Nhƣ đã biết, ngƣời phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt và bất tận cho các sáng tác thơ ca từ xƣa tới nay của bất kỳ một dân tộc nào nhất là đối với dân tộc Việt Nam - một dân tộc đậm chất nhân văn trong lối ứng xử, trong cuộc sống, một dân tộc có truyền thống thờ Mẫu...Đặc biệt trong xã hội phong kiến xƣa - ngƣời phụ nữ luôn chịu sự thiệt thòi, luôn bị kìm hãm, đè nén bởi mọi thế lực (trong gia đình và ngoài xã hội)...do chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc và hàng nghìn năm phong kiến. Nhƣng ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì ngƣời phụ nữ vẫn luôn là đối tƣợng thẩm mỹ cho mọi thế hệ thi sĩ sáng tác (những ngƣời vốn có một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm với cái Đẹp, với nỗi đau khổ và bất hạnh của con ngƣời). Nhƣ vậy, từ thời xa xƣa (trong ca dao, truyện thơ...) cho đến thời phong kiến (trong các tác phẩm văn học viết), đến văn học thời kỳ hiện đại ngày nay - hình tƣợng ngƣời phụ nữ luôn là hình tƣợng trung tâm, là một đối tƣợng thẩm mỹ đặc biệt, nổi bật trong đời sống thi ca dân tộc.
Khái quát về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong lịch sử thơ ca nƣớc nhà, ta thấy rõ: ngƣời phụ nữ đƣợc hiện lên với những phẩm chất tuyệt vời. Họ luôn mang vẻ đẹp kết tinh truyền thống văn hóa của dân tộc – dù phải chịu bao vất vả, khổ đau, thử thách và cả sự hy sinh nữa.
Trong ca dao cổ truyền của ngƣời Việt, vấn đề thân phận con ngƣời trƣớc hết là số phận ngƣời dân nô lệ và ngƣời phụ nữ lao động là chủ đề
chính. Ca dao đã làm tròn sứ mạng của nó trong việc lƣu giữ những nỗi lòng, những số phận của những ngƣời phụ nữ bình dân xƣa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ trong nỗi khổ đau cũng nhƣ vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.
Trong các tác phẩm trữ tình dân gian của các dân tộc thiểu số (ca dao, truyện thơ...) vấn đề ngƣời phụ nữ - đặc biệt là số phận ngƣời phụ nữ trong đề tài tình yêu là một vấn đề nổi bật. Ta có thể thấy điều này trong đa số truyện thơ của các dân tộc: Nam Kim - Thị Đan, Lƣu Đài - Hán Xuân...của ngƣời Tày - Nùng; Tiễn dặn ngƣời yêu, Chàng Lú - Nàng Ủa, Hiến Hon - Cầm
Đôi...của ngƣời Thái; Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm -
chàng Bồng Hƣơng...của ngƣời Mƣờng, Tiếng hát làm dâu, Nhàng Dợ - Chà
Tăng...của ngƣời H‟Mông...
Nhƣ đã biết, xã hội Việt Nam xƣa là xã hội phong kiến mang nặng tƣ tƣởng Nho giáo. Những quan niệm khe khắt với ngƣời phụ nữ nhƣ “tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, hay “nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô” đã giành quyền ƣu đãi cho ngƣời đàn ông và đẩy ngƣời phụ nữ xuống
địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng nhƣ trong xã hội. Nỗi niềm ấy đƣợc họ gửi gắm trong những câu ca dao than thân mang âm điệu buồn tẻ, chán ngán, chất chứa nỗi lo lắng khôn nguôi:
- Thân em nhƣ thể bèo trôi Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em nhƣ tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em nhƣ lá đài bi
Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sƣơng
Có bao nỗi đau khổ mà ngƣời phụ nữ phải chịu đựng, từ nỗi vất vả về thể xác “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sƣơng” đến nỗi khổ về tinh thần của thân phận mong manh bị phụ thuộc. Giá trị của ngƣời phụ nữ đƣợc đánh giá bằng vật chất cụ thể và vô cùng nhỏ bé nhƣ: Gạo, muối, một chiếc thìa hay
chỉ bằng một cuộn lá dong...mà thôi. Cô gái H‟Mông Nhàng Dợ trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng đã tự nhủ cho thân phận của mình khi phải sống kiếp làm dâu: “Đời ngƣời nhƣ em khác chi dơi treo cánh/ Tấm thân em sống
kiếp ăn gửi ở nhờ/ Giá không bằng chiếc thìa cũ ngƣời ta vứt bỏ”
Hôn nhân của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ thƣờng không có tình yêu làm cơ sở mà do chính cha mẹ của họ quyết định. Cô gái trong bài ca dao Mƣờng khi bị ép gả đã thở than cho hoàn cảnh của mình:
Bố nhà em
Đã nhận quà nhà đạo Mẹ nhà em
Đã nhận rƣợu nhà ngƣời !(...) Trong lòng em bời bời(...)
