Sau năm 1975, đất nƣớc hòa bình, độc lập. Một giai đoạn mới của văn học đƣợc mở ra. Từ năm 1976 cho đến nay, thơ các dân tộc thiểu số phát triển rất mau lẹ tạo nên một mùa xuân thứ hai với một vƣờn hoa thơ dân tộc đầy
hƣơng sắc góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ chung của đời
sống thơ ca nƣớc nhà. Đội ngũ tác giả thơ đông đảo với nhiều thế hệ. Thế hệ tác giả sáng tác giai đoạn đầu vẫn sáng tác đều đặn: Nông Quốc Chấn có
Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó (1982), Suối và biển (1984); Bàn Tài Đoàn
có Trên núi vẫn là nơi ta ở (1979), Ba con đƣờng vẫn là nơi ta ở (1979),
Bƣớc đƣờng tôi đi (1985), Ba con đƣờng (1995), Tìm ban rừng (1999), Bó
đuốc sáng (2002); Vƣơng Anh có Hoa li- pa yêu (1989), Rƣợu mặn (1993),
Lá đắng (1993), Tình Viêng -Chăn (2000); Vƣơng Trung có trƣờng ca Sông
các tên tuổi nhƣ: Y Phƣơng có Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Chín tháng (2000), Ngƣợc gió
(2009)...; Lò Ngân Sủn có Chiều biên giới (1989), Những ngƣời con của núi
(1990), Đám cƣới (1992), Ngƣợc dốc (1993), Dòng sông mây (1995), Chợ
tình (1995), Con của núi (1996), Đầu nguồn cuối nƣớc(1997), Ngƣời
đẹp(1999)... Pờ Sảo Mìn có Cây hai ngàn lá (1992), Bài ca hoang dã (1993),
Mắt lửa (1998), Con trai ngƣời Pa Dí (2001), Cung đàn biên giới (2002)...;
Lâm Quý có Điều có thật từ câu dân ca (1998), Tình thơ Cao Lan (1997)..., Dƣơng Thuấn có Cƣỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi(1993), Đi ngƣợc
mặt trời (1995) Hát với sông Năng (2001)..., Mai Liễu có Suối làng (1994),
Mây vẫn bay về núi (2001)...; Dƣ Thị Hoàn có Lối nhỏ (1998), Bài mẫu giáo
sáng thế (1993)...; Triệu Kim Văn có Hoa núi (1990), Mùa sa nhân (1994),
Lá tìm nhau (1999), Con của núi (2002)...; Lò Cao Nhum có Giọt sao trở về
(!995), Rƣợu núi (1996)…; Hùng Đình Quý có Ngƣời Mông nhớ Bác Hồ, Nếu
sai tôi sẽ chết không nhắm mắt, Chỉ vì quá yêu...; Bùi Thị Tuyết Mai có Mƣa
trong nhà (1998), Trầu đỏ môi ai (1999), Nơi cất rƣợu (2003), Mƣờng trong
(2006)... Cho tới giai đoạn này, nhiều dân tộc thiểu số mới có tiếng thơ đại diện tiêu biểu cho điệu tâm hồn của dân tộc mình nhƣ Pờ Sảo Mìn (Pa Dí), Lò Ngân Sủn (Giáy), Lâm Quý (Cao Lan), Dƣ Thị Hoàn (Hoa), Bùi Thị Tuyết Mai (Mƣờng)...Chƣa khi nào số lƣợng các nhà thơ tài năng, các tập thơ hay lại xuất hiện đông đảo đến nhƣ vậy. Hơn nữa, thơ đã bắt nhịp với sự đa chiều với bao bề bộn, lo toan của cuộc sống thƣờng nhật nên đƣợc công chúng đón nhận nồng nhiệt hơn.
Các nhà thơ đã phản ánh một cách sinh động hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con ngƣời miền núi với lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc. Họ ca ngợi và tự hào về quê hƣơng miền núi giàu bản sắc, khẳng định tầm vóc và vị thế lớn lao của con ngƣời miền núi với cảm hứng lãng mạn, vui tƣơi.
