Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số hiện đại

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc) (Trang 51 - 139)

Trên đất nƣớc Việt Nam có hơn 50 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có một nguồn gốc lịch sử khác nhau, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội không đồng đều, nhƣng quá trình tiếp xúc lâu dài trong cùng một không gian văn hóa, khu vực địa lý của một quốc gia đã tạo nên một nền văn hóa thống nhất - văn hóa Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những đặc điểm văn hóa chung của các dân tộc Việt Nam thì văn hóa các dân tộc thiểu số lại có những đặc điểm riêng.

Bản sắc dân tộc vừa là cái chung (của dân tộc) vừa là cái riêng (sự sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ) thông qua ý thức dân tộc nên nó mang đậm màu sắc dân tộc và cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ.

Thơ ca các dân tộc thiểu số là thơ do các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số (ngoài dân tộc Kinh) sáng tạo ra. Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số vừa có thống nhất với bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam nói chung

vừa có nét riêng, độc đáo, đặc sắc. Thơ các dân tộc thiểu số mang hai lần bản sắc, trƣớc hết nó là những nét riêng biệt, độc đáo trong truyền thống lâu đời của các dân tộc thiểu số đƣợc kết tinh, biểu hiện trong thơ, sau đó nó cũng đồng thời mang những nét riêng mang giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề bản sắc dân tộc cũng nhƣ vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số là vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: bản sắc dân tộc thể hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học. Về phương diện nội dung: Bản sắc dân tộc thể hiện ở đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học. Chủ đề, đề tài là những vấn đề cốt lõi của một tác phẩm đồng thời tự bản thân nó đã phần nào thể hiện đƣợc cá tính sáng tạo, chiều sâu tƣ tƣởng, khả năng nhận biết và nắm bắt cuộc sống của nhà văn.

Về phương diện nghệ thuật: Bản sắc văn hóa còn biểu hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Trƣớc hết, đó là việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác, sau đó là việc khai thác triệt để hệ thống thể loại truyền thống của dân tộc mình, kết cấu của tác phẩm cũng mang khuynh hƣớng thẩm mỹ của dân tộc.

Nhƣ vậy, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc thể hiện khá đầy đủ trong nội dung sáng tác, phƣơng thức biểu đạt của các tác phẩm văn chƣơng. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đƣợc chính các chủ thể sáng tác - nhà văn thể hiện trong các tác phẩm của mình.

Các phương diện cụ thể của bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số.

- Phƣơng diện đầu tiên thể hiện bản sắc dân tộc là chủ thể sáng tác. Nhà thơ

là ngƣời dân tộc thiểu số - đƣợc sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc nên có cách cảm nhận, cách nghĩ, cách đánh giá thể hiện đƣợc tâm hồn, tính cách, truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Dù viết về vấn đề gì nhƣng khi mang cách cảm, cách nghĩ của dân tộc mình thì trong sáng tác thơ ca của các nhà thơ dân tộc vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Chẳng hạn thế giới tâm hồn của

ngƣời phụ nữ trong tình yêu của các nhà thơ ngƣời Kinh có điểm khác biệt so với ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số. Với thi sĩ Xuân Quỳnh, tình yêu chân thành, mãnh liệt của chị thƣờng gắn với nỗi lo âu, day dứt và khát khao hạnh phúc đời thƣờng, còn với Vi Thùy Linh, tình yêu thƣờng gắn với niềm khát khao nhục cảm. Tình yêu của ngƣời ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số thật mãnh liệt, dữ dội nhƣ bão cuốn, nhƣng không quá nhiều những đắn đo, day dứt. Họ yêu với một tình yêu bản năng, chủ động mà không sợ, không ngại bất kỳ điều gì.

- Bản sắc dân tộc còn đƣợc thể hiện qua đối tƣợng phản ánh. Hai hình tƣợng

chủ đạo chi phối nội dung nhiều sáng tác thơ của các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số là hình tƣợng thiên nhiên miền núi và con ngƣời miền núi.

Hình tƣợng thiên nhiên miền núi đƣợc khắc họa với cảnh thiên nhiên hoang vu, hùng vĩ, tƣơi đẹp và thơ mộng; con ngƣời miền núi với vẻ đẹp đậm sắc màu dân tộc. Thơ ca các dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại đã khắc họa rõ nét hình tƣợng con ngƣời miền núi với những phẩm chất tốt đẹp, cao quý: rất thật thà, hiền lành, thô mộc, bản năng những cũng rất mạnh mẽ, quyết liệt, dũng cảm và cũng rất đa tình, rất lãng mạn, rất hồn nhiên, “tự nhiên nhƣ nhiên”

Viết về quê hƣơng, nếu nhƣ các nhà thơ ở miền xuôi có cảm giác gắn bó với sắc xanh ngút ngàn của “bãi mía, bờ dâu, ngô khoai biêng biếc”

(Hoàng Cầm), với “một con đò nhỏ, một chùm khế ngọt” (Đỗ Trung Quân) thì các nhà thơ dân tộc thiểu số lại thƣờng nhắc tới những hình ảnh; rừng núi, bản mƣờng, dòng sông thƣợng nguồn, con suối, chiếc guồng nƣớc, chiếc cầu vào bản, ngôi nhà sàn...Đó là “mƣờng Vó, mƣờng Vang” trong thơ của Vƣơng Anh; “bếp nhà sàn đỏ lửa” trong thơ Mai Liễu; đó là “Núi mọc trong mặt

gƣơng” trong thơ Mùa A Sấu; đó là “ruộng bậc thang cuốn vành khăn” trong

thơ Đinh Lâm; là “Cầu vào bản” trong thơ Cầm Biêu; là “vòng quay cọn

Viết về hình tƣợng con ngƣời miền núi, các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng nhắc tới những sinh hoạt văn hóa đậm bản sắc dân tộc. Những nét sinh hoạt văn hóa ấy đƣợc thể hiện một cách cụ thể và hết sức sinh động trong tác phẩm của các tác giả ngƣời dân tộc thiểu số. Cộng đồng các dân tộc thiểu số luôn sống hòa mình với thiên nhiên, hòa mình vào những lễ hội truyền thống, và cũng chính những sinh hoạt văn hóa đó đã ăn sâu vào tâm thức của các nhà thơ, thôi thúc họ sáng tạo nên những tác phẩm đậm chất văn hóa dân tộc. Ví dụ nhƣ: trong những ngày xuân mới, đồng bào các dân tộc Việt Bắc luôn có các hình thức hoạt động văn hóa đặc sắc nhƣ: hội tung còn, hát then, hát si, hát lƣợn, hát páo dung, thổi khèn, múa chiêng, múa trống, lễ hội nhảy lửa, lễ hội lồng tồng...

Những nét đẹp văn hóa ấy đã đi vào thơ ca các dân tộc thiểu số một cách tự nhiên và đã phản ánh một cách sinh động đời sống tinh thần phong phú của họ.

Bản sắc dân tộc còn đƣợc thể hiện ở phƣơng thức phản ánh (Cách

thức, chất liệu để nhà thơ hiện thực hóa nội dung).

Sáng tác bằng tiếng dân tộc là một biểu hiện sâu sắc của bản sắc dân tộc vì đã biểu hiện trực tiếp tƣ duy dân tộc, tâm hồn dân tộc. Vì vậy ngôn ngữ ở đây không đơn thuần là một phƣơng tiện mà đã trở thành một nét bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi từ ngữ đƣợc nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình trở thành kết tinh của truyền thống văn hóa dân tộc. Về sau, các nhà thơ dân tộc thiểu số (Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn, Pờ Sảo Mìn...) sáng tác bằng tiếng Kinh ngày càng nhiều nhƣng họ vẫn thể hiện chân thực, sinh động tƣ tƣởng, tình cảm dân tộc bằng cách kế thừa những tinh hoa trong vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, tuy sử dụng tiếng Kinh để sáng tác nhƣng các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số vẫn không làm mất đi bản sắc dân tộc bởi những suy nghĩ, cảm nhận và đánh giá của nhà thơ vẫn mang đậm bản sắc của dân tộc.

Bản sắc dân tộc còn thể hiện ở sự vận dụng các hình thức thể loại thơ ca truyền thống. Thơ ca các dân tộc thiểu số hiện đại có sự thấm nhuần sâu đậm của văn hóa, văn học dân gian bởi thơ ca dân tộc thiểu số đƣợc phát triển thẳng từ thơ ca dân gian lên thơ ca hiện đại. Mỗi dân tộc có những làn điệu dân ca, điệu thơ riêng nhƣ: ngƣời Tày có điệu Sli, lƣợn, phong slƣ, quan lang, cỏ láu...;ngƣời Thái có những điệu khắp, xòe...; ngƣời Mƣờng có mo, then...; ngƣời Dao có páo dung, sơn ca, pút tồng...Thơ ca hiện đại đã kế thừa và phát huy sáng tạo những thể thơ ca truyền thống đó.

Nhƣ vậy, bản sắc dân tộc biểu hiện ra bằng các sáng tác cụ thể của từng tác giả trên phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc là đi tìm cái độc đáo, riêng biệt đƣợc thể hiện trong thế giới hình tƣợng, nội dung tác phẩm, phƣơng thức biểu hiện mang đậm phong cách dân tộc.

2.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi với vẻ đẹp khỏe mạnh, hồn nhiên và đầy tính phồn thực

Nhƣ đã biết, ngƣời phụ nữ luôn là biểu tƣợng cho cái Đẹp - là sự kết tinh của những gì đẹp nhất trên thế gian này. Ngƣời nghệ sĩ nói chung - nhà thơ nói riêng là những ngƣời đắm say và có cảm hứng mãnh liệt trƣớc cái Đẹp. Những nhà thơ dân tộc thiểu số của chúng ta cũng nhƣ vậy, họ đã viết về những ngƣời phụ nữ miền núi với cả một niềm say đắm, sự ngƣỡng mộ, lòng yêu thƣơng tha thiết và cả sự biết ơn sâu sắc, chân thành.

Hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi đƣợc hiện lên trong những trang thơ của họ thật đẹp đẽ, hấp dẫn, sinh động, đáng yêu và gắn bó biết bao! Đó là những ngƣời con gái có vẻ đẹp “tự nhiên nhi nhiên”,một vẻ đẹp hết sức khỏe khoắn và đầy tính phồn thực.

Khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của ngƣời phụ nữ, các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng ví họ với các loài hoa đặc trƣng của vùng sơn cƣớc. Cách

so sánh này đƣợc các nhà thơ dân tộc sử dụng khá đậm đặc trong nhiều bài thơ viết về ngƣời phụ nữ miền núi. Có lẽ, bởi họ nhìn bông hoa nào của núi rừng cũng mang một vẻ đẹp của chính ngƣời phụ nữ mà họ yêu quý, đắm say Vì vậy, ngƣời đọc dễ hình dung về một vẻ đẹp hoang sơ, khỏe khoắn mà không kém phần rực rỡ nổi bật trên nền thảm núi rừng xanh tƣơi của một loài hoa đặc biệt - những ngƣời phụ nữ miền núi: “Hoa đào đỏ giống má của em”,

“ Hoa lê trắng giống da của em”, “Hoa bjoóc mạ giống tóc của em” (Tháng

nào hoa cũng giống em – Dƣơng Thuấn); “Em nhƣ bông ban/ Nở trong mƣa

nắng” (Tây Bắc - Lò Ngân Sủn); “Môi em thơm nức hoa dại non ngàn” (Đêm

say Tam Đảo - Pờ Sảo Mìn) ...

Hoặc khi miêu tả đôi mắt của ngƣời phụ nữ - cửa sổ tâm hồn của các cô gái miền núi, các tác giả luôn so sánh, ví von với những hình ảnh của thiên nhiên núi rừng, của những sản vật đặc sắc vùng cao, khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc một cách hết sức rõ rệt, cụ thể, nhƣ có thể chiêm ngƣỡng, có thể cầm, có thể nếm...đƣợc cái ngọt ngào, cái mặn mà, cái duyên dáng, cái nóng bỏng và dịu dàng của nó: “ Đôi mắt ƣớt nhƣ mỡ nóng trong chảo/ Đôi mắt

ngọt nhƣ mật ong trong rừng/ Đôi mắt giòn nhƣ mía mòi ấy” (Yêu - Lò Ngân

Sủn); “ Đôi mắt em ấm nóng nhƣ một hàng rào những con kiến lửa”(Kiến lửa - Bùi Thị Tuyết Mai); “ Đôi mắt lúng liếng lúng la”(Em gái Mƣờng Khoòng - Bùi Nhị Lê)...

Khi miêu tả vẻ đẹp cơ thể của ngƣời phụ nữ, các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số của chúng ta thƣờng nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên - một vẻ đẹp đƣợc hun đúc từ thiên nhiên, từ tinh hoa của con ngƣời - một vẻ đẹp rực rỡ, tƣơi mát và đầy sự “hấp dẫn”, khiến cho lá, cây phải run rẩy, đá núi phải ngất ngây và con ngƣời phải sững sờ, ngạc nhiên: “ Em một mình xuống tắm/ Bồng bềnh

và dịu êm/ Ngực đầy lên nhịp sóng/ Một vầng mây nõn trắng/ Rơi giữa lòng

Liễu); “Sao anh lại rình / Trộm xem em tắm/ Da của em ngần trắng/ Da của

cha của mẹ” (Em tắm – Bạc Văn Ùi); “Không biết bố mẹ em ăn gì sinh ra/ Để

anh ngắm nhìn em mải miết/ Cứ thấy đôi mắt đôi má em/ Trắng đẹp trắng

xinh nhƣ hoa mạch lan nở ở lƣng rừng” (Anh lại về - Hùng Đình Quý)...

Sau những buổi lao động cực nhọc trên nƣơng rẫy, vào những buổi chiều tà những cô gái bỏ công cụ lao động rồi hồn nhiên trút xiêm y nhƣ giữa chốn không ngƣời. Các sơn nữ phơi làn da trắng ngần, ngồi trên những tảng đá khiến cảnh đại ngàn âm u đẹp nhƣ một câu chuyện cổ tích. Đó là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trƣớc mắt, chỉ có làn da của các cô gái là nổi bật giữa cảnh hoang sơ của bóng chiều tà. Chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong buổi chiều các cô gái tắm tiên bằng đôi mắt nghệ thuật chẳng những khiến con ngƣời ngỡ ngàng mà còn khiến thiên nhiên cũng phải run rẩy, ngây ngất. Vẻ đẹp chân chất, trong sáng tự nhiên đến mức thánh thiện của các cô gái đã trở thành đề tài và nguồn cảm hứng vô tận cũng nhƣ làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ ca.

Những ngƣời phụ nữ dân tộc miền núi cao đẹp tự nhiên nhƣ thiên nhiên thơ mộng mà hoang sơ, đồng thời mang một sức sống mạnh liệt và đầy tính phồn thực. Họ không yểu điệu nhƣ dáng liễu mảnh mai theo quan niệm của một số dân tộc khác mà mang một vẻ đẹp đầy sức sống, đầy sự sinh sôi, nảy nở. Các nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp phồn thực ấy thật cụ thể và gợi cảm bằng những hình ảnh đặc biệt, mang hƣơng sắc núi rừng. Họ chẳng hề ngại ngần khi rất nhiều lần nhắc tới hình ảnh của bộ ngực, của cặp mông, của thịt da, thân hình của ngƣời phụ nữ mà họ yêu quý, đắm say...

- Da thịt em mịn màng làn mây trắng

Mái đầu em mƣợt mà bông tóc

Khuôn ngực em căng phồng hai trái núi mùa xuân

- Ơi cô gái Mƣờng ngực tròn căng trái núi

(Nỗi nhớ Mƣờng Khƣơng - Pờ Sảo Mìn)

- Lũ con gái ngực nhƣ quả núi

(Bụng ta đỏ lửa - Sầm Nga Di)

- Ngực em nhƣ bầu rƣợu trắng ngần

(Hơi thở nhẹ - Bùi Thị Tuyết Mai)

- Thân hình em trông nhƣ một bó củi chắc nịch

Da thịt em hừng hực nhƣ lửa...

(Con gái bản Tông - Lò Ngân Sủn) ...

Vẻ đẹp cơ thể của ngƣời phụ nữ đƣợc miêu tả một cách rất trần tục nhƣng không hề thô tục, một vẻ đẹp đầy sức sống khiến ai cũng muốn chiêm ngƣỡng và đắm say. Viết về ngƣời phụ nữ nhƣ vậy đã thể hiện khá rõ nét những quan niệm riêng của các nhà thơ dân tộc thiểu số về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Trƣớc hết đó phải là ngƣời khỏe mạnh, đầy sức sống, có khả năng lao động và đầy khả năng làm tròn thiên chức giữ gìn và duy trì sự sống - làm vợ, làm mẹ. Một vẻ đẹp tự nhiên, hồn nhiên - nhƣ thiên nhiên; một vẻ đẹp nồng nàn, dữ dội, đầy sức sống và sức cuốn hút với ngƣời khác giới. Đây chính là vẻ đẹp mang tính tiêu chuẩn để các chàng trai tìm và chọn vợ: “Chọn vợ chỉ

chọn hai bắp chân/ Để đi nƣơng khỏe chân gác nằm”(Lên Đồng Văn –

Dƣơng Thuấn)...

Viết về hình thể ngƣời phụ nữ miền núi, các nhà thơ ngƣời dân tộc đã thể hiện một quan niệm về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, đầy tính phồn thực, gắn bó với thiên nhiên, với cuộc sống con ngƣời. Vì thế, nó luôn đƣợc ví với những hình ảnh thân thuộc, đẹp đẽ, hết sức cụ thể; với những thứ sản vật quê hƣơng đầy đặc sắc, mang tính miền núi. Ví dụ nhƣ: “Hai môi em nhƣ hai miếng thịt nƣớng/ Thân hình em nhƣ một bó củi chắc nịch /Con gái bản Tông/ Đẹp nhƣ một vầng trăng non/ Ngon nhƣ một tấm

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc) (Trang 51 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)