Em nói ra những điều đứt ruột, xót lòng Nơi đẹp lòng, bố nhà em không gả
Nơi đẹp dạ, mẹ nhà em không ƣng
Cuộc hôn nhân không có tình yêu là nỗi đau mở đầu cho cuộc đời ngƣời phụ nữ. Khi lấy chồng, họ phải gánh vác thay chồng tất cả các công việc nặng nhọc lại vừa phải làm hết những công việc thuộc phận sự của mình. Quan niệm “hôn nhân gả bán” cho phép ngƣời ta “mua” vợ cho con mà không khác nào mua ngƣời làm không công và lạnh lùng bóc lột họ. Khi lấy chồng, ngƣời phụ nữ phải chịu bao điều cay cực. Họ lấy chồng để là nghĩa vụ
gánh vác giang sơn nhà chồng để rồi bị biến thành một công cụ lao động thực
sự - bị đối xử tàn nhẫn: “Bà mất tiền mua mâm thì bà đâm cho thủng/Bà mất tiền mua thúng thì bà đựng cho mòn”
Cùng chủ đề ấy, ca dao Mƣờng đã cụ thể hóa nỗi khổ của ngƣời phụ nữ:
Ƣớc gì mẹ có mƣời tay Tay kia bắt cá, tay này bắt chim
Một tay chuốt chỉ, luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau Một tay ôm ấp con đau
Một tay vo gạo, một tay cầu cúng ma Một tay khung vải, guồng xa
Một tay lo bếp nƣớc, lo cửa nhà nắng mƣa Một tay đi củi, muối dƣa
Còn một tay để van lạy, để bẩm thƣa đỡ đòn Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nƣớc mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay Bồng bồng con ngủ cho say
Dƣới sông con cá lội, con chim bay trên ngàn
Nỗi khổ ải, vất vả của ngƣời phụ nữ trong cuộc sống gia đình thiếu ngƣời đỡ đần hôm sớm đƣợc thể hiện sâu sắc qua niềm ƣớc ao có mƣời tay của ngƣời mẹ. Biết bao công việc phải làm để đời sống gia đình tồn tại. Nếu nhƣ Phật Bà Quan Âm có nghìn tay, nghìn mắt để nhìn khắp thế gian đặng giúp đỡ những số phận bất hạnh thì ở bài ca dao này ngƣời mẹ ƣớc có mƣời tay để chăm sóc cho gia đình và con cái, nhƣng dù mẹ có mƣời tay thì mẹ vẫn thiếu tay để giữ con, thiếu tay lau dòng nƣớc mắt chảy tràn hai bên má. Thế mới biết, ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ có lúc nào đƣợc nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân mình. Có thể thấy: cần cù, chịu thƣơng chịu khó, hết lòng vì chồng con, nỗ lực vƣợt lên hoàn cảnh là phẩm chất đáng quý của ngƣời phụ nữ Việt Nam - dù họ thuộc bất cứ dân tộc nào.
Mặc cho cuộc sống còn nhiều bất hạnh nhƣng vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ trong ca dao xƣa vẫn sáng lên lấp lánh. Vẻ đẹp đó toát lên từ con ngƣời: khuân mặt, mái tóc, làn da, cánh tay, đôi chân, đôi lông mày...và phụ trợ tôn vinh vẻ đẹp đó là những trang phục truyền thống. Họ dịu dàng, duyên dáng
với “lông mày lá liễu” hay “đôi mày xanh cong, đôi mắt lúng liếng sắc nhƣ dao cau, má lúm đồng tiền”, “bàn tay trắng ngần/ bàn tay trắng ngà/ đeo
vòng, đeo hoa”, đội nón quai thao, mặc yếm thắm, áo tứ thân”…Vẻ đẹp của
họ mang quan niệm thẩm mỹ truyền thống, vẻ đẹp mang tính chuẩn mực để các chàng trai lựa chọn ngƣời thƣơng:
Một thƣơng tóc bỏ đuôi gà Hai thƣơng ăn nói mặn mà có duyên
Ba thƣơng má lúm đồng tiền
Bốn thƣơng răng lánh hạt huyền kém thua...