Quê hƣơng miền núi chính là một phần quan trọng góp phần hình thành nên hồn thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, họ lấy quê hƣơng là đề tài chủ đạo trong sáng tác của mình. Với nhiều nhà thơ Tày, quê hƣơng
là bếp lửa nhà sàn, là suối làng, đầu nguồn mây trắng...Suối làng tôi đã bắt
đầu từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻo của đời tôi (Suối làng trong trẻo-
Mai Liễu) [25, tr18]. Mỗi tên đất, tên làng của quê hƣơng đã trở thành phần máu thịt thiêng liêng trong mỗi nhà thơ: Bản Hon, Khuổi Luông, Pác Nặm, Núi Thuyền Đồng...trong thơ Dƣơng Thuấn; Khau Liêu, sông Hiến, sông Bằng, làng Hiếu Lễ... trong thơ Y Phƣơng; vùng đất Nguyên Bình trong thơ Bàn Tài Đoàn, Cao nguyên đá ở Đồng Văn, Sa Pa...trong thơ của Mã A Lềnh...Lao Cai, Sa Pa, chợ Cốc Lếu trong thơ Lò Ngân Sủn; Nà Hang, Chiêm Hóa, Suối Tiên, Nậm Thi trong thơ Mai Liễu...Quê hƣơng còn là những yếu tố phong tục, tập quán gắn với lịch sử, với văn hóa, văn minh; là ngƣời thân yêu, ruột thịt, đồng bào cùng sống trên mảnh đất quê hƣơng.
Từ đề tài quê hƣơng, hình tƣợng con ngƣời miền núi trong thơ các dân tộc thiểu số đã hiện ra với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp. Những ngƣời con trai, con gái miền núi chân thành, hiền lành, chất phác nhƣng rất mạnh mẽ, quyết liệt, dũng cảm và cũng rất đa tình, lãng mạn, hồn nhiên. Các nhà thơ dân tộc thời kỳ này đã tìm thấy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong hình tƣợng con ngƣời miền núi đặc biệt là trong hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi. Trong những trang phục truyền thống họ chính là ngƣời thể hiện và lƣu giữ nét đẹp quê hƣơng. Những cúc bạc, áo cóm, váy hoa, khăn Piêu,
cánh áo chàm tƣơi,... không chỉ là trang phục mà còn chứa đựng những yếu tố
văn hóa đậm bản sắc:
Cúc bạc, áo cóm, khăn Piêu
Nếu đƣợc tôn tạo đáng yêu nhƣờng nào Sánh cùng gấm vóc, lụa đào
Em xòe, em múa, khác nào rồng bay
Những ngƣời con gái miền núi mang vẻ đẹp khỏe mạnh, chất phác đầy tính phồn thực:
Em hiền lành Em chậm chạp
Em đội chum rƣợu đến với anh Ngƣời con gái có bàn chân to khỏe
( Em- cơn mƣa rào ngọn lửa - Y Phƣơng) Trong nỗi nhớ về quê hƣơng, hình ảnh con ngƣời miền núi đặc biệt là những ngƣời phụ nữ thân yêu của các nhà thơ bao giờ cũng mang lại cho các nhà thơ nhiều xúc cảm sâu đâm nhất. Họ thƣờng viết về ngƣời vợ, ngƣời mẹ của mình với lòng biết ơn vô hạn, với Y Phƣơng ngƣời phụ nữ là nơi bắt đầu cho tình yêu, sự nghiệp và cuộc đời ông bởi “Những gì anh có đƣợc/ Đều bắt
đầu từ em” (Em - Cơn mƣa rào - ngọn lửa); với Dƣơng Thuấn, ngƣời vợ
chính là một tài sản vô giá trong nhà mà ông bỗng nhận ra: “Nghe tiếng cọn cót két đêm qua/ Sáng nay bỗng yêu em đến thế/ Em nhƣ một kho báu trong nhà”; với Bàn Tài Đoàn ngƣời vợ của ông là cội nguồn cảm hứng văn chƣơng: “Đƣợc làm chồng một ngƣời mẹ trẻ/ Phải chăng từ đấy tôi thích thơ” (Mình ơi), và khi ngƣời vợ thân yêu của ông mất đi đã để lại trong lòng ông nỗi cô đơn, trống vắng, hẫng hụt và bơ vơ không gì khỏa lấp đƣợc: “Ngƣời vợ thân yêu về trời mất/ Bỏ lại thân tôi sống cô đơn/ Có nàng có con nhƣ không
có/ Tôi phải lang thang khắp xóm làng”(Cuộc đời sao khổ thế); Pờ Sảo Mìn
xót xa cho cuộc đời vất vả của vợ : “Cả cuộc đời em là tháng năm vất vả/ Ba mƣơi tuổi đã mấy lần sinh con/ Nỗi lo toan in trên vầng trán/ Những nếp
nhăn chéo ngang, chéo dọc” (Xuân nhớ về thăm vợ)...
