Hệ thống từ vựng giàu tính tạo hình

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc) (Trang 89 - 98)

Nói về ngôn ngữ tạo hình, không thể không nhắc tới hệ thống ngôn từ - yếu tố tạo thành cơ sở ngôn từ của ngôn ngữ tạo hình - ngôn ngữ mang tính hình tƣợng. Chúng tôi thấy rằng: hệ thống từ ngữ mà các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số sử dụng để khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi rất tinh tế, giàu tính tạo hình, phù hợp với cách nghĩ, cách cảm và cách diễn đạt của ngƣời dân miền núi.

Hệ thống từ vựng giàu tính tạo hình đƣợc sử dụng nhiều hầu hết là những từ địa phƣơng miền núi, đặc biệt là hệ thống từ láy. Những từ ngữ mang màu sắc cụ thể, chân thật, giản dị, bình dân; những danh từ, tính từ, động từ gợi cảm đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày - thuộc khẩu ngữ tự nhiên nhƣng có tác dụng lớn trong việc tái tạo hiện thực.

3.21.1 Từ địa phƣơng giàu tính tạo hình

Từ địa phƣơng là những từ đƣợc dùng hạn chế ở một vài địa phƣơng.

Nói chung từ địa phƣơng là một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải từ vựng của ngôn ngữ văn học”[22; tr. 30]

Viết về những ngƣời phụ nữ dân tộc, các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số hay đƣa vào lời thơ những từ ngữ mộc mạc, cụ thể, hữu hình mà đồng bào các dân tộc hay sử dụng trong cuộc sống khiến cho mỗi câu thơ giàu chất trữ tình, tự nhiên, sinh động, dễ hiểu. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng luôn phù hợp với đối tƣợng đƣợc nói đến, từ ngữ đƣợc lựa chọn, sử dụng góp phần phong phú cho lời thơ nghệ thuật đem lại sự mới mẻ cho hệ thống ngôn từ. Có thể nhắc tới một số từ ngữ nói về ngƣời mẹ nhƣ: “mẹ mừng ngây nhƣ đá”, “Lời ru hóm hém”, “xụt xịt ăn nhƣ khóc”, “quặn lùng bùng nơi bụng mẹ”, “mẹ nhằm nhì nói”, “mẹ nằm khe khẽ buồn”, “đèo đầy thƣơng nhớ - cong cả đƣờng cái quan”, “mẹ nằm nhƣ trận mạc””bà cụ trắng nhƣ mƣa - lầm lì bên ngọn

lửa”...; một số từ ngữ nói về những cô gái nhƣ: “em ngút ngát vầng trăng”,

“em múa lung liêng mắt”, “túm tím cƣời”, “đôi mắt thẫn thờ, nhác ngơ”, “lim dim nghe”, “bƣớc lầm rầm”, “đi kìn kịt”, “trai leo gái lẻo”, “bạn gái cƣời - răng hổng hểnh”, “chân em đi nhƣ con dao mài đá”, “đôi mắt ƣớt nhƣ mỡ nóng trong chảo”, “thân hình em trông nhƣ một bó củi chắc nịch”, “hai môi em nhƣ hai miếng thịt nƣớng”, “vai em khỏe nhƣ vai con trâu”, “bụng em khỏe nhƣ lƣng con ngựa”, “ngon nhƣ một tấm cơm lam”, “cho anh dính

em nhƣ khảu tan”, “xênh xang áo váy”, “em nhƣ cái ớp pu quanh năm ôm

lƣng mẹ”...; một số từ ngữ nói về các em bé: “nừng nực nuốt - sung sƣớng

cong vênh”, “ngung ngoăng khắp nhà”, „non nỏn nhƣ vầng trăng”, “tiếng

trẻ trâu long lanh hoi hoi nhƣ đồng cỏ”, cháu của bà còn bé kin kin”...

Bên cạnh đó, các tác giả rất chú ý sử dụng các từ ngữ gắn liền với các nét đặc trƣng của vùng núi, tạo nên những hình ảnh thân thiết, quen thuộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nhƣ: nƣơng ngô, bếp nhà sàn, con suối,

mƣa nguồn, lƣng đèo, cầu thang bảy bậc, áo chàm...trong thơ của nhà thơ

Mai Liễu; ông Mo, bà Mỡi, Pố, Mế, xứ Mƣờng, vũ trụ Mƣờng, ngƣời Mƣờng, mƣờng Ma, mƣờng Trời, mƣờng Thàng, tiếng cồng, tiếng chiêng, cái cọn

nƣớc, cái Ớp-pu, cái áo Pắn...trong thơ của nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai; tấm

cơm lam, quả đào chín, hoa ban, măng non, trăng non, ngô non, tiếng pí lè, đá

núi, hoa rừng...trong thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủn; chiếc gùi, mùa sa nhân,

bông gình gâu, chẩy chấu... trong thơ của nhà thơ Triệu Kim Văn; em bé non

nỏn, nuốt nừng nực, quả túng tính, quả nhúm nhím, mẹ mùi măng chua, mẹ nói

nhằm nhì, tùm hum hát, ngời ngời môi đỏ...trong thơ của Y Phƣơng.

Các từ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong việc khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi đã tạo nên sắc thái riêng biệt mang đậm chất dân tộc và miền núi, đồng thời cũng thể hiện sự sáng tạo đặc biệt về mặt từ ngữ của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Họ đã sáng tạo những từ ngữ thơ giàu chất tạo hình từ cơ sở những lời ăn tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ của ngƣời dân tộc thiểu số, tạo ra màu sắc mới, gây ấn tƣợng khó quên với ngƣời đọc.

3.2.1.2 Từ láy giàu tính tạo hình

Từ láy là những từ đƣợc cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo

những quy tắc nhất định sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa có giá trị tƣợng trƣng hóa”[22,tr. 33].

Trong các bài thơ viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi, các nhà thơ đã sử dụng khá nhiều từ láy trong các câu thơ của mình và họ đã đặc biệt thành công khi dùng các từ láy tƣợng thanh, tƣợng hình, biểu thái để miêu tả hình dáng, hoạt động, tâm trạng, tình cảm của ngƣời phụ nữ. Nhờ việc sử dụng từ láy, hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc hiện lên nổi bật, cụ thể và sinh động. Một trong những thành công của các tác giả khi khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc chính là việc sử dụng từ láy để tạo ra những bức tranh sống động và thấm đẫm tình ngƣời. Ví dụ nhƣ những từ láy miêu tả tiếng cƣời: “rúc rích”, “mủm mỉm”, “cheo leo”, “túm tím”, “ríu rít”...; miêu tả tiếng nói “rì rầm”, “nhằm nhì”, “ngon ngọt”, chan chát”, “thủ thỉ”...; miêu tả bƣớc chân: “ngung ngoăng”, “hừng hực”, “phăm phăm”, “rào rào”, “vù

vù”, lầm rầm”, “rầm rộ”, “bình bịch”, “chồng chéo”...; miêu tả lời ru “ngọt

ngào”. “đau đáu”; miêu tả tiếng ru “hóm hém”; tiếng hát “xôn xao”...

Hệ thống từ láy mà các nhà thơ đã sử dụng trong các câu thơ đã góp phần khắc họa rõ nét, chân thực, sinh động hình ảnh, tính cách, tình cảm...của ngƣời phụ nữ miền núi, đồng thời còn biểu hiện thái độ, tình cảm của các nhà thơ với những ngƣời phụ nữ miền núi thân yêu của họ.

Với tài quan sát tinh tế và sự vận dụng từ ngữ thích hợp, các nhà thơ đã đƣa vào sáng tác của mình nhiều từ láy tƣợng hình và từ láy biểu thái để làm nổi bật hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc. Họ chú ý sử dụng hữu hiệu những loại từ này để dựng nên chân dung con ngƣời ở từng lứa tuổi khác nhau. Bằng hai câu thơ sử dụng liên tiếp những từ láy tƣợng hình, biểu thái mà nhà thơ Pờ Sảo Mìn đã thể hiện xúc động dáng vẻ cùng sự hy sinh thầm lặng của ngƣời vợ chịu thƣơng, chịu khó của mình:

Nếp nhăn nheo chéo ngang chéo dọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cái nhọc nhằn in ở bàn chân”

Từ láy teo tóp lại giúp nhà thơ Lò Ngân Sủn viết về cuộc đời bất hạnh của cô gái Pa Tần một cách tạo hình cụ thể :

Em nhƣ một cây nứa non teo tóp lại

(Cô gái Pa Tần - Lò Ngân Sủn) Nhà thơ Mai Liễu lại sử dụng các từ tƣợng hình miêu tả cảm giác, trạng thái, khiến cho hình tƣợng ngƣời mẹ đƣợc hiện lên một cách sống động với những chi tiết, đƣờng nét cụ thể nhƣ: còm cõi, lui cui, ngơ ngẩn, tất tả..:

Mẹ còm cõi nhƣ quê nghèo ven núi Sớm tối ra vào góc bếp lui cui

(Gọi vía - Mai Liễu)

Bếp nhà sàn mẹ tôi vừa đỏ lửa Khói lan ngơ ngẩn mấy gian nhà Mái tóc mẹ cũng ngẩn ngơ sợi khói Chập chờn bông lửa mắt nhòa cay

(Chiều quê - Mai Liễu)

Cái vía trong mình có nhƣ đứa trẻ ham chơi bị lạc Mà mẹ ta tất tả đi tìm

(Gọi vía - Mai Liễu) Sử dụng từ láy một cách chính xác và sáng tạo cũng là một trong những yếu tố giúp nhà thơ Y Phƣơng có nhiều câu thơ hay viết về mẹ. Trong trƣờng

ca Chín tháng, nhà thơ đã xây dựng nhiều nhân vật: ngƣời lính, em bé...nhƣng

hình tƣợng ngƣời mẹ vẫn là một hình tƣợng sâu đậm nhất, thành công nhất của trƣờng ca. Các từ láy nhằm nhì, long lanh, rì rầm, nhƣng nhức, êm

êm...mà nhà thơ đã sử dụng đã góp phần khắc họa hình tƣợng bà mẹ miền núi

bình dị, âm thầm hy sinh cả cuộc đời cho con, cho đất nƣớc với một sức chịu đựng bền bỉ:

-Mẹ nhằm nhì nói

-Rì rầm đêm đêm Mẹ khêu đèn ngồi kể

-Mẹ cƣời

Hàm răng nhƣng nhức đen

-Nặng nhọc cƣời

Nặng nhọc ngƣời đàn bà đeo gùi Âm ấm một bên vú phì nhiêu - Đất

Nong nóng một bên vú mọng căng - Nƣớc -Mẹ nhƣ trăng sao

Êm êm đi vào miền ngƣời đời Bình dị

(Chín tháng - Y Phƣơng) ...

Có thể nói, bằng cách sử dụng các từ láy khác nhau, mỗi nhà thơ đều có một tiếng nói riêng, một cách thể hiện riêng để thể hiện những tình cảm tràn đầy yêu thƣơng và trĩu nặng nghĩa tình của mình với mẹ. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn viết về ngƣời mẹ dân tộc Dao với lòng biết ơn sâu sắc vì sự hy sinh, sự tận tụy hết mình để chở che, nuôi dậy các con nên ngƣời - trong những năm tháng khó khăn của đất nƣớc:

Đêm đêm mẹ thao thức năm canh Lo sao cho đời con của mẹ

Áo ấm thân mùa đông tháng giá Bốn mùa cơm đầy bát con ăn”

(Chân trời sáng- Bàn Tài Đoàn)

Gƣơng mặt gày gò của ngƣời mẹ với bao nếp nhăn thời gian - vì những nỗi vất vả mà cả đời mẹ phải chịu đựng mà vẫn cố gắng vƣợt qua, khiến lòng ngƣời con trai tái tê...trong thơ Lò Ngân Sủn:

Trên khuôn mặt gày gò bé nhỏ của mẹ Đầy những nếp nhăn của năm tháng Và đời mẹ cứ âm thầm tỏa sáng bên con

(Đời mẹ - Lò Ngân Sủn) Nhà thơ ngƣời Thái Cầm Bá Lai lại viết về đôi bàn tay chai sạn sần sùi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của mẹ - vật chứng cho tình yêu thƣơng hết lòng của mẹ với con cái với một nỗi xúc động, xót xa:

Theo nhịp gánh bàn tay phẩy phẩy Không phải móng son tháp bút đâu em Chai sạn sần sùi bàn tay của mẹ

Thƣơng ôi bao nhiêu mà hiếm phút xoa đầu

(Đòn gánh - bàn tay - Cầm Bá Lai) Nhƣng, những bà mẹ dân tộc thiểu số âm thầm trong những nỗi vất vả của cuộc sống đầy khó khăn ấy không chỉ hy sinh cả cuộc đời cho gia đình và cho những ngƣời thân yêu của mình - mà còn cao hơn thế - mẹ đã hy sinh những đứa con dứt ruột của mình cho quê hƣơng, đất nƣớc. Trong cơn mƣa ngâu dai dẳng và lạnh lẽo, ngƣời mẹ với nỗi cô đơn và đau đớn ấy vẫn không hề nghĩ đến bản thân mà chỉ rƣng rƣng một nỗi nhớ thƣơng, lo lắng cho con:

Mẹ

Gió thổi mƣa rơi

Giọt lúng liếng đầy vơi trong mắt Mẹ rƣng rƣng chiều bếp

Tìm đốm than soi lòng mƣa ngâu Đứa ra trận chờn vờn tấm ảnh Nén hƣơng thầm: con trú mƣa đâu

(Mƣa - Lò Cao Nhum) Các từ láy đƣợc sử dụng hiệu quả cũng đã giúp nhà thơ Mai Liễu miêu

tả thành công hình ảnh cô gái ngƣời Dao với vẻ đẹp tƣơi tốt, đầy sức sống trong sự chuyển động uyển chuyển của mỗi bƣớc chân xuống chợ:

Vòng bạc rung rinh cổ tay Ngù hoa mơn mởn ngực đầy

(Nếu mai em về Chiêm Hóa - Mai Liễu) Miêu tả hình thể của các cô gái, những từ láy cũng giúp các nhà thơ khắc hoạ đƣợc vẻ đẹp khoẻ mạnh, sống động và có sức lan toả và tác động mạnh mẽ, sức thu hút lớn lao:

Đôi mắt lúng liếng lúng la

Phƣơng trời xa cũng có chòm sao lúng liếng

(Em gái Mƣờng Khoòng – Bùi Nhị Lê)

Da thịt em hừng hực nhƣ lửa

(Con gái bản Tông – Lò Ngân Sủn)

Sóng ngực em phập phồng hơi thở

(Ƣớc mơ – Lò Ngân Sủn)

Hoa đẹp của anh ơi, da trắng mịn màng nhƣ trứng gà bóc Trái thơm của anh ơi, hàm răng tăm tắp hạt bắp trên nƣơng

(Trƣớc ngày cƣới - Đinh Đăng Lƣợng) ...

Nói tới trạng thái tâm hồn của những ngƣời phụ nữ dân tộc, các nhà thơ cũng sử dụng từ láy khiến cho hiệu quả biểu đạt đƣợc tăng lên. Ví dụ nhƣ những từ láy đƣợc nhà thơ ngƣời Mƣờng - Bùi Thị Tuyết Mai sử dụng giúp nhà thơ thể hiện rõ cái hồn của bản sắc văn hoá của dân tộc mình: vừa chân thành, tha thiết lại vừa hoang sơ, mạnh mẽ:

Lao xao Rì rào

Ngƣời con gái nào đang yêu mà không trăn trở Những nụ hoa trong vƣờn mơ ngủ

Đừng bảo tôi lăng nhăng

Bởi thấy những ngƣời đàn ông đẹp Chẳng lẽ không đƣợc khao khát điều gì

(Tôi tìm – Bùi Thị Tuyết Mai)

Ánh mắt đầu tiên

Run rẩy trên mịn màng hoang đảo

(Dấu - Bùi Thị Tuyết Mai) ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà thơ Y Phƣơng cũng đã góp một tiếng nói riêng về tình cảm vợ chồng của những ngƣời dân tộc thiểu số khi viết:

Mùa hoa Mùa đàn bà

Đủ sức vác ông chồng

Chạy phăm phăm lên núi

(Mùa hoa - Y Phƣơng) Với từ láy tƣợng hình “phăm phăm”kết hợp với động từ “chạy, vác" là những từ gợi cảm, gợi hình, nhà thơ đã miêu tả rõ nét sự mãnh liệt trong tình cảm của ngƣời đàn bà trong “mùa hoa”.

Những từ láy tƣợng hình, từ láy biểu thái cũng góp phần dựng lên hình ảnh một em bé dân tộc thiểu số bú mẹ một cách hăm hở, vồ vập - từ đó toát ra ý tứ sâu xa của bài thơ: những bà mẹ miền núi rất vất vả, rất chăm chỉ - họ phải lao động ngay sau khi sinh con; và con của họ cũng chỉ có một nguồn sữa duy nhất - đó là sữa mẹ. Tác giả đã phản ánh một cách chính xác điều đó qua việc khắc họa cách bú mẹ của em bé với những từ láy đầy sáng tạo:

Ngấu nghiến ăn Nừng nực nuốt

Hoặc trong một câu thơ tả em bé vừa đầy tháng tuổi vô cùng đáng yêu bằng một từ láy rất lạ:

Cháu bé vừa đầy tháng Non nỏn nhƣ vành trăng

(Lời chúc– Y Phƣơng) Các từ láy lạ và đặc biệt đó có còn đƣợc các nhà thơ sử dụng một cách rất phù hợp và hiệu quả để tả những con ngƣờiở miền núi: “toàn trai leo gái léo”, hát “tùm hum”, “nừng nực nuốt”, “khe khẽ buồn”, niềm vui “long

lanh” “ùn ùn vui”, nỗi buồn “nhỡ nhàng” “buồn buồn lằng lặng nén”, đi

“lúc lắc”, bƣớc “lầm rầm”, cƣời “túm tím”, yêu “bịn rịn”...Do khả năng

khai thác vốn từ láy giàu có trong ngôn ngữ dân gian và trong đời sống sinh hoạt đời thƣờng mà các nhà thơ đã phác họa nên trong các sáng tác của mình những bức tranh rực rỡ sắc màu với những hình ảnh đặc trƣng của miền núi.

Để tăng tính tạo hình cho câu thơ của mình, các nhà thơ không chỉ sử dụng thích hợp hệ thống từ vựng mà còn sử dụng thành công các phƣơng thức tu từ một cách linh hoạt, uyển chuyển đặc biệt là biện pháp tu từ so sánh.

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc) (Trang 89 - 98)