hay:
Trời ơi, là vía
Có ai ngờ gặp tiên giữa bái
Gặp đƣợc bạn gái vóc ngọc mình ngà Nhƣ cành cây hoa
Trời đƣa ra cho con ngƣời ta ao ƣớc
(Út Lót - Hồ Liêu - Truyện thơ Mƣờng) Từ khổ đau bất hạnh, ngƣời phụ nữ vẫn vƣơn lên với tinh thần lạc quan, tỏa sáng. Họ chủ động xây đắp hạnh phúc cho cuộc đời mình. Ngƣời phụ nữ bao giờ cũng giành trọn vẹn tình cảm cho chồng con. Dù cuộc sống trong cảnh cơ hàn, tình cảm của ngƣời vợ đối với ngƣời chồng thân yêu nhƣng nghèo khó không bao giờ đổi thay:
Chồng em áo rách em thƣơng
Chồng ngƣời áo gấm xông hƣơng mặc ngƣời
Hai biểu tƣợng “áo rách” và “áo gấm” đã tạo đƣợc sự tƣơng phản của hai hoàn cảnh sống giữa một bên là cuộc sống nghèo khổ với một bên là cuộc sống giàu sang, phú quý. Sự đối lập này càng làm nổi bật giá trị và phẩm hạnh đáng quý của ngƣời phụ nữ. Họ luôn khéo léo vun vén cho hạnh phúc gia
đình: “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cƣời tủm tỉm: Rằng anh giận gì ?”
Ngƣời phụ nữ có lúc sẵn sàng nhận phần thua thiệt về mình với sự nhẫn nhịn có phần đáng thƣơng: “Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ Thiếp nhƣ cơm nguội đỡ khi đói lòng”
Nhƣng không phải lúc nào họ cũng cam chịu, có lúc sức phản kháng của họ rất mạnh mẽ. Họ đả phá tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ”, đòi quyền bình đẳng và chủ động cho mình: “Từ ngày tôi ở với anh/ Anh đánh, anh chửi,
anh tình phụ tôi/ Đất xấu nặn chẳng nên nồi/ Anh đi lấy vợ để tôi lấy chồng”
Sức phản kháng của ngƣời phụ nữ dân tộc cũng đƣợc thể hiện ở lòng chung thủy, đấu tranh chống lại các thế lực (trong gia đình và ngoài xã hội) để bảo vệ tình yêu của mình. Có lúc, họ chịu đựng sự ngƣợc đãi của cha mẹ, thậm chí tìm đến cái chết để bảo vệ tình yêu của mình:
Em muốn cùng anh nên cửa Nhƣng bố không cho nên cửa; Em muốn cùng anh nên nhà Nhƣng mẹ không cho nên nhà Ta cùng về bên ma cho khỏi bận Ta đi ăn lá ngón cho nó hại thân Cửa nhà không nên là vì bố mẹ
(Nàng Ờm - Bồng Hƣơng --Truyện thơ Mƣờng) Tóm lại, qua thơ ca dân gian, ngƣời phụ nữ Việt Nam trong đó có những ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số hiện lên với vẻ đẹp cao quý cả về phẩm chất lẫn tâm hồn. Họ luôn phải chịu đựng những bất công, khổ cực trong xã hội cũ nhƣng họ đã chủ động bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, đấu tranh với những lề luật, bất công mà chế độ phong kiến đã gây ra.
Nền văn học viết của Việt Nam đƣợc hình thành vào khoảng thế kỷ X. Hình thành và tồn tại trong khoảng 10 thế kỷ, văn học trung đại đạt nhiều
thành tựu với những tác phẩm đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân đạo.
Đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Các tác phẩm thơ nổi tiếng trong thời kỳ này nhƣ “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm”, “Lục
Vân Tiên” hay những vần thơ của Hồ Xuân Hƣơng… đều mang giá trị nhân
đạo sâu sắc và đều là những tác phẩm thơ viết về ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ hiện lên với nét phẩm chất tuyệt vời với vẻ đẹp kết tinh truyền thống của dân tộc- dù phải chịu đựng nhiều vất vả, khổ đau, thử thách. Một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn đã hy sinh mối tình đầu đẹp đẽ, thơ mộng của mình để làm tròn chữ hiếu. Trong mƣời lăm năm lƣu lạc, nàng luôn đau đáu một lòng hƣớng về gia đình. Một nàng chinh phụ mòn mỏi chờ chồng đi chinh chiến nơi miền biên ải xa xôi. Một nàng Cúc Hoa (Tống Trân- Cúc Hoa) thủy chung nhất mực, chịu thƣơng chịu khó, tần tảo nuôi mẹ, nuôi con trong lúc cùng đƣờng đói khát đã hy sinh một phần thân thể để cứu mẹ già trong cơn hoạn nạn, một
“Bà chúa thơ Nôm” - Hồ Xuân Hƣơng khát khao đến cháy bỏng tình yêu và
hạnh phúc lứa đôi nhƣng thật cao ngạo, coi thƣờng những kẻ tiểu nhân nam tử...Những ngƣời phụ nữ đó đã hiện lên sống động và để lại cho chúng ta bao tình cảm mến yêu, trân trọng.
Hơn một trăm năm sau, hình ảnh ngƣời phụ nữ trong văn học dƣới ngòi bút của các nhà thơ có cách nhìn nhận khác. Không còn thấy những tiếng than thân trách phận; những lời thở than đau buồn… ngƣời phụ nữ Việt Nam trong phong trào thơ Mới hiện lên nhƣ một hình ảnh đẹp nhất. Họ tƣợng trƣng cho cái Đẹp, cho Tình yêu, cho thiên nhiên rực rỡ...Hình ảnh ngƣời thiếu nữ hiện lên thật lãng mạn, bay bổng:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xƣa em đến mắt nhƣ lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hƣơng, tỏa bƣớc hồng(...) Em đẹp bàn tay ngón thon thon
Em duyên đôi má nắng hoe tròn Em lùa gió biếc vào trong tóc Thổi lại hồn anh cả nƣớc non
(Áo trắng - Huy Cận) Vẻ đẹp của ngƣời thiếu nữ khiến mọi vật phải mờ nhạt:
Nàng đẹp, đẹp từ hai khóe mắt Làm mờ những ánh ngọc trân châu Làm phai ánh nƣớc hồ thu thắm Làm nhạt bao nhiêu ánh nhiệm màu Một cƣời héo cả trăm hoa nở
Say cả non sông, đắm cả giời
(Bao nhiêu đau khổ của trần gian trời đã dành riêng để tặng nàng - Nguyễn Bính) Các nhà thơ Mới đã lấy vẻ đẹp của chính ngƣời phụ nữ để làm chuẩn mực cao nhất để đo mọi vẻ đẹp khác của thế gian. Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới chính là đại diện tiêu biểu cho tƣ tƣởng đậm chất nhân văn này: “Và này đây ánh sáng chớp hàng my/ Mỗi sáng sớm thần vui
hằng gõ cửa/ Tháng giêng ngon nhƣ một cặp môi gần(...)/ Hỡi xuân hồng, ta
muốn cắn vào ngƣơi” (Vội vàng - Xuân Diệu).
Bên cạnh vẻ đẹp hiện đại ấy trong thơ của các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử...các nhà thơ Mới khác nhƣ Nguyễn Bính, Lƣu Trọng Lƣ, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Nhƣợc Pháp...còn khắc họa một vẻ đẹp chất phác, mang tính truyền thống thấm đƣợm bản sắc văn hóa dân tộc của ngƣời phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là vẻ đẹp duyên dáng, mặn mà, kín đáo
qua:“Nét cƣời đen nhánh sau tay áo/ Trong ánh trƣa hè trƣớc giậu thƣa”
trong thơ Lƣu Trọng Lƣ, càng không thể quên đƣợc nét đằm thắm, dịu dàng, dáng ngƣời thon thả, mau mắn, đảm đang của ngƣời mẹ trẻ:“Thúng cắp bên
hông, nón đội đầu/ Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu” trong “Đƣờng về quê
mẹ” - Đoàn Văn Cừ. Hay vẻ đẹp chịu thƣơng, chịu khó, tần tảo của ngƣời con gái quê hƣơng trong thơ Hàn Mặc Tử:“Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc
bờ sông trắng nắng chang chang” (Mùa xuân chín)
Ngƣời phụ nữ còn là ngƣời gìn giữ, lƣu truyền cho con cháu những phong tục, tập quán đẹp mang tính văn hóa văn minh của dân tộc:
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều
Sân gạch, tƣờng hoa ngƣời quét lại Vẽ cung, trừ quỷ, trồng cây nêu Cho tôi sang lễ bên quê ngoại Ngƣời dặn con đừng uống rƣợu say
(Tết của mẹ tôi - Nguyễn Bính) Có thể nói rằng, ngƣời phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX mang đậm vẻ đẹp truyền thống văn hóa dân tộc - dịu dàng, duyên dáng mà say đắm hồn ngƣời.
Kết thúc phong trào thơ Mới, cả dân tộc bƣớc vào cuộc kháng chiến vĩ đại: xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Những ngƣời phụ nữ Việt Nam từ đời thƣờng bƣớc vào cuộc chiến với tinh thần dũng cảm, bất khuất, anh hùng. Vốn chỉ quen với công việc bếp núc, ruộng đồng, chăm sóc gia đình, giờ đây họ tích cực tham gia những công tác kháng chiến với tinh thần giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc phác hoạ bằng những nét vẽ dung dị, mộc mạc mà không kém phần đằm thắm, trữ tình. Họ là những con ngƣời thoát ly công việc gia đình bình
thƣờng, tham gia vào các đoàn dân công tải đạn, tải lƣơng:
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát