống của những người dân tộc thiểu số trước cách mạng là những
ngày tháng đói nghèo, khốn khổ Nhà thơ người Dao - Bàn Tài Đoàn đã kể
Trang 21chuyện đời mình mà chính là chuyện đời của những người dân tộc thiểu số
trước khi được đến với cách mạng:
Người dân bụng đói và áo rách Dốt đặc chẳng biết chữ nào chơi
Có hai mắt mà như mù cả
Có tai như điếc cả cuộc đời
(Kể chuyện đời - Bàn Tài Đoàn) Cuộc sống của người dân lại càng khó khăn hơn khi bị mất tự do, mất
quyền tự chủ: „Ta làm ra lúa, lúa không phải của ta/ Ta nuôi trâu, trâu đầy
rừng không phải trâu của ta” (Dưới cờ Đảng - Lương Quy Nhân)
Hình tượng nhân dân được các nhà thơ khắc họa khá sinh động trong thời kỳ này: đó là những con người có lòng yêu nước, căm thù giặc, một lòng
tin tưởng đi theo cách mạng như Đi bộ đội (Nông Viết Toại); đó là tình cảm
thắm thiết, tin tưởng của đồng bào với bộ đội Cụ Hồ, với Đảng và chính phủ
Khâu áo (Nông Quốc Chấn), Vợ lính ngụy mong chồng, Mường Muổi yên vui
(Cầm Biêu)
Trong chiến tranh, người phụ nữ bao giờ cũng là nạn nhân chịu nhiều
bi thảm nhất Hình tượng này xuất hiện trong nhiều bài thơ với nội dung biểu hiện phong phú: Cầm Biêu lên án hành động dã man của thực dân Pháp khi
bắt lính, bắt phu đặc biệt là bắt phụ nữ Thái đi hầu rượu: “Pha Mò tiếng súng dọa bắt lính/ Pha Xạ tiếng kêu giục bắt phu/ Và giữa chợ, tiếng còi dồn gái đi hầu rượu nha, phìa” (Mường Muổi yên vui - Cầm Biêu)
Cuộc sống của người phụ nữ dân tộc trong chiến tranh không một phút giây bình yên:
Gái nhỏ thời sợ quan Gái tơ thời sợ lính( ) Gái “dú khuống” đông vui dưới trăng rằm Chúng đến phá chạy tán loạn như bầy hươu rã đám
(Gái thời giặc - Cầm Biêu)
Trang 22Chiến tranh đã cướp đi những người thân yêu của họ, song họ vẫn kiên cường vượt qua số phận với sức chịu đựng bền bỉ:
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn) Một trong những điều làm nên sức mạnh để con người vượt qua những thử thách, khó khăn trong thời kỳ này là niềm tin vào Đảng và Bác Hồ:
“Chính phủ Cụ Hồ rất thương dân/ Có chính sách khoan dung với người lầm
đường lạc lối” (Vợ lính ngụy mong chồng- Cầm Biêu)
Với cảm hứng yêu nước, căm thù giặc nhiều nhà thơ đã lên án tội ác
của bọn thực dân và phong kiến miền núi: Tội ác giặc Pháp ở đồn Pom Nghê (Hoàng Nó), Xem quan đi kinh lý (Nông Quốc Chấn) Người ghi lại thành
công những mốc lịch sử cách mạng và kháng chiến ở miền núi là nhà thơ
Nông Quốc Chấn Bộ đội Ông Cụ và Dọn về làng là hai bài thơ hay và tiêu
biểu cho thời kỳ này
Về nghệ thuật thơ ca dân tộc thiểu số thời kỳ này có sự ảnh hưởng và
kế thừa thơ ca dân gian truyền thống Thể thơ 7 chữ được các nhà thơ thường xuyên sử dụng Giọng điệu thơ chủ yếu là giọng tâm tình, kể lể Thơ ca giai đoạn này chủ yếu phản ánh cuộc sống, con người miền núi nhằm phục vụ chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao nên nhiều bài thơ viết còn đơn giản, tự phát
Tuy vậy, thơ ca giai đoạn này vẫn có sự vận động, phát triển Đội ngũ
Trang 23các nhà thơ dần đông đảo, các tác phẩm vận động theo hướng hiện đại Giọng điệu thơ khá phong phú Ngoài những bài thơ có mang giọng điệu tâm tình trong truyện thơ Thái của Cầm Biêu, những bài thơ đậm chất tự sự của Bàn Tài Đoàn, ta thấy giọng điệu thơ đa dạng trong thơ Nông Quốc Chấn: trào
lộng, mỉa mai trong Xem quan đi kinh lý, lối nói giản dị trong Bộ đội Ông
Cụ Hai bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi và Nhớ vợ của Cầm Vĩnh Ui là hai
bài thơ hay trong văn học dân tộc thiểu số hiện đại bởi giọng thơ chân thành, hồn nhiên của tác giả
Giá trị nổi bật của thơ ca giai đoạn này là các nhà thơ đã phản ánh được thế giới tâm tư tình cảm và con người miền núi trong một giai đoạn lịch
sử Những con người vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để chiến đấu cho cuộc sống tự do với một lòng căm thù giặc, với tin với Đảng, Cách mạng
và Bác Hồ
1.1.2 Giai đoạn 1954 - 1975
Sau 1954, đời sống cách mạng của đất nước ta có nhiều thay đổi: miền Bắc được giải phóng, đất nước ta bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà Người dân tộc thiểu số được thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than Họ có điều kiện được tiếp xúc, giao lưu rộng rãi ở mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Tầm nhìn được mở rộng, trình độ được nâng cao, các nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đưa văn học dân tộc thiểu số sau 1954 bước vào một giai đoạn mới với khá nhiều thành tựu
Đây là thời kỳ mà thơ ca các dân tộc thiểu số được ví như mùa xuân
thứ nhất bởi sự ra đời của nhiều bông hoa trong vườn thơ nhiều hương sắc
Đó là các tập thơ của Nông Quốc Chấn: Người núi hoa (1958), Tiếng ca
người Việt Bắc (1959), Đèo gió (1968), Dám kha Pác Bó (1972); Triều Ân có Tiếng hát rừng xa (1974), Nắng ngàn (1974); Hoàng Nó có Tiếng hát mường
Trang 24Hoa Ban; Vương Trung có Ing Éng (1967); Mã A Lềnh có Rừng sáng (in
chung); Bàn Tài Đoàn có Xuân về trên núi (1963), Một giấc mơ (1964), Kể
chuyện đời (1968), Rừng xanh (1973), Sáng cả hai miền (1975)
Các nhà thơ hướng ngòi bút của mình vào sự đổi thay lớn lao của quê hương và bày tỏ tâm trạng phấn khởi của mình trước cuộc sống mới tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc Họ tự hào và vui mừng khi thấy quê hương giàu đẹp:
Em ơi ! Việt Bắc đẹp giàu Núi rừng trùng điệp muôn màu cỏ hoa Trên Phja Dạ mây mù buông chướng Dưới đất kia: quặng, sắt, bạc, vàng
Đi thuyền Ba Bể dọc ngang Xem người đánh cá, xem nàng hái ngô Hoa sơn, hoa nở bốn mùa
Hoa kêu chim hót, ước mơ phặc phiền
(Tiếng ca người Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)
Quê hương Việt Bắc đã thay đổi: hoàn toàn sạch bóng quân thù: “Đầu
mường hết giặc phản/ Cuối bản hết giặc Tây/ Dưới chân cầu thang đã sạch bóng giặc Mỹ” (Biên giới lòng người - Lương Quy Nhân)
Những đổi thay về phương thức sản xuất, cảnh lao động tập thể trong không khí lao động khẩn trương sôi nổi, tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương cũng là một cảm hứng lớn trong thời kỳ này Đối tượng mà các nhà thơ phản ánh ngợi ca là những con người đang trực tiếp hoặc gián tiếp phục
vụ sự nghiệp chung của của cả dân tộc: đó là những người lính canh giữ biên
thùy, là người công nhân làm đường, là người nông dân một nắng hai sương
trên ruộng đồng Từ cảm hứng về cuộc sống mới, hình tượng con người, đặc biệt là người phụ nữ cũng đã được khắc họa cụ thể hơn Người phụ nữ không
Trang 25còn mang thân phận bị phụ thuộc, giờ đây họ có một vị thế mới: những người
tự do được làm chủ cuộc đời mình và tham gia tích cực vào công tác xã hội
Họ tham gia lao động trong hợp tác xã, trong các tổ đổi công, bộc lộ tài năng,
sự khéo léo của mình trong hội cấy thi, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Họ đã trở thành hoa trong mường:
Mẹ chờ con trai lại
- Tay mày sờ máy, mở tao nhìn
Mẹ nhìn con gái đến
- Tay mày cầm súng cầm có hay Con gái xòe hai bàn tay
Con trai xòe hai bàn tay
(Hoa trong mường - Vương Anh) Nhiều cô gái đã trở thành người công nhân lao động xây dựng chủ
nghĩa xã hội: “Khăn Piêu nhuộm nắng mưa sa/ Sánh vang nam giới, ca vang
một lời/ Vì chị là người/ Công nhân trẻ tuổi.” (Chị em công nhân cầu đường –
Hoàng Nó)
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho nhân dân những biến đổi lớn lao trong cuộc sống Trước cuộc sống tự do hạnh phúc hiện tại, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ Cầm
Biêu viết: Muốn nhìn thấy Đảng (1958), Công Đảng, công Bác (1960); Bàn Tài Đoàn viết Muối của cụ Hồ; Lương Quy Nhân viết Dưới cờ Đảng, Ơn
Đảng, Lò Văn Cậy viết Hạt tình
Cuộc chiến tranh chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nước nhà cũng là một nội dung quan trọng trong thời kỳ này Đồng bào các dân tộc thiểu số luôn hướng về miền Nam ruột thịt với tình cảm chân thật, thiết tha Nông
Quốc Chấn viết Tiếng ca người Việt Bắc; Vương Anh viết Mây khói Trường
Sơn, Nửa đêm nghe tiếng sấm, Theo những dấu chân, Chở xác máy bay ;
Trang 26Cầm Biêu viết Giặc Mỹ điên cuồng, Diều hâu giặc Mỹ, Nam Bắc thống nhất; Vương Trung viết Chiếc khăn, Chở xác máy bay, Chèo thuyền đưa tiễn
Có thể nói rằng, thơ ca giai đoạn này tập trung phản ánh hiện thực của hai cuộc cách mạng, ca ngợi đất nước, con người trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Các nhà thơ đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình theo một cách riêng Tuy vậy, mục đích tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu của thơ
ca giai đoạn này vẫn còn nên hình tượng con người mới được tập trung xây dựng chủ yếu ở phương diện con người xã hội, con người công dân, đời sống tâm hồn của con người cá nhân với những vấn đề đời tư vẫn chưa được đề cập tới
Ở giai đoạn này sự phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số còn được thể hiện ở những xu hướng nghệ thuật khác nhau Có tác giả sáng tác với sự ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp thơ dân gian như Bàn Tài Đoàn, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Mã Thế Vinh…Tác phẩm thơ viết theo xu hướng này thường có lối thể hiện dung dị, cụ thể, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân tộc Họ thường sử dụng thể thơ truyền thống 7 chữ -
8 dòng, 7 chữ - 4 dòng, lối phô diễn, giọng điệu tâm tình, vận dụng tục ngữ, các làn điệu dân ca của dân tộc mình để sáng tác Có thể tìm thấy lối phô diễn của truyện thơ trong thơ của Lò Văn Cậy:
Thân sinh em dân người Xá Cảu
Bố mẹ nuôi bằng cám ngô nhà Tạo
Cô chú nuôi bằng vỏ cám trấu nhà Phìa
(Bản Cang Cói thân thương- Lò Văn Cậy) Nhiều nhà thơ khác lại trăn trở, tìm tòi thể nghiệm sự đổi mới theo hướng hiện đại hóa thơ ca như: Vương Anh, Cầm Biêu, Cao Sơn Hải…Theo
xu hướng này, tác phẩm thành công là những tác phẩm vừa có tính hiện đại
vừa giữ được bản sắc dân tộc Có thể kể tới các bài thơ như: Tình còn, tình
Trang 27chiêng, Cơm mường Vó, lúa mường Vang (Vương Anh); Lời mẹ, Hạt tình (Lò
Văn Cậy); Cầu vào bản, Mối tình đầu (Cầm Biêu); Núi mây và đàn bò
(Vương Trung) Tuy vậy, có một số bài thơ bị mất hẳn yếu tố truyền thống, bản sắc do các nhà thơ quá chú ý tới yếu tố hiện đại Có nhà thơ kết hợp cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong sáng tác Vương Anh là một trong những nhà thơ đã có sáng tác thành công khi đi theo xu hướng này Ông đã sử dụng hình tượng, chi tiết, hình ảnh đậm tính truyền thống để diễn tả những
vấn đề con người, cuộc sống mới Hoa trong mường, Sao chóp núi, Cơm lam,
Trăng mắc võng, Tình còn là những bài thơ thành công của Vương Anh Cả
ba xu hướng này làm nên sự phong phú trong nghệ thuật biểu hiện của thơ các dân tộc Xu hướng sáng tác vừa mang bản sắc dân tộc vừa có cách diễn đạt, tư duy thơ mới mẻ là một hướng đi đúng đắn, tích cực, phù hợp với thời kỳ mới
và đông đảo bạn đọc Đó cũng là xu hướng chính của thơ dân tộc thiểu số giai đoạn sau 1975
1.1.3 Giai đoạn sau 1975
Sau năm 1975, đất nước hòa bình, độc lập Một giai đoạn mới của văn học được mở ra Từ năm 1976 cho đến nay, thơ các dân tộc thiểu số phát triển
rất mau lẹ tạo nên một mùa xuân thứ hai với một vườn hoa thơ dân tộc đầy
hương sắc góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ chung của đời
sống thơ ca nước nhà Đội ngũ tác giả thơ đông đảo với nhiều thế hệ Thế hệ tác giả sáng tác giai đoạn đầu vẫn sáng tác đều đặn: Nông Quốc Chấn có
Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó (1982), Suối và biển (1984); Bàn Tài Đoàn
có Trên núi vẫn là nơi ta ở (1979), Ba con đường vẫn là nơi ta ở (1979),
Bước đường tôi đi (1985), Ba con đường (1995), Tìm ban rừng (1999), Bó đuốc sáng (2002); Vương Anh có Hoa li- pa yêu (1989), Rượu mặn (1993),
Lá đắng (1993), Tình Viêng -Chăn (2000); Vương Trung có trường ca Sông Nậm Rốm (1998)…Đặc biệt thơ ca các dân tộc thiểu số dường như trẻ lại với
Trang 28các tên tuổi như: Y Phương có Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một
góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Chín tháng (2000), Ngược gió
(2009) ; Lò Ngân Sủn có Chiều biên giới (1989), Những người con của núi (1990), Đám cưới (1992), Ngược dốc (1993), Dòng sông mây (1995), Chợ
tình (1995), Con của núi (1996), Đầu nguồn cuối nước(1997), Người đẹp(1999) Pờ Sảo Mìn có Cây hai ngàn lá (1992), Bài ca hoang dã (1993), Mắt lửa (1998), Con trai người Pa Dí (2001), Cung đàn biên giới (2002) ;
Lâm Quý có Điều có thật từ câu dân ca (1998), Tình thơ Cao Lan (1997) , Dương Thuấn có Cưỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi(1993), Đi ngược
mặt trời (1995) Hát với sông Năng (2001) , Mai Liễu có Suối làng (1994), Mây vẫn bay về núi (2001) ; Dư Thị Hoàn có Lối nhỏ (1998), Bài mẫu giáo sáng thế (1993) ; Triệu Kim Văn có Hoa núi (1990), Mùa sa nhân (1994),
Lá tìm nhau (1999), Con của núi (2002) ; Lò Cao Nhum có Giọt sao trở về
(!995), Rượu núi (1996)…; Hùng Đình Quý có Người Mông nhớ Bác Hồ, Nếu
sai tôi sẽ chết không nhắm mắt, Chỉ vì quá yêu ; Bùi Thị Tuyết Mai có Mưa trong nhà (1998), Trầu đỏ môi ai (1999), Nơi cất rượu (2003), Mường trong
(2006) Cho tới giai đoạn này, nhiều dân tộc thiểu số mới có tiếng thơ đại
diện tiêu biểu cho điệu tâm hồn của dân tộc mình như Pờ Sảo Mìn (Pa Dí), Lò Ngân Sủn (Giáy), Lâm Quý (Cao Lan), Dư Thị Hoàn (Hoa), Bùi Thị Tuyết Mai (Mường) Chưa khi nào số lượng các nhà thơ tài năng, các tập thơ hay lại xuất hiện đông đảo đến như vậy Hơn nữa, thơ đã bắt nhịp với sự đa chiều với bao bề bộn, lo toan của cuộc sống thường nhật nên được công chúng đón nhận nồng nhiệt hơn
Các nhà thơ đã phản ánh một cách sinh động hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người miền núi với lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc Họ ca ngợi
và tự hào về quê hương miền núi giàu bản sắc, khẳng định tầm vóc và vị thế lớn lao của con người miền núi với cảm hứng lãng mạn, vui tươi
Trang 29Quê hương miền núi chính là một phần quan trọng góp phần hình thành nên hồn thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số Chính vì vậy, họ lấy quê hương
là đề tài chủ đạo trong sáng tác của mình Với nhiều nhà thơ Tày, quê hương
là bếp lửa nhà sàn, là suối làng, đầu nguồn mây trắng Suối làng tôi đã bắt
đầu từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻo của đời tôi (Suối làng trong trẻo-
Mai Liễu) [25, tr18] Mỗi tên đất, tên làng của quê hương đã trở thành phần máu thịt thiêng liêng trong mỗi nhà thơ: Bản Hon, Khuổi Luông, Pác Nặm, Núi Thuyền Đồng trong thơ Dương Thuấn; Khau Liêu, sông Hiến, sông Bằng, làng Hiếu Lễ trong thơ Y Phương; vùng đất Nguyên Bình trong thơ Bàn Tài Đoàn, Cao nguyên đá ở Đồng Văn, Sa Pa trong thơ của Mã A Lềnh Lao Cai, Sa Pa, chợ Cốc Lếu trong thơ Lò Ngân Sủn; Nà Hang, Chiêm Hóa, Suối Tiên, Nậm Thi trong thơ Mai Liễu Quê hương còn là những yếu
tố phong tục, tập quán gắn với lịch sử, với văn hóa, văn minh; là người thân yêu, ruột thịt, đồng bào cùng sống trên mảnh đất quê hương
Từ đề tài quê hương, hình tượng con người miền núi trong thơ các dân tộc thiểu số đã hiện ra với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp Những người con trai, con gái miền núi chân thành, hiền lành, chất phác nhưng rất mạnh
mẽ, quyết liệt, dũng cảm và cũng rất đa tình, lãng mạn, hồn nhiên Các nhà thơ dân tộc thời kỳ này đã tìm thấy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong hình tượng con người miền núi đặc biệt là trong hình tượng người phụ
nữ miền núi Trong những trang phục truyền thống họ chính là người thể hiện
và lưu giữ nét đẹp quê hương Những cúc bạc, áo cóm, váy hoa, khăn Piêu,
cánh áo chàm tươi, không chỉ là trang phục mà còn chứa đựng những yếu tố
văn hóa đậm bản sắc:
Cúc bạc, áo cóm, khăn Piêu Nếu được tôn tạo đáng yêu nhường nào Sánh cùng gấm vóc, lụa đào
Em xòe, em múa, khác nào rồng bay
(Với văn công tỉnh nhà - Cầm Biêu)
Trang 30Những người con gái miền núi mang vẻ đẹp khỏe mạnh, chất phác đầy tính phồn thực:
cho tình yêu, sự nghiệp và cuộc đời ông bởi “Những gì anh có được/ Đều bắt
đầu từ em” (Em - Cơn mưa rào - ngọn lửa); với Dương Thuấn, người vợ
chính là một tài sản vô giá trong nhà mà ông bỗng nhận ra: “Nghe tiếng cọn
cót két đêm qua/ Sáng nay bỗng yêu em đến thế/ Em như một kho báu trong nhà”; với Bàn Tài Đoàn người vợ của ông là cội nguồn cảm hứng văn
chương: “Được làm chồng một người mẹ trẻ/ Phải chăng từ đấy tôi thích thơ”
(Mình ơi), và khi người vợ thân yêu của ông mất đi đã để lại trong lòng ông
nỗi cô đơn, trống vắng, hẫng hụt và bơ vơ không gì khỏa lấp được: “Người vợ
thân yêu về trời mất/ Bỏ lại thân tôi sống cô đơn/ Có nàng có con như không có/ Tôi phải lang thang khắp xóm làng”(Cuộc đời sao khổ thế); Pờ Sảo Mìn
xót xa cho cuộc đời vất vả của vợ : “Cả cuộc đời em là tháng năm vất vả/ Ba
mươi tuổi đã mấy lần sinh con/ Nỗi lo toan in trên vầng trán/ Những nếp nhăn chéo ngang, chéo dọc” (Xuân nhớ về thăm vợ)
Cuộc sống của những con người miền núi còn nhiều vất vả, khó khăn
nên có lúc nỗi vất vả, nhọc nhằn còn in dấu nơi dáng hình chậm chạp, nặng
nhọc, còm cõi của họ Cao Sơn Hải viết Người đàn bà vùng cao, Y Phương
Trang 31viết Bài ca thứ chín, Mai Liễu viết Gọi vía, Mùa màng của mẹ, Nông Thị Ngọc Hòa viết Tìm lại tuổi thơ
Điều làm nên sự khác biệt trong hình tượng con người miền núi trong đối sánh với người miền xuôi không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài ấy mà chính là lối sống, suy nghĩ là tâm hồn họ Những con người miền núi rất giàu tình cảm và
họ biểu đạt tình cảm nhiệt thành của mình bằng hành động thật cụ thể:
Khách đến nhà không vội hỏi tên
- Đừng để cầu thang tôi mọc cỏ gà
(Người xứ mây - Dương Thuấn) Trong giao tiếp ban đầu, người dân tộc có thể ít bộc lộ mình nhưng khi
đã hiểu và gắn bó với nhau thì họ lại rất cởi mở và nồng nhiệt Tình cảm yêu quý hay lòng căm ghét của những người dân tộc đều được biểu hiện ở cung
bậc cảm xúc cao nhất: “Kẻ nào bụng không tốt tỏ lời từ trong quả bầu, ta sẽ
bóp chết ngay từ trong trứng/ Tỏ lời qua khe cửa và lỗ hổng chái nhà, ta sẽ bịt ngay để không một ai thấy” (Núi mọc trong mặt gương - Mùa A Sấu)
Thế giới tâm hồn con người cũng được các nhà thơ giai đoạn này biểu đạt một cách cụ thể và phong phú hơn Đó có thể là tiếng lòng của những con người bình thường phải oằn mình với gánh nặng áo cơm để duy trì sự sống
mà vẫn trăn trở về nghề nghiệp, về sự đổi thay của lòng người và các giá trị văn hóa truyền thống Nhiều nhà thơ đã sáng tác những bài thơ có tính triết lý,
nhiều sự suy tư về con người, cuộc đời : Người đẹp của Lò Ngân Sủn; Chỉ
Trang 32cần một loại người của Cầm Biêu; Ngọt ngào, xảo trá của Lò Vũ Vân; Lời
mẹ của Mai Liễu; Mưa xuân của Bùi Thị Tuyết Mai Thơ tình khá phát triển
trong giai đoạn này Các nhà thơ (đặc biệt là các nhà thơ nữ) đã tự bộc lộ thế giới tâm hồn mình nhiều hơn: có lúc muốn mình thật nhỏ bé để được quan
tâm, chăm sóc thật dịu dàng: “Tôi muốn Người nâng lên/ Dịu dàng như Mẹ/
Hơi ấm người đàn ông từng trải/ Xoa dịu trái tim này” (Về người đàn ông trẻ
tuổi - Bùi Thị Tuyết Mai)
Có lúc là những suy tư đầy chất nhân văn của người thứ ba:
những giá trị nhân bản của con người: “Dù tóc ta có bạc/ Nhưng bên gió trời
trở thơm hương cốm/ Xanh nhần nhật tương lai‟ (Đi từ miền gió hoang - Lò
Trang 33Cao Nhum, Mùa hoa, Em - cơn mưa rào ngọn lửa của Y Phương, Núi mọc
trong mặt gương của Mùa A Sấu, Nếu tôi chết của Triệu Kim Văn Ngôn
ngữ được sử dụng linh hoạt, giàu tính tạo hình Điều này đã giúp các nhà thơ người dân tộc thiểu số giới thiệu thành công vẻ đẹp của cảnh sắc và con người miền núi Các thể thơ được sử dụng linh hoạt: như thơ tứ tuyệt, thơ lục bát, thơ tự do Các nhà thơ đứng vững trên thi đàn thơ dân tộc thiểu số trong giai đoạn này và đặc biệt là hơn 10 năm đầu thế kỷ XXI phải kể tới Y Phương và Inrasara Y Phương với 6 tập thơ của mình đã nói được những vấn đề rất lớn lao về con người, dân tộc từ những gì thân thuộc, gần gũi với chính nhà thơ
Y Phương mang tâm hồn chân thật của con người miền núi, của người phụ nữ miền núi nhưng hình tượng thơ lại rất hiện đại:
Em hiền lành
Em chậm chạp
Em đội chum rượu đến với anh
Người con gái có bàn chân to khỏe
Đạp qua bao nhiêu đau khổ
như dấu lặng
phơi bày
(Tháp nắng - Inrasara)
Trang 34Như vậy, sau gần bảy mươi năm vận động và phát triển, thơ các dân tộc thiểu số có những thành tựu đáng được khẳng định và trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền thơ ca Việt Nam Thơ các dân tộc thiểu số
đã thành công trong việc phản ánh tâm hồn, tính cách và những đặc trưng cơ bản của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam - trong đó có hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam
1.2 Vài nét về hình tượng người phụ nữ trong nền thơ ca dân tộc
Như đã biết, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt và bất tận cho các sáng tác thơ ca từ xưa tới nay của bất kỳ một dân tộc nào nhất là đối với dân tộc Việt Nam - một dân tộc đậm chất nhân văn trong lối ứng xử, trong cuộc sống, một dân tộc có truyền thống thờ Mẫu Đặc biệt trong xã hội phong kiến xưa - người phụ nữ luôn chịu sự thiệt thòi, luôn bị kìm hãm, đè nén bởi mọi thế lực (trong gia đình và ngoài xã hội) do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc và hàng nghìn năm phong kiến Nhưng ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì người phụ nữ vẫn luôn là đối tượng thẩm mỹ cho mọi thế hệ thi sĩ sáng tác (những người vốn có một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm với cái Đẹp, với nỗi đau khổ và bất hạnh của con người) Như vậy, từ thời xa xưa (trong ca dao, truyện thơ ) cho đến thời phong kiến (trong các tác phẩm văn học viết), đến văn học thời kỳ hiện đại ngày nay - hình tượng người phụ nữ luôn là hình tượng trung tâm, là một đối
tượng thẩm mỹ đặc biệt, nổi bật trong đời sống thi ca dân tộc
Khái quát về hình tượng người phụ nữ trong lịch sử thơ ca nước nhà, ta thấy rõ: người phụ nữ được hiện lên với những phẩm chất tuyệt vời Họ luôn mang vẻ đẹp kết tinh truyền thống văn hóa của dân tộc – dù phải chịu bao vất
vả, khổ đau, thử thách và cả sự hy sinh nữa
Trong ca dao cổ truyền của người Việt, vấn đề thân phận con người trước hết là số phận người dân nô lệ và người phụ nữ lao động là chủ đề
Trang 35chính Ca dao đã làm tròn sứ mạng của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng, những số phận của những người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ trong nỗi khổ đau cũng như vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng
Trong các tác phẩm trữ tình dân gian của các dân tộc thiểu số (ca dao, truyện thơ ) vấn đề người phụ nữ - đặc biệt là số phận người phụ nữ trong đề tài tình yêu là một vấn đề nổi bật Ta có thể thấy điều này trong đa số truyện
thơ của các dân tộc: Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân của người Tày - Nùng; Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú - Nàng Ủa, Hiến Hon - Cầm
Đôi của người Thái; Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm - chàng Bồng Hương của người Mường, Tiếng hát làm dâu, Nhàng Dợ - Chà Tăng của người H‟Mông
Như đã biết, xã hội Việt Nam xưa là xã hội phong kiến mang nặng tư
tưởng Nho giáo Những quan niệm khe khắt với người phụ nữ như “tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, hay “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã giành quyền ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống
địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như trong xã hội Nỗi niềm ấy được
họ gửi gắm trong những câu ca dao than thân mang âm điệu buồn tẻ, chán ngán, chất chứa nỗi lo lắng khôn nguôi:
- Thân em như thể bèo trôi Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như lá đài bi Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương
Có bao nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, từ nỗi vất vả về
thể xác “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương” đến nỗi khổ về tinh thần của
thân phận mong manh bị phụ thuộc Giá trị của người phụ nữ được đánh giá
bằng vật chất cụ thể và vô cùng nhỏ bé như: Gạo, muối, một chiếc thìa hay
Trang 36chỉ bằng một cuộn lá dong mà thôi Cô gái H‟Mông Nhàng Dợ trong truyện
thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng đã tự nhủ cho thân phận của mình khi phải sống
kiếp làm dâu: “Đời người như em khác chi dơi treo cánh/ Tấm thân em sống
kiếp ăn gửi ở nhờ/ Giá không bằng chiếc thìa cũ người ta vứt bỏ”
Hôn nhân của người phụ nữ trong xã hội cũ thường không có tình yêu làm cơ sở mà do chính cha mẹ của họ quyết định Cô gái trong bài ca dao Mường khi bị ép gả đã thở than cho hoàn cảnh của mình:
Bố nhà em
Đã nhận quà nhà đạo
Mẹ nhà em
Đã nhận rượu nhà người !( ) Trong lòng em bời bời( )
Em nói ra những điều đứt ruột, xót lòng Nơi đẹp lòng, bố nhà em không gả Nơi đẹp dạ, mẹ nhà em không ưng
Cuộc hôn nhân không có tình yêu là nỗi đau mở đầu cho cuộc đời người phụ nữ Khi lấy chồng, họ phải gánh vác thay chồng tất cả các công việc nặng nhọc lại vừa phải làm hết những công việc thuộc phận sự của mình
Quan niệm “hôn nhân gả bán” cho phép người ta “mua” vợ cho con mà
không khác nào mua người làm không công và lạnh lùng bóc lột họ Khi lấy chồng, người phụ nữ phải chịu bao điều cay cực Họ lấy chồng để là nghĩa vụ
gánh vác giang sơn nhà chồng để rồi bị biến thành một công cụ lao động thực
sự - bị đối xử tàn nhẫn: “Bà mất tiền mua mâm thì bà đâm cho thủng/ Bà mất
tiền mua thúng thì bà đựng cho mòn”
Cùng chủ đề ấy, ca dao Mường đã cụ thể hóa nỗi khổ của người phụ nữ:
Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt cá, tay này bắt chim
Trang 37Một tay chuốt chỉ, luồn kim Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau Một tay vo gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung vải, guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi, muối dưa Còn một tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say Dưới sông con cá lội, con chim bay trên ngàn
Nỗi khổ ải, vất vả của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình thiếu người đỡ đần hôm sớm được thể hiện sâu sắc qua niềm ước ao có mười tay của người mẹ Biết bao công việc phải làm để đời sống gia đình tồn tại Nếu như Phật Bà Quan Âm có nghìn tay, nghìn mắt để nhìn khắp thế gian đặng giúp đỡ những số phận bất hạnh thì ở bài ca dao này người mẹ ước có mười tay để chăm sóc cho gia đình và con cái, nhưng dù mẹ có mười tay thì mẹ vẫn
thiếu tay để giữ con, thiếu tay lau dòng nước mắt chảy tràn hai bên má Thế
mới biết, người phụ nữ trong xã hội cũ có lúc nào được nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân mình Có thể thấy: cần cù, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con, nỗ lực vượt lên hoàn cảnh là phẩm chất đáng quý của người phụ
nữ Việt Nam - dù họ thuộc bất cứ dân tộc nào
Mặc cho cuộc sống còn nhiều bất hạnh nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao xưa vẫn sáng lên lấp lánh Vẻ đẹp đó toát lên từ con người: khuân mặt, mái tóc, làn da, cánh tay, đôi chân, đôi lông mày và phụ trợ tôn vinh vẻ đẹp đó là những trang phục truyền thống Họ dịu dàng, duyên dáng
Trang 38với “lông mày lá liễu” hay “đôi mày xanh cong, đôi mắt lúng liếng sắc như
dao cau, má lúm đồng tiền”, “bàn tay trắng ngần/ bàn tay trắng ngà/ đeo vòng, đeo hoa”, đội nón quai thao, mặc yếm thắm, áo tứ thân”…Vẻ đẹp của
họ mang quan niệm thẩm mỹ truyền thống, vẻ đẹp mang tính chuẩn mực để các chàng trai lựa chọn người thương:
Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua
hay:
Trời ơi, là vía
Có ai ngờ gặp tiên giữa bái Gặp được bạn gái vóc ngọc mình ngà Như cành cây hoa
Trời đưa ra cho con người ta ao ước
(Út Lót - Hồ Liêu - Truyện thơ Mường)
Từ khổ đau bất hạnh, người phụ nữ vẫn vươn lên với tinh thần lạc quan, tỏa sáng Họ chủ động xây đắp hạnh phúc cho cuộc đời mình Người phụ nữ bao giờ cũng giành trọn vẹn tình cảm cho chồng con Dù cuộc sống trong cảnh cơ hàn, tình cảm của người vợ đối với người chồng thân yêu
nhưng nghèo khó không bao giờ đổi thay:
Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Hai biểu tượng “áo rách” và “áo gấm” đã tạo được sự tương phản của hai hoàn cảnh sống giữa một bên là cuộc sống nghèo khổ với một bên là cuộc sống giàu sang, phú quý Sự đối lập này càng làm nổi bật giá trị và phẩm hạnh đáng quý của người phụ nữ Họ luôn khéo léo vun vén cho hạnh phúc gia
Trang 39đình: “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười tủm tỉm: Rằng anh giận gì ?”
Người phụ nữ có lúc sẵn sàng nhận phần thua thiệt về mình với sự nhẫn
nhịn có phần đáng thương: “Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ Thiếp như cơm
nguội đỡ khi đói lòng”
Nhưng không phải lúc nào họ cũng cam chịu, có lúc sức phản kháng của họ rất mạnh mẽ Họ đả phá tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, đòi quyền
bình đẳng và chủ động cho mình: “Từ ngày tôi ở với anh/ Anh đánh, anh chửi,
anh tình phụ tôi/ Đất xấu nặn chẳng nên nồi/ Anh đi lấy vợ để tôi lấy chồng”
Sức phản kháng của người phụ nữ dân tộc cũng được thể hiện ở lòng chung thủy, đấu tranh chống lại các thế lực (trong gia đình và ngoài xã hội) để bảo vệ tình yêu của mình Có lúc, họ chịu đựng sự ngược đãi của cha mẹ, thậm chí tìm đến cái chết để bảo vệ tình yêu của mình:
Em muốn cùng anh nên cửa Nhưng bố không cho nên cửa;
Em muốn cùng anh nên nhà Nhưng mẹ không cho nên nhà
Ta cùng về bên ma cho khỏi bận
Ta đi ăn lá ngón cho nó hại thân Cửa nhà không nên là vì bố mẹ
(Nàng Ờm - Bồng Hương Truyện thơ Mường) Tóm lại, qua thơ ca dân gian, người phụ nữ Việt Nam trong đó có những người phụ nữ dân tộc thiểu số hiện lên với vẻ đẹp cao quý cả về phẩm chất lẫn tâm hồn Họ luôn phải chịu đựng những bất công, khổ cực trong xã hội cũ nhưng họ đã chủ động bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, đấu tranh với những
lề luật, bất công mà chế độ phong kiến đã gây ra
Nền văn học viết của Việt Nam được hình thành vào khoảng thế kỷ X Hình thành và tồn tại trong khoảng 10 thế kỷ, văn học trung đại đạt nhiều
Trang 40thành tựu với những tác phẩm đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
Đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Các tác phẩm thơ nổi tiếng trong
thời kỳ này như “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm”, “Lục
Vân Tiên” hay những vần thơ của Hồ Xuân Hương… đều mang giá trị nhân
đạo sâu sắc và đều là những tác phẩm thơ viết về người phụ nữ Người phụ nữ hiện lên với nét phẩm chất tuyệt vời với vẻ đẹp kết tinh truyền thống của dân tộc- dù phải chịu đựng nhiều vất vả, khổ đau, thử thách Một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn đã hy sinh mối tình đầu đẹp đẽ, thơ mộng của mình để làm tròn chữ hiếu Trong mười lăm năm lưu lạc, nàng luôn đau đáu một lòng hướng về gia đình Một nàng chinh phụ mòn mỏi chờ chồng đi chinh chiến nơi miền biên ải xa xôi Một nàng Cúc Hoa (Tống Trân- Cúc Hoa) thủy chung nhất mực, chịu thương chịu khó, tần tảo nuôi mẹ, nuôi con trong lúc cùng đường đói khát đã hy sinh một phần thân thể để cứu mẹ già trong cơn hoạn nạn, một
“Bà chúa thơ Nôm” - Hồ Xuân Hương khát khao đến cháy bỏng tình yêu và
hạnh phúc lứa đôi nhưng thật cao ngạo, coi thường những kẻ tiểu nhân nam tử Những người phụ nữ đó đã hiện lên sống động và để lại cho chúng ta bao tình cảm mến yêu, trân trọng
Hơn một trăm năm sau, hình ảnh người phụ nữ trong văn học dưới ngòi bút của các nhà thơ có cách nhìn nhận khác Không còn thấy những tiếng than thân trách phận; những lời thở than đau buồn… người phụ nữ Việt Nam trong phong trào thơ Mới hiện lên như một hình ảnh đẹp nhất Họ tượng trưng cho cái Đẹp, cho Tình yêu, cho thiên nhiên rực rỡ Hình ảnh người thiếu nữ hiện lên thật lãng mạn, bay bổng:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng