Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc) (Trang 98 - 139)

Nhƣ đã biết, “Phƣơng tiện tu từ là những phƣơng tiện ngôn ngữ mà

ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - lo gic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ

sung, còn có màu sắc tu từ” [22; tr11]

“Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phƣơng tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tƣợng về

hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh) [22; tr 142].

Tìm hiểu các phƣơng tiện và biện pháp tu từ là tìm hiểu cái làm nên điều kỳ diệu của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt có tới 99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ [22]. Tuy vậy, trong luận văn này, chúng tôi không có điều kiện

khảo sát toàn bộ các phƣơng tiện và biện pháp tu từ, từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp đƣợc các nhà thơ sử dụng mà chỉ dừng lại ở biện pháp tu từ so sánh. Bởi biện pháp này xuất hiện trong ngôn ngữ tạo hình, lời văn nghệ thuật của các nhà thơ dân tộc thiểu số khá cao và nó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, sự độc đáo trong sáng tác thơ của các nhà thơ miền núi. Hơn nữa, biện pháp so sánh tu từ cũng là phƣơng thức tạo hình hiệu quả trong ngôn ngữ văn chƣơng. Nếu sự so sánh luận lý có mục đích xác lập sự tƣơng

đƣơng giữa hai đối tƣợng cùng loại [22, tr154] thì so sánh tu từ nhằm diễn tả

bằng hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe. So sánh tu từ cũng làm cho sự vật cụ thể hơn và cung cấp một quan niệm rõ ràng cho ngƣời đọc. Do chức năng nhận thức, chức năng biểu cảm và lối cấu tạo tƣơng đối đơn giản; do tƣ duy cụ thể của ngƣời miền núi nên nhiều nhà thơ ngƣời dân tộc đã sử dụng rất nhiều so sánh tu từ.

Trong văn chƣơng, so sánh là phƣơng thức tạo hình, phƣơng thức gợi cảm.

Nói đến văn chƣơng là nói đến so sánh. Trong lời nghệ thuật, so sánh tu từ đã

biều hiện đầy đủ những khả năng tạo hình diễn cảm của nó” [22, tr158]

Theo sự khảo sát và thống kê sơ bộ chúng tôi thấy: số lần các tác giả dùng biện pháp so sánh tu từ và biện pháp điệp từ, điệp ngữ, liệt kê trong các bài thơ viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ khá phổ biến và dày đặc, cụ thể nhƣ sau:

Tác giả Số tập thơ Số bài thơ viết về ngƣời phụ nữ Số lần sử dụng BPTT so sánh % Số lần sử dụng BPTT điệp từ, điệp ngữ, liệt kê % Lò Ngân Sủn 4 257 81 31,5 34 13,2 Dƣơng Thuấn 1 154 25 16,2 12 7,8 Y Phƣơng 1 79 22 27,8 16 20,2 Mai Liễu 1 74 11 14,9 4 5,4

Qua bảng thống kê, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Các nhà thơ dân tộc thiểu số đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để khắc họa chân dung ngƣời phụ nữ miền núi nhƣ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê... Nhƣng trong đó việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh là rất phổ biến, có tần số xuất hiện cao 169 lƣợt/ 681 bài thơ ( trong khi đó tổng số lần các biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ, liệt kê xuất hiện 85 lƣợt / 681 bài thơ).

Biện pháp tu từ so sánh đã đƣợc các nhà thơ dân tộc thiểu số sử dụng đến mức tối đa để diễn tả những trạng thái cảm xúc, tạo dựng khách thể và bộc lộ cách nhìn của mình. Họ đã thành công khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh để xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số. Những ngƣời phụ nữ hiện lên trong thơ vừa cụ thể, chân thực lại vừa sống động, hấp dẫn. Đó là những ngƣời phụ nữ có vẻ đẹp khỏe mạnh, rực rỡ, đầy sức sống; yêu thƣơng chồng con, xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình, phong tục, tập quán, lễ nghi của dân tộc. Đó là những ngƣời mẹ vất vả, hy sinh cả cuộc đời cho chồng, cho con của họ.

Trên cơ sở đối chiếu giữa hai đối tƣợng (đối tƣợng đƣợc so sánh và đối tƣợng đƣợc đƣa ra làm chuẩn để so sánh), trong các bài thơ viết về ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số, chúng ta thấy: Đối tƣợng đƣợc so sánh (ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số) luôn đƣợc miêu tả ở hai phƣơng diện cụ thể: từ nhan sắc bên

ngoài đến nhan sắc bên trong.

Trƣớc hết phải nói tới việc so sánh làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình (nhan sắc bên ngoài) của ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số: đó là đôi mắt, làn môi, nƣớc da, khuôn mặt, mái tóc, cánh tay...

- Đôi mắt em ấm nóng nhƣ một hàng rào những con kiến lửa

(Kiến lửa - Bùi Thị Tuyết Mai)

Váy em buộc thắt đáy lƣng ong Ngực em căng hai bầu sữa ngọt

Tóc em chảy xuống nhƣ một dòng suối Mắt em tỏa ánh sao mơ

Hai má em nhƣ hai quả đào chín Hai môi em nhƣ hai miếng thịt nƣớng

Thân hình em trông nhƣ một bó củi chắc nịch Da thịt em hừng hực nhƣ lửa

(Con gái bản Tông - Lò Ngân Sủn)

-Đôi mắt ƣớt nhƣ mỡ nóng trong chảo

Đôi mắt ngọt nhƣ mật ong rừng Đôi mắt giòn nhƣ mía mòi ấy

(Yêu - Lò Ngân Sủn)

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua hình ảnh so sánh, chúng ta thấy rất rõ, rất cụ thể và rất sinh động vẻ đẹp cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống, đầy khả năng làm vợ, làm mẹ và đầy hấp dẫn của ngƣời con gái miền núi với các chi tiết gợi cảm và cũng thật hình ảnh. Tất cả càng diễn tả rõ nét vẻ đẹp riêng của ngƣời thiếu nữ miền núi: xinh đẹp, khỏe khoắn, đáng yêu, hấp dẫn và gợi cảm:

-Đôi núm vú nhƣ cơ pái nở

Nhƣ cánh chim a rin nhấp nhô buổi sáng

(Yêu em - Lò Ngân Sủn)

-Lũ con gái ngực nhƣ qủa núi

(Bụng ta đỏ lửa - Sầm Nga Di)

- Ngực em căng nhƣ một cánh rừng đầy

(Em là con gái Sơn La - Dƣơng Thuấn)

- Ngực em nhƣ bầu rƣợu trắng ngần

(Hơi thở nhẹ - Bùi Thị Tuyết Mai)

- Da thịt ngƣời yêu nhƣ than lửa bỏng tay

- Da thịt em hừng hực nhƣ lửa Ngực em căng hai bầu sữa ngọt

Thân hình em trông nhƣ một bó củi chắc nịch

(Con gái bản Tông - Lò Ngân Sủn)

- Da thịt em mịn màng làn mây trắng

Khuôn ngực em căng phồng hai trái núi mùa xuân

- Đôi tay em nhƣ hai tấm cơm lam

Đôi chân em nhƣ hai cái bắp chuối Đôi má em nhƣ hai quả đào chín

-Con gái ở đây đẹp nhƣ thân cây chuối rừng bóc vỏ

(Tây Bắc - Lò Ngân Sủn)

...

Vẻ đẹp của ngƣời con gái miền núi đƣợc so sánh nhƣ “thân cây chuối

rừng bóc vỏ”, khuân ngực căng, đôi núm vú nhƣ “cơ pái nở”, “cánh chim a

rin nhấp nhô buổi sáng”, da thịt “nhƣ than lửa bỏng tay”...Không chỉ đẹp ở

hình thể mà ngƣời con gái đẹp còn phải là ngƣời có sức khoẻ, thật cụ thể mà cũng thật gợi hình, gợi cảm về một vẻ đẹp xinh tƣơi, tràn đầy sức sống. Cách nói, cách so sánh ví von, quan niệm về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ dân tộc phải là ngƣời khoẻ mạnh, đầy sức sống, đầy khả năng làm mẹ, làm vợ. một vẻ đẹp tự nhiên – nhƣ thiên nhiên vốn có - nồng nàn, dữ dội và mãnh liệt. Các từ ngữ đƣợc sử dụng nhƣ “bắp chuối”. “hai quả đào chín”, “hai miếng thịt nƣớng”,

“nhƣ một bó củi chắc nịch”, “nhƣ lửa”, “căng hai bầu sữa ngọt”..đầy tính

tạo hình, biểu cảm để diễn tả nổi bật đầy sức sống, đầy sự hấp dẫn của ngƣời phụ nữ dân tộc một cách độc đáo, đặc sắc.

Hiệu quả của biện pháp so sánh còn đƣợc tăng lên khi các nhà thơ miền núi sử dụng kết hợp so sánh với biện pháp tu từ điệp ngữ và liệt kê. Họ đã sử dụng nhiều và đan xen lẫn nhau ba phép tu từ này để thể hiện dụng ý nghệ

thuật trong những câu thơ của mình. Các bài thơ có sự kết hợp này thƣờng nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý đồng thời gợi ra những cảm xúc riêng trong lòng ngƣời đọc. Ta gặp các từ đƣợc điệp nhƣ: “em nhƣ” (36/ 164 lần); Các cấu trúc đƣợc điệp nhƣ: cấu trúc “Em nhƣ...làm anh..”, “Em nhƣ...để cho anh...”, “em nhƣ...anh vừa trông thấy”..., “Hoa...giống ...em”; “Gái non...trông nhƣ”...:

Gái non (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trông nhƣ ngô non Trông nhƣ măng non

Trông nhƣ trăng non

(Gái non - Lò Ngân Sủn)

Con gái vùng cao Nhƣ sao trên trời Nhƣ đào trên cây

(Con gái vùng cao - Lò Ngân Sủn)

Hoa đào đỏ giống má của em Hoa lê trắng giống da của em

Hoa bjóoc mạ thơm giống tóc của em

(Tháng nào hoa cũng giống em - Dƣơng Thuấn)

Em nhƣ khe suối bên rừng

Anh vừa trông thấy muốn dừng uống ngay Em nhƣ đào mận trên cây

Anh vừa trông thấy muốn tay vịn cành

Em nhƣ một cánh rừng xanh

Anh vừa trông thấy mát êm dịu lòng

(Xứ tình yêu- Lò Ngân Sủn) ...

Các nhà thơ miền núi đã sử dụng một cách triệt để biện pháp tu từ so sánh để khắc họa vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ miền núi - một vẻ đẹp nguyên sơ, nõn nà, ngọt ngào nhƣ mơ nhƣ thực, gần gũi đấy lại xa xôi đấy; một vẻ đẹp khó có thể diển tả hết, khó có thể nắm bắt đƣợc nếu chỉ sử dụng một đối

tƣợng đƣợc đƣa ra làm chuẩn để so sánh.

Tất cả những gì liên quan tới con ngƣời, tồn tại xung quanh con ngƣời hay chỉ tồn tại trong ý nghĩ của những con ngƣời miền núi đều có thể làm vật

chuẩn trong phép so sánh của các nhà thơ dân tộc. Có thể chỉ là thiên nhiên,

sản vật núi rừng nhƣ: “mật ong rừng”, “bắp chuối rừng”, “ống nếp lam”, “thịt nƣớng”, “quả đào”, “hoa ban”, cây sậy”, “chum rƣợu”, “bánh trƣng”,

“ thịt trâu sấy”, “thịt bò non”, “ngô non”, “măng non”...; có thể là những đồ

vật rất đỗi bình thƣờng nhƣ: “con dao phay”, “cái cƣa”, “tấm bia‟, “thùng

gỗ”, ”bó củi”, ” cái bấc ngọn đèn” ...; có thể là những âm thanh nhƣ “làn

điệu khắp”, “tiếng pí lè”, “tiếng chiêng ngân”, “tiếng chim hót”...; có thể là

thiên nhiên kỳ vĩ , tƣơi đẹp nhƣ: “sao trên trời”, “vầng trăng non”, ”trăng rằm tỏa rạng”, ”áng mây trời”, “cánh rừng xanh”, “hoa nở mùa xuân”,

“ngọn gió”...; có thể xa xôi, trừu tƣợng đến mức không thể nắm bắt đƣợc

nhƣ: “ phép thần tiên”, “cổ tích xa xôi”, ”nắng đợi trong cây”, ”cơn mƣa

dịu dàng”...hay quý giá nhƣ một “kho báu trong nhà”. Điều thú vị là những

vật chuẩn này có giá trị gợi hình rất cao bởi nó đã tác động trực tiếp đến cảm xúc và cả cảm giác của con ngƣời – con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc cái đẹp,

cái ngon, cái gần gũi, cái kỳ vĩ, cái du dƣơng, cái quý giá... của đối tƣợng

đƣợc so sánh - ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số. Đặc biệt là các chàng trai, chính họ là ngƣời chiêm ngƣỡng, cảm nhận vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ miền núi để rồi mong nhớ, xốn xang trong sự đắm say đến ngất ngây và khát thèm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Em nhƣ chum rƣợu ắp đầy

- Em nhƣ con đƣờng dốc Làm lòng anh rối bời

- Em nhƣ tấm mía trong vƣờn

Để anh ngấu nghiến trong cơn khát thèm...

(Em nhƣ - Lò Ngân Sủn) Những ngƣời phụ nữ ấy, họ không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà còn đẹp ở trong thế giới tâm hồn của họ. Miêu tả thế giới nội tâm của ngƣời phụ nữ bằng ngôn ngữ tạo hình qua phép tu từ so sánh là một thành công của các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số.

Các nhà thơ đã viết về sự trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống của những ngƣời phụ nữ miền núi qua việc sử dụng phép tu từ so sánh: Các cô gái hiện lên vô cùng sống động nhƣ đang hiện hữu trƣớc mắt ngƣời đọc:

- Em múa hay em nhảy Em đi hay em bay Mà nhƣ mây nhƣ gió

(Áp sa ra - Lò Ngân Sủn)

- Con gái nói nhƣ chim hót

Rót vào tai, vào mắt, vào tim lũ con trai

(Nơi mặt trăng mặt trời gặp nhau - Lò Ngân Sủn) Có thể nói, tình yêu lứa đôi là mảng đề tài không bao giờ vơi cạn, là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật của mọi thời đại. Sống trong những trạng thái, cung bậc của tình yêu và viết về tình yêu không bao giờ có giới hạn của lứa tuổi, giới tính hay dân tộc...Trong trải nghiệm yêu đƣơng, con ngƣời thƣờng hay tìm tới thơ ca, mƣợn thứ ngôn ngữ cô đọng của nó để lƣu giữ các trạng thái, các cung bậc tình cảm mà mình đã trải qua trong tình yêu. Trong thời kỳ hiện đại và nhất là ở giai đoạn sau 1975 trở lại đây, mảng thơ tình ngày càng phát triển - điều đó cũng không là ngoại lệ với văn học các

dân tộc thiểu số. Trong dòng chảy của văn chƣơng hiện đại, các nhà thơ dân tộc thiểu số viết nhiều hơn về tình yêu - đặc biệt là tình yêu của ngƣời phụ nữ. Ta có thể thấy, giờ đây các nhà thơ - nhất là các nhà thơ nữ ngƣời dân tộc đã trang trải lòng mình nhiều hơn trên những trang thơ và vì vậy ta có thể bắt gặp nhiều hơn thế giới tâm hồn của ngƣời phụ nữ dân tộc trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai, Dƣ Thị Hoàn, Nông Thị Tô Hƣờng, Nông Thị Ngọc Hòa...Mảng thơ viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ cũng chiếm khối lƣợng khá lớn trong thơ của các nhà thơ nhƣ: Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn, Mai Liễu, Lò Ngân Sủn...Bởi tình yêu thì muôn đời vẫn vậy, khát vọng về tình yêu thì muôn đời vẫn thế chỉ có cách thể hiện, cách biểu đạt của ngƣời miền núi là có phần khác với ngƣời miền xuôi mà thôi. Viết về tình yêu, không thể không nói đến nỗi nhớ vì yêu và nhớ chính là hai mặt của tình yêu, yêu càng say đắm thì nhớ càng thiết tha. Tình yêu của ngƣời phụ nữ miền xuôi cũng tuân theo quy luật tình yêu ấy:

Tôi đi giữa bao mùa lá non Sững sờ bao dáng lá

Nhớ ai

Tôi gửi nụ hôn lên trời

(Nhƣ lá - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Một ngày xa anh

Bằng một năm thƣơng nhớ

(Châm nỗi nhớ - Đoàn Thị Lam Luyến)

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ đƣợc Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Nỗi nhớ có thể chỉ là một thoáng sững sờ khi đi dƣới vòm cây xanh lá nơi xƣa hò hẹn, một hình ảnh gửi nụ hôn lên trời trong thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ; có thể cùng cách đo nỗi nhớ đặc biệt: tình thƣơng nỗi nhớ em dành cho anh trong một ngày xa cách bằng tất cả tình cảm thƣơng nhớ của một năm dồn lại ; có thể nỗi nhớ lại đƣợc gắn với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô cùng. Với thời gian, nỗi nhớ không có ngày đêm. Với không gian, nó chẳng có nhiều phƣơng hƣớng.

Điểm khác biệt lớn nhất trong thơ của ngƣời miền núi có lẽ là tất cả những gì họ cảm nhận và biểu hiện đều gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống, sinh hoạt của những con ngƣời ở miền núi.

Viết về nỗi nhớ của ngƣời phụ nữ miền núi, các nhà thơ dân tộc thiểu số thƣờng so sánh nỗi nhớ ấy với các sự vật rất quen thuộc, mang hơi thở cuộc sống, lao động hàng ngày của những ngƣời dân nơi đây. Ví dụ nhƣ:

Mùa em Mùa thiếu nữ Lần đầu biết nhớ

Vì em nhƣ cái ớp pu quanh năm ôm lƣng mẹ

(Mùa em - Bùi Thị Tuyết Mai) Với những ngƣời phụ nữ dân tộc, tình yêu gắn với sự quấn quýt, say đắm và ngất ngây, có chút gì đó hoang dã, tự nhiên của núi rừng:

- Cho anh say em nhƣ say rƣợu

- Cho anh dính em nhƣ khảu tan

(Về Mƣờng - Bùi Thị Tuyết Mai) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cô gái

Nhƣ những tấm bia Tẩm

Đón Đỡ Vồ vập (Tình yêu - Lò Ngân Sủn) - Tuổi ba mƣơi Thèm trẻ ra đƣờng Yêu mỏi mệt Yêu nồng nàn nhƣ lửa

(Nón mùa thu - Y Phƣơng) Tình yêu cũng có lúc đƣợc thổi bùng lên thành khát vọng. Khát vọng

yêu “nồng nàn nhƣ lửa” nhƣng vẫn khiêm nhƣờng, giản dị và đầy nữ tính:

Tôi muốn Ngƣời nâng lên Dịu dàng nhƣ mẹ

Hơi ấm đàn ông từng trải Xoa dịu trái tim này

(Về ngƣời đàn ông trẻ tuổi – Bùi Thị Tuyết Mai) Có lúc là sự bộc bạch, trang trải nỗi lòng của những ngƣời phụ nữ luôn sống với một tâm hồn đẹp đẽ, một sức sống mãnh liệt, mà dù cuộc sống có

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc) (Trang 98 - 139)