Cuộc sống của những con ngƣời miền núi còn nhiều vất vả, khó khăn nên có lúc nỗi vất vả, nhọc nhằn còn in dấu nơi dáng hình chậm chạp, nặng
viết Bài ca thứ chín, Mai Liễu viết Gọi vía, Mùa màng của mẹ, Nông Thị Ngọc Hòa viết Tìm lại tuổi thơ...
Điều làm nên sự khác biệt trong hình tƣợng con ngƣời miền núi trong đối sánh với ngƣời miền xuôi không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài ấy mà chính là lối sống, suy nghĩ là tâm hồn họ. Những con ngƣời miền núi rất giàu tình cảm và họ biểu đạt tình cảm nhiệt thành của mình bằng hành động thật cụ thể:
Khách đến nhà không vội hỏi tên Mà chỉ hỏi
- Con đƣờng nào đã đƣa anh đến(...) Mà nói rằng:
Hãy uống rƣợu cùng ta Khách muốn gì xin tự nói ra Khách đi chủ nhà chỉ nói
- Đừng để cầu thang tôi mọc cỏ gà
(Ngƣời xứ mây - Dƣơng Thuấn) Trong giao tiếp ban đầu, ngƣời dân tộc có thể ít bộc lộ mình nhƣng khi đã hiểu và gắn bó với nhau thì họ lại rất cởi mở và nồng nhiệt. Tình cảm yêu quý hay lòng căm ghét của những ngƣời dân tộc đều đƣợc biểu hiện ở cung bậc cảm xúc cao nhất: “Kẻ nào bụng không tốt tỏ lời từ trong quả bầu, ta sẽ
bóp chết ngay từ trong trứng/ Tỏ lời qua khe cửa và lỗ hổng chái nhà, ta sẽ
bịt ngay để không một ai thấy” (Núi mọc trong mặt gƣơng - Mùa A Sấu)
Thế giới tâm hồn con ngƣời cũng đƣợc các nhà thơ giai đoạn này biểu đạt một cách cụ thể và phong phú hơn. Đó có thể là tiếng lòng của những con ngƣời bình thƣờng phải oằn mình với gánh nặng áo cơm để duy trì sự sống mà vẫn trăn trở về nghề nghiệp, về sự đổi thay của lòng ngƣời và các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều nhà thơ đã sáng tác những bài thơ có tính triết lý, nhiều sự suy tƣ về con ngƣời, cuộc đời : Ngƣời đẹp của Lò Ngân Sủn; Chỉ
cần một loại ngƣời của Cầm Biêu; Ngọt ngào, xảo trá của Lò Vũ Vân; Lời mẹ của Mai Liễu; Mƣa xuân của Bùi Thị Tuyết Mai...Thơ tình khá phát triển trong giai đoạn này. Các nhà thơ (đặc biệt là các nhà thơ nữ) đã tự bộc lộ thế giới tâm hồn mình nhiều hơn: có lúc muốn mình thật nhỏ bé để đƣợc quan tâm, chăm sóc thật dịu dàng: “Tôi muốn Ngƣời nâng lên/ Dịu dàng nhƣ Mẹ/
Hơi ấm ngƣời đàn ông từng trải/ Xoa dịu trái tim này” (Về ngƣời đàn ông trẻ
tuổi - Bùi Thị Tuyết Mai).
Có lúc là những suy tƣ đầy chất nhân văn của ngƣời thứ ba: Anh đến thăm em
Có thấy dáng chị ấy thẫn thờ đợi của Anh ngắm nhìn em
Có thấy hình chị ấy ôm gối thở dài(...) Anh ơi
Anh mãi là mặt trời
Của ngƣời vợ đáng thƣơng ấy Lẽ ra trên thế gian này
Đừng nên có em
(Chị ấy - Dƣ Thị Hoàn) Nhƣng vƣợt qua tất cả những sự suy tƣ thậm chí là sự khủng hoảng, trống rỗng, cô đơn điều mà các nhà thơ dân tộc thiểu số nói riêng và con ngƣời Việt Nam nói chung luôn hƣớng tới là sự tự tin, yêu đời để vƣơn tới những giá trị nhân bản của con ngƣời: “Dù tóc ta có bạc/ Nhƣng bên gió trời
trở thơm hƣơng cốm/ Xanh nhần nhật tƣơng lai‟ (Đi từ miền gió hoang - Lò
Vũ Vân)
Nói chung, thơ các dân tộc thiểu số sau năm 1975 có tính hiện đại nhƣng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, nhiều tác phẩm đƣợc đông đảo công chúng đón nhận nhƣ: Ngƣời đẹp của Lò Ngân Sủn, Rƣợu núi của Lò
Cao Nhum, Mùa hoa, Em - cơn mƣa rào ngọn lửa của Y Phƣơng, Núi mọc
trong mặt gƣơng của Mùa A Sấu, Nếu tôi chết của Triệu Kim Văn... Ngôn
ngữ đƣợc sử dụng linh hoạt, giàu tính tạo hình. Điều này đã giúp các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số giới thiệu thành công vẻ đẹp của cảnh sắc và con ngƣời miền núi. Các thể thơ đƣợc sử dụng linh hoạt: nhƣ thơ tứ tuyệt, thơ lục bát, thơ tự do...Các nhà thơ đứng vững trên thi đàn thơ dân tộc thiểu số trong giai đoạn này và đặc biệt là hơn 10 năm đầu thế kỷ XXI phải kể tới Y Phƣơng và Inrasara. Y Phƣơng với 6 tập thơ của mình đã nói đƣợc những vấn đề rất lớn lao về con ngƣời, dân tộc từ những gì thân thuộc, gần gũi với chính nhà thơ. Y Phƣơng mang tâm hồn chân thật của con ngƣời miền núi, của ngƣời phụ nữ miền núi nhƣng hình tƣợng thơ lại rất hiện đại:
Em hiền lành Em chậm chạp
Em đội chum rƣợu đến với anh Ngƣời con gái có bàn chân to khỏe Đạp qua bao nhiêu đau khổ
Đến với anh.
( Em – Cơn mƣa rào ngọn lửa – Y Phƣơng) Còn Inrasara lại miệt mài tìm hiểu truyền thống văn hóa để rồi tái tạo lại và cho ra đời những tác phẩm mới mang “hƣơng vị đáng quý cho thơ Việt
Nam”:
Biết mấy trăm năm rồi tháp đứng Biển bên kia và tháp bên này Biết mấy vạn đời rồi tháp nắng Trên đồi hoang
nhƣ dấu lặng
phơi bày
Nhƣ vậy, sau gần bảy mƣơi năm vận động và phát triển, thơ các dân tộc thiểu số có những thành tựu đáng đƣợc khẳng định và trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền thơ ca Việt Nam. Thơ các dân tộc thiểu số đã thành công trong việc phản ánh tâm hồn, tính cách và những đặc trƣng cơ bản của con ngƣời Việt Nam, văn hóa Việt Nam - trong đó có hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam.